Sai Lệch Toán học

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Ở bài toán trên bác dùng cách lý luận vòng vo tam quốc làm em cảm thấy thật khó hiểu và trừu tượng :-s như lạc vào một khu rừng rậm :-s
Theo toán học mới của bác thì -400 khác 0, vậy -400 có lớn hơn 0 ko ? . Theo như những bài trước thì em hiểu -400 > 0 theo toán học của bác chắc không sai chứ ạ.
Vậy em ví dụ em có số 1 nom thật ốm yếu thiếu nợ, rồi em lấy anh 1 này đem trừ anh 1000 to khỏe lực lưỡng em có kết quả là -900 phải không ạ :-s Anh -900 này theo em hiểu thì theo toán học của bác nó lớn hơn 0 rất nhiều phải không ạ :-s
Vậy sao đang từ anh 1 ốm yếu vậy, đem trừ anh 1000 to khỏe lại có thể thành 1 anh khác cũng to khỏe lớn hơn 0 nhiều như vậy hả bác :-s Em có thắc mắc mong bác giải đáp để cùng cô Giao bắt tay ứng dụng toán mới của bác /:)
 
Chào bạn Ngô Nguyễn Duy và bạn Tô Như Dũng,đúng ra như tôi đã viết ở bài viết trên là tôi tạm ngưng tranh luận cùng các bạn.Nhưng do bạn và bạn Dũng đưa ra câu hỏi nên tôi xin trả lời vắn tắt với các bạn,như bạn có hỏi:
----------------------------------
Trích:bạn Duy
Vấn đề 0 phải nằm ở kết quả, mà nằm ở cách tính, bài toán trên bỏ 1 nửa đầu đi, bác Tuấn thử chỉ xem bác tính theo cách nào đoạn này:

200 - 100 - 500 + 200 = - 200
----------------------------------

Bạn đã tính ra kết quả mà bạn lại bảo tôi tính theo cách nào, thì thú thật tôi xin chịu không tài nào hiểu được câu hỏi của bạn,còn bạn Dũng có hỏi tôi:
----------------------------------
Trích: bạn Dũng
Theo toán học mới của bác thì -400 khác 0, vậy -400 có lớn hơn 0 ko ? . Theo như những bài trước thì em hiểu -400 > 0 theo toán học của bác chắc không sai chứ ạ.
Vậy em ví dụ em có số 1 nom thật ốm yếu thiếu nợ, rồi em lấy anh 1 này đem trừ anh 1000 to khỏe lực lưỡng em có kết quả là -900 phải không ạ Anh -900 này theo em hiểu thì theo toán học của bác nó lớn hơn 0 rất nhiều phải không ạ
Vậy sao đang từ anh 1 ốm yếu vậy, đem trừ anh 1000 to khỏe lại có thể thành 1 anh khác cũng to khỏe lớn hơn 0 nhiều như vậy hả bác Em có thắc mắc mong bác giải đáp để cùng cô Giao bắt tay ứng dụng toán mới của bác
------------------------------------

Bạn Dũng ạ bạn làm ơn xem lại bài toán mà bạn đưa ra hỏi tôi, xem bạn làm toán có đúng chưa, đúng ra bài toán đó phải cho ra kết quả là:
1 - 1.000 = - 999 mới đúng bạn ạ?
Nhưng ở đây để bạn vui lòng, tôi xin được giải thích theo "luận điểm toàn mới" của tôi cho bạn dễ hiểu . Đối với "nền tảng toán học cũ" thì các bạn không thể nào lý giải được cái giá trị âm(-900 < 0),mang nặng tính trừu tượng phi thực tế.Nhưng nếu áp dụng theo cách "toán học mới" do tôi đưa ra thì rất đơn giản, cụ thể và rất thực tế bạn ạ,bây giờ tôi xin lý giải câu hỏi của bạn Dũng cụ thể và thực tế như sau:
Trường hợp trong túi bạn có (1 đồng > 0) mà bạn muốn mua món đồ có giá trị là (1.000 đồng > 0) vậy tôi hỏi bạn có mua được không? tất nhiên là không, đúng không? Vậy muốn mua được món đồ có giá trị cao hơn số tiền bạn có, bạn phải mua thiếu đúng không?Nghĩa là bạn đưa cho người bán hàng (1 đồng > 0) của bạn, đồng thời bạn thiếu lại người bán hàng là (999 đồng > 0) đúng không bạn? Đấy bạn thấy hai giá trị mà tôi lập luận cho bạn thấy là (1 đồng và 999 đồng) có cái giá trị âm(-) và nhỏ hơn không nào không bạn?
Bây giờ nếu thể hiện theo toán học, có hai cách để thể hiện bài toán đó như sau:
1/ Bạn lấy 1.000đ - 1 đồng = 999 đồng > 0
2/ Bạn lấy 1 đồng - 1.000 đồng = - 999 đồng
Nếu thể hiện theo cách thứ 1 trong sổ của bạn sẽ ghi là:
*Thiếu nợ người bán hàng là 999 đồng > 0 đúng không bạn?
Nếu thể hiện theo cách 2 thuần túy toán học, bạn sẽ ghi vào sổ của bạn là:
*Tiền hiện có (- 999 đồng)
Ở đây tôi xin lưu ý riêng bạn cũng như các bạn khác là, nếu ghi bằng toán học, thì chúng ta phải hiểu là, tài sản hiện có của bạn đã bị trừ (-) trước 999 đồng đúng không các bạn?Có phân biệt một cách cụ thể như vậy, các bạn mới thấy cái số tiền 999 đồng bị trừ(-) đó, vẫn phải lớn hơn không(> 0) đúng không các bạn?Nghĩa là cái phép toán trừ(-) đứng trước cái giá trị (999 đồng > 0), chẳng có liên quan đến cái giá trị tiền tệ các bạn ạ?Chứ chúng ta không thể nào gọp lại, giữa phép toán trừ(-) và giá trị tiền tệ là (999 đồng > 0), thành ra số âm(-999 đồng) và bảo rằng âm(-999 đồng) đó nhỏ hơn không(< 0) thì quả là khó hiểu cho cái hiểu ngày nay các bạn ạ?Vài lời phân giải các bạn chờ tôi đưa tiếp phần "khai triển rộng sai lệch toán học" lên trang web:etasme.com của tôi các bạn sẽ rõ.Thôi bây giờ tôi phải tranh thủ lo kiếm tiền, chớ không thôi tài sản của tôi bị trừ(-) đi thì nguy to, không biết lấy đâu ra (10.000 usd) để trao giải thưởng cho các bạn,xin chào,TVT.

TB:Tôi đang chờ các nhà toán học gần xa đến nhận giải thưởng, kẻo không tôi lấy làm buồn cho cái "nền tảng toán học cũ" các bạn ạ.

---------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
@ nhà toán học TVT : ko ai tranh luận với bác vì 10k usd đâu :| . Mà kể cả nói đúng thì bác vẫn có thể gạt phăng 1 phát nói là sai cơ mà =)) . Vậy thì bác ko nên lôi cái vấn đề 10k usd ra để lăn tăn ở đây thì hơn .;;)

Mà hôm trước em làm bài kiểm tra tích phân , thấy cái này nó cũng hay nhưng ko hiểu sao ông Newton ông ấy lại nghĩ ra nhỉ ? Nếu em đi theo cách suy nghĩ của toán học TVT thì . Trong tự nhiên , ko có số vô cùng mà cũng ko có số nhỏ gần đến 0 phải ko ạ ? Thế nên em nghĩ là trong cái toán học mới của bác cũng nên vứt quách cái đạo hàm và tích phân mà em đang học đi ( ơn chúa thật là sung sướng ) . Nếu em mà là bác , em sẽ thách đố 20k usd để các nhà khoa học tìm được số nào là vô cùng và số nào là gần đến 0 đó . Vậy là vì tương lai của học sinh thế giới , toán học TVT tương lai sẽ chiến thắng góp phần giải phóng học sinh khỏi cái môn đạo hàm và tích phân khắc nghiệt ấy .

Xin cám ơn 1 lối đi rất tự nhiên , rất TVT ... :D
 
OK, đến giờ thì em hiểu bác Tuấn lần này cho phép dùng dấu trừ ở bên kết quả, nhưng phân rõ ra dấu trừ là dấu, còn giá trị là giá trị (>0), 0 liên quan đến nhau. Sau khi đọc trong etasme.com, em nhận thấy lý thuyết của bác Tuấn vòng vo ở chỗ vừa muốn bỏ hoàn toàn dấu trừ ở bên kết quả, vừa bất lực nhận thấy 0 thể bỏ nó được.

Ở đây, nếu ai muốn phản bác lý thuyết của bác Tuấn, nên bắt đầu từ việc đả phá cái mà bác Tuấn gọi là "PHƯƠNG PHÁP II: sử dụng giá trị dương (+) không sử dụng giá trị âm(-)". Sau khi đã chỉ ra phương pháp II này không có giá trị thực tiễn, sẽ chuyển sang chứng minh "PHƯƠNG PHÁP I: vẫn áp dụng giá trị âm(-)" không có giá trị lý thuyết.

Và vì 2 phương pháp của bác Tuấn, 1 cái 0 có giá trị thực tiễn, và 1 cái 0 có giá trị lý thuyết, nên khi lẫn lộn 2 cái với nhau bác Tuấn sẽ dễ chỉ ngả theo mặt tốt của phương pháp, từ đó dẫn tới lầm tưởng lý thuyết của mình có giá trị cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.

Như chúng ta đã thấy, cứ động đến bài thực tiễn thì bác Tuấn lại phải dùng phương pháp 1 (cho phép dùng dấu âm, ooops dấu trừ), cũng như em đã 1 lần post 1 bài tính toán dài 1 chút thì thấy rõ ràng 0 thể sử dụng phương pháp 2 của bác Tuấn.

Vì thế mong bác Tuấn bây giờ muốn tranh luận tiếp thì bác, em và mọi người chỉ nhằm vào phương pháp 2, được 0 ạ ?

Cụ thể là dùng phương pháp 2, làm sao tính ra kết quả của

100 - 200 + 300 - 100 - 200 - 100 + 500 - 200 - 400 + 100 + 200 + 300 - 700 ?

Hoặc hỏi 1 cách khác, khi nào thì bác Tuấn biết được phép tính này nếu muốn dùng phương pháp 2 thì phải đổi thành

- 100 + 200 - 300 + 100 + 200 + 100 - 500 + 200 + 400 - 100 - 200 - 300 + 700

Có phải là phải nhẩm tính theo phương pháp 1, đến khi thấy cuối cùng ra đáp số là - 400 ( theo đúng tinh thần dấu trừ là phép trừ còn 400 là giá trị của bác Tuấn ) thì mới biết là phải đổi phép tính như trên thì mới dùng được cho phương pháp 2, đúng 0 bác Tuấn ?

_______________
P.S.: Thêm thắt 1 tí, bài toán 1 - 2 + 3 - 3 + 4 - 4 + 5 - 5 + ..... + 1000 - 1000 hôm nọ, bác Tuấn 0 hiểu thì tùy bác, nhưng ý của em là nếu bác dùng phương pháp 2 và gặp 1 bài toán có vài ngàn con số như thế, 0 lẽ phải tính nhẩm tới cuối cùng rồi mới biết là phải đổi dấu toàn bộ để có thể sử dụng phương pháp 2 của bác ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhưng biết đâu lại như (cái ông gì ko nhớ tên) bảo qua 1 điểm có nhiều hơn 1 đg thẳng song song với đg thẳng đã cho.Nghe thì ngu mà làm đc nhiều thứ phết,có điều ko dành cho dại đa số "dân thường".

Lý thuyết này cũng thế,đời thường dùng làm gì,như chả có ai dùng thuyết tương đối tính thời gian đi ô tô. :)) còn lĩnh vực cao siêu như không gian,vũ trụ thì cháu sợ... ko dám bàn với các cụ.
 
đó là ông Lobachepski . :))

Mà đó là điều chưa ai nghĩ tới . Còn toán học TVT là quay lại thời kỳ mông lung của toán cấp 1 .
 
Khoan đã, bác Tuấn có thể nhắc lại hoặc phiền bác trích lại cái link về thông báo giải thưởng 10k USD của bác được không ạ, bác kích cái thích của em rồi đấy! (Em xin lỗi vì em không đủ kiên trì đọc lại chục trang tranh luận đã có, mong bác thông cảm ạ)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhà toán học đã viết:
1/Các bạn có thể chứng minh cho tôi thấy trong tự nhiên, cũng như trong thực tế, có cái gì nhỏ hơn không(<0)?Vậy mà sao trong "toán lý" có lắm thứ nhỏ hơn không(<0) ?
2/Chứng minh và giải thích +3 > -3 ?
Đấy tôi đố các nhà toán học, từ VN cho đến các nhà toán học trên Thế Giới, kể cả bạn, nếu giải được các câu hỏi trên, cứ đến gặp tôi lãnh thưởng đồng thời tôi xin được tôn vinh bạn là bậc thầy vĩ đại và dẹp quách cái trang WEB:etasme.com của tôi đi bạn ạ.Tôi xin được lắng nghe kết quả giải đáp của bạn và các nhà toán học gần xa để trao giải thưởng, từ tiền mặt là 10.000usd cho đến "vinh dự là bậc thầy vĩ đại" của tôi bạn ạ?Thân chào,TVT.

TB:Bạn nên nhớ từ khi tôi đưa ra giải thưởng toán học đến nay, chưa một nhà toán học nào đến được lấy giải thưởng, thì thật buồn cho cái "nền tảng toán học cũ" bạn ạ?


Đấy quote lại cho chú Thành. Cố gắng lên em nhé.
NPTK
 
Híc quả thật là hết thuốc chữa rồi. Đưa cái này sang khoa toán đại học berkeley chỗ tôi người ta cũng vái TVT làm thầy thôi cho nó được việc, chứ có tranh cãi mãi thì nó cũng chả đi đến đâu cả.
 
Nhưng biết đâu lại như (cái ông gì ko nhớ tên) bảo qua 1 điểm có nhiều hơn 1 đg thẳng song song với đg thẳng đã cho.Nghe thì ngu mà làm đc nhiều thứ phết,có điều ko dành cho dại đa số "dân thường".
Cái này là hình học phi Euclid mà:D
 
Lê Việt Bách đã viết:
Nhưng biết đâu lại như (cái ông gì ko nhớ tên) bảo qua 1 điểm có nhiều hơn 1 đg thẳng song song với đg thẳng đã cho.Nghe thì ngu mà làm đc nhiều thứ phết,có điều ko dành cho dại đa số "dân thường".

Lý thuyết này cũng thế,đời thường dùng làm gì,như chả có ai dùng thuyết tương đối tính thời gian đi ô tô. :)) còn lĩnh vực cao siêu như không gian,vũ trụ thì cháu sợ... ko dám bàn với các cụ.
Người ta có thể tạo ra 1 lý thuyết chuyên để dùng trong 1 phạm vi riêng, 0 bắt buộc phải được hiểu và phải được sử dụng trong các phạm vi khác.

Problem của bác Tuấn ở chỗ bác ấy cho rằng Toán học cũ làm phức tạp các tính toán trong thực tế, cho nên bác ấy tạo ra Toán học mới, làm sao có ý nghĩa trong thực tế. Tuy nhiên chính cái Toán học TVT của bác ấy cũng 0 có giá trị gì trong thực tế cả. Ý tưởng ban đầu 0 tệ, nhưng khi khai triển, bác ấy đã sai lầm khi đặt ra 2 "phương pháp áp dụng", thực chất 2 phương pháp này chưa hoàn thiện nên chỉ ngáng đường lẫn nhau, cụ thể cái gọi là phương pháp 2 rõ ràng 0 thể áp dụng thực tiễn được, và phương pháp 1 của bác ấy làm mất vẻ đẹp trong lý thuyết của Toán học cũ, tức là 0 có giá trị gì mới về mặt lý thuyết cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đúng. Vấn đề là ở chỗ, khi người ta để xuất ra bất cứ một lý thuyết toán học nào, việc đầu tiên người ta phải trả lời được rằng nó để làm gì, có lợi ích gì. Nếu không thì cái thứ đó là vô giá trị.
Trừ khi TVT chỉ ra được một ứng dụng cụ thể của lý thuyết của mình, còn không thì sẽ không có bất cứ một ai quan tâm đến.
 
Chẳng hạn như bác Tuấn đang nợ tiền một ai đó , với câu nói giống như Khương Tử Nha : " Bao giờ toán học TVT của tôi được công nhận thì tôi sẽ trả hết nợ " . Nhưng người kia đâu biết rằng chỉ cần toán học TVT được công nhận thì số tiền người kia cho vay , xét trên phương diện tiền hiện có thì người ta ghi là " - X " , và bác TVT của chúng ta sẽ nói rằng " -X " có nghĩa là người ta nợ bác TVT X đồng ---> con người đáng thương sẽ phải trả lại bác TVT X đồng kia , chỉ vì đã chót ghi sổ theo cách là bác TVT ko thích ....

Hoặc giả dụ em là tổ trưởng , chấm điểm thi đua cho mấy đứa trong tổ . Luật cô đề ra là cứ mỗi lần điểm cao thì được cộng điểm thi đua . Thế là đứa nào em thù , em cứ dùng toán học TVT mà cộng lấy cộng để cho bọn nó , cuối cùng thì cùng với 1 số ban đầu , nếu số được cộng mang giá trị lớn thì kết quả ra giá trị nhỏ ---> dù em toàn điểm kém nhưng điểm thi đua vẫn cao hơn bọn kia :)>- :)) Toán học TVT quả nhiên lợi hại :))
 
Thân chào các bạn,bạn Ngô Nguyễn Duy ạ bạn cho rằng:
----------------------------
Trích:
Người ta có thể tạo ra 1 lý thuyết chuyên để dùng trong 1 phạm vi riêng, 0 bắt buộc phải được hiểu và phải được sử dụng trong các phạm vi khác.

Problem của bác Tuấn ở chỗ bác ấy cho rằng Toán học cũ làm phức tạp các tính toán trong thực tế, cho nên bác ấy tạo ra Toán học mới, làm sao có ý nghĩa trong thực tế. Tuy nhiên chính cái Toán học TVT của bác ấy cũng 0 có giá trị gì trong thực tế cả. Ý tưởng ban đầu 0 tệ, nhưng khi khai triển, bác ấy đã sai lầm khi đặt ra 2 "phương pháp áp dụng", thực chất 2 phương pháp này chưa hoàn thiện nên chỉ ngáng đường lẫn nhau, cụ thể cái gọi là phương pháp 2 rõ ràng 0 thể áp dụng thực tiễn được, và phương pháp 1 của bác ấy làm mất vẻ đẹp trong lý thuyết của Toán học cũ, tức là 0 có giá trị gì mới về mặt lý thuyết cả.
-----------------------------

Tôi không phản đối câu nói của bạn,nhưng bạn nên nhớ một điều rằng tôi không phải là một nhà khoa học chuyên nghiệp, được bất cứ một sự tài trợ của một tổ chức nào,hoặc áo quần bảnh bao ngồi trong các phòng làm việc đầy đủ tiện nghi.Mà tôi chỉ là người nghiên cứu khoa học với tính cách nghiệp dư, ngoài thời gian kiếm sống, khi có thời gian rảnh rỗi tôi thường dành cho công việc nghiên cứu,do sự đam mê mà thôi.Do hiện nay tôi rất bận, nên các bài viết trước tôi có nói với các bạn, cố gắng chờ tôi trong thời gian ngắn nữa, tôi sẽ đưa tiếp phần ứng dụng phương pháp toán mới của tôi, áp dụng trong mọi lĩnh vực toán học từ cấp một cho đến các cấp cao hơn, mà toán học lúc đó sẽ không còn mang nặng tính trừu tượng, phi thực tế như nền tảng toán học ngày nay chúng ta đang sử dụng.Còn bạn Đổ Đức Hanh cho rằng:
-----------------------------
Trích:
Đúng. Vấn đề là ở chỗ, khi người ta để xuất ra bất cứ một lý thuyết toán học nào, việc đầu tiên người ta phải trả lời được rằng nó để làm gì, có lợi ích gì. Nếu không thì cái thứ đó là vô giá trị.
Trừ khi TVT chỉ ra được một ứng dụng cụ thể của lý thuyết của mình, còn không thì sẽ không có bất cứ một ai quan tâm đến.
-----------------------------

Đúng,cái mà bạn nói tôi đang và sẽ tiếp tục chứng minh cho các nhà toán học thấy, phương pháp toán mới mà tôi đưa ra, sẽ có các ưu điểm như sau:
1/Toán học với tự nhiên và thực tế phải là một,toán học không mang bất cứ
sự trừu tượng và phi thực tế nào.
2/Trả lại cho toán học tính chính xác, trong tự nhiên và trong thực tế không có giá trị nào nhỏ hơn không(<0),thì trong toán học cũng không có bất kỳ giá trị nào, hoặc cái gì nhỏ hơn không(<0).
3/Không sử dụng "giá trị tuyệt đối" mang tính phép thuật như "luận điểm toán cũ" đang dùng.
3/Những phép toán trong toán học dùng, điều lý giải được trong mọi tình huống, không mang tính áp đặt và bắt buộc như "luận điểm toán cũ" .Chính vì mang tính tính áp đặt của "toán học cũ", nên khi tôi đưa ra các câu hỏi về toán học, thì không một nhà toán học nào đủ khả năng trả lời, kể cả những người sáng tác ra các quy ước trong toán học.
Không tin các bạn, cũng như các nhà toán học không riêng gì VN, mà kể cả các nhà toán học trên toàn Thế Giới, cứ cùng tập trung giải các câi hỏi do tôi đưa ra, để tôi được trao giải thưởng 10.000usd, đồng thời dẹp quách cái trang (Web:etasme.com ) của tôi và xin thành thật tạ lổi, vì đã làm mất thời giờ cũng như tiền bạc của các bạn.Các bạn nên biết rằng, toán học là phải đúng trong mọi trường hợp,nếu như không một nhà toán học nào giải đáp và nhận được giải thưởng "TOÁN HỌC" do cá nhân tôi đưa ra, thì đồng nghĩa là "nền tảng toán học cũ" đã "SAI".Mà điều đó thì không một nhà toán học nào chấp nhận được,vậy thì các nhà toán học cứ cố gắng bảo vệ tính chính xác và logic của toán học,nếu không thì..........? Thật đáng buồn phải không các bạn? Thân chào,TVT.

------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Hehe bác Tuấn đừng dỗi, em cũng không nghiên cứu gì về Toán học cả, và cũng phải lo cơm áo như bác thôi, vậy mình bận rộn khác gì nhau kia chứ :)

Như em đã nói ở trên, lý thuyết của bác có sai lầm trầm trọng, sai lầm này nằm ở chính phần khai triển của bác. Nghĩa là thế này, khi khái triển, bác đã tự tin và nghĩ rằng có dùng dấu trừ hay 0 thì lý thuyết của bác cũng đều dùng được cả. Vì thế mới có chuyện 2 phương pháp 1 và 2 của bác nó đá nhau.

Hôm trước em đã nói về phương pháp 2 của bác, và như em đã nói nếu bác dùng phương pháp 2 này, tức là tuyệt đối 0 dùng dấu trừ để chỉ phép tính đứng kề 1 giá trị như là -1, -2, ... thì bác sẽ 0 thể làm được bất kì 1 bài toán nào có nhiều phép cộng trừ liên tục cả, và ví dụ em đã cho bác rồi, không thể tính được 100 - 200 + 300 - 100 - 200 - 100 + 500 - 200 - 400 + 100 + 200 + 300 - 700 = ?

Tức là phương pháp 2 của bác 0 thể xài được trong thực tế, bác đồng ý 0 ạ. Bác có đồng ý dẹp phương pháp 2 đi không ạ ?

Nếu bác muốn, em sẽ quay sang phê bình phương pháp 1 của bác. Và qua việc phê bình phương pháp 1 này chúng ta sẽ đi vào vấn đề tại sao 3 > -3 :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ôi phải nói là em phục bác TVT quá. :x , đang bận chấm bài gần 12h đêm rồi, vẫn phải lọ mọ ngồi đọc bài bác Tuấn, phục lăn :)) :* . Mong bài của bác nhiều =D> . Nghe nói bác còn vận dùng nền toán học mới của bác vào việc phòng chống cháy rừng. :) Thật đáng kính phục.

Em hiện tại đang nghiên cứu cảm xúc của cá chép và 20 đường Độc Cô cửu kiếm không biết toán học của bác có giúp ích gì không chứ em thấy mấy cuốn sách đó viết vừa lằng nhằng, trừu tượng và khó hiểu như lạc vào rừng rậm. 8-} :-/ .

Theo em hiểu, bằng pp toán học chữa cháy rừng của bác có thể tăng lợi nhuận xuất khẩu Hoa tai bèo và Chống dịch cúm tỏi ở lợn rừng. :)>- . Có mấy tay ở MIT nghe nói hiện còn đang nghiên cứu hệ thống số học TVT nhằm cải tạo lại việc đắp cô ta kè cầu đường ở mấy trạm thông tin liên xã phường Thanh Xuân. :))
 
:)) toán TVT là phải đồng nhất với tự nhiên . Vâng , theo em hiểu , trong tự nhiên ko có các chữ số ạ . Ví dụ số 1 ạ . Em có thể thấy con nai là sản phẩm của tự nhiên chứ em chưa thấy tự nhiên đẻ ra số 1 bao h cả :)) . Chẳng qua số 1 là 1 trong những qui ước toán học mà con người đặt ra với nhau thôi chứ nó làm quái gì có trong tự nhiên . Nếu ko con nai của em mà biết về số học chắc nó cũng đang làm toán xem tháng này nó tăng hay sụt bao nhiêu cân rồi :)) .
À , vậy ra toán là qui ước của con người à :D vậy thì cần quái gì phải giống tự nhiên chứ :D , em có định dạy toán cho con nai của em đâu . Mà em dùng toán làm công cụ cho em làm việc khác mà :) .
 
Thiết nghĩ đến giờ thì chúng ta đã hiểu luận điểm toán mới là thế nào rồi nên mong mọi người đừng chọc ghẹo bác Tuấn nữa. Con giun xéo mãi cũng quằn. Về phía bác Tuấn cũng nên về nhà đóng cửa suy nghĩ lại liệu có nên tiếp tục đấu tranh tới hơi thở cuối cùng vì một thế giới ngày mai ko có số âm hay là về chí thú với việc kiếm sống cùng nỗi lo cơm áo gạo tiền hàng ngày. Sáng tạo thì quả là đáng hoan nghênh nhưng sáng tạo cái gì và để làm gì thì mới có ý nghĩa. Mong những ai có tấm lòng bao dung nếu có qua đây xin đừng buông lời sàm sỡ.

Chợt nhớ đến câu: những kẻ điên khùng có thể là vĩ nhân nhưng cũng có thể là những thằng hâm nhiều "sáng kiến".( ko ám chỉ ai hết ạ chỉ tự nhiên nó nhoi ra thế )
 
Chào các bạn,sao rồi bạn Nguyễn Lê Đăng Thi,tôi nhờ bạn giải thích hộ tôi những vấn đề toán học sao không thấy bạn hồi âm vậy bạn?
Nói thật chứ em giải thích mãi bác có chịu hiểu đâu. :) Giải thích xong, bác lại giẫy nẩy lên, cãi phắt đi thì ai còn hơi sức mà cãi tiếp. EM XIN NHẬN THUA CUỘC. :))

Hiện giờ em thú thực với bác cũng chán cái nền toán học cũ lắm rồi, vừa trừu tượng vừa khó hiểu, càng đọc càng như đi lạc vào rừng rậm. Em xin góp ý : bác Tuấn tham khảo vài tài liệu sau để triển khai hoàn thiện nốt phần còn lại trong công trình của bác:
1) 72 phép thần thông biến hóa, và ứng dụng trong mô hình toán học hiện đại phòng chống cháy rừng. Nguyên Tác giả: Bật Mã Ôn, nhà xuất bản Khoa học thời nay, người dịch: Toán Xú .

2) Phương pháp kỹ nghệ phản bác trong toán học hiện đại, và ứng dụng vào việc thẩm định bệnh đau ruột thừa ở 1 vài giống ngựa vùng biên giới phía bắc.
Tác giả: Bác Trích Xuật. Nhà xuất bản hợp tác Vinamo ( Việt nam mông cổ)

3) Phương pháp toán số thời cổ đại, ưu và nhược điểm, cách nhận dạng 1 số loài sâu ở thân cây dâu xác định trên sự phân chia mới của hệ thống số học
 
Chà chà, topic này ngộ quá, cho em tham gia với.
1) 1/0 = Vô cùng lớn??? (chẳng biết từ bài của ai nữa) Tuy nhiên theo kiến thức của em thì trong Toán hoc "cũ" định nghĩa rằng "Phép chia cho số 0 là không xác định"
2) Cách đặt vấn đề của anh Tuấn không thấy phục vụ gì cho thực tế cả, cung như ng ta đặt 1 số klmn nào đó sao co klmn = 1/0 thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Ở đây em thấy a Tuấn chỉ đặt ra một hướng mới hoặc là 1 kí hiệu mới, 1 Định nghĩa mới cho riêng bản thân anh thôi, và anh đang cố thuyết phục mọi ng tin theo và làm theo cách đặt của anh, cũng giống như cách đặt số ảo (i= căn bậc 2 của (-1)), hay như cách định nghĩa "tam giác là hình được tạo bởi 3 đỉnh là giao nhau của 3 đường tròn thui. Tuy nhiên, cách đặt của ng ta thì mở ra 1 phương diện mới mẻ hoàn toàn và có ứng dụng rất sâu cho thực tế (dặc biệt là vật lý sau Newton và thiên văn học) còn của anh thì chưa CM đc ý nghĩa của nó, vì vậy dĩ nhiên làm sao CM được cho a thấy là sai hay đúng. Theo em a cũng ko nên nói Toán học cũ là sai hay đúng mà anh chỉ nên xin đề xuất 1 định nghĩa mới cho phép trừ và số 0 thôi.
Ngộ nhỡ hôm nào đó hứng chí lên, em lại đặt 0 = (tuần 2 giá 10 đồng) một cách đặt phi tự nhiên và phi thứ nguyên(nhưng đó là quyền của em:)) )thì em và anh lại cãi nhau xem em sai hay đúng ah? Thế thì lại có thêm Toán học TQT rồi kéo theo hàng ngàn thứ lung tung khác, mệt lắm:))
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên