Sai Lệch Toán học

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Thế theo ý kiến của Thi thì: homotopy group bậc n của mặt cầu n chiều, Pi_n (S^n) = ?

Dùng định lý Freundental
pi_1(S^1) ----> pi_2(S^2) ----> pi_3(S^3) ...... ---> pi_n(S^n) ---->
suy ra pi_n(S^n) = Z.

hưng đọan kết lại thuộc về Perelman, 2003, Nga, cựu IMO 42/42, cùng khóa với bác Lê T Q Thắng,

Ồ hóa ra ông này lại học cùng chú LTQT à. Nhưng mà ông ta chưa công bố chính thức trên các tạp chí về kết quả chứng minh của ông ta về Poincare conjecture mà. Nghe nói ông ta chỉ đưa kết quả cm của ông ta lên các tạp chí điện tử ( ông ta tính có quá cẩn thận không nhỉ :-? )

Cobordism cho knots, boundary links Thi có biết tính không ?

Cái này em không biết, em chưa từng học qua Knots và Links. Cái này nghe nói chú LTQT nhà mình là danh thủ trong lãnh vực này và Quantum Invariant.

Nếu được anh Hưng giới thiệu 1 bài về Knots và Links đi.
 
Nguyễn Lê Đăng Thi đã viết:
Dùng định lý Freundental
pi_1(S^1) ----> pi_2(S^2) ----> pi_3(S^3) ...... ---> pi_n(S^n) ---->
suy ra pi_n(S^n) = Z.

Ok, vậy thì đã biết thế này: pi_m(S^n) = 0 với m < n, pi_n(S^n) = Z;
vậy theo em Thi thì homotopy bậc m của mặt cầu n chiều, pi_m(S^n), với m > n phải như thế nào? Nếu ký hiệu pi_m(S^n) = P(m,n) thì câu hỏi ở đây là biểu diễn công thức tổng quát của nhóm hữu hạn P(m,n) theo m,n.
Chẳng hạn đã biết (Sze-Tse Hu, 1960):
P(n+1,n) = P(n+2,n) = Z_2 với n>2;
P(n+3,n) = Z_{24} với n> 4;
P(n+4,n) = 0 với n >5;
P(n+5,n) = 0 với n > 6;
P(n+6,n) = Z_2 với n > 4;
P(n+7,n) = Z_{240} với n> 8;
P(n+8,n) = Z_2 + Z_2 với n > 9;

...........

Ồ hóa ra ông này lại học cùng chú LTQT à. Nhưng mà ông ta chưa công bố chính thức trên các tạp chí về kết quả chứng minh của ông ta về Poincare conjecture mà. Nghe nói ông ta chỉ đưa kết quả cm của ông ta lên các tạp chí điện tử ( ông ta tính có quá cẩn thận không nhỉ :-? )
Thi cùng chứ 0 chắc là học cùng. Năm anh LTQT thi IMO có 3 đ/c 42/42, ngoài anh Thắng và Perelman còn 1 đ/c nazi Đức nữa, đ/c này sau học CS. Perelman có nhiều khả năng lĩnh Fields vào năm tới, mới khoảng 39 yo, nếu như 0 ai chỉ ra được gaps trong e-proof của anh ta. Anh này cũng thuộc diện kỳ dị, sau 2 năm post ở Mỹ anh ta về Nga làm việc gần 8 năm trong im lặng (gần như tuyệt đối) với Hamilton project để giải quyết Thurston's conjecture, không hề đăng bất kỳ 1 kết quả bán phần nào cả! Kiểu làm việc này là kiểu rất Nga, không phải kiểu Mỹ, bị sức ép viết nhiều :) Sau khi hoàn tất anh ta công bố 3 e-preprints cho math community, không thèm gửi đi đăng ở bất kỳ tạp chí Toán học nào, và làm 1 loạt seminars tại các trung tâm Toán lớn. Anh ta cũng tỏ ra không quan tâm đến giải thưởng $1 mil của Clay Inst.

Nếu được anh Hưng giới thiệu 1 bài về Knots và Links đi.

Hê hê, anh thấy em lôi Cobordism vào mới hỏi như thế. Thôi để các bạn tự học về cobordism of knots vs links, khoản này đòi hỏi cơ bắp anh cũng chỉ là nghiệp dư thôi :)
 
vậy theo em Thi thì homotopy bậc m của mặt cầu n chiều, pi_m(S^n), với m > n phải như thế nào?
Nếu em trả lời được cho trường hợp tổng quát thì chắc em phải nhận được fields mất rồi. Bài toán tính homotopy của mặt cầu tổng quát hiện vẫn chưa giải được, người ta hiện đang tấn công lãnh vực này theo methode của stable homotopy cùng với 1 loạt các công cụ khó hiểu kiểu như E_\infty operad. Hiện chỗ em có nhóm nghiên cứu stable homotpy tập thể bao gồm Bonn-Bochum-Wuppertal-Münster-Düsseldorf. :-? tuy nhiên cũng chưa thấy ra đâu vào với đâu.
(Co)bordism thực ra là homology theory, và có liên quan trực tiếp tới stable homotopy, có thể tham khảo 1 cuốn cực kỳ hay của Adams về Generalized Homology and Stable homotopy. Lý thuyết complex và Spin Bordism được Novikov (thầy của chú LTQT) đưa ra và giải quyết cải tiến từ Adams spectral sequences.
Em đã từng mất 1 năm lao theo học cái này, nhưng rồi thôi, chuyển hướng =; món Topo đại số này hiện không còn nhiều bài toán dễ gặm nữa, toàn các bài khoai mù mịt. 8-| ngồi đến bao giờ mới xong nổi.
Hiện tại em cũng đang làm phần khoai chả kém, Hodge conjecture. Em cũng chả có ý định tham vọng ngồi chứng minh nó đâu, chẳng qua cái đó nó là 1 phần trong complex algebraic geometry nên mới phải học.

Theo em hiểu thì pp cm của Perelman dùng nhiều giải tích, và không được nhiều người thích thú lắm, ví dụ như Serre, ông ta chỉ trả lời ừ hữ khi nghe thấy việc cm giả thuyết Poincare bằng pp flows.
 
Anh nào giỏi Toán chỉ em bài này với:

Cho F(t)= F(0) <=> N.T-k/2=< t =< N.T+k/2
0 <=> khác điều kiện trên
N là số nguyên, k là hằng số
Dùng khai triển Fourier tìm F(t) trong một chu kì ví dụ {-T/2,T/2} (vì F(t) là hàm chẵn nên chỉ cần yếu tố Cos)
tức là : F(t)= Xích ma [An.Cos(n.w.t)](n từ 0---> vô cùng) trong đó w= 2Pi/T
Tức là cần tìm yếu tố An=?
Lưu ý xét riêng trường hợp n=0 vì yếu tố chứa 1/n có thể gây rắc rối :)

Em xin cảm ơn trước :)
 
Trần Vũ Toàn đã viết:
Cho F(t)= F(0) <=> N.T-k/2=< t =< N.T+k/2
0 <=> khác điều kiện trên
Em dùng ký hiệu lung tung thế này thì không ai hiểu đâu.
Dùng khai triển Fourier tìm F(t) trong một chu kì ví dụ {-T/2,T/2} (vì F(t) là hàm chẵn nên chỉ cần yếu tố Cos)
tức là : F(t)= Xích ma [An.Cos(n.w.t)](n từ 0---> vô cùng) trong đó w= 2Pi/T
Tức là cần tìm yếu tố An=?
Em phát biểu lại bài toán này đi, F thỏa mãn những điều kiện gì, và cần phải chứng minh cái gì.
 
Kinh nhỉ, ở Mỹ họ dạy trâu thế, chưa gì đã học khai triển Fourier. Toàn học calculus mấy đó , sao lại học cái kiến thửc đó nhỉ. :-/
 
À, sorry, cảm ơn anh Hưng, em giải được rồi. Thực ra đây là một bài Lý. Cái phương trình kia miêu tả trạng thái của một cái wave pulse theo thời gian, gọi là F(t). Nếu t trong khoảng NxT-k/2, NxT+k/2 thì F(t) có giá trị bằng Fo nào đó (constant), còn nếu không thì F(t)=0. Để dễ hình dung có thể vẽ sơ đồ với một trục F và một trục t. Thì đồ thì có dạng khối chữ nhật cách đều nhau một đoạn đoạn, khối chữ nhật tương đương với wave pulses mà tại đó F(t)=Fo, còn thì giữa chúng là đường thẳng nằm ngang chồng lên trục t, nghĩa là F=0. Dùng Fourier series để biểu diễn
F(t)= Xích ma[An.Cos(n.w.t)] (n chạy từ 0 đến vô cùng). Xét trên một chu kì T, ví dụ từ -T/2---> T/2

Giờ nếu nhân 2 vế với tích phân từ -T/2----> T/2 của Sin (m.w.t) với m là số nguyên dươn tùy ý nào đó thì có thể giải được. Vì vế phải sẽ là tích phân của tích của Sin và Cos, dùng tính chất hàm Kroneter Delta có thể suy ra là cả vế đấy sẽ bằng T/2.An . Từ đó suy ra An dựa vào điều kiện cho trước của F(t)...
 
Chào bạn Ng Quang Hưng và các bạn,Bạn Hưng cho rằng:
--------------------------------
Trích:
Bỏ qua chuyện bạn Tuấn không hiểu toán lớp 10, về đơn ánh với song ánh, nhé. Chúng ta tìm hiểu tiếp xem bạn Tuấn muốn gì và đã làm được gì.
Ok, theo bạn Tuấn không có số âm nhưng có các "đối tượng mới" tạm gọi là các "trừ tự nhiên" -1, -2 , -3, -4, vv. xuất hiện khi làm các phép tính trừ. Chỗ này bạn Tuấn cho làng biết thêm, các "trừ tự nhiên" có phải là số tự nhiên như 1, 2, 3, 4 ...không? Hay chúng không phải là số, mà là một cặp gồm hai thành phần (dấu trừ, số tự nhiên)? Nếu bạn coi chúng là 1 cặp, dấu trừ và số tự nhiên, thì bạn khẳng định chúng lớn hơn 0 bằng cách nào?Căn cứ vào đâu bạn phán các "trừ tự nhiên" là số tự nhiên lớn hơn 0?
---------------------------------

Bạn Hưng nên xem lại trong các luận điểm toán mà tôi đưa ra tôi không dùng các giá trị âm(<0),nên làm gì có chuyện tôi phán câu các "trừ tự nhiên" lớn hơn không(>0).bởi vì theo luận điểm của tôi trong tự nhiên làm gì có các giá trị âm(-<0),thì làm gì có số "trừ tự nhiên" phải không bạn?Bạn còn cho rằng:
---------------------------------
Trích:
Cái mà tôi muốn hỏi bạn là bạn hình dung về các "trừ tự nhiên" như thế nào, ví dụ -2 ở trên ấy? Nó có ở trong tự nhiên không? Có ở đâu bạn cho tôi ví dụ cụ thể. Bạn vẫn chê toán cũ dùng các đối tượng không có trong tự nhiên, nhỏ hơn 0, bạn cũng lặp lại cái mà bạn gọi là "sai lệch" như thế, bạn dùng các đối tượng không có trong tự nhiên (-1, -2, -3, ... ) chỉ khác ở chỗ bạn bắt chúng phải lớn hơn 0, và đổi dùng từ "âm" bằng "trừ". Bạn chê toán cũ phức tạp, thực tế thì quy tắc tính toán của bạn còn phức tạp dài dòng hơn nhiều, mà rốt cuộc không những chẳng đem lại điều gì mới mẻ, lại còn làm toán học nghèo nàn đi. Bạn muốn làm toán học nghèo nàn đi mất tinh tế đi, để chiều theo thẩm mỹ những người dốt toán nhất thế giới, có khác gì đòi thay thế 1 bản giao hưởng tinh tế của Beethoven bằng 1 đoạn kèn đám ma chỉ có 2 nút nhạc cộng và trừ ? Vận động nhân loại chuyển từ cung điện nguy nga của toán học với kiến trúc độc đáo đa dạng sang định cư trong 1 cái cũi chật hẹp, nhà tù trí tuệ, một công việc có ích hay không ?
---------------------------------

Ngay từ đầu tôi đã không chấp nhận các giá trị âm(-<0),thì làm gì có cái giá trị (-2) trong tự nhiên như bạn đưa ra và gán cho tôi.Còn bạn cho rằng tôi làm nghèo toán học là bởi vì tôi chưa khai triển hết những cái ưu việt của luận điểm toán do tôi đưa ra,bạn và các bạn cứ chờ trong tương lai gần tôi sẽ đưa ra trình làng tiếp phần khai triển của mình.
Vừa qua xem các bài của các bạn lý giải tôi không phản đối, do các bạn cũng như tôi ngày xưa, khi đi học được thầy cô dạy như thế nào chỉ biết tiếp thu như vậy, mà không có bất kỳ một ý kiến phản đối nào, về những luận điểm toán học, do các nhà toán học đi trước sáng tạo ra,Tại sao vậy?Tại vì lúc bấy giờ sự hiểu biết về toán học của tôi, còn non kém nên mọi vấn đề mà thầy cô đưa ra giảng dạy về toán học, tôi đều cảm thấy rất hợp lý.
Nhưng ở đây tôi chỉ xin hỏi các bạn, nếu chúng ta cứ quan niệm cho rằng "nền tảng toán học cũ" luôn mang tính chính xác,nghĩa là nếu là một nền toán học đúng đắn, theo tôi nghĩ tự bản thân nó không phải mang bất cứ một sự trừu tượng nào.Đồng thời tự bản thân toán học phải tự giải quyết được các vấn đề nội tại do chính chúng ta đưa ra,nhưng khi tôi đi xâu vào tìm hiểu bản chất của toán học,tôi nhận thấy tự trong cái "nền tảng toán học cũ", còn lắm cái trừu tượng không thể giải thích được.Vậy nay tôi xin được mạn phép đưa ra nhờ các nhà toán học lỗi lạc giải thích giúp, để tôi được mở mang kiến thức và cũng cố cho "nền tảng toán học cũ" được thêm vững chắc hơn,các câu hỏi như sau:
Như chúng ta đều biết, toán học quy định các giá trị dương(+) lúc nào cũng lớn hơn giá trị âm(-),nghĩa là +1.000 > -1 ;Đúng không các bạn?Vậy tôi xin hỏi các bạn cái giá trị +1000 đó lớn hơn giá trị -1 rất nhiều nhưng tại sao khi chúng ta lấy :
+ 1.000 x (-1) = -1.000 ; (1)
-3 x -4 = +12 ; (2)
Đấy các bạn có thể dùng cái kiến thức toán học cũ lý giải hộ tôi, tại sao một số (+1.000>0) to lớn mạnh khỏe gấp nhiều lần cái anh (-1<0),nôm ốm yếu thiếu nợ người khác như từ nào đến giờ toán học cũ lập luận như vậy, mà tại sao khi đem nhân(x) với nhau, mà cái anh xem chừng ốm yếu (<0) thiếu nợ đó, lại ăn tươi nuốt sống cái anh mạnh khỏe (>0) có nhiều tiền như vậy các bạn?
Đồng thời hai cái anh bạn đang thiếu nợ là (-3 và -4 < 0) trong ốm yếu thế kia vậy mà khi đem nhân(x) với nhau thì lại biến thành một anh chủ nợ khỏe mạnh mà lại mang giá trị lớn (>0) vậy các bạn?Các bạn có thể dùng bất cứ cái lập luận toán học cũ, giải thích hộ tôi hai bài toán (1) và (2), cho tôi sáng con mắt mù mờ của tôi được không các bạn?Các bạn đừng bảo đó là quy ước không thể giải thích được thì buồn cười lắm các bạn ạ?Nếu như các bạn bảo rằng "toán học cũ" có phép thuật biến hóa thì tôi còn chấp nhận được.Thôi hôm nay tôi chỉ xin đưa ra hai bài toán đơn giản của lớp 9 ra hỏi, đồng thời xin chờ được lắng nghe ý kiến thật cụ thể, của các nhà toán học tài ba của thế giới giải thích hộ.Các bạn có thể tạm ngưng các phép toán cao siêu, mà tập trung vào giải thích cho tôi được thấm nhuần, cái ưu việt của toán học cũ ở hai bài toán trên.Tôi chỉ mong có nhà toán học lừng danh nào, giải thích cho tôi hiểu hai bài toán (1) và (2), mà tôi đưa ra ở trên một cách thông suốt và hợp lý, để tôi mau mau dẹp cái trang Web:etasme.com ;Nói về luận điểm "Sai lệch toán học" của tôi và xin được tạ lỗi vì đã làm mất thời giờ của các bạn.Còn như nếu không một nhà toán học nào, đủ khả năng giải thích một cách thông suốt hai bài toán (1) và (2) đơn giản trên, thì các bạn chớ đem ba cái công thức toán học cao siêu ra luận bàn lung tung, thì phí thì giờ lắm các bạn ạ?Thân chào,TVT.

--------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Thưa bác Trần văn Tuấn:

Thứ nhất: Bác không hiểu thế nào là phép nhân. 2 bài toán của bác là bác lý giải của phép cộng nên mới bị nhầm lẫn tệ hại. Phép nhân của -1 với 1000 được lý giải đơn giản là: 1000.(-1) = -1 + ...... +-1 (1000 lần), như vậy nếu nợ 1 đồng, mà lặp lại 1000 lần thì nợ 1000 đồng. Còn -3 . -4 = 12, nhìn từ lập luận ở trên ta có: -3 = -1 + -1 + -1. Do đó: -3.-4 = -1.-4 + -1.-4 + -1.-4. Bây giờ ta phải lý giải chuyện -1.-4 . Lại có -4 = -1 + -1 + -1 + -1 (giống lý luận của 1000), ta rút về bài toán -3.-4 = -1.-1 + ..... + -1.-1 ( 12 lần ).

Do đó bài toán đơn giản là -1.1 = ?. Cái này quá đơn giản, bác Tuấn nợ 1 đồng, số lần nợ của bác chỉ có 1 lần, do đó bác nợ 1 đồng, tuy nhiên -1.-1 liệu có = -(1.-1), nếu thì bác tuấn có 1 đồng. Điều này có nghĩa là: Trước hết ta cần phải lý giải phép toán - nhân với -. Theo như những điều đã "chứng minh" ở trên thì đã có là + nhân với - ra dấu -. Do đó khi thực hiện phép - nhân với - ta đặt như sau: -1.-1 = -(1).-1 = -(1.-1) = 1. Điều này hiểu theo nghĩa đời sống là sau: Bác Tuấn nợ 1 đồng, số lần nợ của bác Tuấn là -1, tức là bác Tuấn ứ nợ đồng nào thậm chí còn dư ra 1 đồng :)) vì số lần nợ không âm. Hoặc cũng có thể nói là: Bác Tuấn nợ 1 khoản tiền là -1 đồng. :)) Chắc bác Tuấn rút tạm nhà Bank thế chấp à? :))

Thôi bác ạ, em xin là bác đừng khoe khoang là đã đọc hết các kiến thức Toán học mà người ta cười đấy. :))
 
Chất lượng bài viết: 16 TranvanTuan is on a distinguished road

Re: Sai Lệch Toán học
Chào bạn Ng Quang Hưng và các bạn,Bạn Hưng cho rằng:
--------------------------------
Trích:
Bỏ qua chuyện bạn Tuấn không hiểu toán lớp 10, về đơn ánh với song ánh, nhé. Chúng ta tìm hiểu tiếp xem bạn Tuấn muốn gì và đã làm được gì.
Ok, theo bạn Tuấn không có số âm nhưng có các "đối tượng mới" tạm gọi là các "trừ tự nhiên" -1, -2 , -3, -4, vv. xuất hiện khi làm các phép tính trừ. Chỗ này bạn Tuấn cho làng biết thêm, các "trừ tự nhiên" có phải là số tự nhiên như 1, 2, 3, 4 ...không? Hay chúng không phải là số, mà là một cặp gồm hai thành phần (dấu trừ, số tự nhiên)? Nếu bạn coi chúng là 1 cặp, dấu trừ và số tự nhiên, thì bạn khẳng định chúng lớn hơn 0 bằng cách nào?Căn cứ vào đâu bạn phán các "trừ tự nhiên" là số tự nhiên lớn hơn 0?
---------------------------------

Bạn Hưng nên xem lại trong các luận điểm toán mà tôi đưa ra tôi không dùng các giá trị âm(<0),nên làm gì có chuyện tôi phán câu các "trừ tự nhiên" lớn hơn không(>0)


Bác Tuấn như thế là không chân thực trong lúc thảo luận. Luận điểm của bác vừa mới nói ở trên là: Số âm lớn hơn không!. Bác vẫn thực hiện trên các số 7-4 = 3 đấy thôi, bác giải thích thế nào trong hệ thống số học của bác con số -4. Bác không công nhận số âm, thì có nghĩa là không có phép trừ rồi còn gì. :)) Làm sao mà 1 anh to khỏe 7 lại cộng với 1 anh KHÔNG ÂM 4 lại thành 1 anh ốm yếu 3 :)) Thôi giải tán đê.
 
thì các bạn chớ đem ba cái công thức toán học cao siêu ra luận bàn lung tung, thì phí thì giờ lắm các bạn ạ?Thân chào,TVT.

Chả hiểu ai phí thời giờ hơn ai? :)) Cứ cho là Toán học hiện tại là sai, cũng được chả sao, mọi người làm toán sai còn được đại học trả tiền. Còn bác Tuấn làm Toán đúng ứ được ai trả tiền :)) Ai mất thời gian hơn ai :))
 
Trần Vũ Toàn đã viết:
Anh nào giỏi Toán chỉ em bài này với:

Cho F(t)= F(0) <=> N.T-k/2=< t =< N.T+k/2
0 <=> khác điều kiện trên
N là số nguyên, k là hằng số
Dùng khai triển Fourier tìm F(t) trong một chu kì ví dụ {-T/2,T/2} (vì F(t) là hàm chẵn nên chỉ cần yếu tố Cos)
tức là : F(t)= Xích ma [An.Cos(n.w.t)](n từ 0---> vô cùng) trong đó w= 2Pi/T
Tức là cần tìm yếu tố An=?
Lưu ý xét riêng trường hợp n=0 vì yếu tố chứa 1/n có thể gây rắc rối :)

Em xin cảm ơn trước :)

Đây là giải tích năm thứ nhất. Cứ việc tích phân thôi sử dụng tính orthogonal của các hàm sin cos. 8-} Mình ứ biết tính toán, thông cảm.
 
Do đó khi thực hiện phép - nhân với - ta đặt như sau: -1.-1 = -(1).-1 = -(1.-1) = 1.

Câu hỏi (-1) * (-1) = ? các bạn học sinh trả lời được vì thực ra đã dùng ngầm 1 tiên đề (-1)*(-1) = 1, nhưng dùng nó thì rất dở vì sẽ phải dùng nhiều tiên đề, còn toán học hơn chút xíu thì đó là hệ quả của tiên đề về tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, tức là: a*(b+c) = a*b+a*c, (ngoài ra đã biết cộng và nhân các số là các phép tính giao hoán: a+b=b+a; a*b=b*a).
Ta có
i1) 0 = 0*1 = (-1 + 1)*1 = (-1)*1 + 1*1 = (-1)*1 +1, từ đây suy ra -1*1 =-1. Không cần làm vậy nếu biết 1 là phần tử trung hòa của phép nhân, tức là 1*a=a*1=a với mọi a.
Mặt khác
i2) 0 = (-1)*0 = (-1)*(-a+a) =(-1)*(-1)+(-1)*1 = (-1)*(-1) + (-1) theo i1), từ đây suy ra (-1)*(-1) = 1.

Tôi đoán là bạn Tuấn không công nhận tiên đề về tính chất phân phối, và rất có thể toán học TVT chỉ thừa nhận bảng cửu chương và cộng trừ nhân chia tới 10 thôi, vì mọi thứ đều quá trừu tượng do đó theo triết lý TVT cần phải vứt bỏ. Bạn Tuấn cho làng biết, bạn có công nhận tính chất phân phối của 2 phép tính nhân và cộng không?

Đương nhiên bạn Tuấn có quyền không công nhận tiên đề phân phối ở trên, cũng như các tiên đề mà phần lớn nhân loại công nhận, thay nó bằng các tiên đề lằng nhằng rắc rối hơn. Tôi nghĩ đó là chuyện thường ngày ở huyện ai cũng có thể làm. Vì đó là chuyện vặt vãnh, thông thường chẳng dẫn tới điều gì mới cả, khi làm thế không cần phải lớn tiếng chê bai nhân loại dốt nát. Chỉ khi nào đã thu được kết quả gì mới mẻ từ quá trình thay đổi trên, hãy đem ra trình làng, và lúc đó có thể tăng ... volume lăng xê mô hình mới.
 
Chào bạn Tuấn,
Trần Văn Tuấn đã viết:
Như chúng ta đều biết, toán học quy định các giá trị dương(+) lúc nào cũng lớn hơn giá trị âm(-),nghĩa là +1.000 > -1 ;Đúng không các bạn?Vậy tôi xin hỏi các bạn cái giá trị +1000 đó lớn hơn giá trị -1 rất nhiều nhưng tại sao khi chúng ta lấy :
+ 1.000 x (-1) = -1.000 ; (1)
-3 x -4 = +12 ; (2)
Đấy các bạn có thể dùng cái kiến thức toán học cũ lý giải hộ tôi, tại sao một số (+1.000>0) to lớn mạnh khỏe gấp nhiều lần cái anh (-1<0),nôm ốm yếu thiếu nợ người khác như từ nào đến giờ toán học cũ lập luận như vậy, mà tại sao khi đem nhân(x) với nhau, mà cái anh xem chừng ốm yếu (<0) thiếu nợ đó, lại ăn tươi nuốt sống cái anh mạnh khỏe (>0) có nhiều tiền như vậy các bạn?
Đồng thời hai cái anh bạn đang thiếu nợ là (-3 và -4 < 0) trong ốm yếu thế kia vậy mà khi đem nhân(x) với nhau thì lại biến thành một anh chủ nợ khỏe mạnh mà lại mang giá trị lớn (>0) vậy các bạn?Các bạn có thể dùng bất cứ cái lập luận toán học cũ, giải thích hộ tôi hai bài toán (1) và (2), cho tôi sáng con mắt mù mờ của tôi được không các bạn?Các bạn đừng bảo đó là quy ước không thể giải thích được thì buồn cười lắm các bạn ạ?

(1) thì em Thi đã giải thích rồi. 1000*(-1) có nghĩa là 1000 người mỗi người nợ bank 1 đồng, tức là tổng số nợ của nhóm ng này với the bank là -1000.
Bạn Tuấn muốn phủ nhận cả phép nhân à, định nghĩa phép nhân với số tự nhiên là N*a = a+a+...+a (N lần), bạn cũng phủ nhận luôn à. Vui nhỉ, vậy bạn cho biết bạn hiểu thế nào N*a trước đã, rồi sau đó hãy hỏi 1000*(-1) nó bằng bao nhiêu.

(2) (-3)*(-4) = ? là phụ thuộc vào việc chấp nhận những điều gì. Chỉ biết là 3*(-4)=(-4)+(-4)+(-4)=-12, tương tự 4*(-3)=-12; đó là định nghĩa phép nhân; nếu bạn Tuấn định nghĩa nhân khác đi, bạn cho làng biết luôn nhé, mập mờ là gian lận đó bạn Tuấn ạ!
Số học cũ mở rộng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng từ "nhân với một số tự nhiên", sang "nhân với một số trừ tự nhiên".
0= [3+(-3)]*(-4) = 3*(-4) + (-3)*(-4)=-12 +(-3)*(-4) từ đây suy ra (-3)*(-4) phải bằng bao nhiêu. Bạn Tuấn không công nhận, vậy bạn công nhận cái gì, cho làng biết nhé, đừng mập mờ !
Cũng có thể "tính" (-3)*(-4) theo kiểu bình dân. Lúc đầu bên A có 3 ông nợ bank mỗi người nợ bank 4 đồng, tức là A có -12đ, bên B không nợ bank gì hết, tức là B có 0đ. Sau đó bên A họ đẩy 3 người nợ nần này sang phía bên B. Đương nhiên lúc đó bên B sẽ nợ bank 12 đồng, tức là B có -12đ, và nguyên lý bảo toàn tiền tệ, bên A hết nợ. Đang nợ 12đ thành hết nợ, có nghĩa là bên A được thêm 12đ sau cách làm trên, tức là (-3)*(-4).

À tôi có câu hỏi này muốn hỏi nhỏ bạn Tuấn. Theo bạn toán học sai trầm trọng như thế, được rồi cho là bạn đúng, sướng nhé mua quà khao mọi người đi ! Theo bạn, lý do tại sao các ngân hàng và các công ty không phá sản nhỉ? Nhiều công ty hoạt động cả trăm năm và họ dùng các "trừ tự nhiên" theo quy ước cũ ngang nhiên suốt thời gian đó, không hề gì, hay là họ có các phép thuật Tôn Ngộ Không nhỉ? Bạn khám phá ra ảo thuật của họ, sai chết người mà chẳng phá sản, chắc chắn bạn sẽ là người VN nổi tiếng nhất hành tinh ...
 
Chào các bạn,tôi thật sự buồn cười khi mà tôi đưa ra một bài toán tầm thường khoảng lớp 7 hay 8 vì thôi,thật đơn giản, thật cơ bản, của "nền tảng toán học cũ", ra hỏi mà các bạn cứ giải thích lung tung.Như bạn Nguyễn Lê Đăng Thi giải thích:
------------------------------
Trích:
Thứ nhất: Bác không hiểu thế nào là phép nhân. 2 bài toán của bác là bác lý giải của phép cộng nên mới bị nhầm lẫn tệ hại. Phép nhân của -1 với 1000 được lý giải đơn giản là: 1000.(-1) = -1 + ...... +-1 (1000 lần), như vậy nếu nợ 1 đồng, mà lặp lại 1000 lần thì nợ 1000 đồng. Còn -3 . -4 = 12, nhìn từ lập luận ở trên ta có: -3 = -1 + -1 + -1. Do đó: -3.-4 = -1.-4 + -1.-4 + -1.-4. Bây giờ ta phải lý giải chuyện -1.-4 . Lại có -4 = -1 + -1 + -1 + -1 (giống lý luận của 1000), ta rút về bài toán -3.-4 = -1.-1 + ..... + -1.-1 ( 12 lần ).
------------------------------

Bạn cho rằng tôi không hiểu thế nào là phép nhân,thì bạn nên xem lại cách giải thích của bạn ở trên, mới cho tôi thấy bạn không hiểu phép nhân như thế nào mới đúng.Tôi chỉ hỏi bạn bài toán 1.000 x (-1) = -1.000 ;bạn nhìn vào bài toán đó, tại sao bạn có thể lập luận là nếu nợ một đồng,trong bài toán mà tôi đưa ra, tôi có bảo nợ một đồng bao giờ đâu?Tôi chỉ hỏi bạn trường hợp tôi có (1.000 > 0), vậy mà tại sao tôi chỉ mới đem nhân cho một lần trừ(-1),tôi xin được "nhận mạnh" cho bạn rõ là "đem nhân cho một lần trừ(-1)" vậy mà kết quả lại cho ra là (-1.000<0),chứ tôi có bảo bạn đem nhân cho một ngàn lần trừ đâu mà bạn lý giải lung tung vậy bạn?Bạn còn cho rằng:
-------------------------------
Trích:
Do đó bài toán đơn giản là -1.1 = ?. Cái này quá đơn giản, bác Tuấn nợ 1 đồng, số lần nợ của bác chỉ có 1 lần, do đó bác nợ 1 đồng, tuy nhiên -1.-1 liệu có = -(1.-1), nếu thì bác tuấn có 1 đồng. Điều này có nghĩa là: Trước hết ta cần phải lý giải phép toán - nhân với -. Theo như những điều đã "chứng minh" ở trên thì đã có là + nhân với - ra dấu -. Do đó khi thực hiện phép - nhân với - ta đặt như sau: -1.-1 = -(1).-1 = -(1.-1) = 1. Điều này hiểu theo nghĩa đời sống là sau: Bác Tuấn nợ 1 đồng, số lần nợ của bác Tuấn là -1, tức là bác Tuấn ứ nợ đồng nào thậm chí còn dư ra 1 đồng vì số lần nợ không âm. Hoặc cũng có thể nói là: Bác Tuấn nợ 1 khoản tiền là -1 đồng. Chắc bác Tuấn rút tạm nhà Bank thế chấp à?
-------------------------------

Tôi thật không thể hiểu nổi, khi bạn cho rằng cần phải giải phép toán - nhân với - ,bạn nên nhớ tôi đâu có hỏi bạn các phép toán - nhân với - đâu bạn,
tôi chỉ hỏi bạn, tại sao hai giá trị âm(-3<0) đem nhân cho giá trị âm(-4<0),mà lại cho ra kết quả dương(+12>0) thôi bạn ạ?Mà các giá trị (âm<0) đó là do chính cái "nền tảng toán học cũ" bắt chúng ta phải học và hiểu như vậy đấy bạn ạ?Cách giải thích trên của bạn không thỏa cho các bài toán mà tôi đưa ra phải không bạn?Đồng thời cách giải thích theo nghĩa đời sống của bạn, nghe qua cứ lủng ca, lủng củng làm sao tôi không hiểu được, bạn nên xem lại cách giải thích của mình?Tôi đang chờ cách lý giải khác của bạn, sao cho thích hợp với các bài toán mà tôi đưa ra,thân chào,TVT.

--------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Bác Tuấn phê bình cách giải thích của người khác. Vậy bác giải thích phép nhân đó đi. Theo như bác nói thì rõ ràng vẫn tồn tại -1 (cho dù bác có gọi nó là gì đi nữa) vậy thì phép nhân

-1 * 1000 bác giải thích ra sao? ý nghĩa của nó là như thế nào?

Vả lại ý nghĩa của -1 là gì sao hỏi mãi mà bác ko giải thích?
 
Hehe đang định đả bác Tuấn thêm, nhưng thấy bác Tuấn nói thế này e mọi người 0 hiểu ý bác Tuấn, nên em giúp bác Tuấn 1 tí. Ý bác Tuấn khi tranh luận về phép nhân nên hiểu thế này:

3 x 10 + ( -2 ) x (-3 ) + (-5 ) x 2 + 4 x (-5 ) = ?

Tại sao lại phải có những phép toán kì cục như thế này, trong tự nhiên đâu có ai cần tới nó đâu, khi chỉ định nói là "Hôm qua tôi nhận 3 tờ giấy 10 đồng, đồng thời có 2 anh chàng mỗi người nợ tôi 3 đồng cũng đem tiền tới trả, sau đó tôi đi trả nhà băng 5 khoản nợ 2 đồng, rồi mua 4 mớ rau mỗi mớ 5 đồng". Trong Toán học TVT, chỉ cần nhớ nhận vào là +, trả ra là - thôi, tức là

3 x 10 + 2 x 3 - 5 x 2 - 4 x 5

Đã như vậy thì cần gì số âm, phải vậy không bác Tuấn :)

Và đã thế, phép trừ còn bị Toán học cũ làm cho lằng nhằng khó hiểu nữa, khi ta có

3 x 5 - (-5) x 2

chẳng hạn, phải 0 bác Tuấn :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Văn Tuấn đã viết:
Chào các bạn,tôi thật sự buồn cười khi mà tôi đưa ra một bài toán tầm thường khoảng lớp 7 hay 8 vì thôi,thật đơn giản, thật cơ bản, của "nền tảng toán học cũ", ra hỏi mà các bạn cứ giải thích lung tung.Như bạn Nguyễn Lê Đăng Thi giải thích:
------------------------------
Trích:
Thứ nhất: Bác không hiểu thế nào là phép nhân. 2 bài toán của bác là bác lý giải của phép cộng nên mới bị nhầm lẫn tệ hại. Phép nhân của -1 với 1000 được lý giải đơn giản là: 1000.(-1) = -1 + ...... +-1 (1000 lần), như vậy nếu nợ 1 đồng, mà lặp lại 1000 lần thì nợ 1000 đồng. Còn -3 . -4 = 12, nhìn từ lập luận ở trên ta có: -3 = -1 + -1 + -1. Do đó: -3.-4 = -1.-4 + -1.-4 + -1.-4. Bây giờ ta phải lý giải chuyện -1.-4 . Lại có -4 = -1 + -1 + -1 + -1 (giống lý luận của 1000), ta rút về bài toán -3.-4 = -1.-1 + ..... + -1.-1 ( 12 lần ).
------------------------------

Bạn cho rằng tôi không hiểu thế nào là phép nhân,thì bạn nên xem lại cách giải thích của bạn ở trên, mới cho tôi thấy bạn không hiểu phép nhân như thế nào mới đúng.Tôi chỉ hỏi bạn bài toán 1.000 x (-1) = -1.000 ;bạn nhìn vào bài toán đó, tại sao bạn có thể lập luận là nếu nợ một đồng,trong bài toán mà tôi đưa ra, tôi có bảo nợ một đồng bao giờ đâu?Tôi chỉ hỏi bạn trường hợp tôi có (1.000 > 0), vậy mà tại sao tôi chỉ mới đem nhân cho một lần trừ(-1),tôi xin được "nhận mạnh" cho bạn rõ là "đem nhân cho một lần trừ(-1)" vậy mà kết quả lại cho ra là (-1.000<0),chứ tôi có bảo bạn đem nhân cho một ngàn lần trừ đâu mà bạn lý giải lung tung vậy bạn?Bạn còn cho rằng:
Theo tôi dùng khoản nợ để tượng trưng cho số âm là điều rất hợp lý. Thấy bác Tuấn phản đối điều này, tôi thấy thật nực cười. Nếu xem lại bài trước của bác Tuấn, khi bác đưa ra 2 bài toán thách đố các nhà toán học lừng danh, bác thậm chí còn dùng một hình ảnh tượng trưng cho các con số theo tôi còn lố lăng hơn nhiều. Để dẫn đến cái mà bác Tuấn cho là vô lý của sự kiện
1000 * (-1) = -(1000), bác Tuấn dùng một so sánh rất "ngây thơ" như sau

1000 : anh chàng khỏe mạnh
-1 : anh chàng ốm yếu thiếu nợ
1000 x (-1) = (-1000) : anh chàng ốm yếu nuốt chửng anh chàng khỏe mạnh.

Thiết nghĩ nếu bản thân bác so sánh còn thô thiển thế này, thì bác không có lý do gì để phản đối ví dụ về khoản nợ của bác Thi, rất thực tế.

Vậy bác nên phát biểu lại cái bài toán của mình sao cho thật khoa học, đừng có lôi cái ví dụ "khó hiểu trừu tượng và phi thực tế" của bác vào ( làm sao mà nhân 2 người với nhau được ?? )
 
cho em chen ngang cái,cũng theo dõi lâu rồi...
noi' thế nào nhỉ,ở đây mọi người giải thích các câu hỏi (đố??)của bác TVT trên tư cách là những người đã hiểu thấu đáo và sử dụng "nền tảng toán học cũ" (trong đó có dấu -,có số âm < 0....); trong khi đó bác TVT ko công nhận,ko chịu hiểu "toán cũ" thì làm sao bác thỏa mãn với câu trả lời của mọi người đc?!
thôi bỏ qua chuyện bác TVT hay vặn vẹo bắt bẻ hoặc trang điểm câu chữ của mọi người,ừ thì làm thế nào đc,toán của bác và "toán cũ" ko cùng luận điểm....Nhưng bác TVT thử trả lời vài câu hỏi "tiểu điểm" đã: (vì em để ý thấy hễ có ai hỏi đến sai lệch toán học ở đâu là bác cho chìm vào quên lãng ngay:D)
Ng Quang Hưng đã viết:
-Theo bạn toán học sai trầm trọng như thế, được rồi cho là bạn đúng, sướng nhé mua quà khao mọi người đi ! Theo bạn, lý do tại sao các ngân hàng và các công ty không phá sản nhỉ? Nhiều công ty hoạt động cả trăm năm và họ dùng các "trừ tự nhiên" theo quy ước cũ ngang nhiên suốt thời gian đó, không hề gì, hay là họ có các phép thuật Tôn Ngộ Không nhỉ? Bạn khám phá ra ảo thuật của họ, sai chết người mà chẳng phá sản, chắc chắn bạn sẽ là người VN nổi tiếng nhất hành tinh ...
- nếu toán cũ trừu tượng thì tại sao ai cũng hiểu?Nếu mọi người hiểu sai thì hệ quả của cái việc hiểu sai ấy thể hiện ở đâu? (Nếu tính toán khoảng cách giữa các hành tinh của các nhà khoa học "phi thực tế" trên thế giới sai thì tại sao những cuộc thám hiểm vũ trụ lại trành công?)Làm thế nào để khắc phục?Liệu toán mới của bác có giúp toán cũ bớt sai ko?Và kết quả thu được sẽ là gi?

Nếu bác TVT ko trả lời đc những câu hỏi này,tức là ko làm rõ chủ đề của topic này,thì theo em off đc rồi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên