Sai Lệch Toán học

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Em muốn nói bác Tuấn yếu kém, sai rành rành, mất thời gian tranh cãi, anh nghĩ thế nào thì em không bắt anh được.


trong khoa học, điều tối kị là không bao giờ nói một cái gì sai hoàn toàn, nhất là với một lý thuyết mới. Điều cần thiết nhất đối với một nhà khoa học là biết "hoài nghi khoa học". Một nhà khoa học xuất sắc sẽ biết cách sử dụng những học thuyết mình có để giải thích các hiện tượng, nhưng KHÔNG dùng học thuyết đó để phủ nhận các học thuyết khác. Nếu tất cả các nhà khoa học đều dùng hình học Ơclid để phủ nhận hình học phi Ơclid thì đã không có một bộ môn hình học phi Ơclid thành công như ngày hôm nay.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Long: Hình như em không hiểu ý anh muốn nói gì. Có lẽ khi anh xử lý em thì em sẽ có cảm giác là những việc anh làm và nghĩ có ảnh hưởng tới em ít nhiều. Anh đã warn em thêm 20%, bây giờ là 60%. Nếu em còn tỏ ra thiếu tôn trọng thành viên khác, viết những bài có tính chất hạ thấp phẩm cách thành viên khác, tỏ ra thái độ chống đối và không tôn trọng các điều hành viên một lần nữa thì anh sẽ xử lý thích đáng. Kiên nhẫn của anh có hạn, những việc tương tự như trên đã xảy ra quá nhiều trong quá khứ rồi, lần sau anh xử lý em có thể cũng là lần cuối cùng để không còn ai phải xử lý em thêm 1 lần nào nữa.

Mỗi hành động của một người đều có hậu quả cả. Có hành động có kết quả tốt, có hành động có kết quả không hay. Hành động như thế nào là em chọn. Nếu em vẫn nhất quyết muốn chống đối và giữ thái độ như thế thì anh hứa là anh sẽ làm mọi việc trong quyền lực của mình để em nhận được hậu quả xứng đáng. Mong em cẩn thận hơn khi viết bài.

@anh Linh: rồi ạ, em cảm ơn anh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Đức Long đã viết:
em cảm thấy em là người vĩ đại hơn anh, nên em nói thế, anh không thích thì sao? :)). Anh nghĩ và nói thế cũng chẳng ảnh hưởng gì đến em.
Em muốn nói bác Tuấn yếu kém, sai rành rành, mất thời gian tranh cãi, anh nghĩ thế nào thì em không bắt anh được.

----------

trong thực tế có vi khuẩn gram âm, nếu ai không tin vào giá trị âm thì google đi :)) [Gram-negative bacteria]

Hớ hớ vĩ đại quá đáng 8-}

Gram-negative với Gram-positive là cách phân chia vi khuẩn theo Hans Christian Gram (Gram staining/Gram's method) <http://en.wikipedia.org/wiki/Gram_staining> chứ không phải nói đến khối lượng hay âm dương thuần túy. 'Vĩ đại' đọc thiếu à? 8-|
 
Phạm Đinh Thắng đã viết:
1/ Thứ nhất: vấn đề tồn tại số âm trong thực tế

Điều quan trọng ở đây chính là "trong thực tế". Số âm thì mọi người đều đã được học ở bậc trung học rồi. Nó xuất phát từ nhu cầu thực hiện 1 fép trừ, đại loại như 1-2. Nhưng cốt lõi chính là, phép trừ đó KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG xuất hiện trong thực tế. Toán học là một khoa học trừu tượng, để giải thích cho những phép tính không thể xảy ra, nó được phép đưa ra những khái niệm trừu tượng, như số âm chẳng hạn. Nhưng số âm sẽ không thể xuất hiện trong thực tế. Nên nhớ, số là dùng để đếm, vậy nếu số âm xuất hiện trong thực tế thì nó ĐẾM CÁI GÌ ?

"Trong thực tế" thì vốn là không có "số"! Số cũng chính là do con người nghĩ ra. Vì thể nếu phủ nhận số âm thì có thể phủ nhận chính bản thân số nói chung.

Ban đầu vốn dĩ con người nghĩ ra số là để đếm, vì thế mà có số tự nhiên. Tuy vậy sau đó khi nền văn minh phát triển thì con người không chỉ cần "đếm" mà còn cần "đo lường". Chả hạn chiều cao của một con người là bao nhiêu? Ở đây nếu là "đếm" thì là "đếm" cái gì? Vì thế cho nên mới xuất hiện các số thực và phân số. Vậy nếu để "đếm" thì số thực ĐẾM CÁI GÌ? Chả hạn số Pi là đếm cái gì? Và nếu lập luận theo Đình Thắng thì phải chăng là số thực vốn không có trong thực tế?

Thậm chí không cần số Pi, chỉ cần hỏi 1/4 là đếm cái gì? Làm gì có cái "1/4 quả táo" trong tự nhiên? Trong tự nhiên vốn dĩ chỉ có một quả táo, hoặc một mảnh của quả táo thôi chứ? Cho dù là cứ 4 mảnh chằn chặn ấy thì hợp thành một quả táo thì phải dùng số "4" đếm đếm chứ sao lại dùng 1/4 để chỉ miếng táo được? Theo lập luận của bác Tuấn, và chú Thắng thì cần phải nói là 4 mảnh táo thì ghép thành 1 quả táo chứ trong tự nhiên làm gì có cái 1/4 quả táo là một khái niệm trừu tượng, phi thực tế?

Và rốt cục quay trở lại câu hỏi đầu tiên thôi: Trong tự nhiên vốn làm quái gì có số dương? Làm quái gì có số 0? Còn nếu con người tự đặt ra qui tắc về số để tiện trong việc trao đổi giữa nhiều người và tiện trong việc suy nghĩ của một người, thì tại sao lại không thể tự đặt qui tắc về số âm cũng chỉ là để tiện trao đổi và tiện suy nghĩ?

Thắng và bác Tuấn có trả lời được không?
 
Vấn đề của bác Tuấn chẳng có ý nghĩa gì cả . Có lẽ topic này nên lock lại đi .
Bác Tuấn "làm" toán nhưng mà lại phụ thuộc vào ngôn ngữ, thế thì sao mà "làm "được.
Có lần đọc sách đại số , bọn em chỉ biết phì cười về cách định nghĩa tổng trực tiếp và tích trực tiếp : xét các nhóm nhân thì ta sẽ định nghĩa được tích trực tiếp , nếu các nhóm đó là nhóm cộng thì ta có định nghĩa tổng trực tiếp .
 
Mất đất vì bác Tuấn nhiều quá nhỉ.
Tớ thì thấy bác Tuấn là một chiến lược gia bậc thầy, và có những quyết định vừa táo bạo vừa sáng suốt. (Đoạn viết dưới đây có lẽ phải xin lỗi trước với bác Tuấn và các bạn)
Làm khoa học thì thế nào mới nổi tiếng? Có 2 cách nhé. 1 là phát minh một cái gì đấy, 2 là phủ nhận một cái gì đấy. Cái đầu chắc là không hợp gu bác Tuấn. Nhưng mà phủ nhận cái gì bây giờ? Mọi thứ đều đâu vào đó hết rồi, định lý tính chất tầng tầng lớp lớp, cái sau nối cái trước ra đời. Thôi thì cứ phủ toẹt tiên đề cho nó đơn giản.
Nói thật, mấy hôm nữa mà thấy bác Tuấn hò hét: làm gì có nguyên tố hóa học, bảng tuần hoàn mendeleev sai toét từ cái lý luận đầu tiên... tớ cũng chẳng lấy làm ngạc nhiên.
Lock topic lại là hợp lý rồi.
 
Sốt ruột với bọn em quá, bác Tuấn ko quay lại nữa đâu, cứ nói mãi làm gì, có thể bác đã tìm ra chân lý rồi cũng nên, để cho bác tu chí làm ăn đi.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên