Sai Lệch Toán học

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
cô Giao ạ,dù rất ngưỡng mộ cô nhưng em phải nói là cách suy luận toán học của cô,em đă tra cứu toàn bộ sổ sách ở các ngân hàng từ VN và trên thế giới, chả có ai ghi sổ sách kế toán theo cách đó cả :D Cái định nghĩa về kế toán của cô loằng ngoằng trừu tượng và phi thực tế quá,em đã hỏi tất cả các nhà bác học nổi tiếng trên thế giới mà có thấy ai dùng đâu ?!Thế mà cô và các anh lại nhào nặng ra mấy cái đó đem ra dọa em với bác Tuấn, thì buồn cười lắm.
Thôi vì thời gian có hạn nên em phải đi ôn thi đây,hẹn lần sau sẽ trao đổi tiếp những vấn đề thú vị hơn.
To bác Tuấn: mấy hôm nữa thi cháu sẽ áp dụng toán mới của bác cho hội đồng chấm thi lác mắt.Lần này cháu sẽ thực hiện đúng 4 điều bác dạy là "O biết,O nghe,O thấy và nhất là O có số âm),cháu tin là cháu sẽ đc điểm cao.(có thể đc giải nữa,nhưng nếu đc giải thì cháu sẽ a lô cho bác.)
học trò bác Tuấn
 
Hic :( trên tay em là đang là cuốn sách Business Studies, một môn phụ em học hồi học kỳ 1 năm thứ nhất tại Sing và thấy bọn Sing này nó dạy sai bét rồi. Nó dạy em đúng kiểu sai sai mà anh Trần Anh Dũng nói ấy :(
Em vừa gửi feedback đến thằng Headmaster, chắc năm sau bọn nó sẽ cho thay đổi sách :)>-
 
Em vừa hì hụi vào đọc trang web của bác. Hóa ra bác có 1 cái ví dụ thế này:
Ví du1:

Nếu chúng ta vay ngân hàng 1 tỉ đồng và chúng ta gán cho tiền đi vay là âm(-) lúc đó 1 tỉ vay = -1tỉ dấu trừ (-) chẳng qua do chúng ta gán cho giá trị 1 tỉ để biểu thị chúng ta thiếu nợ, và khi sử dụng số âm(-) nghĩa là chúng ta đã áp dụng bài toán trừ (-) nên sau này khi trả nợ ta chỉ cần lấy 1 tỉ đồng của ta trừ đi 1 tỉ đồng thiếu nợ.

1 tỉ có – 1 tỉ vay = 0

Mà không cần sử dụng hai lần trừ nên không cần sử dụng gía trị tuyệt đối như luận điểm “toán cũ” ;

1tỉ co - -1 tỉ vay = 0

Mà không cần sử dụng hai lần trừ - em thắc mắc ở câu này đấy ạ! Tại sao lại viết 1tỉ co - -1 tỉ vay = 0 nếu theo toán cũ?

Theo em hiểu, như em vẫn dùng cái gọi là toán cũ, thì khi em đi vay, em viết sổ như thế nào là do em đứng trên phương diện tiền mặt em có hay phương diện nợ nần em phải trả.

1. Trên phương diện tiền mặt:
Giống ở trên em có nói, nếu trên phương diện tiền mặt em có, em sẽ vẫn ghi là tôi có 1 tỷ đồng (vì rõ ràng tôi đang cầm 1 tỷ trong tay, chẳng cần biết tiền đó tôi vay hay là của tôi.

Đến khi tôi đi trả lại tiền nợ cho ngân hàng, tiền mặt của tôi rõ ràng là bị rút ra 1 tỷ, vậy thì em cứ thế ghi là - 1 tỷ.

Kết quả : 1 tỷ (có do vay lúc đầu) - 1 tỷ (vừa đem đi trả nợ) = 0.

Em chỉ cần có 1 phép trừ thôi đấy chứ ạ.

2. Trên phương diện nợ nần (mà em đoán cách bác viết là theo cách này)

Nếu em nợ ai số tiền là x, em sẽ ghi là -x, còn ai nợ em số tiền y thì em sẽ ghi là +y.

Em đi vay ngân hàng thì tức là em nợ 1 tỷ, vậy thì em sẽ ghi là em thiếu nợ -1 tỷ. Khi em trả ngân hàng, cũng coi như em cho ngân hàng vay, tiền nợ của ngân hàng đối với em, em sẽ ghi là +1 tỷ.

Như vậy em có -1 tỷ + 1 tỷ = 0 và coi như là em đã trả nợ xong ngân hàng và ngân hàng cũng chẳng vay nợ gì em nữa.

Nếu ghi thế này thì em cũng chỉ dùng có 1 dấu trừ thôi, chứ lấy đâu ra 2 dấu trừ như bác viết ở trên nhỉ????

Vậy thì chỉ có 1 cách giải thích là các viết trên của bác đúng là râu ông nọ, cắm cằm bà kia vì cái -1 tỷ đi vay là cách viết của liability còn 1 tỷ có là cách viết của asset nên mới chòi ra cái công thức 1 tỷ có - |-1 tỷ vay|
 
chán ... nói nữa nói mãi cũng vậy ... :( đến mức chả ai mún vào đây nói chuyện nữa rồi :(
 
HAha chết cười, em đã bảo vì phải viết cho có "dương âm" cho nó giống bác Tuấn nên em phải modife một tẹo cho bác Tuấn đọc mà. Chứ viết như chị Giao thì bác Tuấn sẽ không thấy cái "dương âm" đâu. Người đã học qua thì rõ ràng chứ bác Tuấn đọc sao hiểu được hả chị .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ví dụ cho bác Tuấn về việc sử dụng Toán học TVT vào nhà hàng VN này:

Tháng 1: Lời 700 USD
Tháng 2: Lỗ 500 USD
Tháng 3: Lời 100 USD
Tháng 4: Lời 100 USD
Tháng 5: Lỗ 500 USD
Tháng 6: Lỗ 200 USD
Tháng 7: Lời 300 USD
Tháng 8: Lời 200 USD
Tháng 9: Lỗ 100 USD
Tháng 10: Lỗ 200 USD
Tháng 11: Lời 100 USD
Tháng 12: Lời 100 USD

Nếu muốn tính xem cửa hàng lời lỗ như thế nào cho tới tháng X, nếu dùng Toán học cũ thì nó như thế này:

a) Dùng dấu âm và phép cộng:
700 + (-500) + 100 + 100 + (-500) + (-200) + 300 + 200 + (-100) + (-200) + 100 + 100 = 100
b) Cộng trừ số dương, kết quả có thể ra số âm hoặc dương:
700 - 500 + 100 + 100 - 500 - 200 + 300 + 200 - 100 -200 + 100 + 100 = 100

Còn nếu dùng Toán học TVT thì nó sẽ rất rắc rối vì luôn luôn phải biết tổng lời và tổng lỗ cái nào lớn hơn:

a) lời 700 - lỗ 500 = lời 200 ( cho đến hết tháng 2 )
b) lời 200 + lời 100 = lời 300 ( cho đến hết tháng 3 )
b) lời 300 + lời 100 = lời 400 ( cho đến hết tháng 4 )
d) lời 400 - lỗ 500 = lỗ 100 (cho đến hết tháng 5 )
e) lỗ 100 + lỗ 200 = lỗ 300 (cho đến hết tháng 6 )
f) lỗ 300 - lời 300 = hòa vốn (cho đến hết tháng 7)
g) 0 + lời 200 = lời 200 (cho đến hết tháng 8)
h) lời 200 - lỗ 100 = lời 100 (cho đến hết tháng 9)
i) lời 100 - lỗ 200 = lỗ 100 (cho đến hết tháng 10)
j) lỗ 100 - lời 100 = hòa vốn (cho đến hết tháng 11)
k) 0 + lời 100 = lời 100 (cho đến hết tháng 12)

Nói 1 cách khác, vì sau khi tính toán như vậy ra đáp số cuối cùng là lời 100 USD, cho nên chỉ khi đó bác Tuấn mới đặt được bút viết phép tính

700 - 500 + 100 + 100 - 500 - 200 + 300 + 200 - 100 -200 + 100 + 100 = 100

giống như phép (b) của Toán học cũ.

Thực ra tháng 10 em không phải lỗ 200 USD đâu ạ, thật ra lỗ tới 500 USD vì em nhập hàng thịt thối của thằng em em nó bán, sau hỏng quá phải vứt đi. Bây giờ khai ra thì thằng em em nó chết chắc. Dưng mà nếu thế thì đọan sau em phải tính lại là

i) lời 100 - lỗ 500 = lỗ 400 (cho đến hết tháng 10)
j) lỗ 400 - lời 100 = lỗ 300 (cho đến hết tháng 11)
k) lỗ 300 - lời 100 = lỗ 200 (cho đến hết tháng 12)

và em thì chưa nghĩ ra phép tính tổng quát của bác Tuấn. Rõ ràng 0 thể viết là

700 - 500 + 100 + 100 - 500 - 200 + 300 + 200 - 100 - 500 + 100 + 100 được nữa, mà viết là
500 - 700 - 100 - 100 + 500 + 200 - 300 - 200 + 100 + 500 - 100 - 100 = 200 thì lại 0 nhận ra được số nào thuộc về tháng nào nữa.


Hay là bác Tuấn khai thị cho em cách giải quyết, sắp phải nộp sổ sách cho phòng thuế rồi, em mà 0 nộp kịp nó phạt em chết chứ chẳng vừa đâu. Tốt nhất là bác làm hộ em tính toán thu nhập từng quý, từng bán niên, và cả năm luôn thể. Cảm tạ bác vô cùng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào bạn Ngô Tố Giao bạn Ngô Nguyễn Duy và các bạn,bạn Ngô Tố Giao cho rằng:
------------------------------
Trích:
1/Trên phương diện tiền mặt:
Giống ở trên em có nói, nếu trên phương diện tiền mặt em có, em sẽ vẫn ghi là tôi có 1 tỷ đồng (vì rõ ràng tôi đang cầm 1 tỷ trong tay, chẳng cần biết tiền đó tôi vay hay là của tôi.

Đến khi tôi đi trả lại tiền nợ cho ngân hàng, tiền mặt của tôi rõ ràng là bị rút ra 1 tỷ, vậy thì em cứ thế ghi là - 1 tỷ.

Kết quả : 1 tỷ (có do vay lúc đầu) - 1 tỷ (vừa đem đi trả nợ) = 0.

Em chỉ cần có 1 phép trừ thôi đấy chứ ạ.
-------------------------------

Bạn Ngô Tố Giao ạ, cách lập luận của bạn nếu căn cứ theo "luận điểm toán cũ" thì bạn viết một đàng nhưng lý luận theo một nẽo,tôi xin được đính chính lại cách viết và lập luận theo "toán học cũ", về câu phân tích của bạn cụ thể như sau:
Trường hợp bạn đi vay ngân hàng 1 tỷ thì bạn có các cách thể hiện theo toán cũ như sau:
1/Một là bạn ghi bằng lời,hai là bạn thể hiện bằng toán học,nếu nghi bằng lời thì trong sổ thu nhập của bạn phải ghi là nợ (hay thiếu),đúng không?Nếu ghi bằng lời không dùng cách ghi toán học, thì bạn phải ghi là nợ (hay thiếu) ngân hàng (1 tỷ).Vì vậy khi bạn có 1 tỷ bạn đem trả cho ngân hàng bạn chỉ cần thể hiện phép toán trừ(-) vừa đúng với tinh thần toán học vừa chuẩn xác đúng không bạn?Chứ bạn không thể đào đâu ra phép toán cộng(+) trong khâu trả nợ đúng không bạn?Còn cách thể hiện câu 2 của bạn như sau:
--------------------------------
Trích:
2. Trên phương diện nợ nần (mà em đoán cách bác viết là theo cách này)

Nếu em nợ ai số tiền là x, em sẽ ghi là -x, còn ai nợ em số tiền y thì em sẽ ghi là +y.

Em đi vay ngân hàng thì tức là em nợ 1 tỷ, vậy thì em sẽ ghi là em thiếu nợ -1 tỷ. Khi em trả ngân hàng, cũng coi như em cho ngân hàng vay, tiền nợ của ngân hàng đối với em, em sẽ ghi là +1 tỷ.

Như vậy em có -1 tỷ + 1 tỷ = 0 và coi như là em đã trả nợ xong ngân hàng và ngân hàng cũng chẳng vay nợ gì em nữa.

Nếu ghi thế này thì em cũng chỉ dùng có 1 dấu trừ thôi, chứ lấy đâu ra 2 dấu trừ như bác viết ở trên nhỉ????
----------------------------------

Tôi không thể nào hiểu nổi cách lập luận của bạn, khi bạn đem tiền đi trả nợ mà bạn lập luận rằng bạn cho ngân hàng vay, thì quả là bạn sáng tác ra cách lập luận mới.Không tin bạn cứ đi hỏi bất cứ vị thầy hoặc cô nào, mà đồng tình với cách lập luận do bạn mới sáng chế ra là, tiền đem "trả nợ" mà bảo đem "cho vay" như bạn nói, thì bạn cứ đến gặp tôi,tôi xin cỏng bạn đi cho đở mệt.Chính vì "nền tảng toán học cũ" dạy chúng ta "phép thuật" nên bạn mới hô biến từ "trả nợ" thành "cho vay" phải không bạn?
Cũng chính vì "toán học cũ có phép thuật", nên bạn mới có thể hô biến từ "trả nợ" thành "cho vay" và từ bài toán đúng ra phải dùng phép toán trừ(-), biến thành phép toán cộng(+),nên mới có bài toán như bạn đưa ra:
-1 tỷ + 1 tỷ = 0
Nó vừa rờm rà trừu tượng khó hiểu, nhưng do chúng ta đã được dạy theo
"toán học cũ", nên chúng ta không cảm thấy được cách thể hiện mang tính trừu tượng và thiếu logic của "toán học cũ" các bạn ạ?
Trong khi đó nếu dùng theo tinh thần toán học mới của tôi, khi đi vay và trả nợ, chúng ta lúc nào cũng dùng duy nhất một phép toán trừ (-) như sau:
khi bạn vay ngân hàng 1 tỷ, nếu bạn ghi vào sổ của bạn theo toán học là
-1 tỷ,nghĩa là bạn đã áp đặt cho số tiền 1 tỷ đó phép toán trừ(-) trước rồi,vì vậy khi bạn có 1 tỷ, bạn chỉ cần lấy 1 tỷ -1 tỷ mà bạn đả áp đặt phép toán trừ(-),nên chúng ta không cần dùng đến hai lần trừ(-),hay phải dùng đến phép toán cộng(+) cho giá trị âm(-) như bạn vừa trình bài trong câu 2 là:
-1 tỷ + 1 tỷ = 0 .Vừa sai cả ý nghĩa, vừa sai cả phép tính, đồng thời mang nặng tính trừ tượng phi thực tế bạn ạ?
Đấy bạn thấy không? tôi thể hiện theo cả hai cách 1 và 2, đều dùng toán phép toán trừ(-), mà không cần dùng đến phép toán cộng(+) nào, vừa đơn giản, vừa dễ hiểu, đồng thời thể hiện đúng với tinh thần toán học là, trả nợ là phải áp dụng duy nhất một phép toán trừ(-) bạn ạ?Chào bạn,TVT.

TB:Do thời gian không cho phép, hẹn bạn Ngô Nguyễn Duy trong bài viết tiếp theo.

--------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
1/Một là bạn ghi bằng lời,hai là bạn thể hiện bằng toán học,nếu nghi bằng lời thì trong sổ thu nhập của bạn phải ghi là nợ (hay thiếu),đúng không?Nếu ghi bằng lời không dùng cách ghi toán học, thì bạn phải ghi là nợ (hay thiếu) ngân hàng (1 tỷ).Vì vậy khi bạn có 1 tỷ bạn đem trả cho ngân hàng bạn chỉ cần thể hiện phép toán trừ(-) vừa đúng với tinh thần toán học vừa chuẩn xác đúng không bạn?Chứ bạn không thể đào đâu ra phép toán cộng(+) trong khâu trả nợ đúng không bạn?

Vâng, thưa bác, nêu như em ghi sổ theo kiểu của bác, em đi vay nợ ngân hàng 1 tỷ, sau đó em đi mua cái máy giặt mất 5 triệu, mua cái tủ lạnh mất 2 triệu, rồi kẻ trộm nó ăn cắp mất của em 8 triệu, con em của em nó lại xin em 50 triệu để đi bao bồ nó. Thế em sẽ ghi sổ thế nào ạ? Có phải theo cách ghi của bác sẽ là: - 1 tỷ - 5 triệu - 2 triệu - 8 triệu - 50 triệu, phỏng ạ? hay bác sẽ nói với em bác có 2 cuốn sổ: 1 cuốn ghi nợ, 1 cuốn ghi tiền mặt bác có?

Bây giờ em mới hiểu là ngay cả trong toán cũ em cũng ngu, chẳng hiểu gì toán cũ cả. :((
 
Em thấy bác Tuấn về cơ bản đã đè bẹp được hàng ngũ các nhà toán học dốt nát trên thế giới cũng như trên hn-ams này rồi, chắc chẳng ai dám tranh cãi tiếp với bác nữa đâu.

Để cho sự nghiệp khoa học của bác tiếp tục nở hoa, em có ý kiến là có lẽ sắp tới bác nên sáng tạo ra tàu vũ trụ riêng của Vietnam đi. Ý tưởng đóng góp ban đầu của em là lắp 15 cái quạt TQ công suất to vào đít tàu. Bay 1 lúc mà buồn đái thì tắt quạt đi ra ngoài giải quyết rồi lại bay tiếp. Vừa kinh tế vừa khoa học, mà lại rất gần gũi với quần chúng nhân dân. Vietnam mình vừa rồi sản xuất thành công mấy cái máy bay trực thăng rồi đấy, tuy chưa (và sẽ không bao giờ) bay được, nhưng cũng là 1 dấu ấn lớn cho sự nghiệp khoa học nước nhà.

Chúc bác thành công trong mọi lĩnh vực
/Thanh
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bạn Ngô Tố Giao ạ,vấn đề mà bạn đưa ra qua bài viết của bạn:
Tôi đã phân tích thật cụ thể trong bài viết trên bằng cả hai cách
1/Nếu ghi bằng chử thì khi đi vay chúng ta có thể ghi vào sổ là thiếu(chịu hay nợ) vì tùy theo cách nghĩ của mổi người
2/ Nếu ghi bằng toán học thì chúng ta chỉ cần ghi trước số tiền mình vay bằng phép toán trừ(-) là đủ
Vậy mà bạn còn cố tình đưa ra câu hỏi ngược lại tôi như sau:
----------------------------------
Trích:
Vâng, thưa bác, nêu như em ghi sổ theo kiểu của bác, em đi vay nợ ngân hàng 1 tỷ, sau đó em đi mua cái máy giặt mất 5 triệu, mua cái tủ lạnh mất 2 triệu, rồi kẻ trộm nó ăn cắp mất của em 8 triệu, con em của em nó lại xin em 50 triệu để đi bao bồ nó. Thế em sẽ ghi sổ thế nào ạ? Có phải theo cách ghi của bác sẽ là: - 1 tỷ - 5 triệu - 2 triệu - 8 triệu - 50 triệu, phỏng ạ? hay bác sẽ nói với em bác có 2 cuốn sổ: 1 cuốn ghi nợ, 1 cuốn ghi tiền mặt bác có?
----------------------------------

Đấy cái mà bạn đưa ra hỏi tôi, tôi đang dùng nó để hỏi ngược lại các nhà bác học toán học lừng danh thế giới, có thể chỉ cho tôi thấy số tiền mà tôi vay ngân hàng là 1 tỷ, nếu ghi bằng toán học chúng ta phải ghi là:(-1 tỷ < 0).
Vậy các vị ấy có thể giải thích và chỉ cho tôi thấy, cái số tiền 1 tỷ mà tôi vay đó nhỏ hơn không(-1 TỶ<0) là nhỏ hơn như thế nào bạn ạ?Nếu bạn có thể chỉ và chứng minh cho tôi thấy (-1 tỷ<0), thì tôi sẽ muôn lần kính phục cái hiểu biết về toán của bạn, bạn ạ? Ở đây tôi xin lưu ý với bạn, câu hỏi trên tôi đã từng đưa ra hỏi các nhà toán học, kèm theo giải thưởng 10.000 usd, nếu ai đủ khả năng giải thích và chứng minh được, trong tự nhiên, trong thực tế, có bất kỳ giá trị nào nhỏ hơn không(<0).Vậy mà cho tới ngày hôm nay, chưa một nhà toán học nào, đủ khả năng chứng minh được vấn đề đó bạn ạ?Không tin bạn cứ thử bạn sẽ thấy những điều tôi nói, có đúng như vậy hay không bạn ạ?
Còn bạn bảo tôi ghi theo cách mà bạn chỉ ra cho tôi như trên, họa là chỉ khi nào tôi áp dụng cái toán học, mang nặng tính trừu tượng và phi thực tế của "nền tảng toán cũ", thì tôi mới ghi theo cách của bạn đưa ra thôi bạn ạ?Còn nếu bạn hỏi tôi, thì tôi cũng chịu khó giải thích theo cách ghi của tôi cho bạn vui lòng,cách nghi của tôi như sau:
Trường hợp tôi vay ngân hàng 1 tỷ nếu ghi đơn thuần bằng toán học trong sổ của tôi sẽ thể hiện các hạng mục:
Tiền ngân hàng Tiền hiện có
-1 tỷ 1 tỷ
-5 triệu
-2 triệu
-8 triệu
-50 triệu
---------------
935 triệu
Đấy cách ghi của tôi đơn thuần bằng toán học,đồng thời thể hện đúng theo phép toán, khi "tiêu sài mất đi" là chúng ta phải áp dụng phép toán trừ(-),thì mới gọi là toán học được bạn ạ?Chứ tôi không thể nào dùng "phép thuật" như
"toán học cũ" đổi trắng thành đen,biến phép toán trừ(-), thành phép toán cộng(+),tiền tiêu sài mất đi mà dùng phép toán cộng(+), nó vừa trừu tượng phi thực tế,vậy mà từ nào đến giờ chúng ta cứ phải học và phải hiểu như vậy, thì quả là "khó hiểu cho cái hiểu" ngày nay bạn ạ?Tôi đang chờ bạn,cũng như các nhà toán học trên thế giới, chứng minh cho tôi thấy trong tự nhiên, cũng như trong thực tế, có cái gì nhỏ hơn không(<0)?Vậy mà sao trong "toán lý" có lắm thứ nhỏ hơn không(<0) vậy hở bạn?Vậy mà lúc nào các nhà toán học cứ bảo rằng, toán học là công cụ dùng để áp dụng vào giải thích tự nhiên và thực tế, thì theo tôi quả là "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" rồi cùng vỗ tay khen là hay phải không bạn?Chào bạn,TVT.

--------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại

----------

Do lổi trong cách diễn đạt trang web khi gởi,nên tôi xin hiệu chỉnh lại cách ghi như sau:
*Tiền ngân hàng
-1 tỷ
*Tiền hiện có
1 tỷ
-5 triệu
-2 triệu
-8 triệu
-50 triệu
--------------
935 triệu
 
Em tưởng bác Tuấn đè bẹp được bọn toán học như bác Thanh nói rồi, bác vẫn vào thanh minh 1 tỉ với ngân hàng làm gì nữa?. Em rất ủng hộ ý tưởng để bác Tuấn sáng tạo ra tàu vũ trụ cho Việt nam, như thế mới sánh vai được các cường quốc năm châu ( những nơi đào tạo ra phần lớn bọn làm toán dốt nát theo kiểu cũ). Bọn Trung Quốc nó có tàu vũ trụ Thần Châu rồi, mình cũng phải có tàu Thánh Bò ra để tương xứng. Theo thiển ý của em, tuy tên tàu vũ trụ Thánh Bò là hay để so sánh với Thần Châu, nhưng do đóng góp của bác Tuấn là lớn, vì thế có thể gọi là tàu vũ trụ Tuấn Bò để ghi công bác.
Em cũng xin đóng góp thêm vào ý tưởng ban đầu cùng bác Thanh: thay vì tắt quạt ra ngoài giải quyết nỗi buồn, có thể giải quyết trực tiếp ngay lên trên 15 cái quạt, như thế sẽ tiết kiệm chi phí làm mát cho quạt, lại đỡ mất công tắt quạt giữa lúc đang bay, vừa kinh tế, vừa khỏe.
Chúc bác Tuấn khỏe, có thêm nhiều đóng góp cho toán học, vật lý ...và sớm làm tàu vũ trụ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Do lổi trong cách diễn đạt trang web khi gởi,nên tôi xin hiệu chỉnh lại cách ghi như sau:
[pre]*Tiền ngân hàng Tiền hiện có
-1 tỷ 1 tỷ
-5 triệu
-2 triệu
-8 triệu
-50 triệu
---------- --------------
-1 tỷ 935 triệu[/pre]

Vậy là bác cũng để lộ ra cho em hiểu cách ghi tiền của bác là sử dụng 2 cuốn sổ (hay nói nôm na là 1 cuốn sổ nhưng có 2 cột) 1 - dành cho ghi số tiền nợ và 1 dành cho ghi số tiền hiện có. Tương tự sự giải thích của em ở trên là liability - tiền ngân hàng và asset - tiền hiện có.

Và như vậy, trong trường hợp khi tự dưng bác Bùi Hải Thanh, sau khi bán được sáng kiến chế tạo tàu vũ trụ của mình, được 100 tỷ, bác ấy lại hứng chí lên, tặng cho em 500 triệu vì em đã giúp bác ấy dắt cái xe đạp hỏng từ ngày còn thuở hàn vi, thế là em có dư tiền đem trả lại ngân hàng. Em liền đem tiền đi trả ngân hàng ngay lập tức để khỏi phải nợ nần. Vậy thưa hỏi bác, có phải em sẽ ghi sổ tiếp như sau không ạ?


[pre]*Tiền ngân hàng Tiền hiện có
-1 tỷ 1 tỷ
-5 triệu
-2 triệu
-8 triệu
-50 triệu
+500 triệu
1 tỷ -1 tỷ
---------- --------------
0 435 triệu[/pre]

Mong bác bỏ chút thời giờ,cố giải thích giúp em nốt đoạn này xem em đã hiểu thông cách ghi của bác chưa để em còn áp dụng triệt để trong tương lai ạ. Cảm ơn bác nhiều. :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào bạn Ngô Tố Giao và các bạn,tôi thật sự khó hiểu cho cái "nền tảng toán học cũ" ,do dùng toàn những cách suy luận mang nặng tính trừu tượng,nên khi tôi đưa vấn đề toán học rất cơ bản chỉ vào độ cấp 1 ra hỏi, thì mổi bạn lại đưa ra mổi cách suy luận, không theo một sự nhất hoán nào cả.Chính vì không có được sự logic và nhất hoán trong toán học, nên không một nhà toán học nào đủ khả năng trả lời, những câu hỏi thật đơn giản thật cơ bản là :Các bạn có thể chứng minh cho tôi thấy trong tự nhiên, cũng như trong thực tế, có cái gì nhỏ hơn không(<0)?Vậy mà sao trong "toán lý" có lắm thứ nhỏ hơn không(<0) vậy hở bạn?Vậy mà lúc nào các nhà toán học cứ bảo rằng, toán học là công cụ dùng để áp dụng vào giải thích tự nhiên và thực tế, thì theo tôi quả là "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" rồi cùng vỗ tay khen là hay phải không bạn?
Còn bây giờ thì bạn Tố Giao lại đưa cái cách ghi của bạn như sau:
----------------------------------
Trích:
Vậy thưa hỏi bác, có phải em sẽ ghi sổ tiếp như sau không ạ?

*Tiền ngân hàng Tiền hiện có
-1 tỷ 1 tỷ
-5 triệu
-2 triệu
-8 triệu
-50 triệu
+500 triệu
1 tỷ -1 tỷ
----------------------------------

Ra hỏi tôi câu hỏi này tôi xin tạm thời miễn bàn, tại vì nó quá đơn giản một học sinh cấp một, cũng có thể thấy được điểm sai cơ bản, vậy mà bạn Tố Giao lại đem ra hỏi thì thật là khó hiểu,nếu như bạn Tố Giao chưa nhận thấy được điều đó, thì trong bài viết tiếp theo tôi sẽ trình bày cụ thể cho bạn thấy,chào bạn.TVT.

----------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại

----------

Do lỗi trong lúc gởi bài, nên câu trích dẫn của bạn Ngô Tố Giao, cũng chính là câu hỏi của bạn đưa ra hỏi tôi trong bài viết trên,mong các bạn thông cảm,chào.
 
Ơ bác Tuấn chưa (muốn) trả lời em à ?

700 - 500 + 100 + 100 - 500 - 200 + 300 + 200 - 100 - 500 + 100 + 100 = ?

Hay là vậy đi, làm sao tính ra kết quả của

1 - 2 + 3 - 3 + 4 - 4 + 5 - 5 + ..... + 1000 - 1000 = ?

Có phải là chúng ta sẽ tính như thế này 0 :

1 - 2 không được, vì 2 > 1, cho nên phải đổi thành 2 - 1 = 1 (thiếu)
1 này < 3 cho nên thêm + 3 vào thì phải tính là 3 - 1 = 2 (thừa)
2 này < 3 cho nên thêm -3 vào thì phải tính là 3 - 2 = 1 (thiếu)
1 này < 4 cho nên thêm +4 vào thì phải tính thành 4 - 1 = 3 (thừa)
3 này < 4 cho nên thêm -4 vào thì phải tính thành 4 - 3 = 1 (thiếu)
1 này < 5 cho nên thêm +5 vào thì phải tính thành 5 - 1 = 4 (thừa)
4 này < 5 cho nên thêm -5 vào thì phải tính thành 5 - 4 = 1 (thiếu)
...
tức là từ sau đó cứ phải tráo đổi các con số liên tục, phải 0 bác Tuấn ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nói thật em rất khoái tính kiên trì của anh Tuấn, cố lên anh, có thể bây h ko ai hiểu đc cái gọi là toán học của anh, nhưng em tin, rất tin í chứ, là sẽ có ngày nào đó, có 1 thằng nào đó, cũng nghĩ đến cái toán như anh đang bảo vệ đây này, thế là anh sẽ có thằng để hàn huyên tâm sự, để chửi cái toán cũ nó vô lí, để nằng nặc kêu là ko có cái gì nhỏ hơn 0, (ơ mà có đấy anh ạ, ví dụ vui vẻ nhé, thằng anh của em tên là Tấn Không, em lại bé hơn thằng anh em, vậy là em bé hơn Không rồi :) ). Đùa chứ em cũng thực sự thấy hơi căng cho cái lí thuyết toán của anh đấy, nó cứ cùn cùn là...
 
Ra hỏi tôi câu hỏi này tôi xin tạm thời miễn bàn, tại vì nó quá đơn giản một học sinh cấp một, cũng có thể thấy được điểm sai cơ bản, vậy mà bạn Tố Giao lại đem ra hỏi thì thật là khó hiểu,nếu như bạn Tố Giao chưa nhận thấy được điều đó, thì trong bài viết tiếp theo tôi sẽ trình bày cụ thể cho bạn thấy,chào bạn.

Em hỏi bác rất thật lòng vì em rất quan tâm đến tiên đề toán mới của bác và cách ứng dụng của nó trong công việc mà. Bác làm ơn chỉ giúp em cách ghi sổ theo cách hiểu của bác để em còn học hỏi kinh nghiệm ạ.
 
Chào bạn Ngô Tố Giao và các bạn,tôi thật sự khó hiểu cho cái "nền tảng toán học cũ" ,do dùng toàn những cách suy luận mang nặng tính trừu tượng,nên khi tôi đưa vấn đề toán học rất cơ bản chỉ vào độ cấp 1 ra hỏi, thì mổi bạn lại đưa ra mổi cách suy luận, không theo một sự nhất hoán nào cả.

=D> vâng ! em chờ mãi câu này :D . Nếu bác tư duy kiểu cấp 1 thì mệt đấy . Thế nên em cũng chẳng hiểu người ta gọi những em bé cấp 1 hiểu và sử dụng được khái niệm số âm là thần đồng là vì lí do zi` .

Em có cái này hay hay nà . Hôm trước , con em của em học lớp 1 ôn thi học kỳ môn toán . Papa em cho nó 1 bài tập như sau :
7-...+8<3
Nó ko giải được , đưa cho papa em giảng , thế là papa đổi thành là 7+8-...<3 . Nó nói ngay được là 14 mới tài . Em thấy vấn đề này với cái toán học của bác TVT cũng na ná giống nhau nên đưa lên đây để mọi người tranh luận xem sao .
 
Thân chào bạn Ngô Nguyễn Duy và các bạn,trong bài viết trước tôi đã bảo với bạn Duy là, cách ghi như bạn là sai cơ bản từ toán học cho đến cách nghĩ về toán, vậy mà bạn chưa hiểu ra vấn đề,đồng thời bạn muốn tôi giải thích cách ghi mà bạn đưa ra cho tôi:
-------------------------------------
Trích:
Ơ bác Tuấn chưa (muốn) trả lời em à ?

700 - 500 + 100 + 100 - 500 - 200 + 300 + 200 - 100 - 500 + 100 + 100 = ?

Hay là vậy đi, làm sao tính ra kết quả của

1 - 2 + 3 - 3 + 4 - 4 + 5 - 5 + ..... + 1000 - 1000 = ?
--------------------------------------

Tôi xin lý giải cho bạn rõ là "phương pháp toán mới" mà tôi sắp đưa ra, điều áp dụng được cho mọi trường hợp, từ phép toán cộng(+), cho đến các phép toán trừ(-), rất đơn giản, thực tế và dễ hiểu, chả phải dùng đến các giá trị âm(<0) mang nặng tính trừu tượng như "phương pháp toán học cũ".Nên cách thể hiện trong các phép tính toán của tôi, điều áp dụng được một cách thoải mái các bài toán mà bạn đưa ra cho tôi,bây giờ tôi sẽ giải các bài toán của bạn như sau:
1/ 700 - 500 +100 + 100 - 500 - 200 + 300 + 200 - 100 - 500 + 100 - 100 = - 400
2/ 1 -2 + 3 - 3 + 4 - 4 + 5 - 5 + .......+ 1.000 - 1.000 =?
Riêng bài toán số 2 bạn đưa ra nó tối nghĩa và không đúng quy cách của một bài toán cộng(+),trừ(-), nên tôi miễn đưa ra kết quả bài toán 2. Bạn nên thẩm tra lại kiến thức toán cơ bản của minh xem, một bài toán mà có hàng loạt dấu chấm mà hỏi kết quả bằng bao nhiêu? thì thú thật với bạn tôi khó hiểu cho cái hiểu của bạn?
Riêng bài toán số 1 mà bạn đưa ra tôi lưu ý với bạn và các bạn khác là, toàn bộ các giá trị nằm bên tay trái của bạn, bao gồm các phép toán cộng(+) và trừ(-), thì khi kết quả cho ra bên tay phải là )- 400), theo "phương pháp toán mới" của tôi thì cái giá trị 400 đó, được gán cho phép toán trừ(-), nên chúng ta phải đọc và hiểu đó là trừ(-400 khác 0).Chứ chúng ta không thể nào đọc và hiểu một cách trừu tượng, phi thực tế là, kết quả cho ra là âm(-400 < 0),là sai từ toán học cho đến ý nghĩa và giá trị thực tế bạn ạ?Tôi phân tích một cách rõ ràng có hệ thống như vậy bạn có hiểu chưa?Nếu bạn chưa hiểu rõ thì chỉ còn cách, bạn cứ đến gặp trực tiếp tôi chỉ độ dăm mười phút, là bạn sẽ hiểu rõ cái cách lập luận của "toán học cũ" nó trừu tượng và phi thực tế ở chổ nào?Hoặc là bạn chờ tôi triển khai cách dùng các phép toán cộng(+), hoặc trừ(-), theo "phương pháp toán mới" áp dụng cho mọi trường hợp toán học từ cấp 1 cho đến các cấp trên cao học bạn ạ?
Ở đây tôi xin lưu ý với bạn một điều, các câu hỏi toán học mà tôi đưa ra, kèm theo giải thưởng 10.000 usd, tuy số tiền không nhiều, nhưng đó là số tiền tượng trưng nhằm khích lệ các nhà toán học, từ VN cho đến Thế Giới thấy, đã đến lúc chúng ta nên kiểm tra lại cái kiến thức toán học của mình, dựa vào cái "nền tảng toán học cũ", xem tại sao chúng ta học toán mà lại không dùng chính cái toán học, giải thích được các câu hỏi tưởng chừng thật đơn giản, thật cơ bản, chỉ ở dạng cấp 1, hoặc cấp 2 do tôi đưa ra, thì quả là chuyện khó tin nhưng có thật 100% phải không bạn?
Kể từ bài viết này, tôi xin được tạm ngưng tranh luận cùng các bạn, các bạn cứ tập trung tất cả các kiến thức toán của nhân loại, từ xưa cho đến nay giải thích và chứng minh cho tôi thấy các câu hỏi như sau:
1/Các bạn có thể chứng minh cho tôi thấy trong tự nhiên, cũng như trong thực tế, có cái gì nhỏ hơn không(<0)?Vậy mà sao trong "toán lý" có lắm thứ nhỏ hơn không(<0) ?
2/Chứng minh và giải thích +3 > -3 ?
Đấy tôi đố các nhà toán học, từ VN cho đến các nhà toán học trên Thế Giới, kể cả bạn, nếu giải được các câu hỏi trên, cứ đến gặp tôi lãnh thưởng đồng thời tôi xin được tôn vinh bạn là bậc thầy vĩ đại và dẹp quách cái trang WEB:etasme.com của tôi đi bạn ạ.Tôi xin được lắng nghe kết quả giải đáp của bạn và các nhà toán học gần xa để trao giải thưởng, từ tiền mặt là 10.000usd cho đến "vinh dự là bậc thầy vĩ đại" của tôi bạn ạ?Thân chào,TVT.

TB:Bạn nên nhớ từ khi tôi đưa ra giải thưởng toán học đến nay, chưa một nhà toán học nào đến được lấy giải thưởng, thì thật buồn cho cái "nền tảng toán học cũ" bạn ạ?

-----------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Xin đính chính bài toán 1 của bạn Ngô Nguyễn Duy đưa là:
-----------------------------------
700 - 500 + 100 + 100 - 500 - 200 + 300 + 200 - 100 - 500 + 100 + 100 = ?
-----------------------------------
Bài toán 1 của bạn Duy cho ra kết quả là (- 200)
Do nhằm dấu của bài toán 2 của bạn Duy sang bài toán 1, nên bài toán 1 mà tôi đưa ra:
1/ 700 - 500 +100 + 100 - 500 - 200 + 300 + 200 - 100 - 500 + 100 - 100 = - 400
giải ra kết quả -400 nhằm chứng minh cho bạn Duy và các bạn thấy là trong "phương pháp toán mới" của tôi tôi dùng các giá trị trừ (-) một cách thoải mái,mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
 
Trần Văn Tuấn đã viết:
Xin đính chính bài toán 1 của bạn Ngô Nguyễn Duy đưa là:
-----------------------------------
700 - 500 + 100 + 100 - 500 - 200 + 300 + 200 - 100 - 500 + 100 + 100 = ?
-----------------------------------
Bài toán 1 của bạn Duy cho ra kết quả là (- 200)
Do nhằm dấu của bài toán 2 của bạn Duy sang bài toán 1, nên bài toán 1 mà tôi đưa ra:
1/ 700 - 500 +100 + 100 - 500 - 200 + 300 + 200 - 100 - 500 + 100 - 100 = - 400
giải ra kết quả -400 nhằm chứng minh cho bạn Duy và các bạn thấy là trong "phương pháp toán mới" của tôi tôi dùng các giá trị trừ (-) một cách thoải mái,mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Vấn đề 0 phải nằm ở kết quả, mà nằm ở cách tính, bài toán trên bỏ 1 nửa đầu đi, bác Tuấn thử chỉ xem bác tính theo cách nào đoạn này:

200 - 100 - 500 + 200 = - 200

Bác chú ý khi tính toán, đừng để rơi vào tình trạng như chú Dũng hỏi bác bài sau đây :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên