Chào bạn Nguyễn Thị Kiều Minh và các bạn,đọc hai bài viết của bạn tôi thật thú vị.Thôi thì bạn muốn tôi chỉ cụ thể những điểm sai trong các câu hỏi cũng như những bài giải thích của các bạn.Vậy bạn hãy chịu khó đọc kỹ những điểm phân tích của tôi, bằng chính những câu giải đáp của bạn Xuân Đạt như sau:
Trích :
Giờ cứ thử dùng cái toán học mới này để giải toán xem.
Cho a là hằng số #0 thuộc R+ R- tìm giá trị lớn hơn a.
gọi giá trị cần tìm là x thuộc R+ R- ta có bpt
x > a
=> x - a > 0
do 0 là nhỏ nhất
=> mọi x #a thuộc R+,R- là nghiệm bpt
=> a là nhỏ nhất
=> mọi giá trị thuộc R+,R- đều là giá trị nhỏ nhất
=> R+=R-= 0
-----------------------------
Các bạn có thấy cái toán học nào, mà đưa ra cách đặt vấn đề xong, rồi giải ra kết quả => R+ = R- = 0 ; Như bạn Đạt đưa ra như trên Không các bạn?
Bạn Đạt còn hỏi tôi:
Trích :
Dạ vâng trình độ toán học của cháu đâu có thể sánh bằng bác được. Bác có thể giải thích hộ cháu trong toán học của bác tại sao:
-1 > 0
1 >0
mà 1+(-1)=0 sao 2 số lớn cộng vào lại thành số nhỏ nhất ?
-----------------------------
Các bạn có nhận thấy phép so sánh mà bạn Đạt đưa ra hỏi tôi, làm gì có trong toán học, thì tôi lấy đâu ra câu trả lời?
trở lại những câu giải thích của bạn Xuân Đạt,đầu tiên bạn ấy nói:
Trích:
Trích dẫn:
Em có 5000 đ và em tiêu mất 5000 đ hỏi tổng giá trị tài sản của em là bao nhiêu tiền?
rất đơn giản đs là 5000 - 5000 = 0 đ.
giờ đổi đề đi một chút
Trích dẫn:
Em có 5000 đ và em nợ 5000 đ hỏi tổng giá trị tài sản của em là bao nhiêu tiền?
khi em nợ thì có nghĩa em sẽ phải trả người ta 5000 đ, tức là cũng giống như em tiêu đi 5000 đ => đs 5000 - 5000 = 0 đ.
và nếu em không có tiền
Trích dẫn:
Em có 0 đ và em nợ 5000 đ hỏi tổng giá trị tài sản của em là bao nhiêu tiền?
tương tự như trên 0 - 5000 = -5000 đ. Chắc em hiểu rằng phép - là sự giảm đi,bớt đi nên 0 tiếp tục trừ sẽ cho kết quả nhỏ hơn 0=> số tiền em có < 0.
---------------------------
Bạn Xuân Đạt đưa ra câu hỏi tổng giá trị tài sản, mà tôi chả thấy bạn ấy sử dụng phép toán cộng nào, mà toàn dùng phép toán trừ,thì tôi hỏi các bạn tôi giải thích như thế nào để bạn ấy hiểu?Khi tôi đặt vấn đề thì bạn ấy sửa lại như sau:
Trích:
Em có 5000 đ và em tiêu mất 5000 đ hỏi em có bao nhiêu tiền?
rất đơn giản đs là 5000 - 5000 = 0 đ.
giờ đổi đề đi một chút
Trích dẫn:
Em có 5000 đ và em nợ 5000 đ hỏi em có bao nhiêu tiền??
khi em nợ thì có nghĩa em sẽ phải trả người ta 5000 đ, tức là cũng giống như em tiêu đi 5000 đ => đs 5000 - 5000 = 0 đ.
và nếu em không có tiền
Trích dẫn:
Em có 0 đ và em nợ 5000 đ hỏi em có bao nhiêu tiền??
tương tự như trên 0 - 5000 = -5000 đ. Chắc em hiểu rằng phép - là sự giảm đi,bớt đi nên 0 tiếp tục trừ sẽ cho kết quả nhỏ hơn 0=> số tiền em có < 0.
hy vọng giờ đã bác TVT đã có thể hiểu. Như ở đã giải thích rõ toán học chưa bao giờ cho rằng một người nợ tiền thì số tiền anh ta nợ tiền <0 như bác TVT suy luận, mà từ đó bác đã luôn cho rằng toán học sai. Vậy bây giờ bác có đồng ý quan điểm trên hay không? Vì sao?
---------------------------------
Bạn ấy sửa lại xong bạn ấy lại hỏi tôi, giờ đã đồng ý với quan điểm của bạn ấy hay không?kKhông hiểu các bạn đọc xong, các bạn có hiểu chưa,chứ theo tôi thì tôi chịu.Nếu như khi còn ngồi ở ghế nhà trường, được nghe thầy Xuân Đạt giải thích như vậy tôi sẽ phục lăn, cho rằng thầy Đạt quá ư là tài.Nhưng rất tiếc hiện tại, tôi có được cái may mắn là đã nhìn thấy được những cái lập luận phi lôgic và phi toán học,nhưng vẫn được cho đó là toán học.Thì tôi không thể nào hiểu nổi cách lý giải lộn xộn, theo kiểu ,gà, vịt, lẫn lộn một cách thảm hại và phi toán học như vậy? Tại sao vậy?Để các bạn dễ hiểu tôi sẽ mổ xẻ cụ thể câu giải thích của bạn Đạt như sau:
Trích:
Em có 0 đ và em nợ 5000 đ hỏi em có bao nhiêu tiền??
----------------------------------
Đầu tiên bạn Đạt đã dùng Mệnh đề xác định là (em có không đồng),tiếp theo bạn ấy lại xác định lại lần nữa là (và em nợ 5.000đ).Các bạn có thấy là một câu hỏi, mà bạn Đạt đã sử dụng một mệnh đề xác định tới hai lần, là (em không có đồng nào và em nợ 5.000đ),vậy mà cuối câu hỏi bạn ấy lại (hỏi em có bao nhiêu tiền).
Thât tôi không tài nào hiểu nổi, một nền tảng toán học nào, mà một khi đã xác định (một người không có đồng nào và còn mắc nợ 5.000đ),xong rồi lại đưa ra câu hỏi, em có bao nhiêu tiền? Thì theo tôi cái toán học đó chắc "tưng tưng" mới có bài toán kiểu kinh dị như vậy?
Cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trên, không chỉ riêng bạn Xuân Đạt bị nhầm lẫn, mà hầu như đa số các giảng viên dạy toán của các trường Đại học cũng sai lệch như vậy.Vừa qua cũng có một thầy dạy toán của trường Đại học KHTN, cũng đưa ra câu hỏi như bạn Xuận Đạt,nhưng khi nghe tôi giải thích,tại sao bạn lại đưa ra câu hỏi và cách lý giải tréo ngoe và sai ngay từ cách đưa vấn đề và giải quyết vấn đề như vậy, thì bạn ấy mới thú nhận là bạn ấy bị sai.
Cách giải thích của tôi như sau:
Một khi bạn đã xác nhận, bạn ấy không có đồng nào và còn thiếu nợ 5.000đ, thì bạn đã hiểu người đó đang thiếu nợ, thì bạn còn hỏi bạn ấy có bao nhiêu tiền?Mà một nền tảng toán học,theo tôi, lúc nào cũng cho là logic và chính xác, thì làm gì lại chấp nhận câu hỏi vô bổ và thừa thãi như vậy phải không các bạn?
Giống như thực tế ngoài đời, có hai người bạn nói chuyện về tiền bạc,bạn A bảo với bạn B,tớ không có tiền,tớ còn nợ ngân hàng 5.000đ,bạn A nói xong, bạn B quay qua hỏi, Vậy hiện giờ bạn có bao nhiêu tiền?Thế là bạn B được bạn A cho một gáo nước lạnh vào mặt,bạn có "tưng tưng" không?Từ đầu tớ đã xác nhận với bạn,(tớ không có tiền,tớ còn nợ ngân hàng 5.000đ),vậy mà bạn còn hỏi tớ có bao nhiêu tiền là sao?
Tôi giải thích cụ thể như vậy, mà các bạn vẫn chưa hiểu, thì tôi cũng bó tay,chỉ có cách các bạn tới trực tiếp gặp tôi, tôi cho một liều thuốc đặc trị, đem về uống vào, là trị được những câu hỏi toán học kiểu vô bổ và vớ vẫn như vậy?Bạn Đạt còn giải thích:
Trích:
tương tự như trên 0 - 5000 = -5000 đ. Chắc em hiểu rằng phép - là sự giảm đi,bớt đi nên 0 tiếp tục trừ sẽ cho kết quả nhỏ hơn 0=> số tiền em có < 0.
-----------------------------
Một người vừa không có tiền lại vừa nợ ngân hàng 5.000đ,vậy mà bạn Đạt lại đưa ra câu kết luận là (số tiền em có < 0 ),xong rồi bạn Đạt hỏi tôi có hiểu không?Thì thú thật tôi bó tay không tài nào hiểu nổi.
Để tôi hiểu thì đúng ra bạn Đạt phải hỏi và giải thích như vầy thì tôi sẽ hiểu ngay:
Nếu em không có tiền,mà em vay ngân hàng 5.000đ,vậy hiện tại em nợ bao nhiêu tiền?Lúc đó em bé sẽ giải bài toán như sau:
0đ - 5.000đ = -5.000đ < 0 (theo toán học cũ quy ước) ;đồng thời sẽ trả lời là hiện tại em nợ 5.000đ .
Một câu hỏi như vậy, theo tôi mới đúng cả về toán học, cả về cách hành văn.Đấy tôi giải thích và phân tích theo cái suy nghĩ "tưng tưng" của tôi các bạn thấy thế nào?
Còn về những câu giải thích của bạn Xuân Đạt
Trích:
Em có 5000 đ và em nợ 5000 đ hỏi tổng giá trị tài sản của em là bao nhiêu tiền?
khi em nợ thì có nghĩa em sẽ phải trả người ta 5000 đ, tức là cũng giống như em tiêu đi 5000 đ => đs 5000 - 5000 = 0 đ.
-----------------------------------
Tôi đã giải thích một cách cụ thể và thật rõ ràng trong luận điểm "Sai lệch toán học" trên trang Web:etasme.com ;
Trích dẫn trong etasme.com
Do tập số thực R là tập hợp giữa hai phép toán cộng(+) và trừ(-) , nên trong phép so sánh để tiện lợi trong tính toán , chúng ta có thể tiến hành so sánh giữa các phép toán cộng(+) và trừ(-) với nhau , mà vẫn không làm mất đi ý nghĩa và giá trị của chúng .
Ví dụ :
Chúng ta có thể so sánh giữa hai giá trị +3 và -4 , hoặc -2 và +3, để biết các giá trị nào lớn hơn giá trị nào . Nhìn vào hai giá trị +3 và -4 , do giá trị thực -4 lớn hơn +3 ; -2 nhỏ hơn + 3 , nên chúng ta có thể biểu diễn chúng dưới dạng toán học như sau:
-4 > +3 ; -2 < +3
Tại sao tôi lại chứng minh và biểu diễn các giá trị cộng(+) , trừ(-) , ngược lại với nền “Tảng toán học cũ ”, tôi xin được lí giải như sau :
*Theo phép toán cũ thì :
+3 > - 4 ; Phép so sánh đó không đúng như tôi đã trình bày trong phần trên . Tôi xin được bổ sung thêm ví dụ thật cụ thể hơn .
Ví dụ :
a/ Bạn A thiếu nợ 4đ ; Nghĩa là tài sản của bạn A bị (- 4) ; Vậy khi bạn A đi làm kiếm được 3đ ; Ghi là +3đ ; Vậy hỏi số tiền mà bạn A thiếu nợ và số tiền mà bạn A kiếm được số tiền nào lớn hơn ?
Theo “ phép toán cũ ” cho rằng , số tiền mà bạn A kiếm được , lớn hơn số tiền mà bạn A thiếu nợ là sai hoàn toàn , từ “ toán học cho đến tự nhiên lẫn thực tế” , tại sao vậy ?
Tại vì nếu cho rằng số tiền kiếm được là 3đ , lớn hơn số tiền thiếu nợ là -4đ , thì khi bạn A lấy 3đ đem trả nợ , thì số tiền kiếm được đó phải còn dư lại . Nghĩa là bạn A phải được thối lại tiền , thì toán học lẫn thực tế mới đúng . Nhưng thực tế thì bạn A chẳng những không được thối lại tiền , mà bạn A vẫn còn thiếu lại (1đ) , vì vậy tài sản của bạn A vẫn còn bị (-1đ) , nghĩa là :
-4đ +3đ = -1đ
Điều đó chứng tỏ “ Toán học cũ ” đã “ sai ” một cách thật cơ bản .
Nếu bạn A nợ (4đ) nghĩa là -4đ ; Khi bạn A kiếm được 5đ , thì lúc đó toán học thể hiện phép so sánh 5 > -4 ; Mới đúng từ “ Toán học , cho đến thực tế ” ,tại sao vậy ?
Tại vì khi bạn A đem 5đ kiếm được trả nợ , thì sẽ trả hết nợ đồng thời được thối lại 1đ .
b/ Trường hợp so sánh số tiền giữa hai bạn A và B , nếu bạn A thiếu nợ (4đ) ; Nghĩa là tài sản của bạn A bị trừ đi (-4đ) . Trong khi đó bạn B có 3đ , vậy hỏi số tiền mà bạn A thiếu nợ và số tiền mà bạn B có được số tiền nào lớn hơn ?
- Tương tự như cách chứng minh trên
* Theo “ phép toán cũ ”
Khi cho rằng số tiền bạn B có lớn hơn số tiền mà bạn A thiếu nợ , nghĩa là :
(+3 > -4) là sai hoàn toàn .
*Theo “ phép toán mới ” Thì
( +3 < -4 )
Nghĩa là số tiền mà bạn A thiếu nợ sẽ lớn hơn số tiền mà bạn B có , thì mới đúng từ toán học , lẫn thực tế . Từ cách so sánh hai giá trị mang phép toán cộng(+) và trừ(-) ở trên , tôi xin rút ra nhận xét như sau :
· Nhận xét :
Khi so sánh giữa hai giá trị mang phép toán cộng(+) và trừ(-) , chúng ta cũng không cần quan tâm đến các phép toán mà các giá trị đó được gán cho . Vì vậy phép toán nào có giá trị thực lớn hơn , thì phép toán đó sẽ lớn hơn
Do đó trong tập số thực :
R = R+ R-
Bao gồm các số hữu tỉ và các số vô tỉ , mang các phép cộng(+) , thuộc R+ , hay mang các phép toán trừ(-) thuộc R- .
Nếu ta thừa nhận với hai số thực bất kì ( x , y ta luôn có hoặc x = y ; hoặc x < y ; hoặc x > y )
*Đấy là điểm mấu chốt và thật cốt lõi của “ Nền tảng toán học mới ” của tôi đưa ra nhầm áp dụng vào trong phép so sánh lớn hơn( > ) và nhỏ hơn( < ) giữa hai giá trị cộng(+) , trừ(-) ; Hay nói nôm na theo “ Phép toán cũ ” là giữa hai giá trị “ âm(-) , dương(+) ” trong trường số thực R , để biết giá trị nào lớn hơn giá trị nào và lớn hơn bao nhiêu .
Chứ không như “ Nền tảng toán học cũ ” , chỉ dạy và bắt chúng ta phải hiểu các giá trị dương(+) luôn lớn hơn các giá trị âm(-) , mà không dạy lớn hơn bao nhiêu . Chính vì vậy mà khi tôi đưa ra câu hỏi tưởng chừng thật đơn giản là ( +3 > -3 ) bao nhiêu? Thì không một nhà toán học đủ khả năng trả lời , đồng thời chứng minh được bằng chính cái nền tảng toán học mà mình đang học . Thậm chí khi tôi đưa ra giải thưởng (10.000 , hoặc 20.000 usd) , cho bất kỳ nhà toán học nào trả lời và chứng minh được ( +3 > -3 ) bao nhiêu? Thì không một nhà toán học nào chứng minh được , quả là buồn cười khi mà cũng câu hỏi đó , có bạn lại bảo ( +3 > -3 ; Là 3 lần ; 6 lần , thậm chí có bạn lại bảo là 8 hay 9 lần ) , thì quả thật thảm hại và buồn thay cho “ Nền tảng toán học cũ ” các bạn ạ .
Vậy mà các nhà toán học , cứ ngang nhiên hô hào và tiên bố , toán học là một môn học chủ đạo cho các môn khoa học khác . Vì vậy toán học luôn mang tính chính xác và logic cao , thì quả thật là “ khó hiểu cho cái hiểu ngày nay ” phải không các bạn .
* Chính vì “ Nền tảng toán học cũ ” , luôn lấy giá trị dương(+) làm giá trị chuẩn trong phép so sánh với các giá trị âm(-) , nên lúc nào cũng cho các giá trị dương(+) , lớn hơn các giá trị âm(-) . nghĩa là :
+1 > -1.000 ; +3 > -3 ; 0 > -100 ;………………; 0 > - .
Nên dễ bị bế tắc khi gặp các câu hỏi đại loại mà tôi đã đưa ra trong phần trên như sau :
1/ Tại sao khi tôi lấy hai giá trị âm (-) nhỏ hơn không (- < 0) , như hai giá trị
( - 3 < 0) và (- 4 < 0) , nằm bên tay trái của số không(0) , nhân với nhau thì kết quả lại cho ra giá trị dương (+ 12 > 0) ?
2/ Tại sao khi ta lấy giá trị âm(-1 < 0 ) và giá trị dương (+ 1.000 > 0) , vậy mà khi tôi lấy giá trị (+1.000 > 0) lớn hơn không(0) gấp cả ngàn lần , đem nhân cho giá trị (-1) , nhỏ hơn không chỉ có một lần , thì kết quả lại cho ra giá trị âm (- 1.000 < 0) .
3/ Các bạn có thể chứng minh được giá trị ( +3 > -3 ) bao nhiêu?
* Nhưng ngược lại trong phép so sánh theo “ Phép toán mới ” của tôi đưa ra , thì tôi có thể trả lời một cách thoải mái mà không bị “ Bế tắc ” hay “ Trở ngại ” , khi gặp các câu hỏi đại loại như trên . Tôi xin được dẫn chứng bằng cách lí giải các câu hỏi trên :
* Lí giải các câu hỏi trên theo “ luận điểm toán mới ”
1/ Tại sao hai giá trị( - 3 < 0) và (- 4 < 0) , nằm bên tay trái của số không(0) , nhân với nhau theo phép nhân dấu của “ Phép toán cũ ” thì kết quả lại cho ra giá trị dương (+ 12 > 0) ?
Theo luận điểm toán mới :
Thì các giá trị(-3) và (-4) , điều lớn hơn không(0) , nghĩa là: ( -3 > 0 và -4 > 0 ) . Vì vậy theo “ Toán mới ” thì hai giá trị( -3 và -4 > 0 ) , khi nhân với nhau theo quy tắc của phép toán nhân( - x - = + ) , sẽ cho ra phép toán cộng(+) lớn hơn không( + > 0 ) , đó là điều hiển nhiên không thể nào khác được . nghĩa là : ( -3 x -4 = +12 > 0 )
2/ Tại sao khi ta lấy giá trị âm(-1 < 0 ) và giá trị dương (+ 1.000 > 0) , đem nhân với nhau thì kết quả lại cho ra giá trị ( -1.000 < 0 ) . Nghĩa là kết quả lại nhỏ hơn không đến cả ngàn lần
Theo luận điểm toán mới :
Thì giá trị ( -1 > 0 ) và giá trị ( + 1.000 > 0 ) , Vì vậy theo “ Toán mới ” thì hai giá trị( -1 và +1.000 > 0 ) , khi nhân với nhau theo quy tắc nhân của phép toán( + x - = - ) , sẽ cho ra phép toán trừ(-) vẫn lớn hơn không , đó là điều hiển nhiên không thể nào khác được . nghĩa là : ( -1 x +1.000 = -1.000 > 0 )
3/ Các bạn có thể chứng minh được giá trị ( +3 > -3 ) bao nhiêu?
Cũng từ định nghĩa 3 : và các chứng minh trên , tôi sẽ chứng minh và giải thích tại sao “ Nền tảng toán học cũ ” , không thể chứng minh và giải thích được ( +3 > -3 bao nhiêu? ) .
Trong khi “ Luận điểm toán mới ” do tôi đưa ra , lại chứng minh và giải thích được vấn đề trên , mà không bị bất kỳ sự bế tắc nào .
theo tôi thì giữa hai giá trị +3 và -3 , sẽ được phân tích một cách cụ thể như sau :
Muốn so sánh giữa hai giá trị mang hai phép toán cộng(+) và trừ(-) đó , trước tiên tôi sẽ tách các phép toán ra khỏi các giá trị +3 và -3 ta sẽ có :
1) 3 = 3 ;
2) + ≠ -
Nghĩa là +3 và -3 có giá trị thực bằng nhau , nhưng khác nhau về phép toán , mà đơn thuần là phép toán đứng “ độc lập ” , thì có ai đi so sánh các phép toán , để biết phép toán nào lớn hơn phép toán nào bao giờ . Vì vậy trên trục số thực , mang hai phép toán cộng(+) và trừ(-) , ngược chiều nhau so với số không(0) luôn nằm tại tâm điểm ,đều có giá trị thực bằng nhau , mặc dù mang hai phép toán khác nhau :
- ……………. - 5 , - 4 , - 3 , - 2 , - 1 , 0 , + 1 , + 2 , + 3 ,+ 4 , + 5 ………………….,+
Rất đơn giản , rất toán học và rất đúng với thực tế ,tôi xin được chứng minh cách lý giải trên , bằng các ví dụ rất cụ thể và đơn giản như sau :
Ví dụ :
1/ So sánh giữa thiếu nợ và có tiền :
Trường hợp bạn A thiếu nợ 3đ , nghĩa là bạn A bị trừ(-3đ) , trong khi đó em của bạn A lại có 3đ , nghĩa là cộng(+3đ) . Nếu lập luận theo “ Toán cũ ” , thì ( +3đ em bạn có > -3đ mà bạn thiếu) , là “ Sai ” từ toán học cho đến thực tế , tại sao ?
Tại vì khi bạn A nhờ em bạn lấy 3đ mà em bạn có , đem trả nợ giùm bạn ấy , thì không được thối lại tiền dù chỉ là một “ xu ” , tại sao vậy? Tại vì :
-3đ + 3đ = 0
Mà hai giá trị đó khi cộng(+) lại bằng không , thì hai giá trị đó phải bằng nhau từ “ Toán học lẫn thực tế ” mới đúng phải không các bạn?
Tương tự như ví dụ trên , các bạn có bao giờ thấy trong toán học , lại đi so sánh giữa hai phép toán nhân(x) và chia(/) , để xem giữa hai phép toán đó , phép toán nào lớn hơn phép toán nào bao giờ phải không các bạn? Đơn cử có ai lại đi so sánh nhân 3 lớn hơn chia 3 là bao nhiêu bao giờ . Điều đó nói lên vấn đề thật “ Mấu chốt ” và “ Quan trọng ” như sau :
Trong phép so sánh bằng(=) , lớn hơn( > ) , nhỏ hơn( < ) , chúng ta chỉ so sánh các “ giá trị thực ”để biết giá trị nào bằng(=) , lớn hơn( > ) , hoặc nhỏ hơn( < ) , giá trị nào , mà không cần quan tâm đến “ các phép toán áp đặt ” lên các giá trị đó .
2/ So sánh vận tốc :
Nếu tại điểm xuất phát không(0) , có hai chiếc xe cùng chạy theo hai hướng ngược chiều nhau với vận tốc là 50km/h . Hỏi vận tốc của xe nào lớn?
Nếu theo “ Luận điểm toán học cũ ” , luôn cho rằng chiếc xe chạy với vận tốc 50km/h theo chiều dương(+) , sẽ lớn hơn vận tốc 50km/h theo chiều âm(-) . Như có lần khi tranh luận trên trang Web của Đài BBC , cũng như các trang Web toán học khác , thì đa số các bạn điều cho rằng ( +50km/h > -50km/h ), là sai một cách thật cơ bản từ toán học cho đến thực tế , tại sao vậy?
* Sai từ thực tế
Nếu không tin , các bạn có thể thực hành bằng cách lấy hai chiếc xe ra chạy thử , các bạn sẽ thấy vận tốc của hai chiếc xe là bằng nhau , mặc dù chúng chạy ngược chiều nhau
* Sai từ toán học
Trong khi “ Nền tảng toán học cũ” , đã chứng minh một cách rõ ràng rằng
+50km/h + ( -50km/h ) = 0
Nhưng thực tế lại dạy cho chúng ta hiểu ngược lại là ( +50km/h > -50km/h ),
Vậy mà bao nhiêu thế kỷ nay nhân loại cứ phải học và phải hiểu toán học theo cách “ Ngược ngạo ” thì quả là khó hiểu cho cái hiểu ngày nay?
3/ So sánh về nhiệt độ :
khi nhìn vào “ Nhiệt kế ” , chúng ta dễ dàng nhận thấy thang đo nhiệt độ ghi trên đó từ âm(-) cho tới dương(+) , và nhiệt độ 0 luôn nằm tại tâm điểm . Có một lần khi tranh luận trên trang Web của Đài BBC có một số bạn đã bảo rằng :
+3độ > -3độ
* Sai từ thực tế
Thật là buồn cười , khi mà ta lấy hai cái nhiệt độ ( +3độ và -3độ ) đó hòa lại với nhau , thì chúng sẽ trở về nhiệt độ không(0) . mà một khi nhiệt độ bằng không(0) , thì làm gì ( + 3độ lại lớn hơn -3độ ) , thực tế là như vậy. Còn về toán học thì sao ?
* Sai từ toán học
Còn toán học cũng đã chứng minh rõ ràng : + 3độ + ( -3độ ) = 0
Các bạn có nhận thấy tôi đã giải thích những vấn đề toán học , trên theo “ Luận điểm toán mới ” , một cách đơn giản và chính xác , đúng từ toán học cho đến thực tế .Vậy mà từ nào đến giờ “ Nền tảng toán học cũ ” , không thể nào dùng chính cái nền tảng toán học mà mình đã học , giải thích được các câu hỏi tưởng chừng thật đơn giản , thật toán học như trên , thì quả là chuyện lạ .
--------------------------------
Nên tôi thấy không cần thiết phải giải thích thêm,thân chào,TVT.
------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại