Chào bạn Ng Lê Đăng Thi và các bạn,bạn Thi cho rằng:
--------------------------
Trích:
bài toán 1 với bài toán 2 nó khác nhau ở điểm nào thế hả bác Trần Văn Tuấn. Bác cm gì mà toàn dùng từ: "Buồn cười", "khó hiểu"... . Cái này nó trivial với nhân loại nhưng khó hiểu đối với Trần Văn Tuấn, cái này đối với Trần Văn Tuấn là máy móc, nhưng đối với nhân loại là tiên đề. Cái này là "phép thuật" đối với Trần Văn Tuấn nhưng là logic của nhân loại.
--------------------------
Bạn Thi ạ với trình độ toán như bạn theo tôi nghĩ là tương đối cao như vậy mà khi tôi đem hai bài toán:
3- -3 = 6 ; (1) bạn đưa ra
3 + 3 = 6 ; (2) => - -3 = +3
Ra hỏi bạn hảy giải thích hộ tôi tại sao từ một giá trị (-3<0) mà khi đem trừ(-) thì lại biến thành giá trị (+3>0) thì đó là phép thuật hay toán học vậy bạn?Thú thật với bạn,bạn mới là người nên nghe lời khuyên của bạn Nguyễn Quang Hưng, nên đi khám bệnh mới phải,tại sao vậy?Tại vì hai hai bài toán (1) và (2) mà tôi đưa ra, nó khác nhau một trời một vực như vậy, mà bạn bảo là nó giống nhau.Một bài là phép toán trừ(-), 3 - (-3) = 6 ,một bài là phép toán cộng(+), 3 + 3 = 6 ,khác nhau từ phép toán cho đến ý nghĩa, vậy mà bạn lại bảo tôi rằng:
-------------------------------
Trích:
bài toán 1 với bài toán 2 nó khác nhau ở điểm nào thế hả bác Trần Văn Tuấn.
-------------------------------
Nếu bạn không thấy điểm khác nhau cơ bản của hai bài toán (1) và (2) thì tôi khuyên bạn nên học lại chương trình toán cấp một, thì bạn sẽ hiểu bài toán cộng(+) và bài toán trừ(-) nó khác nhau ở điểm nào?Vậy mà bạn còn bảo tôi:
--------------------------------
Trích:
Không bác Tuấn ạ, bác cố tình hiểu sai lạc vấn đề. Nếu nợ 3 đồng, sau này có 3 đồng thì cần phải diễn giải khi trả nợ là 3+ -3 = 0. Tức là đã trả nợ. Vấn đề ở đây rất đơn giản là nhà Toán học Trần Văn Tuấn đang bị ngắc ngứ lẫn lộn trong đống ngôn từ , nhưng em rất vui vì nhận được lời hồi âm của bác Tuấn, bài của bác đúng là vô địch sảng khoái quá, sau khi vô cùng stress thì đọc lại bài của bác Tuấn luôn thấy tinh thần thoải mái. cám ơn bác Tuấn.
---------------------------------
Tôi chả bao giờ hiểu sai lạc vấn để cả bạn ạ,mà cái tôi muốn chỉ ra cho bạn và các nhà toán học trên thế giới thấy, cái sai lệch của "toán học cũ" khi dùng các giá trị âm(<0) một cách lung tung.Chính vì sử dụng giá trị âm một cách lung tung như vậy, nên khi đem tiền đi trả nợ mà lại dùng phép toán cộng(+).Vậy tôi hỏi bạn và các nhà toán học trên thế giới chứ, trường hợp bạn có 5đồng,trường hợp anh bạn cho bạn thêm 3đồng, hỏi bạn có mấy đồng? Thì bạn áp dụng phép toán nào để biết rằng bạn có bao nhiêu tiền?
Đứng trước câu hỏi trên, tôi biết bạn không thể nào dùng phép toán trừ(-) được đúng không? Mà bạn phải dùng phép toán cộng(+) đúng không?Nghĩa là bạn sẽ lấy:
Vậy tôi hỏi bạn cũng như các nhà toán học trên thế giới chứ, tại sao "trả nợ" cũng dùng phép toán cộng(+) mà được cho "thêm tiền" cũng dùng phép toán cộng(+)? Vậy là theo bạn và các nhà toán học trên thế giới, trong toán học chỉ có duy nhất một phép toán cộng(+), chứ không có phép toán trừ(-) à?Nếu vậy bạn và các nhà toán học trên thế giới, nên dẹp quách cái phép toán trừ (-) vớ vẫn không cần thiết, mà chúng ta chỉ học và dùng duy nhất một phép toán cộng(+), lả có thể áp dụng vào mọi trường hợp, để cho toán học được đơn giản và dễ hiểu phải không bạn?
Đấy tôi trả lời thay cho bạn và bốc cho bạn một liều thuốc chửa bệnh cho bạn, để cho bạn giảm stress luôn đấy bạn ạ,chào bạn,TVT.
----------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại