Sai Lệch Toán học

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Góp ý chút:
@Anh Thi: sẽ ko lịch sự lắm khi anh dùng ngoại ngữ để nói riêng với 1 ai đấy ở đây trong trường hợp này.
@Bác Tuấn: bác nói rằng trong toán học cũ, phép chia có thể biến đổi thành nhân và ngược lại là ko chặt chẽ, bác có thể đổi từ chia sang nhân, nhưng khi đổi từ nhân sang chia, thì chỉ đc phép khi số bị chia <>0. Đây là điều cơ bản, bác nhắc thiếu mất điều này của toán học cũ rồi bảo nó sai, thì ko hợp lí lắm bác ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
:| Câu hỏi dưới đây là em quote lại ở trên Diễn Đàn Toán Học, cái này do anh nào là KoreaGerman đã hỏi bác rồi nên có lẽ không mới đối với bác nhưng trên DĐTH bác trả lời luẩn quẩn quá, mong bác trả lời rõ ràng lại cho em thông suốt với:

Theo Toán mới, Bác có phát biểu sau :

Trần Văn Tuấn đã viết:
Nếu
{ 20 + (-5) = 15 và
20 + (-10)= 10 và
15 > 10 } thì {-10 > -5}

Anh KoreaGerman hỏi lại bác là
KoreaGerman đã viết:
Vậy nếu thay số 20 bởi số 0 vào lý luận trên của bác thì suy luận sau cũng phải đúng:
{0 + (-10)= - 10 và
0 + (-5) = -5 và
-10 > -5} thì {-5 > -10}
Ở đây trong giả thiết (Nếu...) ta sử dụng cái mà lý thuyết của bác đã chỉ ra là -10 > -5, còn ở kết luận lại thu được điều ngược lại, sao vậy nhỉ???

Bác Tuấn trả lời anh KoreaGerman như sau :
Trần Văn Tuấn đã viết:
Bạn hãy nhìn vào hai bài toán mà bạn đưa ra hỏi tôi:
0 + (-10) = -10
0 + (-5) = -5
Và hai bài toán mà tôi đưa ra như sau:
(-10) + 0 = -10
(-5) + 0 = -5
Bạn có đồng ý là hai bài toán mà bạn đưa ra và của tôi giống nhau đúng không?Từ lập luận của tôi cho rằng -10 > -5, nên khi cộng chúng với không(0) cho ra kết quả là (-10) và (-5), thì ta vẫn suy ra (-10 > -5) bạn ạ .Đó là cách suy luận mới mẻ của tôi nhưng lại logic và đúng % bạn ạ.Chứ không thể suy luận một cách thiếu logic như "nền tảng toán cũ", từ nào đến giờ cứ cho rằng 0 > -5 >-10 bạn ạ,bạn cứ suy ngẫm lại bạn sẽ hiểu

Em xin có ý kiến là em (cũng như ng nào đọc bài này) ko thể chấp nhận câu trả lời của bác do nó chẳng khác gì kiểu nói : 2 lớn hơn 1 là vì 1 nhỏ hơn 2 8-}

Mong bác Tuấn có thời gian thì trả lời hộ em với. Em xin quote thêm câu hỏi của anh Duy trang trước để tiện theo dõi
Ngô Nguyễn Duy đã viết:
Trong Toán học TVT, phương pháp 2, có phép tính 1 - 2 + 3 = ? hay không
- Nếu có phép tính trên, vậy Trong Toán học TVT, phương pháp 2, có phép tính 700 - 500 +100 + 100 - 500 - 200 + 300 + 200 - 100 - 500 + 100 - 100 = ? hay không. Phép tính này chính bác Tuấn đã từng khẳng định là dùng Toán học TVT phương pháp 1 ra kết quả - 400 .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thi: wäre ich nicht in HDQT, spräche ich bestimmt wie du :)

Dũng: bác Tuấn có 1 chút nhược điểm khi trả lời, đó là bác ấy hay dùng từ ngữ đánh bóng kiểu như
bác Tuấn đã viết:
.Đó là cách suy luận mới mẻ của tôi nhưng lại logic và đúng % bạn ạ.Chứ không thể suy luận một cách thiếu logic như "nền tảng toán cũ"
Tuy nhiên, nên nhìn Toán học TVT trên cơ sở 1 số những "tiên đề" của bác ấy. Trong Toán học TVT phương pháp 1 có 1 hệ quả là "khi phép tính cho kết quả đổi dấu, thì dấu so sánh cũng đổi". Vì thế, nếu em có
20 + (-10) = 10
20 + (-5) = 15
thì từ 15 > 10 suy ra được -5 < -10 vì phải đổi dấu. Còn nếu em dùng
0 + (-10) = -10
0 + (-5) = -5
thì vì 0 đổi dấu, cho nên cả 2 vế đều là -10 > -5 :)

Tuy nhiên, 1 phép tính như 20 + (-10) không được phép tồn tại trong Toán học TVT dù là phương pháp 1 hay phương pháp 2, cho nên những biện luận của bác Tuấn trong những bài toán kiểu này đều vô nghĩa. Hiện giờ anh muốn tập trung vào phương pháp 2 của bác Tuấn nên mấy tranh cãi có dính dáng đến phương pháp 1 này để sau này sẽ đưa ra 1 thể :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bác Trần Văn Tuấn toàn thi triển Lăng Ba Vi Bộ để né các câu hỏi :) , giỏi thế. :)) Bác không định vào lại diễn đàn để trả lời các câu hỏi được đặt ra à? :) Bác khẳng định lập luận của bác đúng 100% thì cũng nên cm cho mọi người ở đây được biết là nó đúng chứ? Hay toán học TVT cho phép người ta khẳng định mình đúng mà không cần phải chứng minh? =D>
Có lẽ bài toán của anh Duy khó quá. Thôi em chỉ hỏi bài dễ ợt:

Bài 1: 2-3 = ?
Bài 2: -1 lớn hơn 0 hay nhỏ hơn 0 ?
Bài 3: 2 lớn hơn 3 hay 3 lớn hơn 2?
 
Về toán thì em cũng bình thường thôi mà so với nhiều người ở trong topic thì em quá kém mà em cũng chẳng mấy hứng thú với chủ đề này .Tuy nhiên em muốn góp ý đôi chút với anh Thi về cách nói chuyện đối đáp với bac TVT hơi có phần thiếu lễ độ .Bởi lẽ dù j bác ấy cũng hơn chúng ta nhiều tuổi nên khi nói chuyện ko nên có phần cợt nhả và coi thường bác ấy như vậy
 
Đọc chủ đề này thấy khâm phục 2 người. Một là bác Tuấn, vẫn hăng say miệt mài phát triển những lý thuyết một mình bác hiểu trước sự sỉ vả không đồng tình của cộng đồng loài người :D. Còn anh Thi là con người mài giải thích, không ngại khó khăn để khai sáng cho bác Tuấn.
Kính phục. :D
 
bác TVT đang ăn tết nên ko tiện qua làm 3 cái bài toán vớ vẩn của anh em đâu :))
 
Đúng là potay với bác Tuấn rồi:))
Em xin đầu hàng, bác nói năng chẳng có một luận cứ luận điểm nào chắc chắn cả, ngay cả khi anh em mong bác đưa ra các tiên đề cho cái gọi là Toán học TVT của bác.
Hay là bác cũng không hiểu vấn đề cơ bản nhất và cốt lõi của mọi ngành khoa học là các tiên đề và định nghĩa???
Em chẳng hiểu ông bà nào công nhận cho bác cái Công nhận phát minh hay đại loại, hay chẳng qua cũng giống thằng bạn em đi thi Nghiên cứu KH Triết lại gặp ông giám khảo dạy bộ môn Chỉnh Trị sông? Kể cả ông ý có học Triết rồi thì chắc là cũng được ba đời rồi:))
Nếu bác muốn tiếp tục tranh luận thì theo em bác nên nêu ra
- Các tiên đề và các định nghĩa trong toán học TVT của bác
- Ứng dụng và ý nghĩa thực tế.
Em chẳng có bài toán nào để hỏi bác cả, vì có hỏi bác cũng chẳng trả lời:))
Đề nghị thêm la anh Duy và anh Thi xìtóp cái vụ nói tiếng nước ngoài mà em không hiểu nhé:((
 
oh vào đọc thấy trưù tượng quá , ai cũng hiểu sâu biết rộng cả nhưng em mạn phép hoỉ bác TVT 1 tẹo ( 1 tẹo thôi )
Theo toán cũ A+B > A +C vơí đk B>C
vậy thì :20 + (-5) = 15
20+ (-10) =10
mà 15> 10 thì
cái quan điểm của bác Tuấn -10 >-5 là ở đâu ra vậy ??
 
Ồ, mới đọc bài viết của Prof Nguyễn Tiến Dzung 1 chuyên gia về Hình học Symplectic ở pháp mới có paper ở Anal , giới thiệu sơ qua các gương mặt người làm toán của VN ở nước ngoài. Hóa ra anh Quang Hưng đây là chuyên gia về Combinatorics và Algorithms. :) . Hay quá nhân tiện em đang có vấn đề khó khăn về tổ hợp. Đó là vấn đề tính vành đối đồng điều của các đa tạp đại số dựa trên Schubert varieties.

Xét trường hợp đơn giản đó là đa tạp xạ ảnh CP^n = C^n U C^{n-1} U ... U C^0 là cell decomposing. Vành đối đông điều của nó được tính đơn giản là Z[t]/ (t^{n+1} ), phần tử sinh (generator) t được hiểu như là cohomology class của cell.

Bây giờ ở 1 situation khó hơn 1 tẹo 1 đa tạp đại số compact có Kähler metric M với cell decomposing gồm: k_n Cells ở dimension n, k_{n-1} Cells ở dimension n-1, ..., k_0 Cells ở dimension 0. Câu hỏi đặt ra là hãy tính cohomology ring của nó. Theo em hiểu thì ở đây có khá nhiều Generators và Relations, em nghĩ chắc phải sử dụng combinatoric rất nhiều. Vấn đề này khá tương tụ như trường hợp các Schubert polynomial của đa tạp Grassmannian. Em chưa đặt bút tính thật cụ thể nhưng có cảm tưởng sẽ gặp khó khăn về mặt tổ hợp. 1 vài hôm nữa em sẽ post lên câu hỏi cụ thể về khó khăn tổ hợp trong trường hợp này.
 
Thân chào toàn thể các bạn trong forum trang Web:www.hn-ams.org,nhân dịp năm mới xin chúc toàn thể các bạn, cùng gia quyến một năm "an khang thịnh vượng".Trong thời gian qua lo chuẩn bị tết, nên không tham gia tranh luận cùng các bạn,hôm nay tôi sẽ tiếp tục cùng bạn Ngô Nguyễn Duy.Bạn Duy ạ, tôi thành thật cám ơn bạn đã tham gia tranh luận cùng tôi, với những câu hỏi toán học đơn giản nhưng dễ làm sáng tỏ vấn đề.Nhưng trong thời gian qua, hầu như những câu hỏi mà bạn đưa ra tôi đều trả lời hầu hết,nhưng khi tôi hỏi ngược lại bạn, cũng chính bài toán mà bạn đưa ra hỏi tôi, thì bạn lại trả lời một cách mập mờ như sau:
---------------------------
Trích:
100 - 200 + 300 - 100 - 200 - 100 + 500 - 200 - 400 + 100 + 200 + 300 - 700 = ?

Chỗ nào có dấu cộng thì là phép cộng, chỗ nào có dấu trừ thì là phép trừ, em giải thích với bác như giải thích cho trẻ em lớp 1 thôi, không lẽ bác 0 hiểu

Như đã nói, em cần 1 đáp số dùng Toán học Trần Văn Tuấn, phương pháp 2, mà như thế thì 0 có số nào < 0 cả, chỉ có phép tính với các con số > 0 mà thôi, đúng theo tinh thần Toán học TVT, đúng 0 bác Tuấn.
----------------------------

Tôi chỉ hỏi lại bạn câu nói (mà như thế thì 0 có số nào < 0 cả, chỉ có phép tính với các con số > 0) ,là do "toán học cũ" lập luận, hay do tôi sáng tác ra, thì bạn lại không dám khẳng định, để tôi tiếp tục chỉ ra những "sai lệch của nền tảng toán cũ" ,thì quả là lạ và khó hiểu bạn ạ?Vậy một lần nữa tôi chỉ yêu cầu, câu trả lời trên là bạn dựa vào luận điểm toán nào mà bạn khẳng định câu nói trên?Tôi vẫn đang chờ câu khẳng định của bạn.
Còn "phương pháp hai", mà tôi đưa ra trong phần "sai lệch toán học" mà bạn có nói tới, thì tôi trình bày cho bạn rõ như sau,do tôi đang hoàn thiện nốt "phương pháp một", khi nào tôi hoàn thiện xong "phương pháp một" để áp dụng rộng rải cho mọi chương trình toán, thì "phương pháp hai" lúc đó được dùng như là phần tham khảo thôi bạn ạ?Mà "phương pháp một" mới là luận điểm cốt lõi trong phần "sai lệch toán học" mà tôi đưa ra,nói như vậy bạn đã phần nào hiểu được công việc tôi đang làm mà thông cảm,chào bạn,TVT.
---
Bạn Tấn Thành ạ, bài toán mà tôi đưa ra hỏi các bạn, chỉ với tính cách tham khảo như sau:
3 x 4 = 12 => 12 : 4 = 3 ; hoặc 12 : 3 = 4 ,đúng không các bạn.Vậy mà tại sao "nền tảng toán học cũ" chỉ chấp nhận khi chúng ta lấy 3 x 0 = 0 ;
mà "toán học cũ" không chấp nhận cho chúng ta suy ngược lại, từ bài toán nhân(x) thành bài toán chia là : 3 = 0 : 0 ;thì quả là điều khó hiểu và "không thể hiểu được".
Bạn nên nhớ một điều là, giữa hai phép toán nhân(x) và chia(/), chúng ta có thể chuyển vế lẫn nhau để từ bài toán nhân(x), có thể trở thành bài toán chia(/) thật dễ dàng, vậy tại sao mà từ bài toán 3 x 0 = 0, tại sao toán học không cho chúng ta suy ngược lại là 3 = 0/0 ,chỉ đơn giản có vậy thôi bạn ạ?Theo tôi nếu như trong toán học, không tồn tại phép toán 0/0 = 3, thì phép toán 3 x 0 = 0 cũng không được tồn tại mới đúng bạn ạ?Đấy là điều mà tôi muốn các nhà toán học nên suy ngẫm lại,chào bạn,TVT.

------------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
chào mừng bác Tuấn đã trở lại sau 1 năm sóng gió với forum Ams .
Chúc bác năm mới khỏe mạnh và có thêm nhiều đóng góp hữu ích .

Em xin góp ý cho vấn đề 0/0 ạ .

Nếu bác công nhận phép toán 0/0 thì ...
3x0=0 => 3=0/0 (1)
4x0=0 => 4=0/0 (2)
...
nx0=0 => n=0/0 (n)

(1) (2) ...(n) => 3=4=...=n ... :|

Còn nếu bác ko công nhận phép toán 3x0=0 thì trong toán học mới của bác 3x0 sẽ = ?

Năm mới , chúng ta lại bắt đầu 1 cuộc chiến mới nào :))
 
Bác Tuấn kính,

năm mới em cũng xin chúc bác sức khỏe dồi dào, để có thể tiếp tục sự nghiệp vẻ vang của bác :)

Nếu như từ hôm nọ đến giờ bác vẫn chưa hiểu ý em thì em xin khẳng định lại 1 lần nữa là em muốn bác và em dùng đúng phương pháp của bác để giải quyết vấn đề. Chắc bác cũng đồng ý với em là nếu muốn chứng minh Toán học cũ có vấn đề thì phải dùng phương pháp của Toán cũ để thấy nó đâm vào ngõ cụt. Cũng vậy, muốn chứng minh Toán học TVT không ổn chúng ta phải dùng phương pháp của Toán học TVT, đúng 0 ạ :)

Toàn bộ lý thuyết của bác, theo em đắt giá nhất là ở phương pháp 2. Chính bác cũng từng khẳng định điều này trong trang web của bác
etasme.com đã viết:
III.Nhận Xét Phương Pháp I:vẫn sử dụng giá trị âm(-) :
Theo tôi thì nếu chúng ta vẫn sử dụng phương pháp I là giá trị âm(-) thì sẽ còn tồn đọng lại một số nhận thức sai
....
Nên khi đưa vào lâp trình máy tính dể gặp rắc rối và hay bị lỗi.
.....
IV/ Nhận xét phương pháp II:
Do không sử dụng giá trị âm(-) nên luận điểm“ toán mới “ sẽ chính xác đơn giản không bắt chúng ta phải tư duy trừu tượng một cách khó hiểu như luận điểm “toán cũ “
- Số zerô (0) trong toán học và số zerô (0) trong tự nhiên là như nhau
- Không cần sử dụng giá trị tuyệt đối
- Không gặp phải những trường hợp tồn đọng như sử dụng giá trị âm(-)
- Chỉ cần sử dụng một loại thước đo duy nhất để đo hai giá trị A và B mà không cần phải sử dụng nhiều loại thước đo như luận điểm “ toán cũ"

Bây giờ thì bác lại nói rằng
bác Tuấn đã viết:
Còn "phương pháp hai", mà tôi đưa ra trong phần "sai lệch toán học" mà bạn có nói tới, thì tôi trình bày cho bạn rõ như sau,do tôi đang hoàn thiện nốt "phương pháp một", khi nào tôi hoàn thiện xong "phương pháp một" để áp dụng rộng rải cho mọi chương trình toán, thì "phương pháp hai" lúc đó được dùng như là phần tham khảo thôi bạn ạ?Mà "phương pháp một" mới là luận điểm cốt lõi trong phần "sai lệch toán học" mà tôi đưa ra,nói như vậy bạn đã phần nào hiểu được công việc tôi đang làm mà thông cảm,chào bạn,TVT.

Như vậy là 0 tốt đâu bác Tuấn ạ :) Em tóm tắt lại cho mọi người hiểu thế này có được không:

- Lý thuyết TVT có 2 phương pháp khai triển, gọi là phương pháp 1 "có dùng dấu - nhưng gọi là giá trị âm > 0" và phương pháp 2 "không dùng giá trị âm"
- phương pháp 1 là phương pháp chính và còn trục trặc
- phương pháp 2 chỉ để tham khảo nhưng lại hoàn thiện hơn phương pháp 1

Why ? :) Bác có đồng ý là nếu phương pháp 2 của bác chỉ dùng để tham khảo thì bác dẹp nó sang 1 góc cho mọi người nhờ có được 0 ạ, và xin bác đừng có tốn chỗ cho nó đến thế trong trang etasme.com của bác. Nếu có ai vào trang đó, sẽ thấy phần trình bày cho phương pháp 2 của bác Tuấn chiếm hơn 2/3 trang web ;)

Bác Tuấn muốn nói sao thì nói, em vẫn xin khẳng định lại 1 lần nữa
Duy đã viết:
Nếu dùng lý thuyết TVT, phương pháp 2, sẽ 0 thể làm được bài toán
100 - 200 + 300 - 100 - 200 - 100 + 500 - 200 - 400 + 100 + 200 + 300 - 700 = ?
mở ngoặc: ở đây chỉ dùng phương pháp luận của Toán học TVT, các con số và phép tính trên đây đều là con số và phép tính của Toán học TVT :)

Nếu bác Tuấn đồng ý dẹp bỏ phương pháp 2 của bác khỏi trang web etasme.com, hoặc ít nhất cũng 0 cho nó nằm cùng chỗ với phương pháp 1, thì em sẽ tiếp tục bàn với bác về phương pháp 1 của bác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Văn Tuấn đã viết:
bạn Ngô Nguyễn Duy.Bạn Duy ạ, tôi thành thật cám ơn bạn đã tham gia tranh luận cùng tôi, với những câu hỏi toán học đơn giản nhưng dễ làm sáng tỏ vấn đề.Nhưng trong thời gian qua, hầu như những câu hỏi mà bạn đưa ra tôi đều trả lời hầu hết,nhưng khi tôi hỏi ngược lại bạn, cũng chính bài toán mà bạn đưa ra hỏi tôi, thì bạn lại trả lời một cách mập mờ như sau:
Ngô Nguyễn Duy đã viết:
---------------------------
100 - 200 + 300 - 100 - 200 - 100 + 500 - 200 - 400 + 100 + 200 + 300 - 700 = ?

Chỗ nào có dấu cộng thì là phép cộng, chỗ nào có dấu trừ thì là phép trừ, em giải thích với bác như giải thích cho trẻ em lớp 1 thôi, không lẽ bác 0 hiểu

Như đã nói, em cần 1 đáp số dùng Toán học Trần Văn Tuấn, phương pháp 2, mà như thế thì 0 có số nào < 0 cả, chỉ có phép tính với các con số > 0 mà thôi, đúng theo tinh thần Toán học TVT, đúng 0 bác Tuấn.
----------------------------
Tôi chỉ hỏi lại bạn câu nói (mà như thế thì 0 có số nào < 0 cả, chỉ có phép tính với các con số > 0) ,là do "toán học cũ" lập luận, hay do tôi sáng tác ra, thì bạn lại không dám khẳng định, để tôi tiếp tục chỉ ra những "sai lệch của nền tảng toán cũ" ,thì quả là lạ và khó hiểu bạn ạ?Vậy một lần nữa tôi chỉ yêu cầu, câu trả lời trên là bạn dựa vào luận điểm toán nào mà bạn khẳng định câu nói trên?Tôi vẫn đang chờ câu khẳng định của bạn.

Lạ quá :eek: anh Duy đã nói là dùng toán học Trần Văn Tuấn, PP2, bác Tuấn đã đọc và còn trích dẫn lại mà sao lại hỏi lại là dựa vào luận điểm toán nào ? .
Năm mới chúc gia đình bác nhiều may mắn . :D em có câu hỏi ở trên chưa được bác trả lời. :D
mà với lại em có đề nghị này : ví dụ như khi bác đi bảo vệ luận án tốt nghiệp hay đưa ra một lý thuyết mới thì ban giám khảo sẽ đặt ra các câu hỏi chất vấn và bác chỉ cần trả lời tất cả các chất vấn một cách thuyết phục để bảo vệ ý kiến mình thôi :| . Để cho việc đưa luận điểm toán mới đến với mọi người của bác thêm phần thuận lợi thì em mong bác cứ tập trung vào việc trả lời chất vấn mà không cần phải hỏi ngược lại mọi người đâu ạ :|.
Nếu được thì em mong bác trả lời mọi người theo format kiểu như :
"Ở bài trước cậu Duy hỏi tôi :
Câu hỏi A : Tôi xin trả lời như sau... blah blah blah
Câu hỏi B : Tôi xin trả lời như sau... Blah blah blah

Cậu Thi hỏi tôi :
Câu hỏi C : Tôi xin trả lời như sau... blah blah blah
Câu hỏi D : Tôi xin trả lời như sau... blah blah blah
"
:) đề xuất nhỏ của em thôi, bác không đồng ý thì cũng không cần để ý làm gì. em làm vậy cũng là mong bác cắt bỏ những đoạn rườm rà kiểu như : "Toán học cũ có phép thuật hay sao mà có thể biến đổi tài tình như vậy, thật khó hiểu cho cái hiểu ngày nay phải không các bạn hoặc toán học của tôi chính xác như thế nào bạn ngẫm kỹ rồi bạn sẽ tự hiểu thôi bạn ạ. blah blah blah" :|

:D chúc mọi người năm mới tranh luận căng thẳng nhưng vẫn vui vẻ
 
Dear anh Ngô Quang Hưng.
Hôm trước, A. Nguyễn Tiến Zung cũng email cho em bài viết đó. rất good. và sau đó, nói chuyện với Nguyễn Xuân Long, thấy anh ấy khen anh tấm tắc.
Tien thể, biết anh làm về combinatoric, em có luôn một số vấn đề cần hỏi. (em không có background về phần này, chuyên môn chính của em là hình học symplectic, vật lý toán, hình học khônng giao hoán. Học trò của A.Weinstein.)
1- Em muốn biết một chút về lý thuyết đồ thị ngẫu nhiên ( những mô hình như: ising models, dimer models. Em đang tìm cách liên hệ với CFT, đại số Virasoros, đại số Lie Affine và nhóm lượng tử). Em đang công phá mà chưa được. Hi vọng anh có thể giúp em đả thông kinh mạch phần combinatorics.
2- Về đối đồng điều của đa tạp schubert, Nếu đoán không nhầm thì được dùng trong Orbit method để nghiên cứu lý thuyết biểu diễn cảm sinh parabolic. Cái này thì có lẽ tốt nhất viết thư hỏi Vogan hoặc là Lugztic (MIT), hoặc J.Woft cũng viết khá nhiều paper về cái trò này.
3- Về bác Tuấn, nói thật là bác có may mắn được tiếp chuyện anh Ng.Quang Hưng là may mắn cho bác đấy. Về toán học của bác thì em nói thật là không muốn bình luận nữa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào bạn Ngô Nguyễn Duy,tôi đã một vài lần nói với các bạn là, tôi đang hoàn chỉnh nốt phần khai triển rộng luận điểm "sai lệch toán học" của mình, nhằm áp dụng vào cho mọi chương trình toán học,đó là việc mà tôi đang làm.Bạn nên nhớ một điều là, để hoàn thiện một công việc tưởng như "đội đá vá trời", là sửa đổi và hiệu chỉnh lại một "sai lệch" về các giá trị âm(<0),mà chỉ riêng một mình cá nhân tôi đảm nhiệm, thì theo bạn có thể thực hiện trong ngày một, ngày hai không bạn?Còn những vấn đề toán học mà tôi đưa ra hỏi các bạn, chỉ với mục đích qua những cuộc tranh luận cùng các bạn, để tôi kiểm tra lại kiến thức cơ bản "toán học cũ", nhằm hoàn thiện hơn nữa
"luận điểm toán mới" mà tôi đưa ra thôi bạn ạ?Khi nào tôi hoàn thành xong "luận điểm toán mới" của tôi, tôi sẽ đưa tiếp lên trang Web, đồng thời gởi những luận điểm đó, đến "Viện toán học VN", cũng như các Viện toán học Thế Giới là của "Mỹ và Anh", nhờ xem xét và có hướng giải quyết cụ thể bạn ạ.Chứ thực ra trong các diễn đàn tranh luận như trang Web này, như tôi đã từng nói với các bạn ,chẳng giúp tôi giải quyết được vấn đề gì đâu bạn ạ?
Còn bạn bảo tôi dẹp phương pháp hai trong trang Web:etasme.com của tôi,thì tôi khẳng định với bạn đó là phần tham khảo rất quý giá bạn ạ,vì chỉ với duy nhất một giá trị dương lớn hơn không(0),tôi đã giải quyết hầu như các bài toán từ cấp một cho đến cấp hai bạn ạ.
Bây giờ quay lại vấn đề bạn cứ một hai bảo rằng:
-------------------------------
Trích:
Nếu như từ hôm nọ đến giờ bác vẫn chưa hiểu ý em thì em xin khẳng định lại 1 lần nữa là em muốn bác và em dùng đúng phương pháp của bác để giải quyết vấn đề. Chắc bác cũng đồng ý với em là nếu muốn chứng minh Toán học cũ có vấn đề thì phải dùng phương pháp của Toán cũ để thấy nó đâm vào ngõ cụt.
--------------------------------
Ý bạn muốn như vậy thì rất dễ bạn ạ, bây giờ tôi xin chỉ ra những cái thật cụ thể mà "nền tảng toán học cũ", sẽ bị bế tắc và đâm vào ngõ cụt như sau bạn ạ?
1/ Trong tự nhiên và trong thực tế, không có bất kỳ giá trị nào nhỏ hơn(<) không(0), vậy mà trong "Toán- Lý" lại có lắm thứ nhỏ hơn(<) không(0),đơn cử:
-1,-2,-3,-4 < 0 ;sin(một góc) < 0 ; v < 0 ; a < 0 ....v..v......
Nên khi được tôi đưa ra câu hỏi thì "nền tảng toán học cũ" bị đâm đầu vào ngỏ cụt bởi cái giải thưởng 10.000usd mà tôi đưa ra
2/các bạn hảy nhìn vào dảy số sau:
-10,-9,-8,-7,-6,-5,-4,-3,-2,-1 < 0 < 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 ,9 ,10
Vậy tôi hỏi các bạn tại sao hai giá trị đang (âm -3 < 0 và -4 < 0),đồng thời nằm ở bên tay trái của số không(0) và nhỏ(<0),vậy mà khi đem nhân(x) với nhau -3 X -4 = 12 ;Đồng thời giá trị 12 đó lại đảo qua nằm ở bên tay phải con số không(0) và lại mang giá trị (> 0)? Khi tôi đưa ra câu hỏi đó thì không một nhà toán học nào đủ khả năng trả lời được, tại sao lại là như vậy?Vậy có nhà toán học nào, đủ khả năng giải thích tôi xin thưởng 10.000usd.Đồng thời tới gặp tôi, tôi xin cỏng đi và gọi bạn ấy là bậc thầy khả kính của tôi?Đấy là ngõ cụt thứ hai
3/ Toán học qui định 3 x 0 = 0 nhưng không cho suy ra được 3 = 0/0 mà như tôi đã đưa ra trong các câu hỏi trên chỉ có một bạn là Đâu Hoàng Quân trả lời như sau:
---------------------------------
Trích:Nếu bác công nhận phép toán 0/0 thì ...
3x0=0 => 3=0/0 (1)
4x0=0 => 4=0/0 (2)
...
nx0=0 => n=0/0 (n)

(1) (2) ...(n) => 3=4=...=n ...

Còn nếu bác ko công nhận phép toán 3x0=0 thì trong toán học mới của bác 3x0 sẽ = ?
---------------------------------

ÔI!Thật buồn cho cái "nền tảng toán học cũ" các bạn ạ?Đấy là cái ngõ cụt thứ ba
4/ Cũng chính bài toán mà bạn Ngô Nguyễn Duy đưa ra hỏi tôi như sau:
----------------------------------
Trích:
100 - 200 + 300 - 100 - 200 - 100 + 500 - 200 - 400 + 100 + 200 + 300 - 700 = ?
----------------------------------

Bạn ấy trả lời là, toàn bộ các giá trị bên trái,đều lớn hơn(>) không(0),không có giá trị nào nhỏ hơn không(<0),đồng thời toàn bộ bài toán chỉ có hai phép toán cộng(+), trừ(-) rất đơn giản.Vậy mà tại sao lại cho ra kết quả là một giá trị âm(-400<0), vừa trừu tượng lại vừa như có "phép thuật biến hoá", là từ các giá trị luôn lớn hơn không(>0), lại biến thành các giá trị âm(<0),thì quả là phép thuật của toán học các bạn a?Đấy là ngõ cụt thứ tư.....v..v......
Thôi tôi chỉ đưa ra bốn cái ngõ cụt của toán học,đồng thời năm mới tôi chỉ có một yêu cầu duy nhất, là các nhà toán học từ VN, cho đến các nhà toán học trên Thế Giới, có thể giải thích hộ tôi bốn cái ngõ cụt của toán học, để tôi được trao cái giải thưởng 10.000usd nhỏ nhoi của mình, cho bậc thầy khả kính.
Một khi tôi đã chỉ ra những ngõ cụt của toán học, là đồng nghĩa với việc tôi không còn gì để tranh luận cùng các bạn.Vậy các bạn cứ cùng nhau hợp sức lại, giải được các ngõ cụt của toán học, đến gặp tôi để lĩnh thưởng,thân chào.TVT

TB:Nếu không giải thích được các ngõ cụt đó, chỉ còn cách duy nhất là các bạn cứ chờ, tôi đưa ra cách giải quyết những ngõ cụt mà "toán học cũ" không thể nào giải thích được.

-------------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Phải công nhận là Berkeley đào tạo số 1, anh Hạnh qua Berkeley nên công lực tăng tiến nhanh quá. Còn chương trình ở Đức này thì chậm như con rùa bò, mọi con dường đều phải đến US.
Vừa mới đưa lên câu hỏi mà anh đã biết ngay nó thuộc về bài toán nào. Đúng thế, Motivation của việc nghiên cứu đối đồng điều của Schubert varieties chính là lý thuyết biểu diễn cảm sinh parabolic. Xin bái phục bái phục.
 
hic :|, hóa ra là forum trường mình không giúp gì được cho việc nghiên cứu của bác Tuấn vì khả năng của chúng ta có hạn :( .
Bài post vừa rồi của bác Tuấn lại đưa tiến trình của việc thảo luận về với bài viết đầu tiên của chủ đề này. Công sức của mọi người từ trước đến giờ coi như xuống biển :)).
Nản chí quá :)), thôi bàn về việc khác đi :|, ko bàn toán học nữa đâu, chán rồi :mrgreen:
 
Đúng là khâm phục bác tuấn thật đấy. Tuy nhiên bac đừng tốn công gửi đến viện toán học việt nam làm gì. Công trình của bác không sớm thì muộn cũng rơi vào tay em hoặc thằng em phản biện thôi, mà như vậy thì em nói thật là biết trước kết quả rồi. Nói thế không phái là để bác mất niềm tin, mà là để bác đừng có gây phiền nhiễu cho viện em làm gì. Em đã từng mất toi một buổi sáng để phản biện một công trình kiểu thế rồi, nên bác gửi đến viện toán học thì chỉ tốn tiền thôi. Bọn em phải mất công đánh máy bản nhận xét, hơn nữa, lại mất công in, 500 đồng một trang để viện gửi lại cho bác, phiền lắm bác ạ.
Hay là thế này, bác gửi sang viện dưỡng lão đi, chỗ đấy nhiều người rỗi việc hơn chỗ em, và rất có thể họ sẽ đánh giá công trình của bác cao. Còn gửi đến các tạp chí toán học anh, mĩ thì em càng xin can, kẻo từ bầy giờ, cứ nhìn thấy paper của người việt nam, có chữ Phạm, Nguyễn... là nó reject thì đúng là bác kéo lùi nền toán học việt nam đến hàng chục năm đấy.
 
:mrgreen: mà cũng có thể toán học cũ bế tắc thật, em làm bài sau của anh Duy cũng thấy bế tắc lắm : :))
100 - 200 + 300 - 100 - 200 - 100 + 500 - 200 - 400 + 100 + 200 + 300 - 700 = ?
Vậy em xin repeat lại cái câu hỏi này của anh Duy lần thứ 5 . Em xin công nhận Toán học cũ hoàn toàn bế tắc trước câu hỏi này. Vậy em mong bác Tuấn dùng toán học mới giải quyết bài toán trên để giúp nhân loại thoát cảnh bế tắc hàng trăm năm qua. Nếu bác Tuấn bớt chút thời gian giải hộ thì em rất mừng. ^_^. Em mong bài sau bác Tuấn đừng có đưa ra câu hỏi gì vặn em được không ạ, chỉ cần đơn giản là dùng toán học của bác đưa ra đáp số của bài đó với các bước tính toán thôi ạ :| ko là em lại phải mất công repeat lại cái câu hỏi đó lần thứ 6 hộ anh Duy mất :mrgreen: .
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên