Chào các bạn,các bạn cứ từ từ đừng nóng,thường Ông Bà ta hay nói, "giận quá mất khôn".Chờ mãi mà chẳng có bạn nào lấy được giải thưởng,thôi thì để tôi cố gắng giải thích tiếp các bài toán cấp một, cho các nhà toán học cao siêu, hay đem khoe cái nhóm, vành, trường, mà chả hiểu nổi các bài toán cấp một, thì quả là chuyện lạ khó tin nhưng có thật các bạn ạ?
Để làm sáng tỏ từng vấn đề, trước tiên tôi sẽ đưa cái bài toán mà bạn Ngô Nguyễn Duy đưa ra hỏi tôi như sau:
-------------------------------------------
Trích:
Hôm trước em đã nói về phương pháp 2 của bác, và như em đã nói nếu bác dùng phương pháp 2 này, tức là tuyệt đối 0 dùng dấu trừ để chỉ phép tính đứng kề 1 giá trị như là -1, -2, ... thì bác sẽ 0 thể làm được bất kì 1 bài toán nào có nhiều phép cộng trừ liên tục cả, và ví dụ em đã cho bác rồi, không thể tính được 100 - 200 + 300 - 100 - 200 - 100 + 500 - 200 - 400 + 100 + 200 + 300 - 700 = ?
Tức là phương pháp 2 của bác 0 thể xài được trong thực tế, bác đồng ý 0 ạ. Bác có đồng ý dẹp phương pháp 2 đi không ạ ?
--------------------------------------------
Bạn Duy ạ,tôi thấy bạn rất tâm đắc với bài toán mà bạn đưa ra hỏi tôi,vậy tôi xin hỏi bạn nên trả lời thật cụ thể từng câu hỏi của tôi, rồi tôi sẽ cho bạn biết cái "toán học cũ" nó sai ở chổ nào.
1/Thứ nhất bài toán mà bạn đưa ra hỏi tôi:100 - 200 + 300 - 100 - 200 - 100 + 500 - 200 - 400 + 100 + 200 + 300 - 700 = ?
Bao gồm bao nhiêu phép toán, gồm có các phép toán nào?
2/Trong toàn bộ các giá trị mà bạn đưa ra trong bài toán trên, thì giá trị nào nhỏ hơn(<) không(0) và giá trị nào lớn hơn(>) không(0), bạn nên liệt kê ra thật cụ thể?
Đấy hai câu hỏi tôi đưa ra hỏi bạn rất đơn giản, chỉ là các bài toán cấp 1 thôi,bạn cứ trả lời thật rõ ràng và thật cụ thể,tôi đang đợi câu trả lời của bạn,Chào bạn,TVT.
Bạn Đăng Thi ạ,bạn cho rằng:
--------------------------------------------
Bác đưa nó lên diễn đàn toán học nào thế? Mà Nick của bác ở diễn đàn toán học là gì, em search các topic chả thấy có cái nào về vấn đề sai lệch của bác cả Bác có nói phét thì cũng nên nho nhỏ thôi.
--------------------------------------------
Theo tôi bạn mới là người nói phét bạn ạ,không tin bạn cứ hỏi ban Quản Trị của trang Web:
http://diendantoanhoc.net ,bạn hỏi lúc trước trong mục "vẽ đẹp toán học" của diễn, có bài của bạn Trần Văn Tuấn đưa ra câu hỏi 3 x 0 =0 ra hỏi không thì bạn sẽ rõ.Mà theo tôi Ban Quản Trị mạng đã xóa câu hỏi của tôi,do không bạn nào lý giải được bài toán đó. Nếu bạn có hỏi với tính cách tham khảo thì bạn sẽ rõ,hoặc bạn vào mục "Toán học và triết học" bạn sẽ thấy đề tài "sai lệch toán học" do tác giả TVT đưa ra thảo luận.Rất tiếc thời gian qua tôi đã thảo luận trên "Diễn đàn toán học" mà bạn không biết, chứng tỏ bạn mới là "người bốc phét" có tầm cở phải không bạn?
ÔI thôi! bạn đem cái nhóm, vành, trường, ra khoe làm gì, khi mà câu hỏi rất đơn giản, rất cụ thể "toán cấp một", mà bạn đọc còn chưa thông, thì nói gì đến những cái cao siêu về nhóm, vành, trường, bạn ạ?Trong câu hỏi trên tôi có hỏi bạn 3:0 = ? đâu mà bạn trả lời cứ lung tung.Tôi chỉ hỏi các bạn câu hỏi là:
Như các bạn điều biết rằng trong phép toán nhân(x) hoặc chia(/) chúng ta có thể biến đổi từ phép nhân(x) thành phép chia(/) và ngược lại, ví dụ:
3 x 4 = 12 => 12 : 4 = 3 ; hoặc 12 : 3 = 4 ,đúng không các bạn.Vậy mà tại sao "nền tảng toán học cũ" chỉ chấp nhận khi chúng ta lấy 3 x 0 = 0 ;
mà "toán học cũ" không chấp nhận cho chúng ta suy ngược lại, từ bài toán nhân(x) thành bài toán chia là : 3 = 0 : 0 ;thì quả là điều khó hiểu và "không thể hiểu được", vậy mà từ nào đến giờ trải qua bao thế kỷ, nhân loại cứ vỗ tay khen hay và cho đó là nét đẹp toán học, thì quả là "Khó hiểu cho cái hiểu" ngày nay phải không các bạn?
Đấy câu hỏi của tôi đưa ra đơn giản chỉ là "bài toán cấp 1", thì bạn cũng nên đem cái "kiến thức cấp 1" ra trả lời là đủ và dễ hiểu.Chứ bạn đừng nên đem toán cao cấp ra lý giải, thì quả thật là khó hiểu bạn ạ?Bạn cứ chờ bạn Ngô Nguyễn Duy trả lời những câu hỏi của tôi, bạn sẽ rõ hơn thế nào là cái
"sai "của toán học,chào bạn ,TVT.
------------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại