Quan hệ Việt-Trung

BREAKING NEWS: Tổng thống Nga Medvedev đã ra lệnh ngừng chiến dịch quân sự chống Gruzia rồi !!!

Công nhận phục Putin, quả là chính trị gia lão luyện, tài năng hiếm có. Bằng việc kiềm chế, thu quân và giới hạn cuộc chiến trong phạm vi 2 vùng tranh chấp, Nga đã tránh được cái tiếng xấu đi xâm lược và lật đổ chính phủ dân chủ của Gruzia. Một mặt Nga vẫn phô trương được sức mạnh và răn đe các nước vệ tinh xung quanh, lại lấy được 2 vùng Abkhazia và Ossetia. Mặt khác phương Tây cũng không còn lí do để đe dọa cách ly và thù địch với Nga nữa. Đúng là trí tuệ của Putin, bành trướng nhưng vẫn chừng mực, quả là người thường không thể sánh kịp.
 
Cái việc ly khai đúng hay ko thực ra là khó nói, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng theo em nên quan tâm đến nguyện vọng của người dân ở đó. Ví dụ như ở Chechnya chính phủ DO DÂN BẦU đàng hoàng, vẫn có đường lối thân Nga, coi như một nước tự trị thuộc Nga còn bọn đòi ly khai là một bọn khủng bố rõ ràng, bắt cóc, giết người, đánh bom thì chính nghĩa ở đâu ra? Trong khi đó SO và NO là hai nước tự trị phần lớn là người Nga, ko cần hỏi chắc ai cũng biết họ muốn nghiêng về phía Nga hơn hay là Gruzia hơn. Mà cái này là hợp ý dân=>tất nhiên là phải ủng hộ. Gruzia đem quân vào, bắt mày phải theo tao kể cũng ko biết đúng là ở chỗ nào?
cái ví dụ của anh nào đó ở trên về việc TQ sang hối lộ quan chức tỉnh Hà Giang mình chẳng hạn, chả thể so sánh ở đây. Quan chức tỉnh Hà Giang tuổi gì mà quyết định đòi ly khai, dân nó có nghe theo ko mới là chính. Còn như CP VN khiến dân Hà Giang bất bình, họ muốn tách ra theo tư bản chẳng hạn. thân Tàu chẳng hạn thì lúc đó lại là chuyện khác.
 
Cái anh đưa ra không phải là SO có nên bị li khai hay không. Anh cứ tưởng chú giỏi, biết đọc bài lấy ý, hóa ra chú cũng chỉ đọc bài lấy chữ. Cái anh nói là về mặt principle, không phải cứ li khai là để cho nó tự do li khai, vì như thế nó sẽ đạo tiền đề rất xấu về sau.
Nga kêu SO với AB nên được li khai, nhưng có cho Chechnya được li khai độc lập đâu, mà Nga nó cũng tàn sát người ở Chechnya như ngả rạ đấy chứ.
Mà đằng nào thì chú cũng đồng ý với anh là nước nhỏ thì thiệt thôi.

anh đứng nói em không đọc được ý của anh mà nên nói là anh có viết rõ của anh hay không :)) em đọc kỹ thì bài thì vẫn chỉ thấy cái ý anh là thiên về Gruzia chứ chẳng có cái principle nào cả (không cho li khai, ví dụ Việt Nam --> Hà Nam, nước nhỏ nước lớn :-??) nên em mới viết bài nói về cái thằng Gruzia kia :)) Hơn nữa anh nên làm research trước khi đưa ra một số phát biểu trên diễn đàn. Anh tìm cho em bằng chứng nói Nga ủng hộ li khai của SO xem nào? :))

@a Minh: anh nên xem lại cách dùng từ với thằng Gruzia kia: Gruzia bán đất của ai? :)) Đất của người Ossetia vốn có phải của nó đâu? Còn cái chuyện người Gruzia vào sống ở vùng đất Ossetia là do người Ossetia bị cưỡng bức đất để bọn kia định cư :)).

Hơn nữa, anh nói thế là muốn nói ông Shevardnadze làm sai chứ gì? Để em ví ý anh thế này cho dễ hiểu:

Năm 1427 Lê Lợi đánh bại quân Minh ở cửa ải Chi Lăng, bắt giặc Minh phải đầu hàng. Nguyễn Trãi, một nho sĩ thân người tàu và là cố vấn của Lê Lợi, đã đề nghị ký hiệp định hòa bình mãi mãi với người tàu ở Đông Đô, đưa thế của quân Lam Sơn từ kẻ chiến thắng thành thế ngang bằng với giặc thối nát. Hơn nữa, ông ta còn điều động sức người Việt còn chưa hết khổ vì nạn đao binh đóng tàu thuyền đưa giặc về nước an toàn. Hành động của Nguyễn Trãi thật đáng lên án và phỉ nhổ và không được bắt chước sau này.

Kết quả: tháng 8 năm 2008 Saakhasvili, cho rằng minh được ủng hộ của phương Tây lại có "lý" riêng, đưa quân đội vào SO đụng độ với lính Nga và chỉ trong vòng chưa đến một tuần đã phải đầu hàng :-h .

link: http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/country_profiles/3797729.stm

p/s: mọi người ví Nga với Gruzia như TQ với VN. Em thì em lại thấy Gruzia với SO giống TQ với VN hơn :))
 
:), chú thích thì anh chiều.

Anh đọc cái này trên New York Times, nhưng may mà trên mạng cũng có soft copy

"In Saturday’s meeting with refugees in the city of Vladikavkaz across the border, Prime Minister Vladimir Putin described Georgia’s actions as "complete genocide. Putin also said Georgia had effectively lost the right to rule the breakaway province — an indication Moscow could be preparing to fulfill South Ossetians’ wish to be absorbed into Russia."

http://www.eastandard.net/InsidePage.php?id=1143992221&cid=517
http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/europe/7552012.stm
http://news.yahoo.com/s/ap/20080810/ap_on_re_eu/georgia_south_ossetia

Còn bài kia thì anh cũng có lỗi. Đáng nhẽ anh phải viết đơn giản hơn nữa để chú đọc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Putin also said Georgia had effectively lost the right to rule the breakaway province — an indication Moscow could be preparing to fulfill South Ossetians’ wish to be absorbed into Russia."
em nói thật là báo chí phương Tây thì đương nhiên là bênh Mỹ chống Nga rồi =; suy luận thì không bao giờ vô tư cả =; em nói ở trên là bằng chứng Nga thể hiện rõ ràng quan điểm ủng hộ quyền được ly khai của thằng kia xem =; như là Mỹ (unlawfully) công nhận Kosovo ý =;
 
Nếu mà tranh luận về Georgia 1-1 với chú, thì anh sẽ trả lời nốt một bài này, tại anh thấy nếu chỉ đơn thuần là tit-for-tat biting với chú thì nó rất vô nghĩa, anh cũng không có hứng thú. Anh cũng không có thói quen tranh luận trên diễn đàn tay đôi với ai quá 3 bài, vì sau đó chỉ còn là cãi nhau chứ không có ý gì mới mẻ.

Anh đọc lại cả 3 bài của anh, anh không thấy một lần nào anh đề cập là anh ủng hộ Georgia, anh cũng không hề bảo là Nga đem quân vào SO và cái ví dụ Trung Quốc cũng chỉ là ví dụ giả tưởng để minh họa cho việc tại sao không nên cho một vùng đất được quyền li khai.

Chú muốn anh viết rõ thì anh sẽ viết rõ cho chú từng ý của anh.

1) Anh không hề ủng hộ Georgia, anh cũng chẳng hề ủng hộ Nga. Anh thấy Georgia đi một nước cờ chính trị sai lầm, còn Nga đem quân làm lớn vụ này thực chất chỉ là để dằn mặt các nước phương Tây vụ Kosovo. Georgia quá nhỏ để làm ầm ỹ mà không có hidden agenda.

2) Về principle, anh nói là không nước nào nên để cho một tỉnh breakaway thành một đất nước tự trị cả, vì nó sẽ tạo tiền đề xấu sau này. Ai dám đảm bảo là sau này các tỉnh khác không làm điều tương tự. Và có ai dám nói việc một tỉnh đòi li khai hoàn toàn không có ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài.

3) Anh states một cái fact: Putin ủng hộ việc breakaway của SO. Anh chẳng bảo nó đúng hay sai. Và chú cũng đồng ý với anh là Putin có nói là "Georgia had effectively lost the right to rule the breakaway province". Còn việc SO với AB có bị absorbed không thì anh không tranh cãi.

Nếu chú vẫn còn có điều gì thắc mắc, có thể PM hoặc YM anh. :)
Have fun.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Khai mạc Olympic Bắc Kinh quá chán, tẻ nhạt, thể hiện sự kém sáng tạo của dân Tàu, nhưng lại rất thích tỏ ra mình hoành tràng. Đúng đặc trưng của dân Tàu, sức người có thừa. Câu "Có sức trâu, sỏi đá cũng thành cơm" thật là đúng với Trung Quốc. ".
Bác Dũng là đại diện cho người Việt Nam: Không bằng ai nhưng toàn thích đi chê thằng giỏi gấp vạn mình!
Lễ khai mạc Olympics Bắc Kinh quá hay và xuất sắc! Đáng khâm phục!
 
May thật là những năm qua mình dùng đường lối ngoại giao đu dây, ko ngả theo thằng nào, giờ Mẽo đem tên lửa dí thẳng vào đít thằng Nga, hizhiz, thằng Bút làm quả này hơi khôn, đã ký được hiệp định với thằng Ba Lan trước khi về hưu, làm cho thằng sau lên, dù là da đen hay da trắng đều sẽ phải đi theo cái đường chĩa súng vào mặt anh gấu.

Anh gấu cũng ko vừa, có chú thủ tướng rất thâm nho, đã ngay lập tức đe dọa sẽ tẩn thằng Poland.

Đây là thời cơ chín mùi cho anh chí nồ "giải quyết việc riêng" khi 2 anh nhớn đánh nhau, ko bận tâm được đến chỗ khác.

Vầy ta phải làm sao đây?
 
Ko ai bình luận về vụ lip sync à?
Cái topic này hay đấy nhỉ :D, vào đây chửi Tàu sướng môm phải biết :)) Riêng tôi ủng hộ việc Nga Mĩ EU Việt Nam bắt tay nuke bọn Chinazi, because China is just a big fat ****ing bitch
 
vu lip sync hom khai mac olympics y a
E thay rat la vo van y, lam nhu the khac nao bao con be may da xau thi dung co ma lo' mat ra chi khien con be cam thay tu ti hon thoi. Hoa ra chi co nguoi dep la co lo*i. thoi sao ? Nguoi xau thi sao, nguoi xau ma co thuc tai thi van phai o trong bong toi chac.
Truoc nay van ton tai chuyen nguoi dep di lam de kiem viec hon, va thuong dc o cac vi tri ngoai giao quan he gi day o cac cong ty hon, nhung cong khai nhu TQ hom do thi ..........>"< ko con gi` de noi

( E xl e cai Vietkey lan unikey roi ma chang cai nao chiu chay ca, nen e ko viet tieng viet dc )
 
Nói chung là căn bệnh thành tích điển hình :D mà con bé hát bài đấy đâu có xấu lắm đâu :| cái con lip sync mới là cái con mắt híp nhìn rất d d :| chắc lại là con ông cháu cha mới đc lên hát đây mà :))
Đọc mấy cái báo tây sẽ thấy cái title là "Chinese lies to the world" :))

Xin tặng các bác hình ảnh tổ chim em vừa nhặt đc:

34113352788.jpg


BF113352580.jpg


84113352758.jpg


D9113352382.jpg


F1113352437.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
sina_****.jpg

"Việt Nam bắt đầu chuẩn bị chiến tranh, Trung Quốc còn chờ đợi gì?"

Đó là tiêu đề của một bài viết được đăng lên diễn đàn Sina, ngay sau khi thứ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam đã có một phát biểu cứng rắn hợp lí khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với các dự án dầu khí hợp tác với nước ngoài (hôm 27/8) Mặc dù mạng Sina không phải là trang báo chính thức của chính phủ Trung Quốc, nhưng trang này vẫn phải thông qua kiểm duyệt và chính phủ Trung Quốc gián tiếp gửi thông điệp qua đây, vì thế các bài viết thường là của những người có khả năng và trình độ nhất định, sau đây là toàn bộ nội dung bài viết này do tác giả HS-TS dịch:

Việt Nam bắt đầu chuẩn bị chiến tranh, Trung Quốc còn chờ đợi gì?

Hiện nay sau những thông tin về việc công ty dầu khí Exxon Mobil của Hoa Kỳ và Việt Nam ký hiệp định về thăm dò dầu khí được chuyền ra ngoài, khiến cho bộ ngoại giao Trung Quốc rất quan ngại, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam khẳng định " các hiệp định được kí đều nằm trong chủ quyền của Việt Nam ". Về sau thậm chí có trang mạng của Việt Nam còn xuất hiện những luận điệu cứng rắn cái gọi là " không ngại một cuộc chiến tranh ".

Những luận điệu cứng rắn của Việt Nam dựa vào những tiềm lực quân sự trọng yếu tại Nam Sa ( tức Trường Sa ), quân đội Việt Nam đã tăng cường điều chỉnh bố trí lực lượng, ý đồ là tiến thêm một bước khống chế 29 đảo và vùng biển phụ cận Trường Sa mà đã phi pháp chiếm đóng.

Chiếm đoạt và khống chế Trường Sa thành quyết tâm của quân đội Việt Nam

Địa thế của Việt Nam từ bán đảo Trung Nam khu vực Đông bộ trải về hai phía Nam, Bắc hình thành địa hình chật hẹp chữ " S ". Sau một thời gian dài đến này, quân đội Việt Nam đã vận dụng chiến lược " Bắc phòng Nam tấn " làm trọng điểm, dồn lực phát triển lục quân, tập trung quân lực phía Bắc Bộ, hải quân và không quân ở đây xây dựng tương đối lạc hậu. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đề xuất " chiến lược phát triển biển " ý đồ hướng về biển phát triển, trở thành một " cường quốc hải dương ( biển ) " Vì thế mà chiến lược quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam cũng được điều chỉnh thành " lục địa phòng thủ hải quân tiến công " hướng về Nam Hải ( tức Biển Đông ), đặc biệt là dã tâm chuẩn bị tốt về quân sự nhằm " chiếm đoạt và khống chế các đảo ở Trường Sa, Việt Nam đã đầu tư mạnh vào Hải quân và không quân, điều chỉnh các căn cứ theo chiều sâu kiến thiết trận tuyến địa Trường Sa, hình thành hệ thống kiến trúc trận địa Trường Sa 3 đại trụ cột.

Hiện nay tổng binh lực của hải quân Việt Nam ước tính đạt tới 55 000 người, phân thành 4 khu vực bộ tư lệnh hải quân 1, 3, 4, 5 trong đó bộ tư lệnh hải quân vùng 1 đặt tại Hải Phòng, quản lữ đoàn tầu chiến 170, lữ đoàn lục chiến 147. Bộ tư lệnh hải quân vùng 3 đặt tại Đà Nẵng quản lữ đoàn tầu chiến 161, bộ tư lệnh hải quân vùng 4 đặt tại Vũng Tầu quản lữ đoàn tầu chiến 171, đoàn cảnh giới 103, bộ tư lệnh quân khu vùng 5 đặt tại Rạch Giá quản lí lữ đoàn tầu chiến 175 , đoàn lục chiến 126. Tổng cộng các loại tầu chiến khoảng hơn 300 chiếc, các tầu chiến chủ chiến bao gồm các tầu hộ vệ 7 chiếc, tầu quét ngư lôi 5 chiếc, tầu đổ bộ 6 chiếc, các loại tầu phóng ngư lôi và tầu phóng tên lửa hơn 40 chiếc, tầu đổ bộ cỡ nhỏ hơn 30 chiếc, 2 chiếc tầu ngầm Mini.

Tổng binh lực của không quân Việt Nam khoảng 30 000 người. quản lí 4 hàng không sư, 13 đoàn phi hành ( 5 đoàn chiến đấu cơ, 3 đoàn vận tải cơ, 3 đoàn huấn luyện cơ, 2 đoàn tăng cường lục chiến cơ ), có các loại máy bay Su - 27, Su - 30 và Mic - 23, Mic - 21 và nhiều loại khác tổng số hơn 480 chiếc, bộ đội phòng không quản lí 17 binh đoàn tên lửa, 7 binh đoàn pháo cao xạ, 6 đoàn Rada, có các thiết bị cảnh giới trên không và Rada khoảng hơn 1000 bộ.

Lợi dụng các đảo chiếm được làm căn cứ tiền tuyến

Nhằm mục đích thay đổi bố trí trận địa trước đây là " Coi trọng phía Bắc, lớn ở phía Nam, gọn nhẹ ở giữa " quân đội Việt Nam đã đầu tư lớn xây dựng các căn cứ quân sự hướng về Biển Đông bao gồm 11 căn cứ hải quân: Vạn Hóa, Cẩm Phả, Hồng Gai, Hà Tiên, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá, Cam Ranh, TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn. 15 căn cứ không quân bao gồm: Nội Bài, Yên Bái, Hòa Lạc, Kiến An, Thọ Xuân, Đà Nẵng, Phú Cát, Phan Rang, Biên Hòa, Tân Sân Nhất, Tuy Hòa, Cam Ranh, Chu Lai... với dã tâm kết hợp vững chắc hải không quân.

Đồng thời quân đội Việt Nam gắp rút tiến hành xây dựng trận tuyến mạng nhện trên các đảo chiếm được, các đảo này đóng vài chục cho đến vài trăm quân, Năm 2004, 2005, hoàn thành việc xây cất sân bay trên hai đảo Nam Yết và Trường Sa lớn, nhờ vậy mà không quân Việt Nam có được chỗ hạ cất cánh tiên tiến tại Trường Sa. Một khối lượng lớn vũ khí và đạn dược được thông qua " hành lang trên không " không ngừng chuyển đến Trường Sa.

Đặc công trên nước quấy rối các tàu thăm dò Trung Quốc

Nhằm tăng cường khả năng tác chiến với " một quốc gia nào đó " Quân đội Việt Nam mấy năm trở lại đây đã đề xuất cái gọi là " thò ba đại cánh tay sắt " tức là kết hợp uy lực lớn của các tầu phóng hỏa tiễn với lực lượng máy bay chiến đấu tầm xa, cùng lực lượng đặc công trên nước tác chiến. Ý đồ nhằm dùng nhỏ khắc chế lớn, dùng ưu thế bất đối xứng tấn công.

Dựa vào việc Việt Nam mua 4 tầu phóng ngư lôi cỡ lớn, có trang bị tên lửa tầm trung từ Nga, và dựa vào Việc năm 2007 Việt Nam - Nga kí hiệp định cho phép Việt Nam sử dụng kĩ thuật của Nga xây dựng nhà máy đóng tầu chiến ở trong nước, chế tạo 10 tầu chiến cao tốc " tia chớp " trang bị tên lửa. Năm 2009 Nga sẽ còn bàn giao cho Việt Nam hai khu trục hạm trị giá 350 triệu đô la, với những trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay, có thể tàng hình, tấn công từ xa...đã cho thấy quần đảo Trường Sa bị hải quân Việt Nam đặc biệt coi trọng, và dựa vào những hoàn cảnh phức tạp tại đây để lợi dụng " dùng nhỏ uy hiếp lớn ".

Dựa vào việc Việt Nam trang bị các máy bay chiến đấu tầm xa tối tân ( 13 chiếc Su - 27 và 4 chiếc Su - 30 ), quân đội Việt Nam đang tập chung sức chiến đấu tại khu vực tranh chấp vùng biển Trường Sa, tiêu tốn 3,8 tỉ đô la Mỹ để mua 17 chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến toàn bộ được đặt ở căn cứ không quân Phan Rang, hình thành bán kính vượt qua 1500Km, phủ rộng toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa tăng cường năng lực không - hải tác chiến. Theo tìm hiểu trong vài năm nữa Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư mua thêm nhiều máy bay chiến đấu Su - 27, Su - 30 và nhiều loại chiến đấu cơ tối tân nữa.

Những binh chủng đặc biệt tác chiến trên biển đó là " truyền thống " của quân đội Việt Nam. Hiện nay tổng binh lực của lực lượng hải quân lục chiến của Việt Nam ước trừng khoảng 27 000 người quản lí lữ đoàn lục chiến 126, 147 binh đoàn đặc công nước 861 và một số binh chủng đặc biệt khác. " Tổng công ty khác thác hải sản Biển Đông " vốn thuộc công ty 128, 129, ( nguyên là thuộc lực lượng vũ trang ) cũng có những nhiệm vụ tác chiến đặc biệt.

Để tăng cường thực tế khống chế Trường Sa, Việt Nam đã đưa vào huấn luyện, cả người nhái bí mật, tấn công chiếm đóng tầng cao, đặt bộc phá duowis nước, chi viện Trường Sa khi tác chiến làm trọng điểm. Trong lúc hải quân Việt Nam giám sát các tầu thăm dò của Trung Quốc, trong các hoạt động gây nhiễu có thể nhìn thấy ẩn hiện bộ đội đặc công Việt Nam trên mặt nước.

Do các đảo ở Trường Sa không thể cố định đề phòng các tầu chiến,nhiệm vụ hải quân Việt Nam tuần tra trong vùng biển Trường Sa thông thường bao gồm hàng trăm các tầu cá vũ trang đảm nhiệm.

Nói hoảng khi cho rằng " vì thế vận hội " nên Trung Quốc " chịu nhịn "

Trong lúc tích cực chuẩn bị chiến tranh thì Việt Nam vẫn xử dụng chiêu bài " Hợp tung liêm hoành " , ý đồ mượn các thế lực bên ngoài để tiếp tục chiếm đóng các đảo Trường Sa, ở phương diện thứ nhất: về chính trị thì hợp tác liên minh với các nước ASEAN, đề cao lập trường nhất trí của các nước đối với Trung Quốc, đặc biệt là tăng cường hợp tác với Phillipin và Malayxia, một mặt khác Việt Nam lại kêu gọi nước ngoài đầu tư vào hợp tác khai thác dầu khí, ý đồ lôi kéo Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ .. và một số nước khác vào Trường Sa, khiến cho vấn đề Trường Sa bị Quốc tế hóa, đồng thời từng bước tăng cường hợp tác giao lưu quân sự với các nước Mỹ, Ấn, Nhật... đề cao vị thế của Việt Nam là một nước lớn trong khu vực.

Như năm 2003, 2004, 2005 chiến hạm của Hoa Kỳ liên tục thăm viếng Việt Nam, tháng 7 năm 2007 hai bên Việt - Ấn ký hiệp định quốc phòng song phương, xác lập từ nay về sau Ấn Độ ưu tiên bán cho Việt Nam các trang bi quân sự trong đó có cả tên lửa đạn đạo "Bulamobs" Ấn Độ còn giúp Việt Nam nâng cấp các máy bay chiến đấu Mic - 21 đã quá hạn đồng thời cũng phụ trách huấn luyện các phi công Việt Nam lái chiến đấu cơ Su - 30. Tháng 3 năm 2008 2 tàu hộ vệ của Nhật Bản cũng đã viếng thăm thành phố Hồ Chí Minh và cùng hải quân Việt Nam tiếp hành liên hiệp diễn tập.

Lần này Việt Nam đã cùng với công ty dầu khí quốc gia Mỹ Exxon tiếp ký hiệp định hợp tác dầu khí trong vùng biển tranh chấp Trường Sa, khi phán đoán rằng Trung Quốc trong một thời gian dài sau thế vận hội Bắc Kinh sẽ không có hành động cứng rắn nào trong khu vực vùng biển Trường Sa, công nhiên xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Việc phán đoán sai lầm này không chỉ bất lợi với cục diện ổn định ở Trường Sa, đồng thời cũng tổn hại đến bản thân của nền an ninh và phát triển của Việt Nam trong thời gian dài sau này.

nguồn http://www.softvnn.com/forum/showthread.php?t=130388
 
Trong lúc tích cực chuẩn bị chiến tranh thì Việt Nam vẫn xử dụng chiêu bài " Hợp tung liêm hoành " , ý đồ mượn các thế lực bên ngoài để tiếp tục chiếm đóng các đảo Trường Sa, ở phương diện thứ nhất: về chính trị thì hợp tác liên minh với các nước ASEAN, đề cao lập trường nhất trí của các nước đối với Trung Quốc, đặc biệt là tăng cường hợp tác với Phillipin và Malayxia, một mặt khác Việt Nam lại kêu gọi nước ngoài đầu tư vào hợp tác khai thác dầu khí, ý đồ lôi kéo Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ .. và một số nước khác vào Trường Sa, khiến cho vấn đề Trường Sa bị Quốc tế hóa, đồng thời từng bước tăng cường hợp tác giao lưu quân sự với các nước Mỹ, Ấn, Nhật... đề cao vị thế của Việt Nam là một nước lớn trong khu vực.
Ôh hay, thế vấn đề được quốc tế hóa ko phải là tốt hơn so với tự giải quyết với nhau hay sao, chỉ riêng điều này đã chứng minh TQ ko muốn đưa vấn đề đất đai ra tòa, nước thì to mà chỉ dám làm những việc hèn mạt, che giấu dư luận, ngay cả báo do chính phủ trung quốc kiểm duyệt mà trí thức bọn nó cũng viết thế này, phát ngôn ngu như bò, thảm nào ngoại giao trung quốc chẳng ra cái gì, mấy vấn đề tibet taiwan có làm ổn thỏa đc đâu, hơi tí là mang quân đội súng đạn ra làm việc, y như phường du côn. Với tư cách là một người đang sống tôi khẳng định là bọn tàu ngu như bò, tính thì bựa, ko phải stereotype đâu nhưng 9/10 đứa mình gặp đều như thế thì vẫn kết luận đc chứ nhỉ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Việt Nam chuẩn bị chiến tranh cơ áh?? Nghe kinh quá, nhưng em nghĩ thì VN là nâng cấp vũ khí chứ đâu phải chuẩn bị chiến tranh? Cứ làm như nâng cấp vũ khí lên là chuẩn bị cho chiến tranh sắp tới không bằng.
Em xin bổ sung 1 số loại vũ khí của VN:
- Việt Nam không có MiG-23, vì MiG-23 hồi xưa đóng ở Cam Ranh thì không phải của VN, mà là của VVS, không quân CHXHCN LB Xô Viết, họ đã rút khỏi đấy từ cuối thế kỷ trước.
- VN mới mua khoảng 12 dàn S-300PMU-1 của Nga, 1 loại vũ khí phòng không đa năng. Tiếc rằng TQ cũng có loại vũ khí này, và có thể họ sẽ phát triển cách để chống lại S-300 của VN.
- VN nâng cấp không quân bằng các máy bay đời mới Su-27 của Nga, 1 trong những máy bay đa chức năng tuyệt vời nhất hiện nay.
 

- VN mới mua khoảng 12 dàn S-300PMU-1 của Nga, 1 loại vũ khí phòng không đa năng. Tiếc rằng TQ cũng có loại vũ khí này, và có thể họ sẽ phát triển cách để chống lại S-300 của VN.

- VN nâng cấp không quân bằng các máy bay đời mới Su-27 của Nga, 1 trong những máy bay đa chức năng tuyệt vời nhất hiện nay.

Cái đỏ, "chống" thế nào hả em? S-300PMU1 là vũ khí dùng để phòng không, có phải tên lửa đạn đạo đâu mà "chống"? "Chống" S300-PMU1 trên thế giới hiện nay may ra có F-22, F-35 trong chương trình joint strike force còn đang thử nghiệm, do mấy máy bay này tàng hình.

Cái xanh... Hài, nghe giang hồ đồn thổi là dự định thay Mig-21 40 năm tuổi bằng Su-22 làm lực lượng tiêm kích chính, Su-27 có tầm hơn chục chiếc (ngày xưa rụng vài chiếc), Su-30 có số chiếc trên đầu ngón tay (1 bàn) chỉ là để thêm mắm thêm muối thôi, thực chất là nếu có mang ra sử dụng thì cũng ko sử dụng với cường độ cao.

Hải quân của ta đáng chú ý nhất là 2 con Gepard (chưa về, đang mặc cả vì chú Nga ngố đòi tăng giá), 2 chú Molniya đã về, tầm chục chú Tarantul và mấy chú lớp chống ngầm quên bố nó cách viết, nói chung dựa trên tình hình hiện tại mà nói hải quân ta đủ sức đương đầu với hạm đội của giặc, tuy nhiên nó đang làm kế hoạch nâng cấp tầu sân bay mua hàng đồng nát của Ukraina, đã đặt 50 máy bay Su-33 để trang bị cho chú này, nếu mà con này vào sử dụng, mình có Bastion (hệ thống tên lửa đất đối hải) về thì cũng vẫn dưới cơ.

Nói chung cả hiện tại và tương lai muốn giải quyết với TQ, 1 mình mình ko ăn thua.
 
Back
Bên trên