Nhưng tôi còn đang chờ bạn và các bạn khác, giải thích giúp tôi +3>-3 ? Khi nào các bạn lý giải cho tôi thắm lỗ tai, sáng con mắt, thì tự nhiên tôi sẽ khỏi bệnh, mà chả phải tốn tiền khám bệnh đúng không bạn?Thân chào,TVT.
Xét trong vành nào thế bác? Trong các đối tượng đại số cơ bản rất ít khi người ta đưa nửa quan hệ vào, nếu có thường là nửa quan hệ bao hàm trên dãy các Ideal để xét các vành hoặc Modules có tính chất Noether hoặc Artin. Nếu bác không chỉ rõ là bác xét trên vành nào thì ai mà trả lời được. Em có thể lấy ví dụ cho bác 3 = -3 trong vành Z/6Z = { 0,1,2,3,4,5}.
Trong ví dụ bài toán thứ 2 của bác, em khẳng định -3.-4 có thể bằng 0, ví dụ nếu ta xét trong vành Z/12Z.
Nhưng bạn nên nhớ một điều là, trình độ hiểu biết các bậc tiền bối theo như nhận định của tôi, có thể chưa bằng trình độ một học sinh lớp 9 ngày nay, (tôi nói như vậy các bạn đừng cho rằng tôi xúc phạm đến lớp người đi trước), chẳng qua tôi muốn dẫn chứng cho các bạn thấy, trình độ của nhân loại ngày càng phát triển đi lên "sóng sau đè sống trước".
Chắc bác Tuấn định so sánh trình độ hiểu biết của 1 học sinh lớp 9 trong toán học với người nguyên thủy phải không ạ?
) Em hỏi bác bác có dám so với các bậc tiền bối như là Galois, Riemann, Poincare' , Hilbert, Grothendieck, Novikov... không? /
Ra nhờ các bạn giải thích hộ, thì các bạn cũng không tài nào giải thích một cách rành mạch,tại sao vậy? tại vì giả sử tôi có 1.000đ > 0, vậy mà khi tôi đem nhân cho một lần trừ(-1), mà lại biến thành âm(-1.000), thì quả là "toán học cũ", dạy cho chúng ta phép thuật biến hóa, có thể thay trắng đổi đen một cách tài tình phải không các bạn?Đồng thời hai giá trị (-3<0) và (-4<0), vậy mà khi đem nhân(x) với nhau lại biến thành giá trị dương(+12>0),thì quả là phép thuật, chớ không phải toán học chân chính được các bạn ạ?
Bác thuộc loại chầy cối dã man, nói thế mà còn không chịu hiểu, cứ cãi ngang cãi ngược, bác cứ đổ diệt cho nền toán học nhân loại là sai, sao bác không làm cho nó thành đúng đi? Bác cứ gà què ăn quẩn cối xay với mấy cái dấu cộng với trừ thì làm ơn :-$ vì nó trả mang lại lợi ích gì cho khoa học của nhân loại đâu bác ạ. =;
Những điều sai lệch mà bác nói nó chẳng dẫn tới 1 sai lệch nào trong các tiên đề của toán học. Bác cứ khăng khăng đòi hỏi toán học phải chằn chặn ngang phè phè như mấy cái lý luận của bác làm sao được. [-x
Rồi bây giờ cả diễn đàn công nhận Toán học mới của bác được chưa? Bác suy được những điều gì từ nó ra. Nếu cứ ngồi cãi chày với bác mãi, nay bác vác ra 1 ví dụ, ngày kia ngày mốt lại vài cái ví dụ nữa ( mà tập hợp số tự nhiên N là vô hạn đếm được) thì ai mà sống thọ đến thế để cãi nhau được với bác.
)
Em cũng xin nhấn mạnh cho bác Tuấn 1 điểm nữa là việc so sánh 2 số với nhau chỉ có ý nghĩa trong trường hợp 1 chiều:
Điều này có nghĩa là: nếu trong trên trục số 1 dimensional thì bác có thể so sánh a>b hay a < b. Từ 2 chiều trở lên việc so sánh là vô nghĩa, ví dụ đơn giản trong trường hợp 2 chiều bác định giải thích thế nào về quan hệ giữa (1,3) và (2,2). Bác công nhận là 1<2 và 3 > 2 chứ, tuy nhiên không ai so sánh được (1,3) và (2,2) cả. Hy vọng là bác Tuấn đã học hết toán lớp 7 để hiểu thế nào là trục tọa độ, và cách viết tọa độ của 1 điểm theo trục tung và trục hoành.
Chúc bác vui vẻ, suy nghĩ thêm
>-
P/S: Ở đây không tiện gõ công thức toán học, mời bác Trần Văn Tuấn vào
www.diendantoanhoc.net/forum để trao đổi, Nick của em là Quantum-cohomology, bác cứ mở mục "Sai lệch toán học" đảm bảo còn nhiều người tham gia to nữa cơ. Bác cứ Post bài của bác vào mục Toán dành cho đại học và sau đại học cũng được. Ở đó nhiều người ăn nói từ tốn. Bác mà post vào bọn học sinh phổ thông, với trung học, chúng nó tuổi trẻ nên không nể nang gì bác đâu, em nói trước không bác lại kêu là khổ quá lũ trẻ thời này hư, không chịu nghe người lớn nói