Sinh học... Vào đây để bàn luận!

Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

:D Uh nói một thôi một hồi mới phảt hiện ra là đi lạc đề, đây là topic SInh học thê mà ta cứ xe tăng với xe lu suốt, đúng là tết nhất có khác, hâm hết cả rồi.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

uhm, đúng là Ỉu rất hay hỏi mà ko chịu đưa đáp án, ai mà bít đc Ỉu có đáp án hay ko, Ỉu nhỉ!!:-w :-w
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

ô hay chị này buồn cười nhở ;))
tình hình là thi hs giỏi hôm vừa rồi bạn Ỉu đã làm sai câu bt di truyền,lúc làm thì rất là nhanh chóng,lúc về nhà làm lại đã phát hiện ra là...
031.gif
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Chúa phù hộ cho các con %%-
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Ý, hỏi mọi người 1 câu vui: Dzì seo người hổng ăn được cỏ cây hoa ná? Xem mọi người đáp án ntn?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

người vẫn ăn đc bthường đấy thôi, ăn hoa ăn lá ăn thân ăn rể... đủ cả, chỉ có điều ko thể chỉ ăn những thứ đó mà phải thêm các cái khác nữa như thịt cá...
topic dạo này bùn thế
>:p
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

người vẫn ăn đc bthường đấy thôi, ăn hoa ăn lá ăn thân ăn rể... đủ cả, chỉ có điều ko thể chỉ ăn những thứ đó mà phải thêm các cái khác nữa như thịt cá...
topic dạo này bùn thế
>:p

Chính nguyên câu hỏi nà: Theo nguyên tắc, con người hoàn toàn có thể ăn được cỏ; nó không độc và nhai được. Tuy nhiên, mặc dù là một nguồn thực phẩm dồi dào, con người vẫn không thể xơi món thực vật này?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Người ko có enzym tiêu hóa cellulose, cỏ thì nhiều cellulose, ít tinh bột ;)) Đoán thế. Bảo hỏi vui mà chả thấy vui gì cả :D
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Ơ thế sao các bạn ăn chay vẫn sống được nhở, buồn cười nhở :D
Mà hình như gạo, lúa mì, ngô... toàn là cỏ thì phải, buồn cười thế chứ lại
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Anh Mìn: người chứ có phải trâu bò đâu ạ mà đòi ăn nhiều cỏ làm chi. ở dạ dày người chắc ko có các VSV giúp phân giải cellulose nên cũng bó tay thôi, còn một lí do nữa có lẽ là vì rau củ quả(ngay cả rễ cây ) nữa bây h rất bẩn , tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ... hehehehee.....(cái này là em chỉ nói lung tung thôi heheehe):D
:D
À đội tuyển thi QG có KQ chưa ạ em hỏi thằng Ỉu thì nó bảo nó ko biết . Thế nào nhỉ:D
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

ơ, câu nì trên Vnexpress nó nghịch!

Em paste lại, đáp án thì nhìu, thấy nó nói có 2 problems.Có 2 nguyên nhân chính cho vấn đề đó. Đầu tiên là dạ dày con người rất khó tiêu hoá lá cây và cỏ sống. Trong khi đó, những động vật như bò có một dạ dày chuyên biệt có 4 ngăn để giúp chúng tiêu hoá cỏ, diễn ra trong một quá trình gọi là nhai lại.

Bên cạnh khó khăn trong việc tiêu hoá, cỏ còn gây hại cho răng người. Cỏ chứa rất nhiều silic đioxyt, một chất bào mòn có thể làm răng bạn bị hư hỏng nhanh chóng. Những động vật ăn cỏ có hàm răng mọc liên tục để thay thế những chiếc răng bị bào mòn.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Bỏ xừ, trong cỏ cây có nhiều thủy tinh (SiO2) thế nhỉ, khổ thân mấy con bò không mọc răng liên tục. Bò ơi là bò
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Các bạn ăn chay toàn ăn đậu rán thì fải, có ai ăn cỏ đâu ;)) Đúng là lo bò trắng răng

Có mấy cái fun facts mọi người đọc cho vui này 0:)
- Số loài kiến (8800) nhiều gần bằng số loài chim (9000)
- Trong số 350 loài cá mập, 80% ngắn hơn 1.6m và hoàn toàn ko làm hại được con người
- 80% sinh vật trên Trái Đất sống dưới biển, thực ra con người mới khám phá được 10% biển cả
- Kiwi, loài chim nổi tiếng của New Zealand, ko bay được + bị mù + chỉ đẻ 1 trứng/năm. Trong khi đó, 1 con mối cái đẻ 40000 trứng/ngày
- Vì cấu trúc & thành phần hoá học của san hô rất giống xương người, san hô đã được dùng để thay xương cho n~ người gặp tai nạn
- 1 sợi tóc có thể chịu được lực tương đương 10-15 tấn, nếu da đầu đủ chắc

Tiện thể có câu hỏi, ai trả lời được nào: ;))
Vì sao tóc người lại bạc khi già?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Híc Sinh ơi là Xinh :(
Cá mập dài 1.5 mét thì không biết cắn:p?

mới khám phá 10% thì con số 80% là bốc phét 90% à?

Kiwi bị mù thì nó nhìn bằng cái gì ban đêm?

Vì cấu trúc của sắt, thép, sứ, nhựa rất giống xương người, bọn nó đã được dùng để thay xương cho n~ người gặp tai nạn. Tớ nhớ là 7 năm trước san hô được thử nhét vào xương người nhưng hình như nó bị teo, bị teo, bị teo :p http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/...ve&db=PubMed&list_uids=10813752&dopt=Abstract

tớ cuốn một sợi tóc lên thanh thép, buộc nửa lạng vào nó đã đứt phựt, thế là thế nào?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Ôi dồi bắt bẻ kinh quá
Cá mập dài 1.5 mét thì không biết cắn? --> Ai bảo là nó ko cắn đâu. Cắn ko đau thì ko hại cho người

mới khám phá 10% thì con số 80% là bốc phét 90% à? --> 80% là trong số n~ loài đã biết

Kiwi bị mù thì nó nhìn bằng cái gì ban đêm? --> Mắt kiwi rất kém, gần như vô dụng. Nhưng các giác quan khác rất nhạy. Nhờ đó kiwi vẫn hoạt động buổi đêm + di chuyển nhanh

Vì cấu trúc của sắt, thép, sứ, nhựa rất giống xương người, bọn nó đã được dùng để thay xương cho n~ người gặp tai nạn. Tớ nhớ là 7 năm trước san hô được thử nhét vào xương người nhưng hình như nó bị teo, bị teo, bị teo http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/q...&dopt=Abstract --> Việc dùng san hô thay xương được áp dụng từ năm 92. Còn cái nghiên cứu năm 2000 đấy mới chỉ thống kê trên 10 người :p Liệu có đáng tin ko? Dù đúng là xương bị teo thì vẫn có thể khắc phục được

tớ cuốn một sợi tóc lên thanh thép, buộc nửa lạng vào nó đã đứt phựt, thế là thế nào? --> Sorry, câu này viết nhầm, nhẽ ra là tóc trên đầu 1 người có thể chịu được lực tương đương 10-15 tấn, chứ ko fải 1 sợi tóc. Ai ko tin thì cứ làm thử ;))
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Cá mập 10-30 phân cắn là mình biết đau rồi, mình sợ lắm:p chuyên sinh có thuốc tê cao cấp à?

mình hỏi tí, 80% là sinh khối hay số loài đấy ạ:p Ngoài ra chuyên sinh có biết sinh vật biển sống chủ yếu ở đâu không ạ?

mình cũng nhớ con Kiwi hình như bị cận thị nặng như mình, chi tiết bọn nó không soi được nhưng hình thù nó nhìn thấy khá tốt. Mắt mình cận thị mà người ta bảo mù, đau lòng lắm thay :((

Thử thuốc xyz trên 10 thằng, 10 thằng giãy đành đạch thì thử thằng thứ 11 nó sẽ không biết giãy vì nó có thuốc tê cao cấp chuyên sinh đưa cho :D Chuyên sinh giỏi khắc phục vấn đề thế:p
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Cá mập 10-30 phân cắn là mình biết đau rồi, mình sợ lắm chuyên sinh có thuốc tê cao cấp à?
mình cũng nhớ con Kiwi hình như bị cận thị nặng như mình, chi tiết bọn nó không soi được nhưng hình thù nó nhìn thấy khá tốt. Mắt mình cận thị mà người ta bảo mù, đau lòng lắm thay


--> Đôi co thì ko biết đến bao giờ. Tùy mọi người thôi, con cá 30cm cắn thì cũng có người bảo "ko đau vì quá đau", có người bảo "chả đau mấy". Mắt kiwi thực sự rất kém, chứ ko fải "hình thù nhìn thấy khá tốt". Nếu anh muốn chữa lại là "cận thị nặng" cũng được, em ko biết người cận thị nặng nhìn thấy n~ gì nên ko có ý kiến

mình hỏi tí, 80% là sinh khối hay số loài đấy ạ Ngoài ra chuyên sinh có biết sinh vật biển sống chủ yếu ở đâu không ạ?--> Số loài. "Chủ yếu" là hỏi về sinh khối hay số loài, tầng nước hay địa điểm ?

Thử thuốc xyz trên 10 thằng, 10 thằng giãy đành đạch thì thử thằng thứ 11 nó sẽ không biết giãy vì nó có thuốc tê cao cấp chuyên sinh đưa cho Chuyên sinh giỏi khắc phục vấn đề thế--> Bài báo nói 7/10 người sau khi thay thì xương bị teo --> Ko fải là ko có triển vọng, mặc dù rõ ràng cần nghiên cứu thêm
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

tóc người bị bạc vì trong quá trình tái bản ADN thì đầu tận cùng của ADN bị ngắn dần đi,điều này ảnh hưởng đến sự tổng hợp các sắc tố nên tóc bạc dần
ko bít đúng ko nữa...
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Mình khoái gì đôi co đâu nhưng nếu mình giảng bài, có đứa nào chịu nghe, thôi đôi co 1 tí để lòi chỗ dốt (có thể là của mình) cho mọi người.

1. Chuyện cá mập: vì con người ít khi động chạm tới phạm vi hoạt động của nhiều cá mập nên thống kê về tỉ lệ giết nhau là tương đối thấp. Điều này không có nghĩa là cá mập không nguy hiểm. Đừng chết vì thiếu hiểu biết kiểu ku Crocodile hunter Steve Irwin hay ku Grizzly man Timothy Treadwell.

2. Kiwi có thể chạy với tốc độ cao và tránh né cây cối và các chướng ngại vật khá tốt. Thùy thị giác của Kiwi kém phát triển không có nghĩa kiwi bị mù.

3. Sinh khối của sinh vật dưới biển tương đối lớn (đặc biệt là các loại tảo và diatom là các sinh vật có khả năng quang hợp) do diện tích bề mặt của các đại dương khá lớn so với mặt đất nhưng số loài của đại dương không thể so sánh về sự đa dạng với các loài trên mặt đất. Tuy vậy số lớp (phylum) của sinh vật biển nhiều hơn số lớp trên mặt đất. Các phyla sinh vật biển rất hạn chế về số loài.

Sinh vật biển chỉ tập trung nhiêu nhất ở tầng có ánh sáng (photic zone) nằm gần bề mặt vì ở đây có năng lượng để duy trì sự sống. Những tầng không có ánh sáng rọi tới có rất ít sinh vật ngoại trừ tầng đáy(là nơi có thể nhận được những xác chết hay sản phẩm phân hủy của các xác chết chìm xuống) và thermal vent (kẽ nứt của quả đất) nơi có các động vật có khả năng hóa hợp.

4. Các bạn học về bioethics (đạo đức sinh học) đều biết chủ trương hàng đầu của ngành sinh học/y tế là: Nonmaleficence nghĩa là không gây tác hại cho bệnh nhân. Khi tác hại đã hiện rõ thì không nên để người tiếp theo bị hại. Nếu bệnh nhân có vấn đề vì hành vi cố ý của bác sĩ gây ra, bác sĩ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Cho phép em bon chen chút mặc dù ko đúng chuyên môn và cực kỳ múa rìu qua mắt thợ :) Cái vụ Kiwi e nghĩ chị Dung đúng vì hôm nay em vừa đọc được 1 cái journal về việc bảo tồn Kiwi ở New Zealand và ng ta có nói là mắt Kiwi rất kém nhg nhờ các giác quan khác khá nhạy mà nó vẫn di chuyển + hoạt động tốt :)
 
Back
Bên trên