Sai Lệch Toán học

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bạn nên nhớ một điều là, để hoàn thiện một công việc tưởng như "đội đá vá trời", là sửa đổi và hiệu chỉnh lại một "sai lệch" về các giá trị âm(<0),mà chỉ riêng một mình cá nhân tôi đảm nhiệm, thì theo bạn có thể thực hiện trong ngày một, ngày hai không bạn

:) Bác Tuấn thật đáng kính phục, cả nền toán học thế giới đang "thủng lỗ chỗ" thì có Trần Văn Tuấn thực hiện công việc vá víu lại cho nó để tấm thảm toán học đẹp đẽ được chắp nối thành những mảnh rẻ lau nhà . :)) Bác đao to búa lớn quá, đội đá là thế nào cũng có ngày gãy lưng hay vẹo cột sống đấy. :)) Không kham được đâu, em xin can bác ngàn lần.

TB:Nếu không giải thích được các ngõ cụt đó, chỉ còn cách duy nhất là các bạn cứ chờ, tôi đưa ra cách giải quyết những ngõ cụt mà "toán học cũ" không thể nào giải thích được.

Luận điểm của bác cũ rích lập đi lập lại suốt, chẳng có gì là mới mẻ và thay đổi. Các ngõ cụt mà bác đưa ra chả có ai thấy nó cụt tẹo nào. Chính toán học của Trần Văn Tuấn mới đưa con người ta đi vào ngõ cụt vì tự mâu thuẫn với chính bản thân mình. :))

Bây giờ nếu bác Tuấn mà có học trò, thành lập hẳn 1 trường phái toán học Trần Văn Tuấn em mới phục bác. :)>-

để tôi được trao cái giải thưởng 10.000usd nhỏ nhoi của mình, cho bậc thầy khả kính.
Sao bác cứ đem giải thưởng ra mà khoe thế bác. Bọn em toàn người nghèo, mà bác cứ vác tiền ra dọa. Chẳng ai có vinh dự dám nhận giải thưởng Trần Văn Tuấn đâu.:| 8-}

vì chỉ với duy nhất một giá trị dương lớn hơn không(0),tôi đã giải quyết hầu như các bài toán từ cấp một cho đến cấp hai bạn ạ.

:)) Gặp bài toán cấp 3 chắc là bó tay bác nhỉ. :)) Chán thế.
 
Bác Tuấn buồn cười phết nhỉ :)

Trở lại Toán học TVT, phương pháp 2 của bác được trình bày trong hơn 2/3 trang web thì bây giờ bác giải thích rằng nó chỉ để "tham khảo" thôi. Nếu bác hay em hay bất cứ ai trong chúng ta làm 1 bài luận án tốt nghiệp mà quá 2/3 là phần ... tham khảo thì rõ ràng sẽ chẳng ai công nhận phần đó và từ đó cả bài tốt nghiệp của mình cũng sẽ bị bỏ xó. Bác có đồng ý 0 ạ :)

Và bây giờ bác không ra đáp số cho bài toán của em, cũng 0 thừa nhận phương pháp 2 của bác có vấn đề, mà chỉ kể công lao
Còn bạn bảo tôi dẹp phương pháp hai trong trang Web:etasme.com của tôi,thì tôi khẳng định với bạn đó là phần tham khảo rất quý giá bạn ạ,vì chỉ với duy nhất một giá trị dương lớn hơn không(0),tôi đã giải quyết hầu như các bài toán từ cấp một cho đến cấp hai bạn ạ.

Tuy nhiên, nếu chúng ta vào trang etasme.com của bác, xem phần khai triển phương pháp 2, sẽ không thấy bác Tuấn dùng PP2 này cho cấp 1 và 2, hay bác Tuấn định nói cấp 1 và 2 bây giờ học Toán đã thông thạo những đồ thị hàm số, rồi thì lượng giác, y = ax^2... :) Trong khi đó, Toán học cũ dùng cho cấp 1 cũng đâu có vấn đề gì, chỉ cần các em nhỏ cũng ... giống như bác Tuấn, 0 đụng đến số âm là xong, thế thì Toán học cũ xưa nay vẫn dùng trong cấp 1 có gì khác với Toán học TVT đây :)

Toán học cũ có lỗ hổng hay 0 là 1 chuyện, nhưng nó có tính ra đáp số cho người ta hay 0 mới là điều quan trọng nhất, và bác có công nhận hay 0 công nhận thì (-3) x (-4) = 12 vẫn là 1 đáp số, và 100 - 200 + 300 - 100 - 200 - 100 + 500 - 200 - 400 + 100 + 200 + 300 - 700 = -400 cũng là 1 đáp số. Và bài toán của em ra cho bác, e rằng nó gần với Toán cấp 2 hơn những gì bác sử dụng trong trang web của bác

Dù sao cuộc tranh luận với bác Tuấn ở diễn đàn HAO cũng đem lại được 1 kết quả rất khả quan, thông qua lời tâm sự thiết tha của bác Tuấn
bác Tuấn đã viết:
Bạn nên nhớ một điều là, để hoàn thiện một công việc tưởng như "đội đá vá trời", là sửa đổi và hiệu chỉnh lại một "sai lệch" về các giá trị âm(<0),mà chỉ riêng một mình cá nhân tôi đảm nhiệm, thì theo bạn có thể thực hiện trong ngày một, ngày hai không bạn?

Nếu như nhờ tranh luận trong diễn đàn này mà bác Tuấn mới chịu thừa nhận lý thuyết của bác còn phải hoàn thiện nhiều, thì đó cũng là 1 điều đáng quý chứ bác Tuấn sao lại nói "chẳng đem lại lợi ích gì" là thế nào :)

À, hay là mình chuyển sang vụ treo giải 10.000 USD đi, hồi này em túng quá, HAO cũng định chuyển server, nên em định liều 1 phát. Nếu bác Tuấn còn tiền, thì bác thử ra lại quả đánh đố đó đi:

- Cần chứng minh cái gì ?
- Cho phép sử dụng cái gì ?
- Không cho phép sử dụng cái gì ?

Nếu bác Tuấn liệt kê được tất cả những gì không được phép sử dụng thì em sẽ chiến với bác 1 trận xem sao :)

P.S: chết dở bị lừa nữa rồi, thế nào em lại nhớ bác Tuấn chỉ cần chứng minh cái gì mà +3 > -3 và lớn hơn 6 đơn vị, bây giờ phải giải thích 4 ngõ cụt cơ à :)

P.S tiếp: tuy thế nếu bác Tuấn muốn thì em vẫn sẵn sàng :) Tuy nhiên xin bác 1 điều duy nhất thôi, là chuyện gì ra chuyện đó, chúng ta 0 nên góp đủ thứ vào 1 lần, 0 thể tranh luận được, đúng 0 ạ. Giống như em phải tách 2 phương pháp của bác ra thì bác mới công nhận Toán học TVT còn phải hoàn thiện nhiều ấy ạ :) Bác có muốn em giải thích từng ngõ cụt, xong cái nào em xin bác 2.500 USD cái đấy, được 0 ạ :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bác Tuấn thân mến,

Em đã bảo bác rồi, chúng ta làm khoa học thì nhằm nhò mẹ gì mấy cái chuyện tiền bạc, phỏng đúng không ạ? Em thiết tha khẩn cầu bác rút lại 10k USD để làm từ thiện chứ cái bọn học sinh trường Ams toàn bọn con nhà giàu, bác treo giải chỉ có 10k chúng nó cười cho ngượng lắm.

Em của bác không đi sâu vào chuyên môn nữa vì thiết tưởng bác chưa trả lời (được) mấy câu hỏi mà em đặt ra. Chừng nào bác trả lời xong mấy câu hỏi của em thì chúng ta tranh luận tiếp. Đề nghị bác chỉ ghi công thức cho dễ hiểu chứ lập luận của bác vừa dài, vừa lủng củng làm người đọc nghĩ bác không nhưng chã hiểu gì về Toán mà lại còn dốt cả Văn.

Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần đi sâu vào phân tích tính cách nhân vật TVT để giúp bác Tuấn sớm phục hồi nhân phẩm. Đây có thể coi là một việc từ thiện đáng phải làm từ bài post đầu tiên.
 
Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần đi sâu vào phân tích tính cách nhân vật TVT để giúp bác Tuấn sớm phục hồi nhân phẩm. Đây có thể coi là một việc từ thiện đáng phải làm từ bài post đầu tiên.

Cái này thì anh đọc không kỹ rồi. Ở trên kia anh Quang Hưng đã phân tích là bác Tuấn đây vừa gian dối, vừa trơ trẽn, và có thể có 1 vài điều không ổn về mặt thần kinh.
1 số khác thì phỏng đoán là người nhà bác Tuấn phải tống khứ bác ý lên trên mạng vì bác ý phá ở nhà là quá đủ rồi.
Có 1 số thì khen ngợi bác Tuấn vì bác Tuấn rất dũng cảm đấu tranh bảo vệ ý kiến của bác ý đến cùng ( Dù là cùn )

Sau khi đã tham khảo 1 số sinh viên Master ngành tâm lý thì mình có thể hình dung sơ qua được trạng thái không ổn định của bác Tuấn, tuy nhiên cũng không chắc lắm nên cũng không dám Post lên đây. :-s vì tâm lý nói chung khá phức tạp. Để lý giải được nó e rằng trình độ hiểu biết của loài ngoài hiện nay về tâm lý còn khá hạn chế.
 
Nguyễn Lê Đăng Thi đã viết:
Cái này thì anh đọc không kỹ rồi. Ở trên kia anh Quang Hưng đã phân tích là bác Tuấn đây vừa gian dối, vừa trơ trẽn, và có thể có 1 vài điều không ổn về mặt thần kinh.
1 số khác thì phỏng đoán là người nhà bác Tuấn phải tống khứ bác ý lên trên mạng vì bác ý phá ở nhà là quá đủ rồi.
Có 1 số thì khen ngợi bác Tuấn vì bác Tuấn rất dũng cảm đấu tranh bảo vệ ý kiến của bác ý đến cùng ( Dù là cùn )

Sau khi đã tham khảo 1 số sinh viên Master ngành tâm lý thì mình có thể hình dung sơ qua được trạng thái không ổn định của bác Tuấn, tuy nhiên cũng không chắc lắm nên cũng không dám Post lên đây. :-s vì tâm lý nói chung khá phức tạp. Để lý giải được nó e rằng trình độ hiểu biết của loài ngoài hiện nay về tâm lý còn khá hạn chế.
anh THI thật là tàn nhan^_^
 
Em đọc cái board này, cứ chờ mãi, chờ mãi xem mọi người tôn trọng bác Tuấn được bao lâu. (mà công nhận dân Ams mình, nhất là các bậc tiền bối lịch sự và kiên nhẫn quá)
Em chỉ hy vọng bác Tuấn khi công bố làm thế nào để VN mình đừng ... đẹp mặt quá.
Em cũng nói thật, em mới bắt đầu học Toán lý, họa hoằn sau này có bằng một góc các bác nhà mình em cũng chẳng hơi sức đâu đi cãi nhau với bác Tuấn. Phục nhất bác Hưng.
 
Nguyễn Hoàng Dũng đã viết:
Có một câu đố trên mathclub của Princeton ,hỏi là một nhà khoa học sống trong không gian 2 chiều ( 2-manifold ) với một sợi dây đủ dài làm sao mà phân biệt được mình đang sống trong mặt cầu hay mặt xuyến ??
Em không rõ là có dùng cái lập luận là trên mặt xuyến thì có 2 vòng tròn không co rút về một điểm được, hay là có đường cong vũ trụ lọt vào không ra được của bác không ! ;;)

Em không biết đã bác nào trả lời bài này chưa. Nhưng em nghĩ có một cách thế này.
Đó là kéo sợi dây đó theo đường thẳng, rồi gấp khúc ở 2 điểm, lấy cho được 1 hình tam giác. Nếu là trên mặt xuyến, hình tam giác đó sẽ có tổng 3 góc lớn khác 180°.
Ví như lấy một sợi dây căng từ bắc cực, xuống đến xích đạo, rồi bẻ 90°, theo hướng Đông (Tây cũng thế), hết 1/4 xích đạo rồi lại kéo lên Bắc cực. Tổng ba góc là 90+90+90=270°. Thí nghiệm chứng minh là Trái Đất... không phẳng.
Bác Tuấn đừng vào bảo em làm theo toán cũ nên sai nhé. Em sợ lắm rồi đấy.

À mà em cũng giống bác, đang treo giải 1 tỉ € (em đang ở Pháp mà, nhiều tiền nắm) cho ai giải thích được 1+1=2. Toàn thể các nhà toán học của Pháp nói riêng và châu Âu nói chung đã đến chỗ em (viết thế này cho nó có style TVT), thằng nào đến giải thích xong em phang một câu: "ôi thật là buồn cười", thế là chúng nó ai nấy nín lặng ra về.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyen Nhat Cuong đã viết:
Em không biết đã bác nào trả lời bài này chưa. Nhưng em nghĩ có một cách thế này.
Đó là kéo sợi dây đó theo đường thẳng, rồi gấp khúc ở 2 điểm, lấy cho được 1 hình tam giác. Nếu là trên mặt xuyến, hình tam giác đó sẽ có tổng 3 góc lớn khác 180°.
Ví như lấy một sợi dây căng từ bắc cực, xuống đến xích đạo, rồi bẻ 90°, theo hướng Đông (Tây cũng thế), hết 1/4 xích đạo rồi lại kéo lên Bắc cực. Tổng ba góc là 90+90+90=270°. Thí nghiệm chứng minh là Trái Đất... không phẳng.
Bác Tuấn đừng vào bảo em làm theo toán cũ nên sai nhé. Em sợ lắm rồi đấy.

À mà em cũng giống bác, đang treo giải 1 tỉ € (em đang ở Pháp mà, nhiều tiền nắm) cho ai giải thích được 1+1=2. Toàn thể các nhà toán học của Pháp nói riêng và châu Âu nói chung đã đến chỗ em (viết thế này cho nó có style TVT), thằng nào đến giải thích xong em phang một câu: "ôi thật là buồn cười", thế là chúng nó ai nấy nín lặng ra về.

Tuy Gauß curvarture khác nhau, nhưng đó chưa phải là yếu tố quyết định việc classifications của các Riemann surfaces. Như đã nói ở bài trước, người ta dựa vào nhóm Homotopy hoặc genus của 2-Folds.
Tuy nhiên topological classfication khá là thô, có những vấn đề khác xuất hiện chẳng hạn trong complex geometry tinh tế hơn nhiều.
Như đã biết 1 torus được hình thành từ C/G , trong đó C là mặt phẳng phức, và G là discret group được sinh bởi <a,b> over Z, 1 phần tử của nó được biểu diễn dưới dạng g= n.a + m.b.
1 câu hỏi thực sự khó đặt ra là bao giờ thì 2 Tori biholomorphic với nhau. Có hẳn 1 chuyên ngành về toric varieties nghiên cứu hướng này. Còn về mặt topological thì vấn đề hoàn toàn trivial, 2 toric bất kỳ luôn homeomorphic với nhau.
 
Nguyễn Lê Đăng Thi đã viết:
Tuy Gauß curvarture khác nhau, nhưng đó chưa phải là yếu tố quyết định việc classifications của các Riemann surfaces. Như đã nói ở bài trước, người ta dựa vào nhóm Homotopy hoặc genus của 2-Folds.
Tuy nhiên topological classfication khá là thô, có những vấn đề khác xuất hiện chẳng hạn trong complex geometry tinh tế hơn nhiều.
Như đã biết 1 torus được hình thành từ C/G , trong đó C là mặt phẳng phức, và G là discret group được sinh bởi <a,b> over Z, 1 phần tử của nó được biểu diễn dưới dạng g= n.a + m.b.
1 câu hỏi thực sự khó đặt ra là bao giờ thì 2 Tori biholomorphic với nhau. Có hẳn 1 chuyên ngành về toric varieties nghiên cứu hướng này. Còn về mặt topological thì vấn đề hoàn toàn trivial, 2 toric bất kỳ luôn homeomorphic với nhau.

Anh Thi ơi, em mới học được hơn nửa năm Maths superieurs của prepas (Pháp) thôi ạ (đến matrix còn chưa học). Mấy cái anh nói thú thực em không hiểu được.
Đề bài là dùng một sợi dây đủ dài, nhận ra mặt xuyến. Cách giải của em không hoàn chỉnh vì không nhận ra được mặt xuyến, mà chỉ xác định được hành tinh của nhà bác học không phải là mặt phẳng. Anh vui lòng giải thích cụ thể hơn cách làm của anh được không ạ?
 
Nguyen Nhat Cuong đã viết:
Anh Thi ơi, em mới học được hơn nửa năm Maths superieurs của prepas (Pháp) thôi ạ (đến matrix còn chưa học). Mấy cái anh nói thú thực em không hiểu được.
Đề bài là dùng một sợi dây đủ dài, nhận ra mặt xuyến. Cách giải của em không hoàn chỉnh vì không nhận ra được mặt xuyến, mà chỉ xác định được hành tinh của nhà bác học không phải là mặt phẳng. Anh vui lòng giải thích cụ thể hơn cách làm của anh được không ạ?

Có lẽ làm thế này được chăng?

- Chọn một hướng bất kỳ, kéo sợi dây theo hướng có gradient không đổi (theo cách nhìn của người sống trong không gian 2-D ấy) cho đến khi khoảng cách giữa điểm cuối và điểm xuất phát đủ gần để coi là một điểm. Gọi hướng này là hướng 1.

- Bắt đầu từ cùng điểm xuất phát, làm tương tự như trên nhưng với hướng xuất phát vuông góc với hướng 1. Gọi hướng này là hướng 2.

Nếu với ít nhất một trong hai hướng đã quấn dây, nếu người đứng ở điểm xuất phát quan sát xung quanh, thấy có những góc nhìn cho phép thấy nhiều lần sợi dây đảo từ đường chân trời này sang đường chân trời kia thì đấy là mặt xuyến.

Nếu không thì là mặt cầu.

Cách này thô lậu, không rất không kinh tế :biggrin:
 
hehe
Đọc bên svuk mới thấy bác Tuấn cực siêu, siêu hơn bên này nhiều.

Bác Tuấn:
Vậy để xác định được tọa độ, cũng như vị trí hành tinh đó, hiện tại đang ở đâu trong Vũ Trụ thì chúng ta phải dùng đến phương trình toán cao cấp nào, hoặc các thuyết nào kể cả thuyết tương đối, của nhà bác học nổi tiếng Thế Giới là Albert Einstein, để xác định được tọa độ cũng như vị trí hiện tại của hành tinh đó? Đây là câu hỏi thật bình thường và thực tế mà nhân loại đang muốn biết kể cả Cơ Quan NASA nổi tiếng của MỸ.Đáp án tôi đã có, nhưng tôi muôn tìm hiểu xem tri thức toán và khoa học của nhân loại, với đà phát triển như hiện nay, có tìm ra được đáp án chưa hay còn đang mài mò, tìm ra công cụ toán mới, hay lý thuyết mới, để giải được bài toán trên,

Dragon X:
Mừng quá cháu gặp được bác Văn Tuấn ở đây !

Cháu cũng là người có ham mê tìm hiểu khoa học giống chú ạ.

Bác ạ, cháu năm nay 16 tuổi, từ năm 12 tuổi cháu đã chế tạo thành công kính hiển vi, cho phép cháu nhìn được các vật thể rất nhỏ, cỡ con kiến. Tuy nhiên không có ai ở Việt Nam dám cấp bằng sánh chế cho cháu cả, mặc dù cháu đã đi hết các bộ ngành ( cháu đã đến gõ cửa Bộ nông nghiệp, nội vụ, nhưng không ai dám tiếp cháu ).

Đến năm 15 tuổi cháu rời bỏ VN đi sang Anh Quốc học A-levels chuyên ngành Quantum Psychic, hòng nắm bắt thêm các kiến thức mới của thế giới tư bản. Tuy nhiên một lần nữa cháu lại thất vọng vì người Anh quá bảo thủ !

Vì vậy, gặp được bác là đàn anh đi trước ở đây cháu vui mừng không sao chảy xiết.

Về vấn đề phương trình dự báo các hành tinh, cháu cũng đã có suy nghĩ qua, tuy nhiên do sự bất cập của toán học cơ bản hiện thời mà cháu không thể suy nghĩ ra. Từ khi được đọc được bài luận văn toán học của chú, cháu đã suy nghĩ ra được sự liên quan giữa 1 và -1, giải đáp được bao khúc mắc lâu nay.

Phương trình cháu tìm ra là ( mặc dù trình độ của cháu còn rất non nớt so với bác Tuấn, nhưng cháu cũng mạnh dạn đưa ra đây cho giới khoa học thế giới xem xét, nếu đúng thì tôi xin nhận mà nếu sai thì tôi cũng xin sửa chữa khuyết điểm ạ ):

s=((((t*100+0.5)/100.0)%r*g*t)+h)*50

Trong đó :

- s là tọa độ của hành tinh ( một điều rất kỳ lạ là tọa độ chỗ nào cũng giống nhau , mặc dù là tính trên trục gì )
- t là vận tốc của tia lazer được phát ra khi đốt nóng hai dây may-xo chuẩn.
- r là vận tốc nở của vũ trụ ( theo tính toán tiếp theo của cháu thì là một hằng số, hằng số này cháu đã biết, tuy nhiên cũng để các bạn sinh viên tự đoán thêm ạ )
- g là độ dài của đuôi sao chổi Harley ( có lẽ sao chổi này đã cho chúng ta một 'magic number' chăng )
- cuối cùng, h là đường kính của hệ mặt trời, chính là hệ chuẩn trong vũ trụ

Nếu có thời gian, cháu xin được giải thích thêm, giờ cháu phải đi học không cô giáo mắng cháu ạ.

Hẹn gặp lại bác Tuấn sau ạ.

Kính bác.

Bác Tuấn trả lời: Chào cháu DragonX,tôi cũng thật sự vui mừng khi được gặp cháu là người VN, có tinh thần đam mê khoa học một càch nhiệt tình như vậy.Theo tôi nếu VN chúng ta có được nhiều người, có tinh thần đam mê khoa học như cháu, thì sợ gì một hai thập kỷ nữa, VN ta không theo kịp nền khoa học của các nước phát triển.Còn những công trình khoa học mà cháu đã dám nghĩ, dám làm, thì theo tôi, cũng nên dám công khai nói ra, chẳng có gì mà cháu phải sợ,chuyện đúng sai là chuyện thường tình chẳng ai trong đời không đôi lần gặp phải.Nếu vấn đề mà cháu đưa ra đúng hay sai gì, thì tôi được xin làm người đầu tiên ủng hộ tinh thần cùng cháu,cháu cứ mạnh dạn đưa ra những hiểu biết của mình.Theo tôi cái khuyết điểm lớn nhất của chúng ta là dấu dốt,không chịu học hỏi, đó mời là điều đáng sợ,còn những người có tinh thần đam mê khoa học, dám nghĩ dám làm như cháu, thì chẳng có gì phải e ngại.Theo tôi thì những gì mình đưa ra hôm nay chưa được hoàn chỉnh, thì rút kinh nghiệm cho lần sau, vấn đề mình đưa ra sẽ được hoàn chỉnh hơn.Tôi đang theo dõi những gì mà cháu đưa ra, cháu cứ bình tĩnh, lý giải thật cụ thể phương trình trên, để cho các bạn cùng xem và tranh luận, nhầm làm sáng tỏ vấn đề.Nếu một khi những vấn đề mà cháu đưa ra có tính khả thi, thì theo tôi nghĩ, sẽ có những người khác có thẩm quyền cao hơn, để ý đến và đề đạt vấn đề của cháu lên hội đồng khoa học cao hơn, giám định và đưa vào ứng dụng trong tương lai gần,thì VN ta đáng được tự hào,là có những người tuổi trẻ tài cao như cháu.Chúc cháu có được nhiều phát minh mang tính khả, thi nhầm đóng góp cho nền khoa học trong nước, cũng như trên thế giới ngày được tiến bộ hơn,vài lời nhắn gởi,hẹn gặp lại cháu trong các bài viết tiếp,chào cháu,TVT.


Và sau đó, như thường lệ, bác Tuấn không quay lại bình luận công thức của bạn trẻ nói trên nữa. Thành ra nhân loại vẫn đang hoang mang không biết nó đúng hay sai.

:-$ :-$ :-$
 
Cháu chịu! Botay thằng Dragon X, po' toàn thân bác Tuấn. Không còn gi` mà nói!
Đề nghị admin chuyển ngay bài viết của bạn Nhật Cường sang bên Túm tụm tán gẫu hoặc vườn cười, không ng ta tưởng topic này chuyên dành nghiên cứu các phản ứng trên hệ thần kinh của ng mắc bệnh hoang tưởng!
 
Đọc đến câu thứ 2 của thằng Dragon là biết nó nói đểu :)), thế sao bác Tuấn cũng tin được nhở =))
Cái vụ dây may-xo với cả đuôi sao chổi của nó cũng được bác Tuấn nói là "đang theo dõi mới cả cứ bình tĩnh lý giải nhằm sáng tỏ vấn đề" thì đúng là nên move bác Tuấn vào vườn cười thôi :)) =))
 
Ơ bác Tuấn đi đâu chả thấy quay trở lại nói gì về Sai lệch toán học nữa rùi ??? :D
 
Uhm, chào các bác.
Em thấy vấn đề bác Tuấn đưa ra là sai lè lè [-x , có lẽ ko cần giải thích thêm nữa.
Tuy nhiên cái ý bác đưa ra rất đáng để xem xét. Em đã mất khá nhiều thời gian nghiên cứu toán học, tìm hiểu và thấy được một số lỗ hổng khá to.

Ở đây em xin đưa ra 1 cái nho nhỏ để các bác bàn tiếp.
Trước hết, ta định nghĩa đường tròn là tập hợp điểm ( em ko xét tính chất).
Phép vị tự cho phép ta biến một đường tròn(1) thành một đường tròn(2) có bán kính tùy ý :) . Các điểm thuộc (1) qua phép vị tự này sẽ biến thành điểm thuộc (2). Vì phép vị tự là phép biến 1-1 nên ta có thể thấy mọi đường tròn, với mọi bán kính sẽ có số điểm thuộc là như nhau~~> có chu vi bằng nhau
=> quá vô lý.
:eek: :eek: /:)
 
Cũng với những lý luận tương tự, ta có thể thấy khái niệm về vô số ( khác với vô hạn ) là hết sức mơ hồ và ko logic. Khiêm tốn mà nói thì cái này khá đơn giản nên mọi người có thể tự tìm hiểu thêm :>
Và xin nói thêm luôn, bác Tuấn nói Toán học ko đúng với thực tế, thì đúng là như vậy :-s điều đó mọi người đều công nhận mà ;) Toán học là phi thực tế, tuy nhiên nó vẫn có thể ứng dụng vào các ngành khoa học khác~~> ko thể phủ nhận vai trò của nó. Nó chưa bao giờ được coi là chính xác tuyệt đối, bằng chứng là khi học Toán ta vẫn phải công nhận những cái cơ bản mà người ta gọi là tiên đề:-? Các tiên đề, mặc nhiên được công nhận đúng, dù bản thân chưa được chứng minh. Chính các nhà khoa học cũng chỉ dám nói rằng: " Các tiên đề chưa sai " _ có nghĩa là chưa chắc nó đã đúng.

Những ai muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này thì có thể tìm đọc các cuốn sách sau:
-Hình học phi Ơclit-Lôbasepxki ( dịch: Nguyễn Vũ Lương)
-Các vấn đề trên không gian đa chiểu_ Henri Cartan
-Đường cong kawasaki_ Savadaman Chorva
-Năm vấn đề của Euclide_George Boole

:| :-? :eek: 8-| /:)
 
Lê Phương đã viết:
Cũng với những lý luận tương tự, ta có thể thấy khái niệm về vô số ( khác với vô hạn ) là hết sức mơ hồ và ko logic. Khiêm tốn mà nói thì cái này khá đơn giản nên mọi người có thể tự tìm hiểu thêm :>
Và xin nói thêm luôn, bác Tuấn nói Toán học ko đúng với thực tế, thì đúng là như vậy :-s điều đó mọi người đều công nhận mà ;) Toán học là phi thực tế, tuy nhiên nó vẫn có thể ứng dụng vào các ngành khoa học khác~~> ko thể phủ nhận vai trò của nó. Nó chưa bao giờ được coi là chính xác tuyệt đối, bằng chứng là khi học Toán ta vẫn phải công nhận những cái cơ bản mà người ta gọi là tiên đề:-? Các tiên đề, mặc nhiên được công nhận đúng, dù bản thân chưa được chứng minh. Chính các nhà khoa học cũng chỉ dám nói rằng: " Các tiên đề chưa sai " _ có nghĩa là chưa chắc nó đã đúng.

Những ai muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này thì có thể tìm đọc các cuốn sách sau:
-Hình học phi Ơclit-Lôbasepxki ( dịch: Nguyễn Vũ Lương)
-Các vấn đề trên không gian đa chiểu_ Henri Cartan
-Đường cong kawasaki_ Savadaman Chorva
-Năm vấn đề của Euclide_George Boole

:| :-? :eek: 8-| /:)

Về vấn đề đường tròn, em nên tìm hiểu sâu hơn để có cách nhìn tổng quát hơn về vô hạn Toán học.
Các tiên đề không sai, nghĩa là hệ tiên đề không tự mâu thuẫn. Các tiên đề không thể chứng minh được. Khi các nhà khoa học nói rằng: hệ tiên đề chưa sai, có nghĩa là họ khẳng định một cách khiêm tốn rằng chưa ai chứng minh được nó tự mâu thuẫn, đồng nghĩa với ngành khoa học được xây dựng bằng hệ tiên đề đó còn giá trị.
Kể cả có những vấn đề thuộc về lĩnh vực đó mà hệ tiên đề không giải quyết được, thậm chí vĩnh viễn không giải quyết được (phương trình bậc 5 chẳng hạn), thì hoàn toàn không có nghĩa là hệ tiên đề đó sai, vì mọi hệ tiên đề đều
có vấn đề không giải quyết được (định lý Ghê-đan).
Bác Tuấn chẳng hạn, sai không phải vì bác ý bảo là không có số âm, mà bởi vì Toán không có số âm của bác ấy tự mâu thuẫn, và bác ấy không chỉ ra được Toán học tự mâu thuẫn, chỉ suốt ngày ca một vở "ôi thật là buồn cười".
 
giống kiểu classical mechanics với quantum mechanics, có những thứ cái thứ 2 giải thích được nhưng cái thứ 1 chưa, nhưng cũng không thể nói nó sai được vì application của classical mechanics vẫn còn đầy rẫy ;)
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên