Quan hệ Việt-Trung

Tớ thấy mọi người có vẻ mạo muội dùng chữ "phản động" hơi nhiều, thế nào mới là phản động? Mà thực ra ai có quyền chỉ tay năm ngón nói người khác phản động?

Nếu như em Đạt nói thì chữ "phản động" nó chỉ đơn giản đi ngược với chính quyền đương đại. Nhưng trên thwujc tế thì chữ phản động nó có ý nghĩa tiêu cực hơn nhiều, lại là một lời buộc tội khá nặng nề. Bạn nào muốn nói mình thì chả sao, nhưng như bạn Long nói Phước thế cũng hơi quá.

Mình nghĩ bất cứ con người nào cũng NÊN và PHẢI có ý thức về mưu cầu hạnh phúc bản thân, trả lời được câu hỏi "Tôi muốn sống trong xã hội thế nào?" hoặc "Thế nào thì là tốt cho bản thân."

Một số người thích chế độ này, nhưng có người khác lại thích chế độ khác, đơn giản là do quyền ưu đãi khác nhau, như đi chọn... bảo hiểm vậy.

Bạn Long ko ủng hộ dân chủ, nhưng một số người cảm thấy dân chủ ưu đãi họ hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn, thì họ ủng hộ, đâu thiên miễn cưỡng được? Chuyện này chả liên quan đến mình, chỉ là tự nhiên đọc được thì vào nhiều lời thôi :)

Mà sao tự nhien lại vào quan hệ Việt Trung chửi Phước? Chả liên quan gì cả. :-??
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mà sao tự nhien lại vào quan hệ Việt Trung chửi Phước? Chả liên quan gì cả. :-??

@Chị Nguyệt: Tại vì mấy bài đả kích anh Phước của anh Long bên topic Thực trạng Việt Nam bị anh Tâm điều hành viên xóa mất, nên anh Long sang topic này mạt sát thêm, hi vọng không bị ĐHV phát hiện ;;)

Lí lẽ cùn trong tranh luận thì còn đỡ, nhưng mang lí lẽ siêu cùn ra để mạt sát, sỉ nhục người khác như anh Long đã làm thật khiến người đọc không thể chịu đựng được. X( Mình đã tick vào "bài viết cần xem xét" cho post phía trên của anh Long, hi vọng chức năng này vẫn hoạt động và ĐHV sẽ có phản ứng thích hợp. Giá mà HAO có tick bài chán nhỉ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
:(, xa đề quá rồi.

Tớ công nhận đã dùng sai mục đích một số từ ngữ nhạy cảm (phản động, ko yêu nước...), hôm nay xin chân thành xin lỗi các đồng chí.

Còn về việc lịch sử, tớ quan điểm là Sử là hành trang mà mỗi người đều phải mang theo bên người như giày dép vậy. Nó ko trực tiếp làm ra vật chất nhưng là nguồn động viên tinh thần lớn lao. Học Sử,hiểu Sử để sau này lớn lên mình là ai, dòng dõi tổ tiên mình như thế nào mà sống sao cho xứng đáng. Sử còn là kinh nghiệm mà ông cha phải đổ máu để viết nên, đó có thể là chiến thắng vinh quang nhưng cũng là sự nhục nhã đắng cay của những người bị mất nước và bại trận. Học Sử, còn có tác dụng giáo dục ta làm người. Ngày nay tri thức rất quan trọng với con người,nhưng hình như ta mãi chạy theo kiến thức mà bỏ quên tâm hồn của người Việt, làm mất đi nhiều bản sắc văn hóa Việt, mai một dần "quốc hồn quốc túy" của dân tộc. Do vậy tớ cảm thấy có đôi chút ko thiện cảm với các bạn thích sử nước ngoài hơn sử ta. Vậy thôi, tuy nhiên vẫn xin lỗi các bạn lần nữa vì việc dùng ngôn từ ko đúng.
 
nếu anh xét Sử trên quan điểm tri thức thì sẽ thấy nhu cầu của việc học Sử nước ngoài so với sử Việt Nam là quan trọng ngang nhau.
Nếu nhìn về mặt học sử mà nsoi, kiểu đc giáo dục như thế nào ấy, thì việc thích Sử nước ngoài thậm chí là sử Trung Quốc hơn là điều rất dễ hiểu :)

nếu chỉ dính mãi vào tư duy dân tộc sẽ rất cực đoan :|
 
Cũng chả phải nói to tát gì đâu, Sử đúng là hành trang vào đời. Bây h trước ngưỡng cửa ĐH em mới thấy, học ngành j chưa chắc đã quyết định hết tương lai mình, cái quan trọng nữa là các kiến thức xã hội nữa. 1 người chỉ biết cắm đầu vào chuyên ngành thì cùng lắm là điều hành chuyên môn thôi chứ làm lãnh đạo thì ko đc tốt. Mà Sử cũng là 1 phần chủ yếu trong kiến thức xã hội, nếu ko biết thì là 1 thiếu sót lớn.
Bản thân em cũng rất muốn ý thức mình đang ở đâu. Ở đâu cả trong thời gian và không gian. Em thấy mấy đứa bạn đi chơi về, hỏi đi nghỉ mát đâu? Bọn nó chả biết. Hôm trước mình hỏi 1 đứa: Hiện nay là thế kỷ nào? Nó ko biết. Ngay cả bảo nó đi từ nhà đến bờ Hồ cũng ko biết đường.:| Amser mình cả đấy.
Làm người VN phải biết Sử VN, ít ra là sơ sơ biết quá khứ của dân tộc nó thế nào. Chỉ có bạn thuộc cái câu Đinh Lê Lý Trần Lê là em đã thấy nể lắm rồi.^:)^
------------
Đấy là nói về tính bức thiết phải biết Sử của thế hệ trẻ hiện nay.
Còn để đánh giá về Sử nước ngoài, thì cũng cần phải xem xét vài khía cạnh. Các bạn ở trên có phát biểu là thik Sử Tàu hơn Sử Ta. Cái này họ nói là có cơ sở.

Thứ nhất, lịch sử cuốn hút chúng ta chính là từ các câu chuyện nho nhỏ. Sự thật là việc hiểu biết Sử ko phải dựa vào việc thuộc vua này lên ngôi năm nào, niên hiệu nào.....mà là ngoài sự hệ thống về thời gian lịch sử, còn phảo biết nhiều câu chuyện lịch sử bên lề. Chính Tàu nó đã ghi lại lịch sử theo kiểu sử ký, song song với kiểu biên niên, nên sử Tàu mới hay và hấp dẫn như vậy. Hơn nữa Tàu là 1 trung tâm văn hoá văn minh của nhân loại hàng nghìn năm, số lượng các câu chuyện lịch sử là vô cùng đồ sộ.

Thứ hai, về nội dung, các câu chuyện sử Tàu đều có 1 chiều sâu văn hoá tư tưởng nào đó. Ngay cả việc đánh nhau nó cũng có mưu mô, có nghệ thuật. Các câu chuyện nhỏ về những nhà tư tưởng lớn có đến 2,3 lớp nghĩa...

Thứ ba, ở VN thì sử liệu có phần nghèo nàn, bị thất lạc trong chiến tranh. Chúng ta lại chưa tìm đc cách phổ biến các câu chuyện lịch sử cho thế hệ trẻ. Chả ai đi mua mấy quyển sách dày cộp về đọc làm gì. Tàu họ làm khác, bây h bật tivi lên cũng thấy hoạt hình lịch sử. Phim chưởng Hông Kông rẻ tiền cũng có cốt truyện lịch sử.^:)^ Hiệu quả giáo dục của họ khác hẳn.

Như vậy là từ số lượng, chất lượng đến cách thức truyền tải các câu chuyện lịch sử thú vị đến mọi người đã có sự khác nhau rõ rệt. Không thể trách được tình trạng thích cái này hơn cái kia, đó là hoàn toàn tự nhiên.
 
Thích đoạn em Lộc trích chuyện từ Bờ Hồ về nhà ko biết đường thế =)) Cười chết thôi ;)) chị thì biết, nhưng chị chỉ biết có bờ Hồ về nhà thôi, còn lại ko biết :)) hồi xưa tối đi quán về mấy thằng gửi xe nó hỏi "Chị đi hướng lào?" mình bảo "Cứ hướng nào đi ra bờ Hồ thì đi hướng ấy." nó nghe xong nó tưởng mình cùng quê với nó mới chết chứ :-j

Đùa thôi, nói một câu đơn giản :) nếu ai mà trả lời trong vòng 10 giây ko gúc gồ mở sach ra, đảm bảo trong 10 đứa ít nhất 3 đứa ko trả lời được. Chiến tranh Việt nam với Mỹ kết thúc năm bao nhiêu, xấp xỉ bao nhiêu người chết?

Nói thật là hỏi chị câu này cách đây 3-4 năm hồi học cấp 3 chị có khi cũng chịu :-??
 
Đùa thôi, nói một câu đơn giản :) nếu ai mà trả lời trong vòng 10 giây ko gúc gồ mở sach ra, đảm bảo trong 10 đứa ít nhất 3 đứa ko trả lời được. Chiến tranh Việt nam với Mỹ kết thúc năm bao nhiêu, xấp xỉ bao nhiêu người chết?

Nói thật là hỏi chị câu này cách đây 3-4 năm hồi học cấp 3 chị có khi cũng chịu :-??

Oh chị ơi chả lẽ ngày 30/4 năm 75 mà cũng không biết á :)) Kỉ niệm rầm rầm hàng năm đấy còn gì 8-| Còn cái gì tầm 3 triệu người VN chết thì phải, nhưng cái này chắc ko phải ai cũng biết.

Cách đây 2 năm đi phỏng vấn với bọn tuyển sinh đại học Mĩ, đúng ngày 1/9. Phỏng vấn với 4 ông bà, cả 4 đều mở đầu câu chuyện bằng 1 cách giống nhau: Ngày mai là ngày gì của nước mày :)) Bảo là 2/9, quốc khánh, ng ta lại hỏi tiếp: thế quốc khánh là VN tuyên bố độc lập tách khỏi nước nào? Câu này khiến một số đứa bạn mình biết trả lời không theo chuẩn nào cả. Đứa thì bảo là VN tách khỏi Nhật. Đứa thì bảo là Pháp. Đứa thì bảo "1 cổ 2 tròng", tách khỏi cả 2. :)) Chung qui cũng tại cách dạy Sử của VN, về nhà mình đọc lại sách giáo khoa, đọc xong cũng ko biết trả lời thế nào là chuẩn :))

Thử đố mọi người biết, VN tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945 là độc lập khỏi nước nào ;;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cách đây 2 năm đi phỏng vấn với bọn tuyển sinh đại học Mĩ, đúng ngày 1/9. Phỏng vấn với 4 ông bà, cả 4 đều mở đầu câu chuyện bằng 1 cách giống nhau: Ngày mai là ngày gì của nước mày :)) Bảo là 2/9, quốc khánh, ng ta lại hỏi tiếp: thế quốc khánh là VN tuyên bố độc lập tách khỏi nước nào? Câu này khiến một số đứa bạn mình biết trả lời không theo chuẩn nào cả. Đứa thì bảo là VN tách khỏi Nhật. Đứa thì bảo là Pháp. Đứa thì bảo "1 cổ 2 tròng", tách khỏi cả 2. :)) Chung qui cũng tại cách dạy Sử của VN, về nhà mình đọc lại sách giáo khoa, đọc xong cũng ko biết trả lời thế nào là chuẩn :))

Thế đố mọi người biết đấy, VN tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945 là độc lập khỏi nước nào ;;)
Hướng rõ nhất là độc lập với nước Pháp :) Vì điều rõ ràng lúc đó officially ta là thuộc địa của Pháp.

Với Nhật tư tưởng của ta là đứng về phe Đồng Minh chống Nhật chứ không phải cần tuyên bố độc lập khỏi Nhật.
Đồng thời ngày đấy cũng đánh dấu của chế độ dân chủ hiện đại và coi như hoàn toàn kết thúc chế độ quân chủ.

Đồng ý là sách sử rất chán, nhưng theo như anh nhớ mấy cái này có trong ít nhất 2 lớp (1 lần cấp 2, 1 lần cấp 3). Quyển sách sử cũng mỏng dính đọc 1 ngày hết veo. Không nhớ cái này anh nghĩ là lỗi của người học nhiều hơn là người dạy, cách dạy và tài liệu (tính trong vấn đề này thôi nhé, anh không có ý generalize).

Anh ko có ý dạy dỗ gì đâu, nhưng anh thấy em cười rất nhiều, chẳng hiểu có thực sự đáng cười lắm không :D Mấy ông bà kia cười thì có thể :)) Và nếu họ đều bắt đầu bằng câu hỏi đấy thì ý định của họ cũng có vẻ rõ ràng đấy chứ, test xem em biết gì về mình, vì có một sự thật là người nước ngoài đến VN có khi lại hiểu biết về VN hơn giới trẻ bản xứ khá nhiều. Có lẽ điều đấy cũng đáng suy nghĩ luôn ;) "Em không biết" (cười...) "..." (??!!) :D

Đùa thôi, nói một câu đơn giản :) nếu ai mà trả lời trong vòng 10 giây ko gúc gồ mở sach ra, đảm bảo trong 10 đứa ít nhất 3 đứa ko trả lời được. Chiến tranh Việt nam với Mỹ kết thúc năm bao nhiêu, xấp xỉ bao nhiêu người chết?
Về vấn đề bao nhiêu người chết thì là vấn đề công khai, nó là một chuyện khác hơn, không nên cộng gộp nhiều vấn đề với nhau :D Chưa kể tùy theo nguồn ước tính, nguồn công bố hay nguồn nghiên cứu đàng hoàng. Câu này không trả lời được thì bảo tao sẽ tìm hiểu cũng đc. Chứ câu đầu không biết thì hơi... :D

Anyway, Vietnam War và chiến tranh VN với Mỹ hơi khác nhau. Nhiều người lấy mốc 1973 hơn :D

***

Mình chẳng có quyền gì blame mọi người, nhưng có lẽ đây cũng là một phần của kiểu phát triển văn hóa pop khi mà người ta biết nhiều thứ popular nhưng không biết nhiều thứ cũng rất quan trọng như kiểu lịch sử, địa lí blahblah. Ở một nước đang ở nhóm dẫn đầu như Mỹ người ta có thể bỏ qua vấn đề này (thực tế là vẫn có kêu ca mà :p nói cái này tại mọi người ở Mỹ/Anh nhiều). Nhưng ở một đất nước đang phát triển như VN thì rõ ràng nó là một vấn đề lớn chứ không chỉ nghĩ kiểu không thích, thông tin đưa đến cho tôi không tốt thì tôi cũng chẳng cần được :D (kiểu này mình thấy có thể rất phổ biến ở Mỹ, như kiểu với khách hàng ý).

Mình không nói xấu bạn Nguyệt đâu nhé :)) nhưng bạn Nguyệt đại diện cho nhóm tư tưởng hướng về sự thỏa mãn bản thân nhiều hơn. Tức là kiểu nếu cái nào làm tớ thích hơn, tớ sẽ làm thế. Nó cũng tự nhiên thôi (quá tự nhiên với con người, thích mới làm chứ) và bây giờ nó ngày càng phổ biến. Mình cũng toàn thế, thích gì mới học, ko thích thì nghỉ, nghỉ học đi chơi cả năm cũng chẳng chết ai :D Đó hoàn toàn là quyết định của bản thân mỗi người trong nhiều chuyện khác nhau, không thể judge được. Nhưng cá nhân mình KHÔNG cho rằng express thái độ đấy trong trường hợp này là hợp lí.

Đoạn này dành nguyên cho bạn Đùi tớ biết qua HAO cũng quí quí :p nên là bôi trắng, ko ảnh hưởng đến thảo luận :D Bọn mình chẳng ai định sống làm hình mẫu hoàn hảo cho người khác cả, nên quyết định gì là tùy ấy tùy tớ. Nhưng mà ở mấy chuyện thế này, có thể mình nói về mình rất kiểu cá nhân thôi, nhưng các thế hệ sau vào đọc có khi lại lấy làm tấm gương mẫu mực :)) Thế không được lắm, nhở? :D

1 là chương trình giáo dục có thể kém, không đưa được đầy đủ thông tin và tạo cảm hứng cho người tiếp nhận NHƯNG có một điều quan trọng hơn là ý thức được tầm quan trọng của việc học những cái đó. Phỏng ạ? Nếu nó thật sự quan trọng thì bản thân ta có nhiều cách để tiếp nhận nó :)

2 là ở đây chúng ta bàn luận hướng đến 2 nhóm đối tượng, một là nhóm đại chúng, tất cả mọi người, 2 là nhóm (mạn phép tự xưng tí) là "elite" trong xã hội, có nhiều tri thức hơn, có nhiều điều kiện hơn và thậm chí là trong tương lai có nhiều ảnh hưởng hơn. Có thể đối với đại chúng thì cần chương trình hấp dẫn hơn, tiếp cận đúng hơn, đầy đủ hơn, đúng, cần phải thay đổi cách dạy. Nhưng đối với đối tượng "elite" thì nên chăng phải tự trang bị cho mình nếu không được dạy.
Đây là một vấn đề tớ thấy trong thảo luận gần đây của mọi người. Nghĩa hay ai đó cố gắng đưa ra một thông điệp cho chính những người thảo luận ở đây, vốn được coi như là đại diện của giới elite. Trong khi đó mọi người còn lại nhắm đến việc thay đổi trong giáo dục/truyền thông đại chúng hơn. Thành ra không hiểu nhau mà cũng khó có thể nói mình đúng người kia sai được :D

3 là mọi người có thể nói là ý thức ấy (về tầm quan trọng của lịch sử và biết sử nước mình) cũng nên được dạy trong giáo dục, đúng. Nhưng hiện giờ nó chưa có thì vẫn phải giải quyết chứ, ngay với bản thân mình trước đã, rồi hãy nói đến "toàn xã hội" (to tát quá :)) ). Tại tớ thấy bản thân một số bạn ở đây vẫn lơ mơ mà ;)

Tiếp nữa là có một sự thật rất bé nhỏ nhưng mọi người không chú ý lắm là đa số mọi người ở đây gần như đi qua hết mất cái thời gian thu nhận GD ở VN rồi :D giờ GD thay đổi thì làm sao thay đổi được các bạn :p Ừ, còn truyền thông nữa, nhưng toàn ở xa cả, truyền thông thay đổi liệu có ảnh hưởng nhiều đến bạn không? Phải tự giúp nhau thay đổi chứ :D Chưa kể đến ai sẽ là những người mang nhiều hi vọng thay đổi và thay đổi sâu sắc nhất, không phải cái bọn đang ngồi bốc phét ở đây mấy năm nữa về sao? Nếu không tự ý thức được đúng đắn thì liệu có thay đổi được không? :-/

Xin phép coi như đấy là thông điệp của kiểu mấy thằng post bài như tớ. Chúng tớ post bài nhắm đến những đối tượng ngay ở đây, những người chịu bỏ thời gian đọc cái bài này của tớ, sau đấy may ra mới dám lật đật bàn ra xa xa 1 tí thôi :D

Lâu không post bài xin phép cho tớ post dài dài 1 tí.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đang định chỉ bảo lại em Minh :) thì bạn Nam Anh nói rồi.

Oh chị ơi chả lẽ ngày 30/4 năm 75 mà cũng không biết á Kỉ niệm rầm rầm hàng năm đấy còn gì Còn cái gì tầm 3 triệu người VN chết thì phải, nhưng cái này chắc ko phải ai cũng biết.
Em Minh đọc lại cái bài đầy emoticon của em đi :) xem có buồn cười ko. Thực ra theo chị học chiến tranh Việt Nam - Mỹ (người Mỹ gọi là Vietnam war hơn) kết thúc chính thức năn 1973 với hiệp định hòa bình Paris, còn đến 30-4-1975 thì là miền Nam đầu hàng miền Bắc (như văn phong của Mỹ là "Miền Bắc chiếm miền Nam" văn phong Việt nam thì gọi là "Thống nhất đất nước giành độc lập tự do" ôi loạn cả đầu 8-})

Em xem lại xem cái việc kỉ niệm ầm ầm em nói nó khiến cho bọn em học Sử giỏi giang thế nào :)

Về việc người chết thì hồi đấy mình không ghi chép đàng hoàng, mà nhiều khi thông tin méo mó sai lệch, nhưng nguồn khá là xác thực thì mình có gần 6 triệu người chết. Hơn triệu rưỡu lính của mình, và dân thường thì trên dưới bốn triệu ngừoi chết ;) Thế nhé! Mong em học tập lịch sử giỏi giang hơn :)

@ Bạn Nam Anh :) tớ ko nghĩ là ấy nói xấu, vì cho dù gì nó cũng là sự thật. thực ra nếu tớ muốn nói giọng Chí Phèo :D thì tớ sẽ nói là tớ như vậy đứa nào nhìn gương tớ (mà như Nam Anh nói hình như là... gương xấu :) ) thì ngu nó chết chứ bệnh tật gì :p tớ chưa bao giờ đảm bảo chất lượng nhân cách bản thân ^^ nên chả lừa mị ai, chả thuyết phục ai theo chiều hướng nào ^^

Nhưng nghiêm túc mà nói, tớ thấy xã hội đủ loại người, mỗi người chúng ta, đều tự có cách làm người riêng. Một số người như bạn, có khi như bạn Nghĩa :) mong muốn những điều tốt đẹp, làm gương sáng cho giới trẻ, cải đổi xã hội. Cái đó là đáng quí. Còn như tớ :) tớ nếu nói một cách Chí Phèo, thì tớ chả có cái chức phận ấy :) nên những gì bạn nói ở cuối về giải quyết vấn đề, thay đổi đúng đắn... :-?? hình như ko apply cho tớ :)

Đùa thế thôi :) theo tớ tất cả cái tâm cái tốt bắt nguồn từ bản thân, làm việc thiện thì thiện với mình trước, đối xử tốt, thì hãy học xử tốt với bản thân trước. Khi bản thân tự có sự ý thức về quyền lợi, khả năng và đóng góp của mình thì hẵng nói đến làm điều tốt cho người. Cái này nghe có vẻ chủ nghĩa cá nhân và cay độc quá, nhưng nó là sự thật bắt nguồn từ bản tính mỗi con người :) Tớ nghĩ tớ chọn cách sống hơi tiểu nhân nhưng chân thật một chút hơn là ngụy quân tử ^^

(PS bài này tớ nói thẳng nói thật :) ko phải là cay cú gì nhé ^_^ đừng hiểu nhầm ^^)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hướng rõ nhất là độc lập với nước Pháp Vì điều rõ ràng lúc đó officially ta là thuộc địa của Pháp.

Với Nhật tư tưởng của ta là đứng về phe Đồng Minh chống Nhật chứ không phải cần tuyên bố độc lập khỏi Nhật.
Đồng thời ngày đấy cũng đánh dấu của chế độ dân chủ hiện đại và coi như hoàn toàn kết thúc chế độ quân chủ.

Anh ko có ý dạy dỗ gì đâu, nhưng anh thấy em cười rất nhiều, chẳng hiểu có thực sự đáng cười lắm không Mấy ông bà kia cười thì có thể Và nếu họ đều bắt đầu bằng câu hỏi đấy thì ý định của họ cũng có vẻ rõ ràng đấy chứ, test xem em biết gì về mình, vì có một sự thật là người nước ngoài đến VN có khi lại hiểu biết về VN hơn giới trẻ bản xứ khá nhiều. Có lẽ điều đấy cũng đáng suy nghĩ luôn "Em không biết" (cười...) "..." (??!!)

Anh nhắc nhở em xin tiếp thu. Thật ra em để cái mặt cười ":))" chỉ vì thấy lần đó là một điều thú vị, mà cũng hài hài vì vài đứa bạn em trả lời mỗi đứa một kiểu. Có thể xem đây là một ví dụ về chất lượng việc học Sử VN ở nước ta?

Còn thú thật với anh Nam Anh là anh bảo trong SGK có nói rõ ràng từ hồi cấp 1. Nhưng em về nhà, lôi SGK Sử, Văn ra, đọc lại Tuyên Ngôn Độc Lập của Bác Hồ thật kĩ. Nói thật là đọc xong Tuyên Ngôn của Bác, em ngu dại không hiểu là ta tuyên bố độc lập khỏi ai. Có khi là cả Nhật + Pháp. Vì trong tuyên ngôn Bác dành một nửa kể tội Pháp, 1 nửa kể tội Nhật. Bọn Mĩ tuyên bố độc lập khỏi nước Anh, nên trong tuyên ngôn Jefferson chỉ kể tội nhà vua Anh. Thế còn trường hợp VN thì sao? Sách GK Sử-Văn thì cứ nhồi vào học sinh cái gì "một cổ 2-3 tròng", làm con nhà ng ta lẫn lộn lung tung.
Mà đấy là trong sách Sử còn nêu chuyện Nhật đảo chính Pháp năm 45, trước cách mạng. Thế Nhật đảo chính Pháp rồi thì ta chính thức vẫn là thuộc địa của Pháp hay Nhật???
---------------------------

Edit bài để reply chị Nguyệt: Các anh chị chỉ bảo em xin tiếp thu, lần sau không dám cười cợt chuyện nghiêm túc.
Còn về cuộc chiến VN, 2 anh chị làm em phải mở từ điển bách khoa ra tra lại cho kĩ. Encarta Encyclopedia của Microsoft định nghĩa:
Vietnam War, also known as the Second Indochina War, military struggle fought in Vietnam from 1959 to 1975, involving the North Vietnamese and the National Liberation Front (NLF) in conflict with United States forces and the South Vietnamese army.
Về số người chết:
During the conflict, approximately 3.2 million Vietnamese were killed, in addition to another 1.5 million to 2 million Lao and Cambodians who were drawn into the war. Nearly 58,000 Americans lost their lives.
Một cách thiếu chính thống hơn, Wikipedia cũng viết:
The Vietnam War, also known as the Second Indochina War, or the Vietnam Conflict, occurred from 1959[8] to April 30, 1975. The war was fought between the communist Democratic Republic of Vietnam (North Vietnam), supported by its communist allies, and the US-supported Republic of Vietnam (South Vietnam)
Em nói thương vong của VN là tầm 3 triệu vì ngày xưa lâu lâu đọc được ở đâu thấy con số này. Và Encarta cũng viết như vậy. Anyway, có thể đây vẫn là con số còn tranh cãi.
Link: http://en.wikipedia.org/wiki/Vietnam_war#cite_note-7
http://encarta.msn.com/encyclopedia_761552642/Vietnam_War.html
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Minh:
- 1 là về vấn đề thương vong, anh chỉ nghĩ câu trả lời không obvious như trường hợp chị Nguyệt đặt ra thôi. Còn vẫn có một câu trả lời nào đó chứ, kể cả controversy. Con số 3.2 triệu kia theo như anh nhớ đúng là con số official được công bố gần đây của chính phủ ta. Tuy nhiên như anh nói, nó không quá rõ ràng để làm quiz và vẫn có thể mang nhiều tranh cãi.

- 2 là về tuyên ngôn độc lập. Đây là tuyên ngôn xác định sự độc lập, tức là chẳng lệ thuộc ai cả (từ independent còn gì :p ) cho nên văn bản đóng vai trò chung chung nếu nói về câu hỏi đấy. Đồng thời các chi tiết trong tuyên ngôn độc lập đều nên nhìn với ý nghĩa với hoàn cảnh khi đấy để bảo đảm ý nghĩa chính trị. Nói ra thì dài nhưng anh nghĩ bài trước của anh là đủ thông tin. Kể tội Nhật theo hướng Nhật phát xít thì đúng hơn, rite?
Theo như anh hiểu khi đấy Việt Nam vẫn officially là thuộc địa của Pháp. Quân đội Nhật chỉ nắm quyền kiểm soát và ảnh hưởng đến chính quyền chứ không xác lập thuộc địa. Tình hình này khá phổ biến ở các khu vực có xung đột. Và khi Đức đánh chiếm Pháp ở WW2, các thuộc địa vẫn thuộc Pháp.

SGK nhà ta chắc không diễn giải clear lắm nhưng anh nhớ là nói về thuộc địa vẫn luôn nói ta là thuộc địa của Pháp. Và độc lập đấy như anh nói ở trên là độc lập từ "chính quốc" Pháp, dân chủ gạt bỏ quân chủ và đứng về phe đồng minh đối đầu với Nhật.

- 3 là Encarta đề cập đến Vietnam War là cuộc chiến ở Việt Nam. Còn ở Mỹ người ta đề cập đến Vietnam War là cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam. Chị Nguyệt đưa ra câu hỏi là Mỹ và Việt Nam đánh nhau đến lúc nào thì xong. Anh nghĩ mốc của hiệp định Paris là rất rõ ràng kể cả trong sách VN.

@ Bạn Nam Anh :) tớ ko nghĩ là ấy nói xấu, vì cho dù gì nó cũng là sự thật. thực ra nếu tớ muốn nói giọng Chí Phèo :D thì tớ sẽ nói là tớ như vậy đứa nào nhìn gương tớ (mà như Nam Anh nói hình như là... gương xấu :) ) thì ngu nó chết chứ bệnh tật gì :p tớ chưa bao giờ đảm bảo chất lượng nhân cách bản thân ^^ nên chả lừa mị ai, chả thuyết phục ai theo chiều hướng nào ^^

Nhưng nghiêm túc mà nói, tớ thấy xã hội đủ loại người, mỗi người chúng ta, đều tự có cách làm người riêng. Một số người như bạn, có khi như bạn Nghĩa :) mong muốn những điều tốt đẹp, làm gương sáng cho giới trẻ, cải đổi xã hội. Cái đó là đáng quí. Còn như tớ :) tớ nếu nói một cách Chí Phèo, thì tớ chả có cái chức phận ấy :) nên những gì bạn nói ở cuối về giải quyết vấn đề, thay đổi đúng đắn... :-?? hình như ko apply cho tớ :)

Đùa thế thôi :) theo tớ tất cả cái tâm cái tốt bắt nguồn từ bản thân, làm việc thiện thì thiện với mình trước, đối xử tốt, thì hãy học xử tốt với bản thân trước. Khi bản thân tự có sự ý thức về quyền lợi, khả năng và đóng góp của mình thì hẵng nói đến làm điều tốt cho người. Cái này nghe có vẻ chủ nghĩa cá nhân và cay độc quá, nhưng nó là sự thật bắt nguồn từ bản tính mỗi con người :) Tớ nghĩ tớ chọn cách sống hơi tiểu nhân nhưng chân thật một chút hơn là ngụy quân tử ^^

(PS bài này tớ nói thẳng nói thật :) ko phải là cay cú gì nhé ^_^ đừng hiểu nhầm ^^)

Hơ phần này tớ chẳng thấy cay cú gì :)) Bạn Nguyệt đọc lại có khi ý bạn lại có đủ trong bài tớ rồi ý :p Tớ bảo là bạn có quyền lựa chọn và tớ hoàn toàn chẳng có quyền gì ý kiến vào luôn :( Tớ cũng thế. Chỉ là chuyện thể hiện nó ra ở đây tớ cảm thấy nó không hợp lí lắm, thế thôi. Chứ bạn có thể hiện hay không thì vẫn sống như thế mà, đúng không :)) Có ảnh hưởng gì đâu. Tớ cũng bảo luôn là chẳng có ai sống với ý định làm gương cho mọi người, chả tội gì luôn :)) Nhưng mà nếu accidentally chạy vào cái vị trí dễ ảnh hưởng từ gương mình đến mọi người thì một là chạy ra, hai là phải cải thiện cái gương. Tớ thì tớ theo kiểu tớ thích thế nào tớ sống thế, nên là tớ không lau cái gương đâu, tớ chỉ chạy ra thôi. Không biết ấy thế nào. Ý tớ là thế :D

p.s.: Nói thật 1 câu rất không không không offend là thằng Nghĩa nói hơi đúng một tí về chuyện bạn Nguyệt không hiểu đúng ý mọi người lắm :D Tớ đọc nhiều bài trong TLNT gần đây thấy thế ;)

Edit: quên, edit phát, hình như có một cách gọi hơi mỉa mai là 59-73 là Vietnam War, 73-75 là Vietnamese War. Không biết nhớ có đúng không, nói mọi người tham khảo thôi vậy :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Việc người dân cạo một phần mái tóc thời nhà Thanh là một ví dụ cho thấy khả năng “đồng hoá” người Hán bắt phải theo phong cách ăn mặc giống người Mãn Thanh, chẳng có nhân vật “Nam tử Hán đại trượng phu” nào đứng lên phản đối kiểu tóc này.

Không phải là không phản đối mà không thể phản đối được. :)) Một ví dụ cụ thể là việc người dân ở Giang Tô nổi lên chống lệnh cắt tóc và quyết để đầu búi tó:p Họ kiên quyết "thà mất đầu chứ k mất tóc" Dân các vùng quanh đó đều đem vũ khí lương thực đến giúp. Quân Thanh bao vây thành gần 3 tháng, phải dùng 200 khẩu pháo bắn sập thành mới diệt được. :-<

-----
 
Các đồng chí, báo Hongkong số ra ngày 29/7 có bài về biển Đông và VN, đây là bản dịch của thông tấn xã VN bản lưu hành nội bộ (một số từ đã đc dịch sang "tiếng Việt" như biển Nam Trung Hoa -> biển Đông, Tây Sa -> Hoàng Sa, Nam Sa -> Trường Sa)

Chính phủ Việt Nam đã từng bước quy hoạch một bộ phận Trường Sa thành các lô kêu gọi đầu thầu thăm dò khai thác dầu khí, còn tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân ở Trường Sa.
Việt Nam còn cùng các công ty phương Tây như Mỹ .... tiến hành thăm dò và lắp đặt đường ống dẫn khí ở Trường Sa. Không chỉ như vậy Việt Nam còn đưa ra những lời lẽ cứng rắn, thậm chí tuyên bố “quyết không vứt bỏ một tấc đất” và “quyết chiến cùng Trung Quốc”. Trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông đạt gần 50 tỷ tấn, trữ lượng khí thiên nhiên khoảng 15.000 tỷ m3, được gọi là “vùng Vịnh thứ hai”. Hiện nay các nước chung quanh Biển Đông đã khoan hơn 1000 giếng ở quần đảo Trường Sa, hơn 200 công ty dầu khí của các nước đã tham gia thăm dò khai thác. Cho đến nay, Việt Nam đã khai thác hơn 100 triệu tấn dầu, 1500 tỷ m3 khí tại các giếng dầu ở Trường Sa, thu được hơn 25 tỷ USD.
Hiện nay tình hình Biển Đông rất nghiêm trọng. Bắt đầu từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20, các nước xung quanh đã xâm chiếm các đảo và vùng biển phụ cận ở quần đảo Trường Sa. Ngoài 6 đảo do Trung Quốc kiểm soát và đảo Thái Bình do Đài Loan kiểm soát ra, 44 đảo khác do Việt Nam , Philippin và Malaixia chiếm giữ. Ba nước này cùng Brunei và Inđônêxia đều tuyên bố có chủ quyền một phần hoặc toàn bộ đối với quần đảo Trường Sa. Về an ninh, việc các nước xung quanh xâm chiếm các đảo của Trung Quốc khiến chiều sâu chiến lược của Trung Quốc thu hẹp đi. Tuyến phòng thủ biển của Trung Quốc buộc phải rút về tuyến Hoàng Sa-Hải Nam , trực tiếp đe dọa đến an ninh ở khu vực ven biển Trung Quốc. Còn các ngư dân Trung Quốc--chủ nhân đích thực của Trường Sa luôn bị quân đội Việt Nam và Philippin giết hại dã man ở khu vực biển Trường Sa. Điều này khiến người dân trong nước đau lòng. Về kinh tế, mối nguy hại đối với Trung Quốc càng sâu sắc hơn. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu khí chủ yếu trên thế giới. Hàng năm phải bỏ ra nhiều tiền của để nhập dầu khí cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do các đảo bị xâm chiếm, khiến Trung Quốc mất đi quyền lợi khai thác tài nguyên trên biển. Khu vực rất giàu tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên dầu khí, nhưng lại không thể khai thác lợi dụng, điều này đưa tới hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
Các chuyên gia về an ninh cho rằng hiện nay vấn đề Biển Đông rất phức tạp, đồng thời tồn tại hiểm họa đọ sức giữa các nước lớn. Vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp bởi những nhân tố dưới đây:
- Nhân tố Đài Loan: Trong khu vực tranh chấp thực tế ở Biển Đông , nhiều khu vực do Đài Loan thực tế kiểm soát. Để tìm kiếm độc lập và mở rộng “không gian quốc tế”, nhà cầm quyền Đài Loan đã bán rẻ lợi ích ở Biển Đông. Điều này tạo nên phiền phức lớn cho Trung Quốc trong khi xử lý vấn đề Biển Đông .
-Nhân tố Mỹ-Nhật: Mỹ và Nhật Bản luôn có ý đồ chiến lược bao vây Trung Quốc, vì thế Mỹ-Nhật đều tìm cách lợi dụng các nước ASEAN để kiềm chế Trung Quốc, hòng tìm cách mở rộng ảnh hưởng của Mỹ và Nhật Bản trong khu vực.
-Nhân tố ASEAN: Sau khi ASEAN nhất thể hoá, các nước ASEAN có thái độ nhất trí với nhau trong vấn đề Biển Đông , khiến Trung Quốc trong khi xử lý vấn đề Biển Đông, từ chỗ đối phó với từng nước nhỏ đã chuyển sang phải đối phó với một tập đoàn quốc gia. Điều này tạo nên sự bất lợi đối với Trung Quốc về chính trị. Chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông là nhằm kiềm chế Trung Quốc, hoạt động của Mỹ tại khu vực này ngày càng tăng lên, tăng thêm nhân tố bất ổn định trong khu vực.
-Nhân tố tài nguyên phong phú của Biển Đông : Biển Đônglà lãnh thổ biển lớn nhất của Trung Quốc. Khu vực Biển Đông có diện tích 3,5 triệu km2. Dựa theo quy định luật biển quốc tế, diện tích Trung Quốc quản lý là 2,1 triệu km2, tương đương với 2.3 diện tích lãnh thổ biển của Trung Quốc. Trữ lượng dầu mỏ đã được phát hiện là 640 triệu tấn, khí thiên nhiên là 980 tỷ m3. Một số chuyên gia nước ngoài cho rằng tài nguyên dầu mỏ ở Biển Đông có thể đạt 41,8 tỷ tấn. Ngoài ra tại Biển Đông còn có 116 loại khoáng sản khác nhau, có 89 loại khoáng sản đã thăm dò được trữ lượng, có tới hơn 1400 vị trí có thể khai thác. Biển Đông không chỉ tài nguyên phong phú, mà còn có vị trí địa lý chiến lược và là tuyến vận chuyển huyết mạch của thế giới.
Biển Đông án ngữ tuyến đường vận chuyển dầu mỏ huyết mạch của Mỹ và Nhật Bản. Biển Đôngcũng là một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất trên biển quốc tế, cũng là tuyến đường vận chuyển đối ngoại quan trọng của Trung Quốc. Biển Đông là bộ phận hợp thành quan trọng của tuyến đường vận chuyển Tây Âu-Trung Đông-Viễn Đông. Biển Đông là khu vực để Trung Quốc có thể liên hệ với Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, châu Phi và châu Âu. Đặc biệt quần đảo Trường Sa ở vào vị trí xung yếu trên tuyến đường từ Thái Bình Dương đi Ấn Độ Dương, không chỉ án ngữ tuyến đường vận chuyển ở khu vực Biển Đông , mà còn nẩy sinh ảnh hưởng lớn đối với eo biển Malắcca. Quá nửa số tàu chở dầu cỡ lớn trên thế giới đều đi qua Biển Đông . Lượng tàu chở dầu đi qua Biển Đông nhiều gấp 5 lần so với đi qua kênh đào Xuyê, nhiều gấp 15 lần so với đi qua kênh đào Panama . 90% dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc, 98% dầu mỏ nhập khẩu của Đài Loan phải đi qua Biển Đông . 88% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc cũng đi qua khu vực này; trong đó 48% là từ Trung Đông, 22% từ các nước châu Á-TBD, 18% từ châu Phi. Vì vậy Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng đối với an ninh năng lượng của Trung Quốc. Biển Đông cũng là tuyến đường vận tải hàng không quan trọng. Các tuyến đường vận tải hàng không của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á đều phải bay qua khu vực này. Tuyến đường bay Tây Âu-Trung Đông-Viễn Đông, một trong những tuyến đường bay nhộn nhịp nhất thế giới cũng bay qua khu vực Biển Đông . Tuyến đường bay Tây Âu- Đông Nam Á-Ôxtrâylia cũng phải bay quan khu vực này. Cho nên có thể nói Biển Đông là cơ sở để kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững, là cơ sở để con cháu dân tộc Trung Hoa sinh tồn. Chúng ta không thể vứt bỏ, cũng không dám vứt bỏ.
Hiện nay, Việt Nam là nước gây phiền phức nhất ở Biển Đông , cũng là nước tranh giành được nhiều lợi ích nhất. Trung Quốc cần phải trừng phạt Việt Nam để răn đe các nước Đông Nam Á khác tranh cướp Biển Đông của chúng ta, để các nước khác biết rằng nước nào dám xâm phạm lợi ích của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiến hành ngăn chặn răn đe chiến lược, đánh nhỏ đối với Việt Nam không có hiệu quả lớn, phải đánh để cho Việt Nam không bao giờ quên.
Chúng ta phải chuẩn bị tốt chiến tranh cục bộ, tìm cách kiểm soát Biển Đông , bao gồm cả Việt Nam . Sức mạnh của hải quân Trung Quốc trong mấy năm gần đây đã có bước phát triển nhanh, cộng thêm sự giúp đỡ của lực lượng không quân thuộc hải quân có thể tiến hành cuộc tiến công lớn đối với các đảo bị Việt Nam chiếm giữ, tiêu diệt toàn bộ các trạm tiền tiêu của Việt Nam ở Biển Đông . Nếu đuổi Việt Nam ra khỏi Biển Đông , các nước khác không cần đánh cũng phải trao trả Trung Quốc các đảo.
Việc tiến hành cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là có tính khả thi. Môi trường chung quanh Trung Quốc hiện nay tương đối ổn định. Phía Đông, đã hòa dịu quan hệ với Nhật Bản; phía Bắc đã cùng Nga hoàn thành việc ký kết hiệp định biên giới; phía Tây Tạng đã bố trí lực lượng mạnh hình thành sự răn đe đối với Ấn Độ; quan hệ với Đài Loan cũng đang phát triển một cách lý tính, khi cần thiết sẽ dùng Đài Loan để kiềm chế Nhật Bản. Đánh Việt Nam để nâng cao ý chí của quân đội Trung Quốc, để cho người Hàn Quốc thấy quân đội Trung Quốc liệu có phải là đội quân chỉ ở tầm thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai như người Hàn Quốc nghĩ hay không? Để cho các chuyên gia quân sự Mỹ thấy quân đội Trung Quốc liệu có phải là đội quân không có ý chí chiến đấu như họ đánh giá hay không? Để cho Nhật Bản thấy nếu không ngồi xuống đàm phán thì Trung Quốc cũng có thể tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ lợi ích của mình. Cuộc chiến tranh này đáng đánh, có thể đánh được. Phải nhằm thẳng vào Việt Nam đánh mạnh. Vì sự ngông cuồng tự cao tự đại của Việt Nam đã đưa tới sự bất mãn trong nội bộ các nước ASEAN, nhân đà này có thể phân hoá sự đoàn kết trong nội bộ ASEAN./.

Nguồn ttvnol.com, bbc Vietnamese.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trong 1 diễn biến khác ở biên giới tây nam, BBC Vietnamese cũng đăng bài nói bọn EU bảo đảng nhân dân Campuchia CPP (1 số báo, đài ta dịch là đảng nhân dân cách mạng Cam) gian lận trong cuộc bầu cử. Ở Campuchia đang có 2 đảng chính nắm quyền (CPP và Funcipec là đảng bảo hoàng, liên kết với CPP thành lập chính phủ), đảng lớn đối lập còn lại là Sam Rainsy.

Trích dẫn từ 1 blog

Kingdom of Cambodia ngày xa xưa là của chủng tộc Mol-khmer với lãnh thổ rất rộng bao trùm cả Lào, miền Nam VN và Miền bắc Thailand. Lúc vào Bảo tàng Quốc gia ở Phnompenh thấy cái bản đồ họ để chính giữa phòng với lảnh thổ Empire Khmer tô hồng trùm khắp cả nam Vn khoảng từ Phan Thiết trở xuống. Khoảng miền Trung VN tô màu vàng là lãnh thổ của Champa. Điều này học sinh miền nam Vn biết từ lúc học trung học, còn học sinh miền bắc VN chắc không biết. Vấn đề lãnh thổ thật là nhạy cảm, nhưng dù sao ta cũng cần thấu hiểu rõ ràng. Khi chúa Nguyễn đánh vào phương nam, Champa quá nhỏ nên bị tiêu diệt hoàn toàn, Cambodia lớn hơn nên chỉ bị mất một phần lãnh thổ. Lòng hận thù của người Champa và Cambodia chắc không bao giờ chấm dứt. Người Cambodia hiện tại thù hận người Việt hơn người Việt thù hận người Hoa. Hiểu điều này mới biết tại sao thỉnh thoảng có những lần “cáp duồn” (massacre) đẫm máu, giết người Việt để trả thù, gần đây nhất là 1970 do Lonnol phát động và 1975 do Kmer đỏ khởi xướng. Trong quá khứ xa hơn nữa, người Khmer nam bộ VN cũng có lúc nổi dậy cắt cổ thảm sát người Việt gọi là mùa “Thổ dậy” (rất nhiều người, mà vì vấn đề nhạy cảm nên sách vở và báo chí cũng không bao giờ ghi chép lại. Ngày 29-07-07 lúc tôi quay về VN thì người Cambodia đã đặt bom làm nổ tượng đài kỉ niệm chiến thắng Polpot của bộ đội Vn tại Phnompenh! Trước đó họ đã từng một lần đốt tượng đài này.

Bản chất người Khmer hiền lành, nhưng với một lịch sử bi thảm như vậy ta không ngạc nhiên tại sao có lúc họ bùng lên lòng hận thù với sự giết chóc đẩm máu đến như thế. Trên chuyến xe đi về, một người Việt kể chuyện thân nhân của họ sống ở Phnompenh, mới đây 02 lần đã bị đốt nhà sau chuyến viếng thăm của chủ tịch Trần Đức Lương. Hàng ngàn căn nhà khu người Việt bị đốt như tiếng nói phản kháng của những đảng chính trị Cambodia chủ trương chống Vn. Đảng có biểu tượng cây đèn cầy của Sam Rainsy là đảng đới lập với nhà nước Cambodia hiện tại. Khi thấy cây đèn cầy nắm chính quyền Cambodia thì người Việt nên lo ngại và phải chuẩn bị tinh thần.
nguồn http://blog.360.yahoo.com/blog-eW8Oa5Mhc6dsmmhZRe7XwJ0U?tag=khmer

Nóng lắm các anh em ạ, nóng từ bắc chí nam, từ đông sang tây
 
mẹ em đi học chính trị cao cấp về bảo là đến hết năm 2013 mới phải lo đến Campuchia, vì lúc ấy Hunsen xuống, sẽ có thằng khác lên. Hunsen bây h thì thân VN, nhưng những ng` khác e ko đc như thế :-ss
 
Tại sao bên trên là lưu hành nội bộ bên dưới lại ghi là nguồn BBC VN.

Mà em ko biết BBC Vietnam là những ai viết thế?
 
có quan hệ việt - trung thì sao mọi ng k thử lập topic quan hệ nhật - hàn :| e thấy sự chú ý của dư luận bây h chia đều cho cả 2 :)
 
Tại sao bên trên là lưu hành nội bộ bên dưới lại ghi là nguồn BBC VN.

Mà em ko biết BBC Vietnam là những ai viết thế?
Nếu có account thì vào web của thông tấn xã VN đọc được.

1 bản dịch khác (chỉ vắn tắt) tờ của Hongkong được đăng ở BBC, như vậy đưa cả 2 link cho ai có điều kiện thì vào (nếu ko có accout thì tham khảo tạm ở bbc).

BBC ai viết miềng ko biết nứa
 
Không khí Olympics một tí nào :D

Bài hát "Beijing welcomes you" biểu diễn bởi các nghệ sĩ nổi tiếng của Tung Của. Video được làm khá chuyên nghiệp, cá nhân mình nhìn thấy ít phức tạp nhưng tạo cảm giác rất tích cực. Công nhận nể Tung Của. Phụ đề tiếng Anh do nhóm Anti - CNN :))
[youtube]Skan0yO-qU8[/youtube]

Phụ nữ Trung Quốc nhiều người đẹp thật, sao trông rạng ngời thế nhỉ 8->

Còn đây, video gắn phụ đề giả, sáng tạo và hài hước một cách khó đỡ =))
[youtube]1XDU3ePlyH8[/youtube]

Wang Leehom: If your name goes on this list, they'll make me....kill....you....:))
Hao Hong: When the Party tells you to dress like Elvis, you dress like f**king Elvis =))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên