dạo này không thấy bác Tuấn vào đây nữa nhể. Topic tranh luận về khoa học mong mọi người tránh đưa cảm xúc cá nhân vào, sai thì nói là sai, đúng nói là đúng, tránh dùng kiểu nói mỉa mai và "Cậy đông hiếp ít" để bắt bẻ nhau.
Ý tưởng của bác Tuấn đưa ra từ đầu topic đến giờ hầu như mọi người trong này đều phản đối, tuy nhiên theo tôi nó không sai, mà là đề cập đến mội dạng "trục số" mới, tất nhiên nếu quan sát dưới góc nhìn của một người học theo "trục số" cổ điển (như phần lớn hs-sv bây giờ) thì là sai.
Trong cách lý luận của bác Tuấn, có 2 điểm chính, mà ở hai điểm này tôi rất đồng tình với cách suy nghĩ của bác Tuấn
1/ Thứ nhất: vấn đề tồn tại số âm trong thực tế
Điều quan trọng ở đây chính là "trong thực tế". Số âm thì mọi người đều đã được học ở bậc trung học rồi. Nó xuất phát từ nhu cầu thực hiện 1 fép trừ, đại loại như 1-2. Nhưng cốt lõi chính là, phép trừ đó KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG xuất hiện trong thực tế. Toán học là một khoa học trừu tượng, để giải thích cho những phép tính không thể xảy ra, nó được phép đưa ra những khái niệm trừu tượng, như số âm chẳng hạn. Nhưng số âm sẽ không thể xuất hiện trong thực tế. Nên nhớ, số là dùng để đếm, vậy nếu số âm xuất hiện trong thực tế thì nó ĐẾM CÁI GÌ ?
Trần Văn Tuấn đã viết:
1/Trong tự nhiên và thực tế,không có bất kỳ cái gì, hoặc giá trị nào nhỏ hơn không(0),vậy mà toán học dạy và bắt chúng ta phải học và hiểu,những cái nhỏ hơn không(0)
đây là một câu mở đầu tuyệt hảo. Câu này ĐÚNG HOÀN TOÀN.
2/ Thứ hai: quan niệm mới về số âm của bác Tuấn
Trong toán học, môn khoa học trừu tượng, thì khái niệm số âm được chấp nhận dễ dàng. Nhưng còn trong vật lý, một môn khoa học mang tính ứng dụng thực tế nhiều hơn toán rất nhiều, ta vẫn thấy xuất hiện số âm. Vậy số âm, một con số không xuất hiện trong thực tế, lại xuất hiện trong những phương trình của môn khoa học thực tế nhất, tại sao lại có điều này ?
Để giải đáp câu hỏi này, ta cần phải để ý rằng: ý nghĩa của số 0 trong toán học và trong vật lý là khác nhau. Trong toán học, số 0 miêu tả những giá trị nhỏ hơn 0, còn
trong vật lý thì số âm miêu tả những hoạt động, hiện tượng xảy ra ngược chiều, ngược tính chất với một chiều, một tính chất đã được quy ước làm chuẩn.. Ta thường gọi chiều làm chuẩn này là chiều dương, và mặc nhiên như vậy ta sẽ gọi chiều ngược lại là chiều âm. Nếu ta gọi chiều làm chuẩn là chiều tiến chẳng hạn, thì giá trị trên chiều làm chuẩn sẽ được coi là giá trị tiến, và ngược lại, là chiều lùi và giá trị lùi. Như vậy sẽ không còn xuất hiện khái niệm âm-dương nữa. Dấu trừ xuất hiện trong các phương trình có nghĩa: giá trị đó ngược chiều với chiều làm chuẩn, chứ không phải là giá trị đó <0.
Cái hay trong lý luận của bác Tuấn chính là ở chỗ này. Chúng ta học toán học với trục số chạy từ trái sang phải, các giá trị tăng dần. Trên trục số có một điểm đặc biệt là điểm 0, ngăn chia hai nửa: nửa trái <0, nửa phải >0. Trục số này sẽ rất khó sử dụng trong thực tế.
Ví dụ đơn giản: Một người đứng ở trung điểm của đoạn thẳng nối hai chiếc ô tô. Hai chiếc ô tô cùng chạy về phía người đó. Rõ ràng trong thực tế, chúng ta sẽ coi chiếc xe nào cán trúng người đó trước là chiếc xe chạy nhanh hơn. Nhưng nếu ta quy định chiều của chiếc chạy chậm hơn là chiều dương, thì mặc nhiên chiều của chiếc chạy nhanh hơn là chiều âm, và giá trị vận tốc của chiếc xe đó là giá trị âm. Theo toán học cổ điển, chiếc xe này chạy "chậm" hơn chiếc xe kia, vì rõ ràng nếu thực hiện phép so sánh theo kiểu toán thì giá trị âm hiển nhiên nhỏ hơn giá trị dương. Vậy: trong hai cách chọn chiều làm chuẩn thì có 1 cách toán học+vật lý cho kết quả trái ngược với thực tế.
Sai lầm ở đây là gì ? Theo tôi, sai lầm chính là: chúng ta dùng vật lý để chọn chiều, để gán cho vận tốc của hai chiếc xe những giá trị âm, dương, nhưng lại dùng toán học để so sánh hai giá trị vận tốc đó. Vật lý là môn khoa học thực tế, và trong thực tế để nói chiếc xe chạy nhanh hay chậm chúng ta quan tâm đến trị số vận tốc, chứ không quan tâm đến giá trị đại số của vận tôc. Muốn so sánh đúng xe nào chạy nhanh hơn, trước khi mang toán ra để so sánh, chúng ta nên thêm vào một câu (thuộc về vật lý): chiếc xe chạy nhanh hơn là chiếc xe có trị số vận tốc lớn hơn. Sau đó khi so sánh bằng toán, cái được đem ra so sánh sẽ là trị số vận tốc. Và với cách so sánh này thì trong bất cứ cách chọn chiều chuẩn nào toán học + vật lý cũng cho kết quả chính xác với nhận xét thực tế
Với trục số mà bác Tuấn đưa ra, chúng ta có thể so sánh trực tiếp hai giá trị vận tốc đại số trên, không cần nói đến trị số, mà trong bất cứ trường hợp nào cũng cho kết quả đúng. Cái khác ở đây chính là cấu tạo trục số của bác Tuấn so với trục số cổ điển:
Trục số của bác Tuấn cũng có một điểm đặc biệt là số 0. Tiến về hai bên trục số cũng là hai mảng giá trị: mảng âm và mảng dương. Nhưng hai mảng giá trị này là
độc lập và có
vai trò tương đương nhau. Bình thường, khi viết trục số, ta viết mũi tên ở nhánh bên phải và coi hướng của mũi tên đó là hướng giá trị tăng. Còn với trục số của bác tuấn, ta cần phải viết mũi tên ở cả hai nhánh của trục số, và tiến về hướng mũi tên nào cũng là tiến về hướng
giá trị biểu diễn tăng, nhưng sẽ tăng ngược chiều so với hướng còn lại. Chúng ta thường hay cho luôn chiều tiến sang phải là chiều dương, còn chiều tiến sang trái là chiều âm, và lại bị "toán học cổ điển" hướng đến suy nghĩ: âm nhỏ hơn dương. Cần nhớ, với trục số của bác tuấn,
vai trò của cả hai nhánh là
tương đương nhau, chính vì thế nếu gọi hai nhánh là âm, dương, thì ta không được phép cho rằng nhánh âm là những giá trị nhỏ hơn nhánh dương. Với trục số này, nhánh âm là những số ngược với nhánh dương, hoàn toàn không đề cập đến vấn đề nhỏ hơn hay lớn hơn nhánh dương.
Nếu dùng trục số này để thực hiện bài toán so sánh vận tốc như đã nói ở trên thì đúng là có ưu điểm hơn so với trục số cổ điển (tạm gọi như vậy)
Theo tôi, nếu trục số này của bác Tuấn tiếp tục được phát triển chặt chẽ về mặt lý luận và gắn chặt với thực tế thì sẽ có khá nhiều ứng dụng về sau. Tất nhiên bây giờ nhiều người cho đó là một trục số "hâm", nhưng rất nhiều thành quả của khoa học đều bắt đầu từ những cái "hâm" như vậy. Đừng bao giờ khinh thường một ý tưởng.
Có lẽ mọi người phản đối bác Tuấn chính ở mấy cái bài toán mà bác ấy đưa ra
Trần Văn Tuấn đã viết:
*Phép toán cũ:
10 + (-3) =7
5 + (-4) =1 ; Do 10 >5 và -3 > -4 ; nên kết quả cho ra 7 > 1
20 + (-5) =15
15 + (-10)=5 ; Do 20 > 15 và -5 >-10 ; nên kết quả cho ra 15 > 5, Chính vì cách chứng minh,tưởng chừng thật "logic" như thế,nên chúng ta mới dễ chấp nhận một cách "sai lầm" là -3 > -4 và -5 > -10 Bây giờ tôi xin chỉ ra những "sai lầm" của các bài toán trên,theo cách suy luận mới như sau:
*Phép toán mới:
Để dễ hiểu, tôi xin lấy giá trị (bi cộng là 20),để thực hiện các phép tính cho các bạn dễ hiểu như sau:
Bài toán 1:
20 + (-5) = 15
20 + (-10)= 10 ; Từ kết quả 15 > 10 ; ta suy ra -10 > -5
Bài toán 2:
20 + (-5) = 15
20 + (-0) = 20 ; Từ kết quả 20 > 15 ; ta suy ra -5 > 0
Bài tính số 3:
20 + 2 = 22; 20 + 1 = 21; bởi vì 22 > 21 nên theo tiên đề tóan mới của tác giả Trần Văn Tuấn trích ở trên suy ra là số được cộng 2 sẽ nhỏ hơn số được cộng 1; tóm lại là 2 < 1.
Bằng cách thay dổi 1,2 bằng các số khác, suy ra là 0 > 1 > 2 > 3 > 4 > 5 > ..... Vậy làm gì có chuyện 0 là số nhỏ nhất ?
theo tôi, cái mấu của những rắc rối trong những bài toán mà bác Tuấn đưa ra là: trục số của bác Tuấn là một trục số khác hẳn so với trục số cổ điển, và để thao tác trên trục số đó cần có những phép toán, công cụ mới phù hợp với nó. Bác tuấn mang những phép toán và công cụ được xây dựng trên trục số cổ điển vào để thao tác trên trục số mới (có thể nói là ngược hẳn so với trục số cổ điển) nên gây sai lầm và không thuyết phục được người đọc cũng là điểu dễ hiểu.Để thuyết phục người đọc, bác Tuấn cần phải khai thác được vào điểm mạnh trong trục số của mình, đó chính là gắn chặt với thực tế hơn là trục số cổ điển, và càng đưa ra được nhiều bài toán gắn với thực tế hơn càng tốt. Trường hợp này giống với trường hợp Bohr khi nghiên cứu quang phổ vạch của nguyên tử. Hai tiên đề của ông là đúng, nhưng công cụ toán học lúc đó chưa phát triển đủ để nghiên cứu chính xác những hiện tượng lượng tử xuất hiện trong lĩnh vực mà ông đang khảo sát, nên bohr chỉ tính đúng và giải thích được quang phổ vạch của mỗi Hydro, còn mang mấy công thức Bohr sang các nguyên tử khác thì...sai hết
Tôi sẽ vận dụng thử trục số của bác Tuấn để giải thích vấn đề về vận tốc hai cái xe ở trên, dựa trên hai giá tri mà anh Duy đưa ra
Ngô Nguyễn Duy đã viết:
Trong Toán học TVT 0 được so sánh số âm với số dương, cái này gọi là giả định bắt buộc Có nghĩa là 0 có phép so sánh 2 > -5.
Trong trục số của bác Tuấn, vẫn có phép so sánh giữa 2 và -5. Trong ví dụ về hai chiếc xe ở trên, nếu chiếc chậm có v=2m/s, chiếc nhanh có v=5m/s
- Trước hết sử dụng vật lý: chọn chiều dương là chiều chuyển động của chiếc xe chậm. Vận tốc của chiếc xe này là xuôi chiều dương, là +2m/s, viết gọn là 2m/s (theo cách viết cổ điển). Chiều âm là chiều chuyển động của chiếc xe nhanh. Vận tốc của chiếc xe này là xuôi chiều âm, ngược chiều dương, là -5m/s
- Sử dụng trục số của bác Tuấn để so sánh: 2m/s và -5m/s: dấu trừ cho thấy hai chiếc xe này chạy ngược chiều nhau. Số 5 cho thấy điểm biểu diễn vận tốc -5 nằm xa số 0 hơn điểm biểu diễn vận tốc 2. Chiều giá trị tăng là chiều chạy ra xa số 0,
bất kể về hướng nào. Vậy -5m/s > 2m/s, tức là chiếc xe có vận tốc -5m/s chạy nhanh hơn chiếc xe có vận tốc 2m/s
Chúng ta để ý, trong trục số cổ điển, chúng ta viết gọn +2 là 2, nhưng không viết -2 là 2 được. Vậy hai nhánh của trục số là không như nhau. Còn trong trục số của bác tuấn, +2 phải viết đẩy đủ là +2, để khi so sánh ta sẽ có cặp trái dấu +/-, thể hiện cho hai giá trị ngược nhau. Còn nếu muốn viết gọn, vì hai nhánh của trục số là có vai trò tương đương nhau, nên nếu viết được +2 là 2 thì cũng phải viết được -5 là 5. Khi đó ta sẽ dẫn tới việc so sánh 2 và 5, và vẫn ra kết quả đúng trong thực tế