Sai lệch toán học

Bác Tuấn mấy hnay qua topic bên kia bỉ các nhà khoa học Việt Nam bỏ rơi a e bên này rồi :-<
 
tưởng bác Tuấn đang ở Mỹ chống cháy rừng mà, sắp đông rồi thời tiết khô nên dễ cháy rừng ạ ;))
 
Chào các bạn,thật ra tôi không có thời gian trả lời những câu hỏi của các bạn.Nhưng do bạn Lê Xuân Đạt đưa ra những câu hỏi buộc tôi không trả lời không được.
Bạn Xuân Đạt ạ,lúc đầu tôi nhận thấy bạn đưa ra một số câu hỏi hay và có ý nghĩa.Nhưng càng về sau do bạn tỏ ra bị bế tắc bởi chính cái nền tảng toán học mà bạn và nhân loại đang học.Cũng như bạn bị bế tắc trước các vấn đề toán học do tôi đưa ra,nên những câu hỏi mà bạn đưa ra hỏi tôi, thể hiện cho tôi thấy cái căn bản toán học của bạn không còn được vững cho lắm.Thể hiện qua những câu hỏi của bạn đưa ra hỏi tôi như sau:
Trích :
Dạ vâng trình độ toán học của cháu đâu có thể sánh bằng bác được. Bác có thể giải thích hộ cháu trong toán học của bác tại sao:
-1 > 0
1 >0
mà 1+(-1)=0 sao 2 số lớn cộng vào lại thành số nhỏ nhất ?
-------------------------
Do tôi nhận thấy câu hỏi của bạn, mất căn bản toán học nên tôi không trả lời câu hỏi đó.Bạn nên xem lại trong phép so sánh của toán học cũ, có phép so sánh nào sai qui tắc như vậy không bạn?Tại sao vậy?Tại vì nếu so sánh như bạn, thì bản thân toán học cũ, cũng bị bế tắc trước phép so sánh mà bạn sáng chế ra như sau:
toán cũ cho rằng :
1 > 0
-1 < 0
Vậy khi cộng hai vế của phép so sánh trên, như cách của bạn, thì kết quả sẽ như thế nào vậy bạn?
--------------------------

Vậy mà bạn lại cố tình đưa tiếp các câu hỏi thể hiện sự mất căn bản về của bạn như sau ra hỏi tôi:
Trích:
Giờ cứ thử dùng cái toán học mới này để giải toán xem.
Cho a là hằng số #0 thuộc R+ R- tìm giá trị lớn hơn a.
gọi giá trị cần tìm là x thuộc R+ R- ta có bpt
x > a
=> x - a > 0
do 0 là nhỏ nhất
=> mọi x #a thuộc R+,R- là nghiệm bpt
=> a là nhỏ nhất
=> mọi giá trị thuộc R+,R- đều là giá trị nhỏ nhất
=> R+=R-= 0
-------------------------
Bạn cứ mở tất cả sách toán học cũ, kể cả cái toán học mới của tôi, xem có cái cách chứng minh nào, cho ra kết quả một cách kỳ quái như của bạn đưa ra hỏi tôi không bạn?Khi mà bạn đưa ra => R+ = R- = 0
Trong câu hỏi trên, qua cách lý giải của bạn, tôi nhận thấy bạn lẫn lộn giữa tập các số thực, với lại các giá trị nằm trong các tập số thực đó bạn ạ?Mà sự lẫn lộn một cách cơ bản như vậy, tôi nghĩ không thể nào chấp nhận được.
Vậy mà bạn còn đưa ra câu hỏi tiếp để chất vấn tôi như sau:
Trích :
Trích dẫn:
Trong phép so sánh bằng(=) , lớn hơn( > ) , nhỏ hơn( < ) , chúng ta chỉ so sánh các “ giá trị thực ”để biết giá trị nào bằng(=) , lớn hơn( > ) , hoặc nhỏ hơn( < ) , giá trị nào , mà không cần quan tâm đến “ các phép toán áp đặt ” lên các giá trị đó .

Trích dẫn:
Nghĩa là +3 và -3 có giá trị thực bằng nhau , nhưng khác nhau về phép toán , mà đơn thuần là phép toán đứng “ độc lập ” , thì có ai đi so sánh các phép toán , để biết phép toán nào lớn hơn phép toán nào bao giờ .

một thứ toán học tự nó đã mâu thuẫn thì cũng biết nó như thế nào rồi
---------------------------
Bạn nên xem lại thật kỹ bài viết trong trang Web: etasme.com ;của tôi về phép so sánh giữa hai giá trị +3 và -3 bạn sẽ rõ hơn bạn ạ
Trích trong etasme.com :
Trong khi “ Luận điểm toán mới ” do tôi đưa ra , lại chứng minh và giải thích được vấn đề trên , mà không bị bất kỳ sự bế tắc nào .

theo tôi thì giữa hai giá trị +3 và -3 , sẽ được phân tích một cách cụ thể như sau :

Muốn so sánh giữa hai giá trị mang hai phép toán cộng(+) và trừ(-) đó , trước tiên tôi sẽ tách các phép toán ra khỏi các giá trị +3 và -3 ta sẽ có :

1) 3 = 3 ;

2) + ≠ -

Nghĩa là +3 và -3 có giá trị thực bằng nhau , nhưng khác nhau về phép toán , mà đơn thuần là phép toán đứng “ độc lập ” , thì có ai đi so sánh các phép toán , để biết phép toán nào lớn hơn phép toán nào bao giờ . Vì vậy trên trục số thực , mang hai phép toán cộng(+) và trừ(-) , ngược chiều nhau so với số không(0) luôn nằm tại tâm điểm ,đều có giá trị thực bằng nhau , mặc dù mang hai phép toán khác nhau :

- ……………. - 5 , - 4 , - 3 , - 2 , - 1 , 0 , + 1 , + 2 , + 3 ,+ 4 , + 5 ………………….,+

-----------------------------
Tôi khuyên bạn và các bạn khác, tương lai các bạn là rường cột của Tổ Quốc VN, các bạn nên trao dồi kiến thức một cách có chọn lộc, như các câu tiếu ngôn của tôi sau đây:
Học không hiểu là học vẹt
Đầu không suy luận là đầu đất
Có học, có hiểu, có suy luận, thì mới có được
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
Tổ Quốc VN đang rất cần những nhân tài, trước là trả cái số nợ(âm < 0),đúng ra không cần phải trả, vì số tiền đó nhỏ hơn không,phải không các bạn?Sau là đóng góp và xây dựng một nước VN giàu, mạnh, không sợ bất kỳ một thế lực ngoại bang nào,như ông cha chúng ta đã từng một thời oanh liệt, viết nên những "trang sử vàng" vẽ vang cho dân tộc VN.
Trong phạm vi bài viết này,tôi sẽ không còn cảm hứng tranh luận toán học với các ban.Vì tôi nghĩ trong quá trình tranh luận với các bạn, tôi đã học hỏi và rút ra được những kiến thức về toán học một cách sâu sắc hơn.Chính vì có tranh luận với các bạn, tôi đã phần nào hiểu được, từ bao nhiêu thế kỷ nay, nhân loại đã học và hiểu về toán học như thế nào.
Nếu có thời gian rảnh rỗi, các bạn có thể xem lại toàn bộ những bài tranh luận của tôi và các bạn, trên tất cã các trang web.Các bạn sẽ thấy được nền tảng toán học cũ, được xây dựng trên cơ sở và nền tảng như thế nào, mà những người học toán, khi thì cho rằng, toán học là một môn học, chỉ đạo cho toàn thể các môn học khác,dùng để giải thích tự nhiên và thực tế,nên toán học, là một môn học mang tính "chính xác và logic" cao. Một số lại cho rằng, toán học là một môn học mang tính "trừu tượng" .Thì thú thật với các bạn, đứng giữa hai trường phái toán học :
1/ Cho rằng toán học mang tính "chính xác và logic"
2/ Cho rằng toán học mang tính "trừu tượng"
Tôi thật sự khó hiểu cho cái hiểu ngày nay của nhân loại.Chỉ với một nền tảng toán học,vậy mà một số người thì bảo "gà",một số khác thì bảo đó lại là "vịt".Thì quả thật nhân loại được học và hiểu một nền tảng toán học, trên cả tuyệt vời,"gà, vịt" tha hồ mà lẫn lộn.Vì vậy mà ngày hôm nay các nhà khoa học trên thế giới, cứ tha hồ đưa ra các thuyết trên cả trừu tượng ra, tha hồ mà thêu dệt.Nhà bác học Al .Einstein thì bảo, thời gian chổ này thì trôi ngước, chổ khác lại trôi suôi.Nhà khoa học người Anh là St.Hawking, thì cho rằng, "lỗ đen", tạo ra lực vạn vật "vừa hấp vừa đẩy", thế mà cả nhân loại vỗ tay khen hay.Bởi thế dân gian mới có câu rằng:
vẽ ma vẽ quỷ thì tài
Vẽ người thì có mấy ai là tài
Thân chào,TVT.



------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Tổ Quốc VN đang rất cần những nhân tài, trước là trả cái số nợ(âm < 0),đúng ra không cần phải trả, vì số tiền đó nhỏ hơn không,phải không các bạn?Sau là đóng góp và xây dựng một nước VN giàu, mạnh, không sợ bất kỳ một thế lực ngoại bang nào,như ông cha chúng ta đã từng một thời oanh liệt, viết nên những "trang sử vàng" vẽ vang cho dân tộc VN.

Nói như bác Tuấn thì nợ nước ngoài bao năm nay của VN k cần phải trả nữa sao. Với các nước đang cho VN vay, họ đang sử dụng cái "toán học cũ" bác ạ, nên mình mà quỵt nợ bằng toán học của bác thì cháu sợ là nó đem quân sang oánh ngay, cháu sợ lắm :-ss ... tại chúng nó đầu đất vs học vẹt nên có hiểu toán học TVT là j đâu. Cháu phải làm sao bây giờ ạ :-<:-<:-<

Còn về toán học TVT thì cháu đã thấy tranh luận rất nhiều nhưng hình như ứng dụng của nó thì k có j thì phải, họa chăng là sinh ra thêm 1 số lý thuyết mới cũng lằng nhằng và khó hiểu không kém cái lý thuyết ban đầu ạ

Cháu nói vậy k có ý j cả có j thất lễ mong bác Tuấn bỏ qua cho cháu với ạ :">
 
Trần Văn Tuấn đã viết : Tổ Quốc VN đang rất cần những nhân tài, trước là trả cái số nợ(âm < 0),đúng ra không cần phải trả, vì số tiền đó nhỏ hơn không,phải không các bạn?

Nước ta giầu rồi, giầu to rồi =))
 
:)) ấy chêt bác Tuấn đừng vội thế ở lại xem cái thứ toán học vứt đi của bác giúp ích gì cho đời chứ.
Bạn cứ mở tất cả sách toán học cũ, kể cả cái toán học mới của tôi, xem có cái cách chứng minh nào, cho ra kết quả một cách kỳ quái như của bạn đưa ra hỏi tôi không bạn?Khi mà bạn đưa ra => R+ = R- = 0
Trong câu hỏi trên, qua cách lý giải của bạn, tôi nhận thấy bạn lẫn lộn giữa tập các số thực, với lại các giá trị nằm trong các tập số thực đó bạn ạ?Mà sự lẫn lộn một cách cơ bản như vậy, tôi nghĩ không thể nào chấp nhận được.
ờ thì bác không có chứng minh cái đấy nhưng bác chả bảo
Học không hiểu là học vẹt
Đầu không suy luận là đầu đất
Có học, có hiểu, có suy luận, thì mới có được

Giờ quay lại phép chứng minh trên mà có lẽ do viết ngắn gọn quá nên với lượng chất xám của bác không đủ để bác hiểu.

Cho a là hằng số #0 thuộc R+ R- tìm giá trị lớn hơn a.
gọi giá trị cần tìm là x thuộc R+ R- ta có bpt
x > a
=> x - a > 0
suy luận trên bác hiểu chứ nếu không hiểu thì bác về lớp 1 để các cô giáo hướng dẫn cho.
Đến đây như bác đã đặt ra 0 là nhỏ nhất vậy suy ra mọi x khác a thuộc R+,R- thỏa mãn x - a > 0
Như vậy mọi giá trị # a thuộc R+,R- đều lớn hơn a thế thì a phải là nhỏ nhất rồi đúng không bác. Mà ở đây 0 là nhỏ nhất rồi thì a không thể < hơn 0 => a và 0 đều là giá trị nhỏ nhất và = nhau tức là a=0 ( đến đoạn này bác có hiểu không?)
Mà a là giá trị bất kì thuộc R+,R- => mọi giá trị thuộc R+,R- = 0

====================================
Tôi chỉ cần bác trả lời ngắn gọn trong 3 cái này
+3>-3
+3<-3
+3=-3
thì cái nào đúng với toán học TVT thế thôi, không cần giải thích trích dẫn.

====================================
Các em đọc không kĩ rồi ý bác ấy bảo toán học cho nợ là số âm < 0 nên số tiền này không phải trả => toán học của ta phi lý.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trong khi “ Luận điểm toán mới ” do tôi đưa ra , lại chứng minh và giải thích được vấn đề trên , mà không bị bất kỳ sự bế tắc nào .

Bác Tuấn, ai là người năm 2006 đã từng thốt lên câu nói lịch sử này
TVT 2006 đã viết:
Bạn nên nhớ một điều là, để hoàn thiện một công việc tưởng như "đội đá vá trời", là sửa đổi và hiệu chỉnh lại một "sai lệch" về các giá trị âm(<0),mà chỉ riêng một mình cá nhân tôi đảm nhiệm, thì theo bạn có thể thực hiện trong ngày một, ngày hai không bạn?

Rõ ràng là version 2006 của Toán học TVT có bế tắc, vì thế trong version 2008 bác đã phải bỏ đi 2/3 những gì bác đinh ninh là đúng trong khoảng 2004-2006. Nếu không, xin bác giải thích tại sao bác lại bỏ đi phương pháp 2 của bác, một phương pháp tổng quát, mở rộng, có thể so sánh với Lý thuyết tương đối rộng, nhưng bỗng dưng biến thành 1 phương pháp tham khảo dùng cho 1 phần (nhỏ) của tự nhiên, và thậm chi giờ đây còn mất hút không tìm thấy bóng hình :)

Nếu bác chịu thừa nhận đã theo lời khuyên của em dẹp bỏ phương pháp 2 của version 2006, thì em sẽ chiến với bác về Toán học TVT version 2008 :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ồ thế theo anh Đạt là mình có cần trả nợ không ạ, bác Tuấn cứ xúi bọn em quỵt nợ ý :-s:-s:-s
 
Tất nhiên là phải trả rồi không người ta đập cho phù mó đấy b-( . Giờ hãy xét bài toán lớp 1 nay :
Em có 5000 đ và em tiêu mất 5000 đ hỏi tổng giá trị tài sản của em là bao nhiêu tiền?
rất đơn giản đs là 5000 - 5000 = 0 đ.

giờ đổi đề đi một chút
Em có 5000 đ và em nợ 5000 đ hỏi tổng giá trị tài sản của em là bao nhiêu tiền?
khi em nợ thì có nghĩa em sẽ phải trả người ta 5000 đ, tức là cũng giống như em tiêu đi 5000 đ => đs 5000 - 5000 = 0 đ.

và nếu em không có tiền
Em có 0 đ và em nợ 5000 đ hỏi tổng giá trị tài sản của em là bao nhiêu tiền?
tương tự như trên 0 - 5000 = -5000 đ. Chắc em hiểu rằng phép - là sự giảm đi,bớt đi nên 0 tiếp tục trừ sẽ cho kết quả nhỏ hơn 0=> số tiền em có < 0.

Em thấy đấy toán học của chúng ta cho rằng một người đang nợ tiền thì số tiền anh ta có < 0 chứ đâu có phải một người nợ tiền thì tiền nợ < 0 như bác TVT suy luận.
Thế mới biết có học có suy luận nhưng suy luận ngu thì cũng chẳng có được cái gì cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Anh thử giải bài toán này bằng Toán học TVT xem nào, em đã cố nhưng k tìm ra cách nào để CM mặc dù nợ 5k nhưng ta vẫn có 5k trong túi :-j:-j

Bác Tuấn nghĩ sao ạ ;))
 
Chào các bạn,thật ra tôi không có thời gian trả lời những câu hỏi của các bạn.Nhưng do bạn Lê Xuân Đạt đưa ra những câu hỏi buộc tôi không trả lời không được.
Bạn Xuân Đạt ạ,lúc đầu tôi nhận thấy bạn đưa ra một số câu hỏi hay và có ý nghĩa.Nhưng càng về sau do bạn tỏ ra bị bế tắc bởi chính cái nền tảng toán học mà bạn và nhân loại đang học.Cũng như bạn bị bế tắc trước các vấn đề toán học do tôi đưa ra,nên những câu hỏi mà bạn đưa ra hỏi tôi, thể hiện cho tôi thấy cái căn bản toán học của bạn không còn được vững cho lắm.Thể hiện qua những câu hỏi của bạn đưa ra hỏi tôi như sau:
Trích :
Dạ vâng trình độ toán học của cháu đâu có thể sánh bằng bác được. Bác có thể giải thích hộ cháu trong toán học của bác tại sao:
-1 > 0
1 >0
mà 1+(-1)=0 sao 2 số lớn cộng vào lại thành số nhỏ nhất ?
-------------------------
Do tôi nhận thấy câu hỏi của bạn, mất căn bản toán học nên tôi không trả lời câu hỏi đó.Bạn nên xem lại trong phép so sánh của toán học cũ, có phép so sánh nào sai qui tắc như vậy không bạn?Tại sao vậy?Tại vì nếu so sánh như bạn, thì bản thân toán học cũ, cũng bị bế tắc trước phép so sánh mà bạn sáng chế ra như sau:
toán cũ cho rằng :
1 > 0
-1 < 0
Vậy khi cộng hai vế của phép so sánh trên, như cách của bạn, thì kết quả sẽ như thế nào vậy bạn?
--------------------------

Bác bảo là mất căn bản. Nhưng mất căn bản chỗ nào thì bác chả thèm nói, bác muốn giữ cái "thông minh" cho một mình bác, thiên hạ "ngu si", bác mặc kệ. ;))

Ôi... hóa ra những gì mình được học dưới mái trường CNXH là mất căn bản :(( Huhuhu...


theo tôi thì giữa hai giá trị +3 và -3 , sẽ được phân tích một cách cụ thể như sau :

Muốn so sánh giữa hai giá trị mang hai phép toán cộng(+) và trừ(-) đó , trước tiên tôi sẽ tách các phép toán ra khỏi các giá trị +3 và -3 ta sẽ có :

1) 3 = 3 ;

2) + ≠ -

Nghĩa là +3 và -3 có giá trị thực bằng nhau , nhưng khác nhau về phép toán , mà đơn thuần là phép toán đứng “ độc lập ” , thì có ai đi so sánh các phép toán , để biết phép toán nào lớn hơn phép toán nào bao giờ . Vì vậy trên trục số thực , mang hai phép toán cộng(+) và trừ(-) , ngược chiều nhau so với số không(0) luôn nằm tại tâm điểm ,đều có giá trị thực bằng nhau , mặc dù mang hai phép toán khác nhau :

- ……………. - 5 , - 4 , - 3 , - 2 , - 1 , 0 , + 1 , + 2 , + 3 ,+ 4 , + 5 ………………….,+

Bó tay :-??


[/QUOTE]

Ôi thôi... =(( Hóa ra những gì mình được học dưới mái trường CNXH đều là mất căn bản =))

Nói gì thì nói, tớ là tớ vẫn phục bạn Đạt sát đất. ^:d^
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ anh Đạt:
về 3 cái cộng trừ 3 bên dưới thế nào bác ấy cũng lại nói là : bạn đã thấy ko vững vàng vs nền tảng kiến thức cũ..blah blah blah >> ko trả lời :-<

và bác ấy lại nói + - chỉ là phép tính,ko dùng để so sánh :-<

theo em nghĩ bác ấy lẫn tất cả vào trị số tuyệt đối 8-|

còn + - bác ấy chỉ coi là phép tính 8-|

em chẳng hiểu làm thế nào để so sánh được 8-|

ở mấy trang trước bác ấy bảo trị số tuyệt đối rất là vô lý vì nó như cái đũa thần biến từ âm thành dương 8-|

tóm lại trong toán học của bác ấy ko thấy có vị trí của các số trên trục số 8-|

bản thân em nghĩ rất kĩ vẫn ko thấy toán học cũ sai chỗ nào 8-|

chỉ thấy bác TVT ko có nền tảng về đại số 8-|
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@KMinh :-j toàn toán học sơ cấp cả chứ có đao to búa lớn gì đâu mà phục sát đất.
@Hoàng uhm vẫn đang nghiên cứu có lẽ đợi bác Tuấn lên trả lời cho em.
@Giáp Theo anh thì toán lớp 1 bác TVT cũng không biết cách làm ấy chứ nói gì đến đại số em cứ xem bác ấy đi mua bánh ở trang thứ 2 thì biết http://www.hn-ams.org/forum/showpost.php?p=2090596&postcount=28
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tớ quên gần hết hết toán rồi :)) Với lại đọc đi đọc lại công trình của bác Tuấn vẫn thấy nó như 1 mớ bòng bong. :">

Mà đến bạn Đạt cũng bị bác ý cho là "mất căn bản" thì... :-j
 
Chào các bạn,đúng ra tôi không nhất thiết phải hồi âm cùng các bạn,do tôi còn phải dành thời gian cho những công việc khác.Một phần do khi tranh luận ,một số bạn còn chưa nắm vững kiến thức "toán cũ" mà mình đã học, thì nói gì đến việc tranh luận "'toán mới" do tôi đưa ra.Nhưng do các bạn cứ yêu cầu tôi phải trả lời và giải thích những câu hỏi các bạn đưa ra,nhất là bạn Xuân Đạt.Bạn Xuân Đạt ạ,tôi không muốn hơn thua với bạn bằng những lời lẽ khó nghe,bởi vì như tôi đã từng nói là, cái "nền tảng toán học cũ",cơ bản đã sai ngay từ cách lập luận và cách đặt vấn đề, khi gán cho các giá trị âm nhỏ hơn không.Nên những người học toán, dù có được trang bị một kiến thức toán cao cấp cở nào, cũng không thể nào giải thích được những câu hỏi rất đơn giản, rất cơ bản toán học do tôi đưa ra.Bằng chứng là vừa qua tôi đã tiếp xúc một số các Giảng viên của các trường Đại học, tương đối có tiếng,như trường Đại học KHTN,Đại học Sư Phạm,Đại học Bách Khoa,Đại học Kinh Tế...v.v..
Do không thể lý giải được các câu hỏi rất đơn giản rất toán học,nên các Thầy trả lời một cách miễn cưởng đại khái cho qua như sau:
Đó là những tiên đề mang tính bắt buộc,không cần và không thể chứng minh.
Vậy mà toán học lại dùng hàng lô hàng loạt các tiên đề không thể chưng minh đó,áp dụng vào để chứng minh hàng loạt các phương trình toán học,thì quả là trên cả tuyệt vời các bạn ạ?
Trở lại những câu hỏi của bạn Xuận Đạt,bạn hỏi tôi:
Trích :
Tôi chỉ cần bác trả lời ngắn gọn trong 3 cái này
+3>-3
+3<-3
+3=-3
thì cái nào đúng với toán học TVT thế thôi, không cần giải thích trích dẫn.
----------------------------

Trong "Sai lệch toán học" do tôi đưa ra,tôi đã phân tích phép so sánh một cách thật cụ thể giữa hai giá trị +3 và -3 ,nên tôi thấy không cần phải giải thích với bạn về các câu hỏi trên.
Nhưng tôi lấy làm thất vọng khi bạn lại dùng câu :
Trích :
@Giáp Theo anh thì toán lớp 1 bác TVT cũng không biết cách làm ấy chứ nói gì đến đại số em cứ xem bác ấy đi mua bánh ở trang thứ 2 thì biết http://www.hn-ams.org/forum/showpost...6&postcount=28
----------------------------

Bạn nói đúng, khi mà bạn đưa ra những bài giải thích thú thật với bạn,đọc qua tôi không tài nào hiểu được, thì đứa bé lớp một làm sao hiểu nổi?Tại sao vậy?Tại vì ở lớp một, cô giáo chỉ dạy khi nào nói tới từ tổng, là các em phải hiểu phép toán phải dùng là phép toán cộng(+).
Vậy mà bạn Xuân Đạt của ta khi giải thích :
Trích :
Em có 5000 đ và em tiêu mất 5000 đ hỏi tổng giá trị tài sản của em là bao nhiêu tiền?

rất đơn giản đs là 5000 - 5000 = 0 đ.

giờ đổi đề đi một chút

Trích dẫn:
Em có 5000 đ và em nợ 5000 đ hỏi tổng giá trị tài sản của em là bao nhiêu tiền?

khi em nợ thì có nghĩa em sẽ phải trả người ta 5000 đ, tức là cũng giống như em tiêu đi 5000 đ => đs 5000 - 5000 = 0 đ.

và nếu em không có tiền

Trích dẫn:
Em có 0 đ và em nợ 5000 đ hỏi tổng giá trị tài sản của em là bao nhiêu tiền?
tương tự như trên 0 - 5000 = -5000 đ. Chắc em hiểu rằng phép - là sự giảm đi,bớt đi nên 0 tiếp tục trừ sẽ cho kết quả nhỏ hơn 0=> số tiền em có < 0.
---------------------------


Đọc các câu giải thích trên, tôi căn cả mắt ra tìm bài toán cộng(+), xem nó nằm ở đâu ,trong các câu lý giải của bạn Xuận Đạt mà chẳng thấy đâu,nên tôi thật sự khó hiểu cho cái hiểu của bạn Đạt, bạn Đạt còn giải thích rằng:
Trích :
Em thấy đấy toán học của chúng ta cho rằng một người đang nợ tiền thì số tiền anh ta có < 0 chứ đâu có phải một người nợ tiền thì tiền nợ < 0 như bác TVT suy luận.
-------------------------

Bạn Đạt còn đưa ra câu lý giải, trùng hợp với bài toán của một giảng viên trường ĐHKHTN đưa ra hỏi tôi, mà có lần tôi đã đưa ra và đã giải thích những điểm sai của bài toán đó như sau:
Trích :
"Bạn A thiếu nợ 5 đồng" .Nghĩa là số tiền A hiện có là bao nhiêu?
-------------------------


Chính tác giả bài toán, đã thú nhận với tôi, là bài toán đó "sai",thầy dạy toán đó chỉ đủ khả năng nói, bài toán đó sai là do thiếu điều kiện bạn đầu.
Nhưng sau khi nghe tôi phân tích, thì thầy dạy toán đó mới công nhận, là bài toán đó còn sai ở điểm là, giữa hai lĩnh vực thiếu nợ và có tiền, là hai lĩnh vực khác nhau hoàn toàn.Vì vậy chúng ta không thể nào gộp hai lĩnh vực nợ và có tiền vào cùng một câu hỏi,rất đơn giản,rất toán học, như từ nào đến giờ toán học cũ ,cứ thường đưa ra những câu hỏi mang tính tréo ngoe và sai một cách cơ bản như vậy.
Vậy mà bạn Xuân Đạt lại cố tình đưa ra cách giải thích
Trích :
Em thấy đấy toán học của chúng ta cho rằng một người đang nợ tiền thì số tiền anh ta có < 0 chứ đâu có phải một người nợ tiền thì tiền nợ < 0 như bác TVT suy luận.
-----------------------------

Thế mới biết có học có suy luận nhưng suy luận ngu thì cũng chẳng có được cái gì cả.
@Giáp Theo anh thì toán lớp 1 bác TVT cũng không biết cách làm ấy chứ nói gì đến đại số em cứ xem bác ấy đi mua bánh ở trang thứ 2 thì biết http://www.hn-ams.org/forum/showpost...6&postcount=28

Qua câu giải thích của bạn Xuân Đạt,tôi chỉ hỏi bạn Đạt nói riêng và toàn thể các bạn nói chung,vậy chứ có cái toán học nào mà dạy cho nhân loại học một cách treo ngoe như vậy?Một khi đã xác định một cách cụ thể là (một người đang nợ tiền),mà đã nợ tiền thì người đó làm gì có tiền,vậy mà bạn Đạt lại bảo (thì số tiền anh ta có < 0 ).
Ôi toán học ơi!toán dạy một đường, người hiểu một nẻo,thì quả là trên cả tuyệt vời các bạn ạ?
 
Chào các bạn,đúng ra tôi không nhất thiết phải hồi âm cùng các bạn,do tôi còn phải dành thời gian cho những công việc khác.Một phần do khi tranh luận ,một số bạn còn chưa nắm vững kiến thức "toán cũ" mà mình đã học, thì nói gì đến việc tranh luận "'toán mới" do tôi đưa ra.Nhưng do các bạn cứ yêu cầu tôi phải trả lời và giải thích những câu hỏi các bạn đưa ra,nhất là bạn Xuân Đạt.Bạn Xuân Đạt ạ,tôi không muốn hơn thua với bạn bằng những lời lẽ khó nghe,bởi vì như tôi đã từng nói là, cái "nền tảng toán học cũ",cơ bản đã sai ngay từ cách lập luận và cách đặt vấn đề, khi gán cho các giá trị âm nhỏ hơn không.Nên những người học toán, dù có được trang bị một kiến thức toán cao cấp cở nào, cũng không thể nào giải thích được những câu hỏi rất đơn giản, rất cơ bản toán học do tôi đưa ra.Bằng chứng là vừa qua tôi đã tiếp xúc một số các Giảng viên của các trường Đại học, tương đối có tiếng,như trường Đại học KHTN,Đại học Sư Phạm,Đại học Bách Khoa,Đại học Kinh Tế...v.v..
Do không thể lý giải được các câu hỏi rất đơn giản rất toán học,nên các Thầy trả lời một cách miễn cưởng đại khái cho qua như sau:
Đó là những tiên đề mang tính bắt buộc,không cần và không thể chứng minh.
Vậy mà toán học lại dùng hàng lô hàng loạt các tiên đề không thể chưng minh đó,áp dụng vào để chứng minh hàng loạt các phương trình toán học,thì quả là trên cả tuyệt vời các bạn ạ?
Trở lại những câu hỏi của bạn Xuận Đạt,bạn hỏi tôi:
Trích :
Tôi chỉ cần bác trả lời ngắn gọn trong 3 cái này
+3>-3
+3<-3
+3=-3
thì cái nào đúng với toán học TVT thế thôi, không cần giải thích trích dẫn.
----------------------------

Trong "Sai lệch toán học" do tôi đưa ra,tôi đã phân tích phép so sánh một cách thật cụ thể giữa hai giá trị +3 và -3 ,nên tôi thấy không cần phải giải thích với bạn về các câu hỏi trên.
Nhưng tôi lấy làm thất vọng khi bạn lại dùng câu :
Trích :
@Giáp Theo anh thì toán lớp 1 bác TVT cũng không biết cách làm ấy chứ nói gì đến đại số em cứ xem bác ấy đi mua bánh ở trang thứ 2 thì biết http://www.hn-ams.org/forum/showpost...6&postcount=28
----------------------------

Bạn nói đúng, khi mà bạn đưa ra những bài giải thích thú thật với bạn,đọc qua tôi không tài nào hiểu được, thì đứa bé lớp một làm sao hiểu nổi?Tại sao vậy?Tại vì ở lớp một, cô giáo chỉ dạy khi nào nói tới từ tổng, là các em phải hiểu phép toán phải dùng là phép toán cộng(+).
Vậy mà bạn Xuân Đạt của ta khi giải thích :
Trích :
Em có 5000 đ và em tiêu mất 5000 đ hỏi tổng giá trị tài sản của em là bao nhiêu tiền?

rất đơn giản đs là 5000 - 5000 = 0 đ.

giờ đổi đề đi một chút

Trích dẫn:
Em có 5000 đ và em nợ 5000 đ hỏi tổng giá trị tài sản của em là bao nhiêu tiền?

khi em nợ thì có nghĩa em sẽ phải trả người ta 5000 đ, tức là cũng giống như em tiêu đi 5000 đ => đs 5000 - 5000 = 0 đ.

và nếu em không có tiền

Trích dẫn:
Em có 0 đ và em nợ 5000 đ hỏi tổng giá trị tài sản của em là bao nhiêu tiền?
tương tự như trên 0 - 5000 = -5000 đ. Chắc em hiểu rằng phép - là sự giảm đi,bớt đi nên 0 tiếp tục trừ sẽ cho kết quả nhỏ hơn 0=> số tiền em có < 0.
---------------------------


Đọc các câu giải thích trên, tôi căn cả mắt ra tìm bài toán cộng(+), xem nó nằm ở đâu ,trong các câu lý giải của bạn Xuận Đạt mà chẳng thấy đâu,nên tôi thật sự khó hiểu cho cái hiểu của bạn Đạt, bạn Đạt còn giải thích rằng:
Trích :
Em thấy đấy toán học của chúng ta cho rằng một người đang nợ tiền thì số tiền anh ta có < 0 chứ đâu có phải một người nợ tiền thì tiền nợ < 0 như bác TVT suy luận.
-------------------------

Bạn Đạt còn đưa ra câu lý giải, trùng hợp với bài toán của một giảng viên trường ĐHKHTN đưa ra hỏi tôi:
Trích :
"Bạn A thiếu nợ 5 đồng" .Nghĩa là số tiền A hiện có là bao nhiêu?
-------------------------
Mà có lần tôi đã đưa ra và đã giải thích những điểm sai cơ bản của bài toán đó, qua lời tác giả bài toán, đã thú nhận với tôi, là bài toán đó "sai".Thầy dạy toán đó chỉ đủ khả năng nói, bài toán đó sai là do thiếu điều kiện bạn đầu.
Nhưng sau khi nghe tôi phân tích, thì thầy dạy toán đó mới công nhận, là bài toán đó còn sai ở điểm là, giữa hai lĩnh vực "thiếu nợ" và "có tiền", là hai lĩnh vực khác nhau hoàn toàn.Vì vậy chúng ta không thể nào gộp hai lĩnh vực nợ và có tiền vào cùng một câu hỏi,rất đơn giản,rất toán học, như từ nào đến giờ toán học cũ ,cứ thường đưa ra những câu hỏi mang tính tréo ngoe và sai một cách cơ bản như vậy.
Vậy mà bạn Xuân Đạt lại cố tình đưa ra cách giải thích
Trích :
Em thấy đấy toán học của chúng ta cho rằng một người đang nợ tiền thì số tiền anh ta có < 0 chứ đâu có phải một người nợ tiền thì tiền nợ < 0 như bác TVT suy luận.
-----------------------------

Qua cách giải thích trên,tôi thấy bạn Đạt làm toán kém hơn làm văn, khi mà bạn dùng đoạn văn thật hay.
Trích :
Thế mới biết có học có suy luận nhưng suy luận ngu thì cũng chẳng có được cái gì cả.
---------------------------

Qua câu giải thích của bạn Xuân Đạt,tôi chỉ hỏi bạn Đạt nói riêng và toàn thể các bạn nói chung.Vậy chứ có cái toán học nào, mà dạy cho nhân loại học một cách treo ngoe như vậy?Một khi đã xác định một cách cụ thể là (một người đang nợ tiền),mà đã nợ tiền thì người đó làm gì có tiền,vậy mà bạn Đạt lại bảo (thì số tiền anh ta có < 0 ).
Ôi toán học ơi!toán dạy một đường, người hiểu một nẻo,thì quả là trên cả tuyệt vời các bạn ạ?Vài lời kiến giải theo yêu cầu, hiểu không tùy các bạn,thân chào,TVT.



------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
thật sự là bác Tuấn chưa trả lời vào câu hỏi của anh Đạt mà chỉ là nói rằng anh ý CM sai còn sai ở đâu thì đúng là cháu k hiểu dc 8-}8-}8-}

còn như bác hình như cháu thấy mấy bài viết của bác gần đây có hơi mất bình tĩnh trước anh Đạt thì phải bởi bác toàn xài ngôn ngữ nặng như là "đầu đất" hay là "suy luận ngu" ý, trong khi anh Đạt thì vẫn trả lời rất là bình tĩnh và lễ phép :-j Cháu thấy là anh Đạt đưa giải thích hoàn toàn đúng đấy chứ, đọc là hiểu ngay còn bác thì có giải thích 1 hồi thêm cháu vẫn chẳng hiểu j cả 8-} có phải bác đang mất bình tĩnh vì thấy anh Đạt đi ngược lại cái học thuyết của bác ạ :D theo như cháu nghĩ thì bác nên chứng minh tại sao anh Đạt sai đi chứ, anh Đạt chứng minh là bác sai nhưng bác thì cứ nói anh ý sai mà chẳng chứng minh được j cả :D có lẽ bác nên dành thời gian để xem lại học thuyết của minh đi ạ :D

tình cờ hôm nay cháu nghe được cái bài phỏng vấn bác trên BBC, nếu như toán học của bác thật sự đúng thì mọi người phải công nhận lâu rồi chứ ạ :d đâu để bác phải tranh cãi vs 1 lũ học sinh như thế này ạ :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói thế thì cũng chả đúng
nhiều nhà bác học cũng ko đc người đương thời công nhận
chắc bác Tuấn vẫn tin tưởng mình sẽ trở thành 1 trong những người như thế =)
vấn đề này bàn nhiều rồi
toán học cũ(nói thế này cũng chả đúng luôn -.-, toán học bác đã đc ai công nhận đâu mà thành ra toán học mới ...) đc xây dựng nên từ những giao tiếp đời sống hàng ngày, phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
toán học TVT sẽ giúp j nếu đưa nó ra áp dụng...
1 đứa nợ 10 tỷ, 1 đứa nợ 10 nghìn hay đứa ko nợ tí j cũng vẫn chỉ là đứa ko có tiền giống nhau, y hệt nhau phải ko =)
 
Bạn nói đúng, khi mà bạn đưa ra những bài giải thích thú thật với bạn,đọc qua tôi không tài nào hiểu được, thì đứa bé lớp một làm sao hiểu nổi?Tại sao vậy?Tại vì ở lớp một, cô giáo chỉ dạy khi nào nói tới từ tổng, là các em phải hiểu phép toán phải dùng là phép toán cộng(+).

:)) bác Tuấn thích hạch họe về từ ngữ thế thì đổi "tổng giá trị tài sản của em là bao nhiêu tiền" thành "tài sản của em là bao nhiêu tiền" đi sướng nhé giờ bác đã hiểu được như một học sinh lớp 1 rồi chúc mừng bác =)).

Mà có lần tôi đã đưa ra và đã giải thích những điểm sai cơ bản của bài toán đó, qua lời tác giả bài toán, đã thú nhận với tôi, là bài toán đó "sai".Thầy dạy toán đó chỉ đủ khả năng nói, bài toán đó sai là do thiếu điều kiện bạn đầu.
Nhưng sau khi nghe tôi phân tích, thì thầy dạy toán đó mới công nhận, là bài toán đó còn sai ở điểm là, giữa hai lĩnh vực "thiếu nợ" và "có tiền", là hai lĩnh vực khác nhau hoàn toàn.Vì vậy chúng ta không thể nào gộp hai lĩnh vực nợ và có tiền vào cùng một câu hỏi,rất đơn giản,rất toán học, như từ nào đến giờ toán học cũ ,cứ thường đưa ra những câu hỏi mang tính tréo ngoe và sai một cách cơ bản như vậy.
Vậy mà bạn Xuân Đạt lại cố tình đưa ra cách giải thích
=)) nhắc bác nhớ chúng ta tranh luận toán học nếu sai thì bác hãy chỉ ra sai ở chỗ nào chứ bác lôi ông A ông B nào đó ra để dọa mọi người thì chằng thuyết phục nổi được ai đâu.
Một khi đã xác định một cách cụ thể là (một người đang nợ tiền),mà đã nợ tiền thì người đó làm gì có tiền,vậy mà bạn Đạt lại bảo (thì số tiền anh ta có < 0 ).
Hờ hờ thế mà có thằng còn bảo số tiền anh ta có >0 cơ bác ạ =)).
Trong phép so sánh bằng(=) , lớn hơn( > ) , nhỏ hơn( < ) , chúng ta chỉ so sánh các “ giá trị thực ”để biết giá trị nào bằng(=) , lớn hơn( > ) , hoặc nhỏ hơn( < ) , giá trị nào , mà không cần quan tâm đến “ các phép toán áp đặt ” lên các giá trị đó .
thế thì cứ theo phát biểu này thì +3=-3 và +1=-1 phải không bác.

=====================
@em Hoàng anh đã hết kiên nhẫn vời bác ấy từ 2 post trước rồi ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên