Sinh học... Vào đây để bàn luận!

Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

anh đang nói trứng gà thật, không đố mẹo đâu.
Chọc chú Hà 1 nhát: thực vật đúng là có xuất hiện trước động vật trông lịch sử tiến hóa, nhưng ai dám khẳng định cây trứng gà xuất hiện trước loại gà nào :p
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Hix..Em cũng chưa rõ về cái này,được rồi,để em tìm bằng chứng CM cho anh về việc cây Trứng gà có trước,cũng khó đây!Vì nó có vẻ cách xa loài gà trong nấc thang tiến hóa...THế luận điểm SH của anh là gì?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Trước khi loài gà (Gallus gallus) xuất hiện tổ tiên nó phải là 1 loài nào đấy (Gallus @ chẳng hạn). Con Gallus @ không phải con gà nhưng trải qua đột biến đã sinh ra Gallus gallus. Như vậy hợp tử đột biến của Gallus @ xuất hiện ở thể trứng trước khi trưởng thành.
Nói tóm lại, loài gà được đẻ ra bởi 1 loài khác nên trứng gà có trước con gà
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Wow!!Hay đấy,cũng khá khó hiều nêu những ai không rõ cơ chế của ĐB...
Thế anh có biết gì về ĐB Robớtson không ạ?ĐB từ 2n=48 thành 2n=46?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Để chú Hà đỡ tốn thời gian, trong lịch sử thì gà (Gallus gallus domesticus) đã được có mặt lại trong tài liệu ghi chép từ trước công nguyên khi cây trứng gà (Pouteria campechiana) có nguồn gốc từ Trung,Nam Mĩ và được ươm giống ở ĐNA khi người Tây Ban Nha chiếm đóng Philippin(sau thế kỉ 15). Như vậy lịch sử của cây trứng gà là tương đối gần đây.
Kể ra mà nói, thực vật tiến hóa và phát sinh loài mới với tốc độ cao hơn hẳn so với động vật (đặc biệt là động vật bậc cao).

----------

ĐB từ 2n=48 thành 2n=46 thì anh ko rõ, cụ thể là thế nào mất 1 cặp nhiễm sac thể hay mất 2 cái không cùng cặp?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

về ý trên thì em không còn gì để nói...
Còn ý ĐB mới hay,thế mới đặt nó là ĐB RBS,không thì nói chung là ĐB mất NST... cho nhanh!
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Oái...Nhìn chữ UK thì không bít,nhưng mà pics thì bít...ĐÚng đấy anh ạ!
Em muốn biết về cái dính NS nè...Tại tài liệu không rõ lém nên chịu..Nói chung là mún tất...Anh chỉ cần dịch cái đống đấy có lẽ là đủ roài..hihi!
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Oai ngại wa'.:((
Lên Hao đựoc nửa năm thì bây h mới phát hiện có cái topic hay ho và thú vị thế này.:x
Đọc xong mới bít là mình còn ngu muội lém, trong khi xung quanh mình toàn người tài không à. HIXHIXHIX.:((
Kiểu này thì không mơ mộng giải QG nữa roài.:((
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Hờ hờ :mrgreen: Anh Hưng nói hay vật =D>

Thế lỡ con con galluss a gù của anh đẻ con thì làm sao :mrgreen: ( nói thế thôi từ thú đột biến sang chim thế quái nào đc :">)

Em phục đại ca rồi :mrgreen:. Nhưng mà thực ra cái ý của anh em cũng đã từng nghĩ tới, nhưng mà hồi đó cứ thắc mắc là lỡ cái con galluss a gù nó đẻ con :">. Bây h thì thông rồi :p
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Sặc!Chú Phong nói hay wa nhỉ?Như đúng rồi...
@Anh Vĩnh Hưng:Anh học bên US...Có thấy những phát hiện gì mới về hiện tượng "Hiệu chình mARN" không ạ?Cái nè ở VN,các thầy còn tranh cái nhau lém???
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

anh ở US nhưng anh không ngửi được cái thể loại văn học Việt Nam hiện đại của chú Hà. Khi nào nói được đúng ngữ pháp hay chính tả thì anh trả lời:)
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Em nhầm...
Đó là hiện tượng "Hiệu chỉnh mARN"....
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Chu Đức Hà đã viết:
Sặc!Chú Phong nói hay wa nhỉ?Như đúng rồi...
@Anh Vĩnh Hưng:Anh học bên US...Có thấy những phát hiện gì mới về hiện tượng "Hiệu chình mARN" không ạ?Cái nè ở VN,các thầy còn tranh cái nhau lém???

cái này đâu có gì mới. SGK môn Sinh của VN bị lỗi thời cả chục năm nên cứ tưởng là mới. Các thầy VN có làm thực nghiệm đâu mà tranh cãi => lấy mấy quyển ebook về Sinh học đem dịch ra làm tài liệu giảng dạy. Ai cãi ai cái gì em thuật cho anh nghe với :eek:
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Dạ...Như hùi trước em học ĐT thì e hỏi mấy thầy câu nè và nhận được lời giải thích 1 cách đại khái,và thầy Lập bên TH còn kèm cho 1 câu là kiến thức bên SP và bên TH còn chênh nhau.Hơn nữa,vấn đề nè thi QT còn chưa hỏi đến vì chưa hiểu hết kiến thức về nó.Chấm hết...
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Chu Đức Hà đã viết:
Dạ...Như hùi trước em học ĐT thì e hỏi mấy thầy câu nè và nhận được lời giải thích 1 cách đại khái,và thầy Lập bên TH còn kèm cho 1 câu là kiến thức bên SP và bên TH còn chênh nhau.Hơn nữa,vấn đề nè thi QT còn chưa hỏi đến vì chưa hiểu hết kiến thức về nó.Chấm hết...

sài tạm 2 cái links này. Hy vọng ai có thời gian sẽ việt hóa sang bên Wikipedia việt

http://en.wikipedia.org/wiki/Splicing_(genetics)

http://en.wikipedia.org/wiki/Spliceosome

Vấn đề chênh nhau về kiến thức sinh học giữa ng làm khoa học và ng làm công tác giảng dạy là có thực vì một người chuyên đọc các bài báo khóa học, thông tin update theo tháng, còn người kia đọc sách giáo khoa đã xuất bản nên thông tin lỗi thời ít nhất 1 năm tính từ năm xuất bản. Đấy là chưa kể các thầy cô mình không có điều kiện tiếp xúc sách mới, hoặc ngại đọc sách tiếng nước ngoài.

Anh đang triển khai lớp học trực tuyến để dịch một số sách Sinh học sang tiếng Việt trên VLOS. Hy vọng những sách tiếng Việt này sẽ phần nào thảo mãn cơn khát kiến thức của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, lớp hiện giờ đang nghỉ hè, nếu ai có nhu cầu tham gia có thể post tại đây.

http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/Portal:MIT_7.013

Chúc vui vẻ,

----------

Nếu bạn nào muốn có bổ túc kiến thức vào dịp hè thì tôi có thể tặng 1 quyển ebook về SHPT vỡ lòng. Còn nếu các bạn tổ chức được 1 nhóm tham gia dịch quyển đó sang tiếng Việt thì tôi và bạn bè có thể tham gia hiệu đính và biên tập lại thành 1 cuốn sách hữu ích.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Anh Híu nói từ " vỡ lòng" nghe hơi xỉ nhut bọn em wa...Dù gì cũng là Chuyên SInh mà..Hix...
Cho em hỏi chút:
Trong quá trình TH của SV,các loài trên TĐ tiến hóa theo 3 hướng:(như đã bít)...sao ngày càng thích nghi hơn với ĐKS...Vậy,em chưa hiểu tại sao loài vịt hay ngan ,ngỗng gì đó...Nó không hề có khả năng ấp trứng??Vậy làm sao có thể duy trì nòi giống được ạ???EM nghe nói là toàn phải nhờ gà ấp hộ??>
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Trên đời này ai chả vỡ lòng, có thằng/con khỉ nào được coi là hiểu biết cao đâu. Các thầy đọc sách cả chục năm vẫn có những ku vừa mới bập bẹ vào nghề kêu là không biết gì, chỉ đem sách ra dịch chứ có thực nghiệm quái gì đâu. Bố khỉ, hỏi thử trên thế giới này có đứa nào viết sách giáo khoa mà thực hiện tất cả những nghiên cứu trong sách? Họ kém lắm, không đủ trình để làm thí nghiệm đâu. Họ chỉ đủ trình độ để tổng hợp, phân tích và sơ giản các kiến thức bổ ích vào cái đầu mới lớn của chúng ta để rồi chúng ta ra đời hò hét chê bai họ là lỗi thời.

Quay lại chuyên môn:D hiệu chỉnh mARN là cắt tỉa exon= spliceosome à, nếu thật như vậy thì cái này được nghiên cứu từ những năm 80 và trong sách đại học của Mĩ từ 20 năm nay đã có nhiều chi tiết về chuyên đề này(cụ thể hơn cái Wiki cho học sinh vỡ lòng nhiều). Nhưng hỏi về cái này để làm gì? Khi hỏi, cần hỏi một cách cụ thể đừng có hỏi như : Mày có biết gì về bóng đá không? Có thằng sẽ trả lời: hỏi anh Gú đi, giở Wiki ra mà gõ football vào. Có em tóc vàng sẽ trả lời: bóng đá à, anh Beck đẹp trai lắm:p

Chú Hà viết tiếng Việt như tiếng Mán, anh không thể hiểu rõ ý chú.
Còn về chuyện ngỗng vịt, anh chả hiểu nó liên quan gì đến khái niệm tiến hóa của chú. Ngỗng, vịt là các loài sinh sản thiên về chất lượng(K selection) hơn số lượng (R selection). Nó chăm con nó hơn cả nó ấy chứ. Trứng vịt cần phải ấp tương đối lâu(3-4 tuần), vịt mẹ luôn cận kề ổ trứng và giữ ấm cho trứng, đâu có để nó tơ hơ. Đến lúc lớn lên vịt mẹ cũng kèm cặp bọn nó, dạy bọn nó đủ thứ.
Ảnh gửi kèm là 1 VD, ngỗng bố mẹ đang dạy dàn con vượt thác. Anh ngồi đấy quan sát 1 gần 1 tiếng đồng hồ thì bọn ngỗng con mới đủ can đảm vượt qua được thác nước chảy ngược như bố mẹ. 2 ngỗng bố mẹ cứ vượt lên rồi lại quay ngược xuống cho đàn con bắt chước. Nếu vô trách nhiệm thì làm sao chúng lại tốn năng lượng dạy dỗ con như vậy?
 

Đính kèm

  • smallPICT2093.jpg
    smallPICT2093.jpg
    97.4 KB · Xem: 3
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Anh Híu nói từ " vỡ lòng" nghe hơi xỉ nhut bọn em wa...Dù gì cũng là Chuyên SInh mà..Hix...

đọc lại cái tôi viết nhé. "vỡ lòng" là tên quyển sách "Advance Molecular Biology". Tôi giới thiệu để các bạn đọc chứ ko phải nói các bạn như vậy. Tôi có đọc sách vỡ lòng toán học hay tin học cũng chưa chắc đã hiểu hết.

Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
Trên đời này ai chả vỡ lòng, có thằng/con khỉ nào được coi là hiểu biết cao đâu. Các thầy đọc sách cả chục năm vẫn có những ku vừa mới bập bẹ vào nghề kêu là không biết gì, chỉ đem sách ra dịch chứ có thực nghiệm quái gì đâu. Bố khỉ, hỏi thử trên thế giới này có đứa nào viết sách giáo khoa mà thực hiện tất cả những nghiên cứu trong sách? Họ kém lắm, không đủ trình để làm thí nghiệm đâu. Họ chỉ đủ trình độ để tổng hợp, phân tích và sơ giản các kiến thức bổ ích vào cái đầu mới lớn của chúng ta để rồi chúng ta ra đời hò hét chê bai họ là lỗi thời.

hehe, cái này bàn luận cao siêu quá tôi chẳng phải chuyên gia. Tôi chỉ biết sinh học là 1 môn khoa học thực nghiệm. Cái gì sách nói là đúng thì đều phải chứng minh được trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài "đồng ruộng". Ngoài ra, thường các GS ngành sinh nơi tôi theo học thì ngoài giờ "lên lớp" họ cũng thường là trưởng 1 lab có hướng nghiên cứu cụ thể. Đúng là họ ko cần thiết phải thực hiện lại những thí nghiệm đã viết thành sách (chỉ có HS/SV mới làm điều này trong mấy môn học thực nghiệm) nhưng họ cần phải sống trong tinh thần học hỏi và cập nhật thông tin. Tất nhiên có rất nhiều GS đáng kính và yêu khoa học và yêu nghề. Những điều tôi viết là sự vênh thời gian update kiến thức do sự lựa chọn nguồn tài liệu cung cấp. Tôi ko hề có ý báng bổ hay chế nhạo những ng thầy của mình. Tuy nhiên, một lời khuyên của tôi là HS/SV cần phải có tinh thần tự giác tìm nguồn thông tin ngoài SGK.

Cao Xuân Hiếu đã viết:
Vấn đề chênh nhau về kiến thức sinh học giữa ng làm khoa học và ng làm công tác giảng dạy là có thực vì một người chuyên đọc các bài báo khóa học, thông tin update theo tháng, còn người kia đọc sách giáo khoa đã xuất bản nên thông tin lỗi thời ít nhất 1 năm tính từ năm xuất bản. Đấy là chưa kể các thầy cô mình không có điều kiện tiếp xúc sách mới, hoặc ngại đọc sách tiếng nước ngoài.

Quay lại chuyên môn:D hiệu chỉnh mARN là cắt tỉa exon= spliceosome à, nếu thật như vậy thì cái này được nghiên cứu từ những năm 80 và trong sách đại học của Mĩ từ 20 năm nay đã có nhiều chi tiết về chuyên đề này(cụ thể hơn cái Wiki cho học sinh vỡ lòng nhiều).

cái này chưa thấy thông tin chuyên môn đâu. Tuy nhiên, một chuyên đề ở ĐH mà không cung cấp cho SV nhiều thông tin bằng 1 bài viết trên wiki thì phải xem lại trường ĐH đó rồi. Trên wiki mọi ng đóng góp tự nguyện và không có chuyện copy&paste thông tin ở nơi khác nên thường không thể toàn diện được nhưng một số trường hợp có thể sẽ update hơn trong SGK.

Trong quá trình TH của SV,các loài trên TĐ tiến hóa theo 3 hướngnhư đã bít)...sao ngày càng thích nghi hơn với ĐKS...Vậy,em chưa hiểu tại sao loài vịt hay ngan ,ngỗng gì đó...Nó không hề có khả năng ấp trứng??Vậy làm sao có thể duy trì nòi giống được ạ???EM nghe nói là toàn phải nhờ gà ấp hộ??>

Tập tính chăm sóc và bảo vệ con cái đã có từ những đại diện thuộc lớp bò sát. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể các loài có thể thích nghi với các điều kiện sống nên có các tập tính sống khác nhau. Không thiếu trường hợp những loài chim này có thói quen đẻ trứng vào tổ chim khác. Đấy chắc chắn là đặc điểm có lợi nếu không những con chim như vậy đã bị thải loại bởi CLTN từ lâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

@A.Hưng:Em có thía Vịt + Ngan +Ngỗng ấp bao giờ đâu???Toàn thía người ta cho gà ấp hộ>???"
 
Back
Bên trên