Ah, thấy topic rôm rả quá mà nhiều câu hỏi hay nhưng mỗi lần viết được vài dòng trả lời thì lại có sự cố, mất trắng bài. Rồi thì lại thi giữa kì, giờ mới có thời gian quay lại trả lời, mong là sẽ ko có trục trặc. Nhiều câu hỏi quá, ko biết có bỏ sót câu nào ko 8-|
(bắt đầu từ sau 9/1)
Anh Tiến Anh là anh interview từ VN với Background ở Sing, thì tính anh ý đi từ VN đúng ko ah?
Interview off-campus ở đâu thì cũng giống nhau trước con mắt của adcom thôi, đều là do cựu học sinh Harvard thực hiện cả. Với background người Việt Nam ở Sing, anh TA sẽ được so sánh với học sinh Sing và applicants Việt Nam. Mặc dù ko thể nói là từng hồ sơ được xét trong isolation, nhưng các nhóm để so sánh ko phân biệt rõ ràng - có thể so sánh với nhiều loại thí sinh khác nhau nếu chưa có category
học sinh Việt Nam nộp đơn từ Sing riêng.
academic excellence thế nào thì gọi là ổn ạ? (ví dụ như mấy phẩy trong lớp, xếp hạng ở trường lớp...)
Cái này chỉ xét tương đối được nên ko có con số cụ thể. Phần lớn đăng kí vào Harvard đều nằm trong top 5% của khóa. Tuy nhiên, Việt Nam ko xếp hạng theo khóa, cách duy nhất có thể đánh giá em so với các học sinh Việt Nam khác chắc là qua test scores và thư giới thiệu của thầy cô thôi.
Em chua on gi ca, dinh goi gon 4thang on cho xong roi thi thi diem SAT lieu co du thoi gian de cao ko?
(sorry vì trả lời muộn) Cần bao nhiêu thời gian để ôn thi SAT hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ tiếng Anh khởi điểm của em, khả năng hấp thụ ngoại ngữ, thời gian em định bỏ ra để ôn hàng ngày, và điểm em muốn đạt. Với quỹ thời gian ngắn hay dài thì có thể lập ra kế hoạch thích hợp.
Tinh thoi gian em apply va doi ket wa chac phai den 2006 em moi dc di hoc( bat dau bc vao nam 3 o Vn)---> co risk wa ko chi?
Chị ko hiểu risk quá nghĩa là thế nào .. Chị nghĩ lúc nào apply cũng được, tuy nhiên phải biết chứng minh em đã có những hoạt động "bổ ích" trong thời gian giữa lúc tốt nghiệp trung học & nhập học bên này.
Em thay hoc luc thi ko co gi phai ban cai nhung phan leadership moi activities thi hoi it.Ban em no bao bia la chinh nhung em thay no cu lam sao ay
Chị ko ủng hộ phương án 'bịa', mặc dù trường ko có cách nào kiểm chứng ngoài interview, short essay của em và thư giới thiệu của thầy cô. Chị thấy có nhiều hoạt động mình tham gia trong và ngoài lớp nhưng dễ bỏ qua khi điền đơn, nếu suy nghĩ kĩ chắc sẽ tìm được. Ví dụ em học thêm ngoại ngữ, chơi nhạc cụ, chơi bóng rổ, etc đều có thể tính là EC.
Toefl cua em vuot wa 600( 613,620 650..) thi o My cung ko co su phan biet gi ah? Diem toefl co count cho competitiveness ko?
Câu này em Minh Hiếu trả lời khá đầy đủ rồi. Chị chỉ bổ sung thêm là đối với các trường xếp hạng thấp hơn (ko thuộc vào chủ đề này
) thì điểm TOEFL có lẽ vẫn là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá nếu họ ko đòi SAT.
iem học hỏi kinh nghiệm được ko ???
Em có câu hỏi cụ thể thì chị sẽ cố gắng giúp.
1. học về Education thì có những trường nào là tốt, ngaòi Harvard và MIT (vì ở 2 trường này môi trường học tốt) ? chị có thể giúp em thêm một số thông tin về khoa này ở Harvard?
Harvard ko có khoa sư phạm ở bậc đại học, chỉ có School of Education cho sau đại học thôi. Thường thì những ai muốn dạy học sẽ học thật tốt ngành mình muốn dạy ở đại học, rồi tiếp tục học lên cao - có lẽ các giáo sư của chị chẳng có ai có bằng sư phạm. Học Education ở đây chắc liên quan nhiều đến quản lí giáo dục hơn. Nếu muốn vào School of Education thì ở bậc đại học theo học gì cũng được thôi, miễn là khi đăng kí có demonstrated interest là được.
2. em muốn học thêm về Management, Business và Psychology, vậy phải học thêm môn hay thêm khoa nữa? vì em có bà chị họ đang học ở Minnesota, học một lúc 2 bằng là Law và cái gì nữa thì em không biết , phải học thêm 1 năm để lấy thêm bằng.
Em ko cần học thêm khoa nữa mà có thể học các lớp em thích. Tuy nhiên, chị thấy có vẻ em hơi lẫn lộn hai khái niệm liberal arts education và vocational education. Education, Management, Business, Pschych đều là ngành nghề và ko nằm trong focus của các trường liberal arts như Harvard College. Các trường này coi trọng intellectual inquiry, xem xét các vấn đề ở góc độ lí thuyết nhiều hơn. Ví dụ em học Psych ở bậc đại học sẽ học về tâm lí con người và lịch sử tâm lí học thay vì chữa bệnh tâm lí. Họ dựa trên quan điểm phát triển năng lực nhiều hơn là kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, các công ty lớn đến Harvard rất nhiều để tuyển học sinh về làm vì họ có thể đào tạo rất nhanh nếu nhân viên có khả năng thích ứng cao và tiếp thu tốt.
p/s: chị có thể cho em những hướng dẫn ký hơn về quá trình apply vào Harvard?
Em có thể giải thích kĩ hơn là cần những hướng dẫn gì?
đối với những trường không yêu cầu các chứng chỉ như TOEFL, có lẽ mình vẫn có thể nộp chứ? nếu điểm mình cao, bởi em nghĩ như vậy sẽ có lợi cho đơn xin học của mình hơn.
Hoàn toàn có thể được, và chắc cũng sẽ có lợi đôi chút nhưng mà chưa chắc là sẽ đáng tiền mình bỏ ra để gửi điểm.
như em biết thì đối với Harvard mình nên nộp thêm một số thứ linh tinh như băng ghi hình, ghi âm, các chứng chỉ cá nhân khác .... để tăng thêm sức nặng cho bản đang ký? VD như ở lớp em có cái English Performance, đóng kịch linh tinh, có thể nộp băng ghi hình và kịch bản kèm theo application đúng không ạ?
Chị rất không khuyến khích việc này, vì nó chỉ dành cho những người semi-professional thôi. Ở đây chị thấy hầu như ai gặp cũng rất rất có năng khiếu nghệ thuật, nếu ko có ý định theo học các khoa nghệ thuật ở đây thì ko nên gửi thêm gì.
Fù, nhiều câu hỏi quá, phải trả lời tiếp sau thôi.
Good luck everyone