Sai lệch toán học

thực ra tôi không nhất thiết tranh luận cùng các bạn.Tôi chỉ cần gởi thẳng đến Viện Toán học Thế Giới ,xem xét và có hướng giải quyết cụ thể hơn.

Kính gửi bác Trần Văn Tuấn,

Là 1 nhà toán học lỗi lạc, nhưng đôi lúc lập luận của bác cũng có phần chưa thật sự chặt chẽ. Đây là mâu thuẫn nghiêm trọng trong 2 câu trên của bác:

Nếu bác không chịu tranh luận cùng em và các bạn, thì gửi công trình đến Viện Toán học Thế Giới bằng cách nào?

Tháng 10 năm ngoái (2007), em được chính thức công nhận là đại diện của Viện Toán học Thế Giới, phụ trách mảng "Các phát kiến kỳ quái tại những nước chậm phát triển" (gọi tắt là ES group).

Tuy nhiên, vì bác đã tự chứng minh được sai lầm của chính mình chỉ trong 1 paragraph, em xin phép từ chối mọi yêu cầu của bác gửi tới nhóm ES từ nay và ít nhất trong nhiệm kỳ của em. Vì những lý do cá nhân, ít nhất trong 15 năm tới em chưa có ý định từ bỏ nhiệm kỳ của mình.

Chúc bác thành công khi gửi công trình đến các Viện khác của Thế Giới, hoặc quay lại với Viện của em vào năm 2022. Khi đó Vietnam có lẽ cũng không còn là nước chậm phát triển nữa, nên dù phát kiến của bác có kỳ quái đến đâu cũng không phải thông qua em để chuyển tiếp lên Viện trưởng.

Trân trọng
/Thanh
 
Đồng chí Trần Văn Tuấn không có ý kiến gì nữa à? Tại sao đồng chí im lặng suốt một thời gian dài như thế? Đồng chí định bỏ rơi "anh em" trong này à!!!!!!!!!!!!!!!!!
Chào bạn Chử Thanh Thủy và các bạn.thật tình sao khi tiếp xúc một số các Thầy dạy toán của các trường đại học,đơn cử như Đại học Khoa Học Tự Nhiên,Đại học Sư Phạm,Khoa toán Đại học Kinh Tế,Đại học Bách Khoa,ở T/P HCM..v..v....
Thú thật với bạn, tôi thật bất ngờ khi mà một số Thầy dạy toán đó, lại mất căn bản ngay chính cái toán học mà mình đang học và giảng dạy .Thì tôi thật sự không thể hiểu nổi cho cái hiểu ngày nay của nhân loại, về cái nền tảng toán học, mà cả thế giới đang sử dụng và luôn được ca tụng là hay là đẹp,chính xác và logic đó như thế nào.
Đơn cử như vừa rồi, tôi đã trực tiếp gặp giáo viên toán trường Đại học KHTN,là học trò của Thầy Dương Minh Đức,một trong những cây đại thụ toán học của VN,tác giả của quyển "Phương pháp mời học toán đại học",bạn ấy đưa một bài toán rất đơn giản ra hỏi tôi như sau:
"Bạn A thiếu nợ 5 đồng" .Nghĩa là số tiền A hiện có là bao nhiêu?
Ở đây tôi chỉ đưa ra câu hỏi của giáo viên toán trường ĐHKHTN,cho bạn và các bạn khác xem,để bạn và các bạn khác có ý kiến đóng góp, xem một giáo viên toán của một trường ĐH, đưa ra một câu hỏi toán học như vậy ,đúng, sai, như thế nào?
Tôi đang chờ câu trả lời của các bạn, để xem sự hiểu biết về toán học của các bạn như thế nào,thân chào,TVT.

TB : Nghe bạn Bùi Hải Thanh đưa ra lời hù dọa tôi sợ hết cả hồn các bạn ạ.Còn một số vấn đề tranh luận, nếu rãnh tôi sẽ đưa ra để các bạn cùng đóng góp ý kiến.



------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
TB : Nghe bạn Bùi Hải Thanh đưa ra lời hù dọa tôi sợ hết cả hồn các bạn ạ.Còn một số vấn đề tranh luận, nếu rãnh tôi sẽ đưa ra để các bạn cùng đóng góp ý kiến.

Bác Tuấn đáng yêu quá, em hù dọa bác làm gì, em nói thật đấy, bác đừng quá sợ hãi mất cả ý chí tranh luận.

Em không hiểu rõ vẻ đẹp toán học trong vụ nợ nần tiền. Nhưng em phải nói trước thế này, nếu sau này không may bác nợ em 5 đồng mà không trả, em sẽ xử lý bằng các phương pháp phi toán học.

Có lẽ bác nên phát minh ra cái gì khác có ích hơn Toán, vì Toán sẽ không giúp bác quịt nợ của em được đâu.

Chúc bác thành công,
/Thanh
 
Chào bạn Chử Thanh Thủy,câu hỏi mà tôi đưa ra hỏi các bạn, là của một thầy dạy toán của trường ĐHKHTN.Tôi chỉ hỏi các bạn xem và đóng góp ý kiến xem câu hỏi toán học đó, đúng,sai,như thế nào?
Vậy mà bạn lại đưa ra một lô chứng minh và giải thích ,vừa bằng toán học, vừa bằng văn chương,giải thích lòng vòng như sau:
Trích :
Tôi trả lời là:
Nghĩa là về phía A thì A có số tiền là 0 – (- 5) hay là +5 đồng.

Giải thích: ban đầu A có 0 đồng, nợ 5 đồng nên phải trả người ta là
(– 5) đồng; (- 5) đồng là số tiền anh ta phải trả, tức là trong ví anh phải luôn luôn mất đi 5 đồng. Vì phải trả (- 5) đồng nên số tiền hiện có là 0 – (- 5) = +5. Đơn giản thế thôi.

Nếu từ trước A có sẵn 1 đồng và bây giờ thiếu nợ 5 đồng thì A hiện có là:
1 – (- 5) = 6 đồng.
Nếu từ trước A nợ người ta 1 đồng tiêu hết chưa trả được và bây giờ thiếu nợ 5 đồng thì A hiện có là: 0 - 1 – (- 5) = 4 đồng

Đồng chí Trần Văn Tuấn đừng nói là anh ta có (- 5) đồng nhé!

Bây giờ tôi đang khát tiền = 0, đồng chí Tuấn cho tôi vay 5 tỉ thì tôi hiện có +5 tỉ để tiêu. Cách hiểu ngược lại, nếu vay 5 tỉ thì tương lai sẽ phải – 5 tỉ để trả nợ.
Nếu bây giờ vừa được vay 5 tỉ mà lại nói là số tiền tôi là – 5 tỉ thì hoá ra tôi vừa vay xong lại phải đem trả ngay à: 5 – 5 = 0 lại còn chưa tính lãi nữa, thế thì tôi thiệt sao?
-----------------
Thì quả là trình độ toán học của bạn, được xếp vào top ten mất căn bản toán trầm trọng rồi bạn ạ?Sự mất căn bản đó không chỉ riêng mình bạn, mà hầu như cả thế giới đều bị mất căn bản bằng ngay chính cái nền tảng toán học mà mình đã được học,tại sao vậy?
Tại vì cái "Nền tảng toán học cũ", bản thân nó đã "sai" ngay từ cách lập luận ban đầu, khi cho rằng các giá trị âm(-), đều nhỏ hơn không.Nên các nhà toán học, khi đưa ra một bài toán, đều phải đặt câu hỏi sao cho phù hợp với sự sai lệch đó.Mà điển hình bạn cũng là một trong trường hợp, mà tôi vừa phân tích.
Mà chính bản thân bạn, với sự am hiểu về toán học, bạn lại không nhìn thấy bài toán :
Trích :
"Bạn A thiếu nợ 5 đồng" .Nghĩa là số tiền A hiện có là bao nhiêu?

---------------------
Đúng,sai,như thế nào thì tôi xin tạm thời miễn tranh luận với bạn,tôi sẽ giải thích cụ thể về bài toán đó ,đúng,sai,như thế nào, trong các bài viết tiếp theo.Tôi đang chờ các bạn toán học khác, đóng góp ý kiến cho bài toán trên,thân chào,TVT.



------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Cứ theo toán học của bác Tuấn thì chúng ta sẽ có bài toán như sau
2 - 1 = 1
2 - 3 = -1
mà theo bác Tuấn thì 1=-1 vậy suy ra
2 - 1 = 2 - 3
trừ 2 vế cho 2 ta có
-1 = -3
mà -3 = 3
=> 1 = 3
 
từ nợ nghe mơ hồ quá:-? nhiều thằng có tiền mà vẫn ko trả nợ đâu anh ạ:))
 
Chào các bạn,tôi thật sự lấy làm bất ngờ ,khi mà hầu như tất cả các bạn học toán, khi xem qua bài toán rất đơn giản,rất cơ bản về toán học, lại không đủ khả năng đánh giá được bài toán đó, đúng, sai, như thế nào,thì tôi thật sự khó hiểu cho cái hiểu ngày nay các bạn ạ.
còn bạn Lê Xuân Đạt, bạn nên xem lại trong luận điểm "Sai lệch toán học", mà tôi đưa ra tôi có bao giờ phép so sánh +1 = -1 ; vậy mà lại bảo rằng:
Trích :
Cứ theo toán học của bác Tuấn thì chúng ta sẽ có bài toán như sau
2 - 1 = 1
2 - 3 = -1
mà theo bác Tuấn thì 1=-1 vậy suy ra
2 - 1 = 2 - 3
trừ 2 vế cho 2 ta có
-1 = -3
mà -3 = 3
=> 1 = 3
---------------------
Bạn nên đóng góp ý kiến về bài toán của một thầy dạy toán,mà tôi đưa ra, xem ,đúng,sai như thế nào thôi bạn ạ.



------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
ôi bài nào bác Tuấn post cũng dài vật vã ra í (_ ____")
chưa lần nào cháu dám đọc hết cả :">

lòng vòng đôi co 1 hồi (1 hồi ở đây là mấy năm í nhỉ :p)
cháu thì k dám tranh luận vs bác về Toán ạ :D vì đến các thầy giáo lỗi lạc hơn cháu cả nghìn lần bác còn khẳng định các thầy mất căn bản nữa là :"> hik ...

vậy cháu chỉ mạn phép hỏi bác :D
thế bác đã tìm được supporter nào chưa ạ? :">
và Toán học cũ ... ừ thì theo bác là sai ạ :"> ... đã làm j ảnh hưởng đến hòa bình Trái Đất chưa ạ? :D ... đã làm sập cây cầu nào chưa ạ? :D ... đã làm ai ngộ độc mà nói lời ly biệt chưa ạ? :D
Nếu mà chưa :"> thế rốt cuộc là điều khẳng định như đinh đóng cột của bác để làm j ạ :">

Mà đọc bài của bác cháu thấy bác như gián tiếp chửi mọi người đều ngu vs nông cạn í :"> hik ... tủi thân quá ==" ...
 
Đồng thời giữa các giá trị mang hai phép toán cộng(+) và trừ(-) trái ngược nhau , chúng ta có thể so sánh các giá trị đó với nhau , như trong phần ( định nghĩa và cách chứng minh 3 ) , nghĩa là giá trị mang phép toán trừ(-) vẫn lớn hơn không( - > 0 ) , kể cả giá trị cộng(+). Nên chúng ta không cần dùng đến giá trị tuyệt đối (I I ) .Nghĩa là giữa hai phép toán cộng(+) và trừ(-) với nhau , giá trị thực của phép toán nào lớn , thì giá trị đó lớn .

* Ví dụ : - 4 > +3 ; - 2 > +1 ; -1 > 0 ; ….v..v…
như phát biểu trên của bác thì giá trị thực của 1 và -1 phải = nhau đúng không hả bác Tuấn, hay 2 giá trị thực bằng thì khỏi so sánh?
thế thì nếu gặp bài toán so sánh 1 và -1 thì sẽ thế nào?
theo bác thì
-3 > -1
giờ cộng 2 vế với 2 thì có
-1 > 1
giờ ta cũng có
3 > 1
trừ 2 vế cho 2 ta lại có
1 > -1

=====================
Phân tích bài toán như sau anh A có 0 đ đi vay 5 đồng, vậy anh ta có 5 đ vừa vay được và khoản nợ 5 đ tổng tài sản vẫn = 0 đ. Nếu tiêu hết 5 đ vay được thì anh ta chỉ còn 0 đ và khoản nợ 5 đ tổng tài sản 0-5=-5 đ

=====================
Có một thầy dạy toán trường Đại học, khi tôi hỏi vậy chứ thầy có thể cho tôi biết trong tự nhiên và trong thực tế có cái gì nhỏ hơn không,không thầy?
Thầy ấy mới trả lời có chứ,tôi mới hỏi tiếp,thầy có thể cho tôi biết được không?Thầy giải thích như sau:
Nếu ta lấy mực nước biển làm chuẩn,nghĩa là số không(0),nếu như từ mực nước biển trờ lên,thì điều lớn hơn không(>0).Còn từ mực nước biển trở xuống, sẽ nhỏ hơn không(< 0).Ở đây tôi chỉ hỏi các bạn, vậy chứ cả một cái biển nước như vậy, mà thầy dạy toán cấp Đại học, lại bảo nhỏ hơn không(Nghĩa là cả một biển nước mang giá trị âm < 0), thì quả là cả nhân loại đang bị cái "Toán học cũ" làm cho mê hoặc, không còn phân biệt được ,trắng, đen, như thế nào,thì quả là chuyện lạ phải không các bạn?Câu hỏi đó tôi bỏ ngỏ tự các bạn suy ngẫm sẽ hiểu.Còn câu thiếu nợ, khi tôi đưa ra hỏi, thì thấy đó cũng trả lời y như bạn đức trả lời ,rồi cũng không giải thích được,thì quả là khó hiểu cho cái hiểu ngày nay.Vì lý do tế nhị, tôi không nêu đích danh tên và chức vụ của những thầy nêu trên,các bạn thông cảm.
Ở đây chắc chắn là thầy ấy đã nói lấy mặt nước biển làm chuẩn chứ không phải mực nước biển.

=================
Giờ cho bác 1 đường thẳng bất kỳ bác xác đinh cho điểm 0 là ở chỗ nào chứng minh điểm đó là nhỏ nhất(theo toán học của bác)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Giải thích cho bác Tuấn về sự hình thành số âm:
Sau khi con người đã sáng tạo ra hệ số tự nhiên thì con người đã gặp các bài toán có dạng :0-1;0-2... như bài toán vay nợ ở trên. Vậy các nhà toán học đã giải quyết bài toán này như thế nào câu trả lời là: với hệ số tự nhiên con người sáng tạo ra thì bài toán không thể giải được và được giữ nguyên 0-1=0-1. Sau đó để thuận tiện cho việc giải toán các nhà toán học đã bỏ đi số 0 chỉ còn là -1 và gọi là số âm(tham khảo đại số lớp 6). Khi gặp các giá trị âm như -1,-2 thì phải hiểu là 0-1,0-2.
Và áp dụng tính chất căn bản nhất của toán hoc:
a > a-b (b>0)=> 0 > -1>-2...>-vc
=====================
nhầm hình như trong quyển chìa khóa vàng toán học mới đung hix lâu rồi không nhớ rõ
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào các bạn,khi đưa ra bài toán rất đơn giản,rất cơ bản :
Trích :
Trích :
"Bạn A thiếu nợ 5 đồng" .Nghĩa là số tiền A hiện có là bao nhiêu?

---------------------
Tôi chỉ mong các bạn trả lời vắn tắc,đúng,sai,như thế nào.Nhưng tôi thật lấy làm thất vọng, khi mà hầu như không một bạn nào đủ khả năng chỉ ra bài toán đó,đúng,sai,ra sao.Các bạn cứ tha hồ dùng cái kiến thức toán học của mình diễn giải, thôi thì mổi người mổi cách, thì tôi phải công nhận cái "Nền tảng toán học cũ",quả thật là phong phú đa dạng và mang đậm tính trừu tượng và phi thực tế,các bạn ạ.
Trong các câu hỏi của các bạn, tôi thường thích những câu hỏi toán học của bạn Lê Xuân Đạt,đơn cử như sự giải thích về sự hình thành số âm như sau :
Trích :
Giải thích cho bác Tuấn về sự hình thành số âm:
Sau khi con người đã sáng tạo ra hệ số tự nhiên thì con người đã gặp các bài toán có dạng :0-1;0-2... như bài toán vay nợ ở trên. Vậy các nhà toán học đã giải quyết bài toán này như thế nào câu trả lời là: với hệ số tự nhiên con người sáng tạo ra thì bài toán không thể giải được và được giữ nguyên 0-1=0-1. Sau đó để thuận tiện cho việc giải toán các nhà toán học đã bỏ đi số 0 chỉ còn là -1 và gọi là số âm(tham khảo đại số lớp 6). Khi gặp các giá trị âm như -1,-2 thì phải hiểu là 0-1,0-2.
Và áp dụng tính chất căn bản nhất của toán hoc:
a > a-b (b>0)=> 0 > -1>-2...>-vc

------------------------
Nhân khi bạn giải thích về số âm,bạn nói con người đã gặp các bài toán có dạng : 0 - 1 ; 0 - 2........như bài toán vay nợ trên .Thú thật với bạn tôi thật sự tâm đắc với các phép toán đó, tại sao vậy? Tại vì đó mới thật sự là phép toán . Mà một khi chúng ta đã cho đó là các phép toán, thì chúng ta không thể lấy bất kỳ lý do nào, để biến các phép toán đó thành các giá trị âm, bằng cách bỏ đi số 0 chỉ còn -1 ; -2 thì phải hiểu là 0 - 1 ; 0 - 2 .
Tại sao lúc đó các bậc tiền bối toán học của chúng ta, không dạy cho nhân loại rằng, các giá trị âm -1 ; -2 ; -3 ,-4 ;......v..v...., đó chính là các số tự nhiên mang phép toán trừ như sau :
-1 đọc là trừ 1
-2 đọc là trừ 2 ......v..v......
Đúng với tinh thần toán học cũng như đúng với các phép toán như bạn đã trình bày
Trích :
Khi gặp các giá trị âm như -1,-2 thì phải hiểu là 0-1,0-2.

------------------------
Mà đã là phép toán, thì có ai lại bảo phép toán đó nhỏ hơn không bao giờ phải không bạn? Nếu được như vậy, thì toán học của nhân loại đã đi đúng hướng và biết đâu, với sự đúng hướng đó "Nền tảng toán học của nhân loại", ngày nay có thể tiến bộ hơn bây giờ gấp nhiều lần.Đồng thời tương ứng với sự phát triển đúng hướng của toán học,khoa học của nhân loại có thể đã phát triển hơn bây giờ gấp nhiều lần rồi phải không các bạn?
Nếu được như vậy thì tôi và các bạn đâu phải ngồi đây tranh luận cái nền tảng toán học mà chúng ta đang học và sử dụng ,đúng,sai,như thế nào phải không các bạn? Các bạn cứ suy ngẫm xem cách biến các phép toán trừ :
0 - 1 ; 0 - 2 ;......v..v...... thành các giá trị âm - 1 ; - 2 , bằng cách bỏ đi con số 0, là các bậc tiền bối của chúng ta, đã phạm một sai lầm thật nghiêm trọng trong "Nền tảng toán học" .Chính vì vậy mà ngày hôm nay, những người học toán, không tài nào phân biệt được đâu là phép toán trừ, đâu là các giá trị âm,thì quả là chuyện lạ nhưng có thật 100% phải không các bạn?Thân chào,TVT.



------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Chào các bạn,bạn Thanh Thủy ạ tôi thật sự thất vọng về kiến thức toán học của bạn.Bạn cứ phân tích lung tung, đầu không ra đầu đuôi không ra đuôi,những điều bạn suy diễn xong, bạn lại bảo đó là do tôi thế này thế khác.
Ban nên đọc kỹ lại bài viết của bạn Lê Xuân Đạt, khi đưa ra khái niệm tại sao tồn tại số âm và số âm ra đời như thế nào như sau:
Trích :
Giải thích cho bác Tuấn về sự hình thành số âm:
Sau khi con người đã sáng tạo ra hệ số tự nhiên thì con người đã gặp các bài toán có dạng :0-1;0-2... như bài toán vay nợ ở trên. Vậy các nhà toán học đã giải quyết bài toán này như thế nào câu trả lời là: với hệ số tự nhiên con người sáng tạo ra thì bài toán không thể giải được và được giữ nguyên 0-1=0-1. Sau đó để thuận tiện cho việc giải toán các nhà toán học đã bỏ đi số 0 chỉ còn là -1 và gọi là số âm(tham khảo đại số lớp 6). Khi gặp các giá trị âm như -1,-2 thì phải hiểu là 0-1,0-2.
------------------------

Bạn có nhận thấy bạn Lê Xuân Đạt nói rất rõ ràng và mạch lạc như sau:
Trích :
Khi gặp các giá trị âm như -1,-2 thì phải hiểu là 0-1,0-2.
------------------------
Bạn có thấy toán học cũ đã giải thích một cách thật cụ thể là khi gặp các giá trị âm -1 , -2 thì phải hiểu là 0 - 1 , 0 - 2 , như bạn Đạt trình bày.Vậy mà bạn lại bảo:
Trích :
TVT đã sai lầm khi coi -1 đọc là trừ 1 vì:
-1 đọc là âm 1 và đọc là trừ 1 khi phép toán có 2 số tham gia trở lên ví dụ 0 trừ 1 thì viết là 0 - 1.
Nhân loại đã hoàn toàn "tiến hoá" khi nghĩ ra số âm khi bỏ đi số 0 đằng trước. Ai bảo là nhân loại không phân biệt được đâu là phép toán trừ và đâu là số âm nào!!!!!!!!!!!!!
-------------------

Tôi có nói như vậy đâu,tôi chỉ vựa vào cách lý giải của bạn Xuân Đạt thôi bạn ạ?Bạn thấy không bạn Đạt bảo rằng,bỏ đi số không đằng trước thì trở thành giá trị âm -1, -2 , nhưng lúc nào cũng vẫn phải hiểu các giá trị âm đó là các phép toán trừ 0 - 1 , 0 - 2 .Thì nói thật với bạn cái toàn học mà chúng ta đang học nói riêng và nhân loại nói chung, theo tôi chắc bị " Hâm " hơi nặng bạn ạ? Tại sao vậy?
Tại vì khi viết thì viết là giá trị âm -1 , -2 ; Nhưng phải hiểu các giá trị âm là các phép toán trừ .Thì thú thật với bạn, khi xem xong bài viết của bạn Xuân Đạt phân tích về các giá trị âm, thì đầu óc tôi cũng bị " Hâm " theo.Tôi thật sự không tài nào phân biệt được đâu là các giá trị âm,đâu là các phép toán trừ,vậy mà bạn lại bảo:
Trích:
Ai bảo là nhân loại không phân biệt được đâu là phép toán trừ và đâu là số âm nào!!!!!!!!!!!!!
----------------------

Bạn hảy xem cho thật kỹ bài viết của bạn Xuân Đạt,xong rồi bạn hảy phát biểu thì hay hơn bạn ạ.
Ôi! Toán học ơi! người có phép thuật "phân thân" hay sao? mà người lại biến hóa một cách thật tài tình như vậy? Khi thì là số âm, khi thì là phép toán trừ,thì quả là từ nào đến giờ ta học toán, mà cứ như được học phép thuật biến hóa.
Chỉ có điều ta học cái toán học mang nặng tính phép thuật biến hóa như vậy có thể đổi trắng thay đen,lúc thì là giá trị âm,lúc lại là phép toán trừ,có thể biến âm(-) thành dương(+),chỉ bằng hai cái que giá trị tuyệt đối.Vậy mà thực tế ngoài đời, ta lại không tài nào dùng cái phép thuật biến hóa thần thông như người,có thể biến ta từ một người mắc nợ như chúa chổm, trở thành chủ nợ.Vậy mà các thầy dạy toán cho ta, cứ luôn bảo rằng, toán học là một môn học chủ đạo cho các môn học khác,được dùng để nghiên cứu và ứng dụng vào tự nhiên và thực tế, thì ta không tài nào hiểu được, ta được học "Toán" hay được học "phép thuật biến hóa" ?Thân chào,TVT.


------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
bác Tuấn có bài hay thế dưng mà cháu thấy là bác nói mọi người cứ bám vào toán học cũ, k thấy cái hay của toán học TVT của bác. Thế mà bác chả thấy cái hay của toán học cũ hay sao. Nhờ toán học cũ chúng ta sẽ trở thành Thượng Đế O:)O:)O:) Chúng ta có thể đổi trắng thay đen, đổi âm thành dương với 2 cái que | | :"> tự hào thế còn j :">
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hình như bác Tuấn không thấy phần này thì phải
Đồng thời giữa các giá trị mang hai phép toán cộng(+) và trừ(-) trái ngược nhau , chúng ta có thể so sánh các giá trị đó với nhau , như trong phần ( định nghĩa và cách chứng minh 3 ) , nghĩa là giá trị mang phép toán trừ(-) vẫn lớn hơn không( - > 0 ) , kể cả giá trị cộng(+). Nên chúng ta không cần dùng đến giá trị tuyệt đối (I I ) .Nghĩa là giữa hai phép toán cộng(+) và trừ(-) với nhau , giá trị thực của phép toán nào lớn , thì giá trị đó lớn .
* Ví dụ : - 4 > +3 ; - 2 > +1 ; -1 > 0 ; ….v..v…

như phát biểu trên của bác thì giá trị thực của 1 và -1 phải = nhau đúng không hả bác Tuấn, hay 2 giá trị thực bằng thì khỏi so sánh?
thế thì nếu gặp bài toán so sánh 1 và -1 thì sẽ thế nào?
theo bác thì
-3 > -1
giờ cộng 2 vế với 2 thì có
-1 > 1
giờ ta cũng có
3 > 1
trừ 2 vế cho 2 ta lại có
1 > -1
===================
Tại sao lại gọi là âm và dương mà không gọi trừ và cộng thì cũng đơn giản là cộng và trừ là phép tính. Chỉ có 0 trừ 1= âm 1, còn trừ 1 thì nó chẳng có ý nghĩa gì cả bởi nó là bài toán trừ thiếu số bị trừ làm sao tính ra được kết quả để mà so sánh chứ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chỉ có điều ta học cái toán học mang nặng tính phép thuật biến hóa như vậy có thể đổi trắng thay đen,lúc thì là giá trị âm,lúc lại là phép toán trừ,có thể biến âm(-) thành dương(+),chỉ bằng hai cái que giá trị tuyệt đối.Vậy mà thực tế ngoài đời, ta lại không tài nào dùng cái phép thuật biến hóa thần thông như người,có thể biến ta từ một người mắc nợ như chúa chổm, trở thành chủ nợ.Vậy mà các thầy dạy toán cho ta, cứ luôn bảo rằng, toán học là một môn học chủ đạo cho các môn học khác,được dùng để nghiên cứu và ứng dụng vào tự nhiên và thực tế, thì ta không tài nào hiểu được, ta được học "Toán" hay được học "phép thuật biến hóa" ?Thân chào,TVT.

Bác Tuấn,

Em không dám nhận định là bác quá mất cơ bản về toán học cộng trừ đến mức lại đi tin những lý luận bác viết ra là đúng.

Vì vậy em mạnh dạn cho rằng bác đang cố tình đánh tráo khái niệm, nhằm gây khủng hoảng niềm tin và phá hoại nền học vấn của các bạn học sinh tích lũy được bao năm nay dưới mái trường XHCN.

Phá hủy nền tảng học vấn của chính mình, cùng lắm chỉ mang tiếng là ngu dốt, nhưng phá hoại nền tảng học vấn của cả 1 thế hệ trẻ như thế này, là tội danh lớn đấy.

Em mạo muội đưa ra 1 số lời khuyên cho bác (không rõ đã quá muộn hay chưa):

- Đóng ngay lập tức trang web TVT, từ chối mọi liên quan về pháp luật đối với trang web TVT.
- Ngừng mọi thảo luận vớ vẩn tại website này, từ chối mọi liên quan về pháp luật giữa nick TVT và con người thật.
- Tìm văn phòng luật sư có uy tín để biện hộ trước tòa sau này.

Bác có toàn quyền thực thi hoặc không những lời khuyên này, mọi trách nhiệm liên quan tới quyết định thực thi hay không hoàn toàn do bác nhận lãnh. Em trịnh trọng từ chối mọi liên quan về pháp luật trong việc này.

/Thanh
 
Chào các bạn,tôi thật sự không hiểu tại sao, tôi chỉ đưa ra một bài toán rất đơn giản, rất cơ bản của toán học, của một thầy dạy toán hỏi tôi, ra hỏi các bạn :
Trích :
"Bạn A thiếu nợ 5 đồng" .Nghĩa là số tiền A hiện có là bao nhiêu?
----------------------

Các bạn có thể cho tôi biết xem, bài toán mà thầy dạy toán đưa ra hỏi tôi đúng,sai,như thế nào. Vậy mà hầu như không bạn nào nòi lên được trọng tâm của câu hỏi.Các bạn cứ tha hồ diễn giải bài toán một cách lung tung ,theo cái kiến thức toán học mà mình đã được học.Các bạn là những người học toán,khi gặp một bài toán tôi đưa ra như trên, các bạn chỉ việc trả lời đơn giản và ngăn gọn,đúng,hay sai,chứ tôi đâu cần tới sự phân tích và diễn giải của các bạn.
Bạn Lê Xuân Đạt ạ,trong bài viết trước bạn đã diễn giải số âm ra đời như thế nào như sau :
Trích :
Giải thích cho bác Tuấn về sự hình thành số âm:
Sau khi con người đã sáng tạo ra hệ số tự nhiên thì con người đã gặp các bài toán có dạng :0-1;0-2... như bài toán vay nợ ở trên. Vậy các nhà toán học đã giải quyết bài toán này như thế nào câu trả lời là: với hệ số tự nhiên con người sáng tạo ra thì bài toán không thể giải được và được giữ nguyên 0-1=0-1. Sau đó để thuận tiện cho việc giải toán các nhà toán học đã bỏ đi số 0 chỉ còn là -1 và gọi là số âm(tham khảo đại số lớp 6). Khi gặp các giá trị âm như -1,-2 thì phải hiểu là 0-1,0-2.
------------------------

Vậy mà bạn lại bảo :
Trích :
Tại sao lại gọi là âm và dương mà không gọi trừ và cộng thì cũng đơn giản là cộng và trừ là phép tính. Chỉ có 0 trừ 1= âm 1, còn trừ 1 thì nó chẳng có ý nghĩa gì cả bởi nó là bài toán trừ thiếu số bị trừ làm sao tính ra được kết quả để mà so sánh chứ.
------------------------

Nói đi cũng bạn, nói lại cũng bạn,bạn nên xem kỹ lại luận điểm "Sai lệch toán học" của tôi về cách lập luận các giá trị cộng(+),trừ(-),như thế nào.Bạn sẽ thấy khi nào là cộng,khi nào là trừ,một cách thật rõ ràng,chứ không như toán học cũ, các giá trị âm dương cứ lập luận lung tung.Toán học cũ khi giải bài toán ra các giá trị âm nhỏ hơn không ,muốn hợp thức hóa cái giá trị đang âm nhỏ hơn không,thành cái giá trị dương lớn hơn không,chỉ cần đưa hai cây gậy thần giá trị tuyệt đối là xong.Bạn có thể giải thích cho tôi được rõ đó là toán học hay phép thuật vậy bạn?Tôi đang chờ bạn nhận xét bài toán của thầy dạy toán đúng, sai,như thế nào,thân chào,TVT.


TB: Bài viết của bạn Hải Thanh không đáng để tôi quan tâm,hiểu không tùy bạn?



------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Bác Tuấn cứ kêu ca Toán học của lớp đàn em chúng em thời nay, sao bác không đem Toán học TVT đi giới thiệu cho các bác học ban A trường bác ngày xưa :)

Đề toán này sai, thì cần gì phải tìm kết quả, phải không bác Tuấn ?

Chuyện 1 người đang nợ 5 đồng với việc người đó đang có bao nhiêu tiền chả liên quan gì với nhau cả. Cũng giống như chuyện VN đang nợ nước ngoài 20 tỉ USD và VN đang có bao nhiêu vốn liếng, trả lời vớ vỉn bọn nước ngoài nó đồng loạt đòi nợ với cắt ODA thì chúng em chết đói hết :)
 
.... thì chúng em chết đói hết :)

Bác Tuấn đã thấy hậu quả nhãn tiền gây ra do việc làm thiếu suy nghĩ (*) của bác chưa?

Các bạn em thì chết đói, lớp lớp đàn em bị phá hổng hết kiến thức, người đọc topic này thì sặc vì cười.

Phát minh của bác tác động có lẽ sắp lớn hơn phát minh ra bom nguyên tử rồi.

/Thanh
(*) hoặc đã suy nghĩ rất kỹ nhưng kết quả giống hệt thiếu suy nghĩ
 
Back
Bên trên