Rút kinh nghiệm từ Harvard admissions 2004

Đâu, có phải em giữ tâm lý đó đâu. Can bản em chưa biết mấy về major mình học ở trường đó có tốt không, năm sau tính xem nếu trường nào có major mình thích thật mạnh để xem xét :D
 
các cô các chú bây giờ đúng là lòng tham không đáy [-X kiểu này cứ phải cho vào cải tạo ở Ngoại thương một thời gian cho biết rồi mới gửi ra nước ngoài. đến lúc đấy nó có cho vào trường 4h-tier học thì cũng sướng chảy nước mắt, nhỏ nước dãi ra ấy chứ.
thế chú định học cái gì. lại học i con à?
 
Chẹp, anh Long cứ để chú em vào đấy học 2 năm để xem còn thiết tha transfer nữa không :)
 
Không, i con thì đã không lo. Cái em học nó oái oăm lắm : physics n' astronomy :D, có thể xem xét chuyển sang applied physics, anh xem cố vấn cho em cái :D
PS: vào ngoại thương khó lắm anh ạ :p
 
Re: Choosing a major

Đằng nào hôm nay cũng không nhồi được chữ nào vào đầu, nên lại quay lên đây huyên thuyên tí :p

Chị nghĩ có khi topic này nên tách làm 2: admissions và lựa chọn ngành học.

Nhìn chung thì chị thấy thế này: Nếu các em vào học ở các trường liberal arts thì nên có một thái độ cởi mở linh hoạt về chuyện chọn ngành học, trừ phi là các em có niềm đam mê cháy bỏng về một lĩnh vực nào đấy :D.

Lý do?

Như Nhung và anh Long đã nói ở trên, các trường LAC khuyến khích sinh viên tìm hiểu nhiều lĩnh vực để phát triển tư duy và các kỹ năng có thể ứng dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau hơn là nắm vững kiến thức về một chuyên ngành cụ thể (điều này không có nghĩa là kiến thức chuyên môn không quan trọng, mà chỉ không phải là top priority thôi). Vì thế, để tận dụng tốt cơ hội học tập ở LAC thì nên suy nghĩ theo philosophy đấy.

Hơn nữa, ở độ tuổi 17, 18, thậm chí 20 mấy ai biết chắc được công việc tương lai của mình là gì. Để lựa chọn công việc thích hợp nhất đòi hỏi mỗi cá nhân phải hiểu rõ được khả năng của mình, đặc thù của mỗi ngành nghề, nhu cầu của xã hội, rồi thì cơ chế đãi ngộ, triển vọng thăng tiến và cả các mối quan hệ... Ngay cả sinh viên tốt nghiệp ĐH đâu phải ai cũng làm đúng trong chuyên ngành mình được đào tạo. Ở VN việc bắt buộc SV phải lựa chọn chuyên ngành quá sớm theo chị có nhiều hạn chế. Khi ra nước ngoài học, nhất là vào các LACs ở Mỹ, các em có cơ hội khám phá năng lực bản thân và nhiều career options, nên tận dụng cơ hội ấy để đi đến những quyết định chín chắn hơn.

Đôi khi (thậm chí rất nhiều khi) sau khi vào học trong trường ĐH các em sẽ thấy những gì được dạy ở trường và những gì các em hình dung về một ngành nghề hay môn học nhất định không giống, thậm chí khác xa nhau. Nếu lỡ quá committed với một ngành học nhất định, khi phát hiện ra rằng nó không phù hợp với mình, muốn định hướng lại sẽ khó khăn hơn.

Theo chị thì trước khi vào ĐH các em nên có một số rough ideas về sở thích và năng lực của mình để chuẩn bị cho việc định hướng nghề nghiệp và chọn trường phù hợp. Năm đầu tiên hay ít nhất là học kì đầu ở ĐH các em nên học thử các lớp thuộc các chuyên ngành khác nhau, để re-evaluate lại những ý tưởng ban đầu. Các em có thể tiếp tục theo đuổi ngành học dự kiến ban đầu, chuyển sang một lĩnh vực khác, hoặc tự design một major đặc biệt phù hợp với nhu cầu của cá nhân. Ở trường chị người ta yêu cầu sinh viên phải học ít nhất 20 lớp ngoài chuyên ngành và 8-12 lớp thuộc chuyên ngành. Vì thế đến giữa hay cuối năm thứ 2 quyết định chọn major cũng chưa muộn. Thậm chí như chị đến học kì 2 của năm cuối còn quyết định add thêm một major nữa.

Chị nói như vậy không có nghĩa là các em không nên tìm hiểu về các ngành học từ bây giờ mà chỉ mong các em đừng stress out quá sớm về việc này thôi.

Còn cụ thể về từng ngành nghề thì hi vọng là sẽ có nhiều anh chị đi trước tham gia góp ý cho các em. Hiện tại chị thấy có khá nhiều em quan tâm đến education mà chưa anh chị nào trả lời cụ thể, nên chị đưa ra vài ý kiến vậy.

Đúng là ở LAC thì education không được coi là một major vì nó mang tính chất professional. Tuy nhiên trường chị là một trong số ít các LACs có Education Department, và là một dept. rất tốt. Vì là một phần của liberal arts education nên ngành education ở đây cũng không giống như mọi người thường hình dung. Sinh viên muốn theo học ngành này sẽ lựa chọn 1 trong 2 hướng chính: teaching & education studies. Teaching là để dành cho những người có ý định theo con đường giảng dạy (phổ thông), còn education studies là để trang bị kiến thức cho những ai quan tâm đến khía cạnh giáo dục trong major chính của mình (VD: public policy, sociology, philosophy, history, psychology, v.v...)

- Trong teaching thì SV sẽ phải học một số môn về lý thuyết sư phạm và thực hành. Ngoài ra mỗi SV bắt buộc phải học thêm một chuyên ngành cụ thể, chẳng hạn như math, physics, history hay English. Bằng tốt nghiệp sẽ ghi là SV này có special major in education and XYZ. Ở Mỹ thông thường ai muốn làm giáo viên thì phải thi lấy teaching certificate (TC) do board of Education cấp. Mỗi một bang lại có những đòi hỏi riêng về teaching certification. Ở trường chị việc chuẩn bị thi lấy TC không nằm trong chương trình đào tạo chính thức, mà có một khóa học trong mùa hè giúp SV thi lấy TC do bang Pennsylvania cấp.

- Trong education studies lại chia làm nhiều mảng khác nhau: education policy, education psychology, school and society, special education, literacy, v.v... Các mảng này không được coi là major mà chỉ được tính làm minor thôi.

Ngoài ra thì lớp Introduction to Education là một lớp được strongly recommended for anybody, vì nó giúp cho em một cái nhìn bao quát về giáo dục và về vai trò của giáo dục đối với bản nhân cũng như xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề bức xúc trong giáo dục.

Còn muốn học chuyên sâu vào một trong những lĩnh vực thuộc education nêu trên thì các em phải học tiếp lên cao học. Ở Mỹ có graduate programs in education tiêu biểu là Harvard Graduate School of Education (HGSE) và Teacher College thuộc Columbia University. Muốn biết chi tiết người ta dạy gì ở đấy thì các em chịu khó vào websites của họ để tham khảo :p.

Tạm thế đã nhé :)
 
Hic, em nghe nói nếu được học 1 LAC danh tiếng thì lên Uni dễ xin vào các trường tốt hơn đúng không ạ. Thế nên có gì phải chuẩn bị từ under đã.
@chị My: cảm ơn chị nhiều, các chị có nhiều kinh nghiệm quá :x
 
Em Toàn à, chị thấy em có vẻ ko stable lắm về sự lựa chọn của mình, cũng đáng hiểu, vì nếu xét về ranking thì ConnColl đã bị fall behind rất nhiều. Nhưng mà nếu chỉ nhìn vào ranking để chọn trường thì có lẽ cũng hơi sai lầm vì có nhiều criteria khi xét ko phụ thuộc vào academics hoặc là student life (vd endowment, budgeting..). Nếu được chọn lại thì có thể vẫn là CC đối với chị, 1 phần lớn là vì scholarship, phần nữa chị feel like home khi ở đây. Being ambitious là tốt, nhưng chọn cái gì phù hợp cho mình nhất cũng là quan trọng. Astronomy của trường chị tốt, physics ok, chị có con bạn major Astrophysics và đã làm cho NASA 3 mùa hè, được accepted to all graduate schools that she applied to. Chỉ là một ví dụ thôi, nhưng mà làm VIP ở trường nhỏ cũng sướng chứ ;) Hơn nữa, chị vừa được báo là có thể có 1 em gái nữa vào CC năm tới đó, liệu có làm incentive cho em ko? :D
Chị biết có thể em accepted CC vội vàng, nhưng chị cũng nói chân thành, em là đại diện của Ams được selected nên cũng có trách nhiệm cao hơn 1 chút đó. Ý chị là, nếu em withdraw hoặc even transfer (tất nhiên cái này thì là up to ur decision, CC ko có quyền can thiệp) thì cũng sẽ ảnh hưởng đến relationship của CC và Ams, và CC có thể ko tuyển ở Ams nữa và chuyển sang CVA.. Chị ưu tiên trả lời riêng cho em Toàn vì chị cảm thấy em chưa cảm nhận thấy hết được giá trị thứ mà em vừa đạt được, nhưng you determine the rest! :)
 
Hoàng Long đã viết:
chứ nếu chú cứ giữ tâm lý không thỏa mãn thì chú vào học sẽ không thấy vui được đâu.
... và cũng khó tận dụng hết những cơ hội mà ngôi trường hiện tại mang lại.

lâu lắm mới thấy anh Long nói 1 câu chí lý /:)

Thêm 1 info nữa, cứ nhìn gương chị Hiền Trang ý em ạ, bây giờ mấy công ty nổi tiếng cứ gọi là đánh nhau để đc chị ý vào làm :* ;;)
 
Đồng ý với bạn HTrang phát :D. Chị cũng thấy em Toàn được nhận vào ConnColl rồi thì không nên lăn tăn nhiều nếu lý do là ranking của trường không cao.

Chị không nghĩ là ranking hay tiếng tăm của một trường có thể nói lên nhiều về chất lượng thực của trường đó, nhất là tính khoa học những bảng xếp hạng mà mọi người tham khảo vẫn còn questionable. Như chị nói ở topic bên kia, yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn một trường ĐH là whether or not it feels right for you, chứ không phải là những người xung quanh nghĩ về trường ấy như thế nào.

Hơn nữa "học 1 LAC danh tiếng" không thể đảm bảo chắc chắn rằng em sẽ dễ dàng được nhận vào 1 chương trình cao học hay công ty nào đó. Đôi khi cái brand name của trường có thể đóng vai trò "eye-catcher", nhưng cái mà người tuyển sinh/tuyển dụng quan tâm là cá nhân ấy perform thế nào trong môi trường đại học của mình. Nếu em vào ConnColl và học thật tốt (như chị Hiền Trang) thì chẳng có lý do gì để thiếu tự tin cả.

So, be happy with what you've got and relax, ok? :)
 
Toàn: Wesleyan + Ly + Caltex + $300/month --> Stop COMPLAINING!!! :))
 
theo lý luận của mọi người trong này thì vào những trường ngoài Ivy với tier 1 là tương lai mù mịt hết à? sợ quá sợ quá!
 
Thiều Hoàng Yến đã viết:
theo lý luận của mọi người trong này thì vào những trường ngoài Ivy với tier 1 là tương lai mù mịt hết à? sợ quá sợ quá!
Tự dưng chạy vào đây thấy tình yêu nhớ quá, ôm hôn phát nào :x
Nghe các cô các chú nói chuyện toàn trường top với Ivy như Ha vợt, Sờ Oát Mo, Am hợt, tự dưng anh thấy mình lùn quá, cả đời anh chắc chẳng có cơ hội được đặt chân tới mấy trường đó
Theo anh thấy trường học chẳng đóng vai trò gì, bản thân mình là chính, nghe kiểu AQ nhưng kinh nghiệm cho thấy ranking doesnt matter

hhv
 
em muốn hỏi học Econ và Maths => ra làm banking về treasury or kinh doanh ngoại tệ được kô ?
 
Hồng Nhung đã viết:
Chỉ cần đăng kí vào một trường xếp hạng cao thôi, vì nếu bạn ko được nhận thì khả năng là các trường tương tự cũng sẽ từ chối bạn. Ngoài ra tôi thực sự nghĩ bạn nên tìm hiểu Harvard. Về chất lượng giảng dạy, môi trường học tập, cơ sở vật chất kĩ thuật thì trường chưa chắc đã nổi bật so với những trường hàng đầu khác như MIT, Yale, Princeton, Stanford, etc.

Lâu rồi tớ không vào HAO, mà cũng ko qua thăm thread này, eek, *nhiều bụi bặm, mạng nhện quá à* Từ hồi tớ đăng kí vào trường đến nay cũng 4 năm rồi, thủ tục đăng kí vào các trường có nhiều thay đổi: SAT I, SAT II, Toefl, v.v. nên tớ cũng chẳng dám bi bô gì nữa 8-| Nhưng đọc lại phần trích dẫn trên, tớ thấy cũng nên nêu ra một í kiến trái ngược mà tớ mới được biết đến: đó là, vì admissions của các trường xếp hạng càng cao, càng khó lường trước nên nếu fee waivers cho phép :> các bạn nên đăng kí càng nhiều trường càng tốt để tăng khả năng được nhận vào một trường tốt. Tớ thấy thế cũng hợp lí.
 
lôi cái này lên tiếp để tiện hỏi về các vấn đề apply các trường top ^^ nhờ anh Hưng pin nó lên với được không ạ? chị Nhung đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho việc apply Ivy, rất cần thiết cho các applicant năm nay và năm sau :)
 
Back
Bên trên