Quan hệ Việt-Trung

Cái bài chiến tranh biên giới Việt Trung kia đọc trên wiki từ đời tám hoánh rồi. :))
 
=)) Việt Nam giờ xuất khẩu gạo cắt giảm làm giá gạo tăng ở các nước khác. Ko biết bao giờ mình trở thành đầu nậu cung cấp gạo chính cho thằng Tầu nhể ;)). Nghe nói 3 nước Thái, Việt, Ấn chuẩn bị làm cái REC (Rice exporting countries), lũng đoạn thị trường gạo cả thế giới luôn, như OPEC =))
 
Haizzz, tương lai chả có đánh nhau đâu, sợ nó như sợ cọp ý đánh đấm kí rì cơ chứ ! Đất nó chiếm cũng chả dám đòi, chỉ giỏi mỗi khoản "an ủi" lòng dân: làm gì mất tí nào đâu 8-}
 
Anh thì nghĩ khác, trong ngoại giao thì phải "vừa nhu vừa cương". Khi nói đến "chủ quyền lãnh thổ" thì phải tỏ ra là mình cương quyết. Nhưng đến khi đến bàn đàm phán thì phải theo "thế" mà xoay; kô thể "cố quá thành quá cố" được. Nên nhớ rằng ông bạn Trung Quốc là "người khổng lồ", mình nước bé hơn bên cạnh. Những gì đọc được ở trên về quân đội Vn thì thật tự hào nhưng mà nếu chiến tranh mình có nhiều cơ thua hơn là thắng.Kô biết ông vua nào của Trung Quốc nói một câu đại loại thế này: mỗi người dân tàu nhổ một bãi nước bọt cũng đủ nhấn chìm nước mình. Nghe có vẻ "bố láo" nhưng mà cũng có phần có lí.
Nếu nhượng được cho nó một chút đất mà tránh được chiến tranh, đổi được vài chục năm hòa bình cho đất nước phát triển củng cố thì anh nghĩ là cái lợi.
Mà bài học của chính ông bạn TQ cũng có đó chứ: ngày xưa khi Phương Tây bắt đầu ngấp nghé nhòm ngó TQ, triều đình nó bế quan tỏa cảng, đuổi người truyền giáo, như thế chỉ đơn giản là đưa cho địch thủ cái cớ để động binh. Cuối cùng là TQ bị chia năm xẻ bảy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sao anh Khánh phải lấy bài học bế quan tỏa cảng của hàng xóm làm gì , triều đình Huế của mình cũng đã sụp đổ vì phần lớn là chính sách nảy mà.
Em đồng ý với ý kiến của anh là phải biết lượng sức mình trên bàn ngoại giao, tránh đối đầu với anh bạn khổng lồ vì như thế là biết người biết ta, chỉ có lợi cho dân mình, nhưng việc nhường cho nó ít đất để mình sống yên ổn thì lại là một quan điểm chết người :D thằng bạn nó nhận được miếng thứ nhất muốn có miếng thứ 2, quen hơi bén mùi lần sau hứng lên nó lại đòi mình miếng nữa thì sao???? Cho 1 lần sẽ tạo tiền đề xấu về sau và cũng chả biết được yên ổn bao lâu. Bây giờ một phần đất đai của ta đang bị nó chiếm nhưng không phải chính phủ hay con người Việt Nam nhu nhược hèn nhát dâng đất cho nó mà là vì thực lực của mình chưa đủ, cứ chày bửa với nó cũng chả ích gì , chỉ còn cách là nhẫn nhục , kiên trì ngoại giao và phát triển để tạo tầm vóc mới khi đứng cạnh nó- về việc này theo em mình nên học chính Trung Quốc vì đây chính là cách mà Trung Quốc đã đòi lại Hồng Kông và Ma Cao , và hình như Nhật cũng đã dùng cách này thì phải.
Không chỉ có VN bị bọn Tàu chiếm đất mà còn cả anh bạn Ấn Độ , Nga , và vài nước có biên giới với Tàu nữa nhưng cũng có nước nào dám oánh nhau với bọn nó đâu anh , nhưng cũng không nước nào chịu buông xuôi dâng đất cho nó để vẫn sống yên ổn :D mà vẫn luôn tranh thủ mọi cách trên bàn ngoại giao.
Em viết hơi lủng củng, các anh thông cảm :D :D
 
Vũ Tiến Đạt đã viết:
Bây giờ một phần đất đai của ta đang bị nó chiếm nhưng không phải chính phủ hay con người Việt Nam nhu nhược hèn nhát dâng đất cho nó mà là vì thực lực của mình chưa đủ, cứ chày bửa với nó cũng chả ích gì , chỉ còn cách là nhẫn nhục , kiên trì ngoại giao và phát triển để tạo tầm vóc mới khi đứng cạnh nó- về việc này theo em mình nên học chính Trung Quốc vì đây chính là cách mà Trung Quốc đã đòi lại Hồng Kông và Ma Cao , và hình như Nhật cũng đã dùng cách này thì phải.
Ý anh là như thế:D Ý anh biết là của mình, nhưng mà giờ xét mọi bề mình đều thua thiệt thì nó chiếm ít đất cũng chỉ biết để đó chứ giờ kô thể đơn giản nó chiếm đất của mình, mình mang chiến tranh ra giải quyết được. Bài viết anh trả lời bài của Nam ở trên kia;) Có thể từ "nhượng" anh dùng kô được hợp lí, lại kô giải thích cặn kẽ. Thế thì anh xin thay từ đó bằng "giờ nó chiếm thì nên nhẫn nhục hưởng lợi hòa bình chờ thời đòi lại" vậy nhé:D
Sao anh Khánh phải lấy bài học bế quan tỏa cảng của hàng xóm làm gì , triều đình Huế của mình cũng đã sụp đổ vì phần lớn là chính sách nảy mà.
Cái này thì thay đổi cái gì ? Bài học vẫn là bài học mà. Khi mà mình chưa đủ sức thì phải nhẫn nhịn tránh chiến tranh thôi:p Để lần sau nếu có nói đến cái đó anh trích cả TQ lẫn triều đình Huế ra vậy:p

Xin lỗi vì từ ngữ sử dụng kô đúng:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ anh Khánh:
Hic, kí hiệp ước hẳn hoi, mốc biên giới cũng sắp cắm xong rồi anh bảo đòi kiểu gì nữa ? Nói VN "nhượng" đất là sai ? Chẳng nhẽ đợi sau này VN "to đẹp" mới đưa ra toà án quốc tế bảo: "hồi xưa ấy" thằng Tàu nó "bức" em phải kí chứ đâu phải em muốn kí đâu, mong toà xử hộ cho em xin lại mấy miếng đất "địa đầu tổ quốc" với... 8-}

Đấy là đất biên giới còn giờ nói tới mấy quần đảo ! Lý do gì khiến anh khẳng định VN đang "nhẫn nhục hưởng lợi hòa bình chờ thời đòi lại" ? Em chỉ tin vế đầu cái đoạn "nhẫn nhục hưởng lợi hoà bình" chứ vế sau em cho rằng khả năng xảy chỉ ~ 1% ! Nhật Bản-Con rồng Ktế châu Á tranh chấp đảo Điếu Ngư với TQ hụt hơi chưa đòi lại dc; Ấn Độ diện tích lãnh thổ chẳng phải bé, dân số so với TQ cũng khỏi phải "ngợi" thế mà bị TQ xực mất đất biên giới vẫn phải "ngậm bồ hòn làm ngọt". Vậy cái thời điểm VN thành cường quốc đủ thực lực tự tin mở miệng xin lại HS-TS như TQ xin lại HKông liệu có tới ? Theo em điều đó quá xa vời ! Tiềm lực mở rộng về Ktế, quân sự, chính trị của VN trên toàn thế giới so với TQ chả là cái đinh ! Đẹp như tp HCM cũng chỉ đi "xách dép" cho mấy cái đặc khu Ktế của nó; Quân sự thì miễn bàn đi, nó vừa đông lại vừa hiện đại, vũ khí nguyên tử chẳng thiếu, tên lửa hiện giờ bắn nát dc cả vệ tinh (VN mới rục rịch phóng cái vệ tinh đầu tiên...làm bia cho nó bắn quá); VN chen chân dc 1 suất trong "hội đồng bảo an liên hợp quốc" nghe có vẻ to nhưng nhìn lại nó xem: chễm chệ ghế VIP với "quyền phủ quyết" trong tay từ đời 8 hoánh nào rồi... !!! Tương lai nào nó trả HS-TS cho VN ?

Em xin trích từ 1 nguồn khác:
....Khi đề cập đến câu hỏi của giáo sư Chu là tại sao Việt Nam không đưa Trung Quốc ra trước Hội Đồng Bảo An LHQ, luật sư Thống giải thích năm 1974, lúc miền nam còn dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, Trung Quốc, sau khi chiếm 7 đảo gọi là nhóm An Vĩnh ở bên Hoàng Sa về phía đông bắc thì họ lại dùng võ trang chiếm luôn 6 đảo thuộc Hoàng Sa, ở nhóm gọi là Lưỡi Liềm ở phía tây nam, Việt Nam Cộng Hòa đem lực lượng ra ngênh chiến. Sau trận đụng độ, Việt Nam thua, Trung Tá Ngụy Văn Thà ở lại chống cự và chết theo chiến hạm. Sau trận hải chiến bảo vệ lãnh thổ, Việt Nam Cộng Hòa đã muốn đưa Trung Quốc ra Hội Đồng Bảo An LHQ. Chuyện này đòi phải có sự chấp thuận của một nửa cộng với một trong tổng số thành viên của hội đồng. Luật sư Nguyễn Hữu Thống giải thích tiếp

Luật sư Thống nói: "Năm 1974, mình chỉ có Anh, Mỹ, Úc, Ái Nhĩ Lan và một nước nữa là Costa Rica thôi, còn tất cả những nước kia không chấp thuận cho nên không được ghi vào nghị trình. Bây giờ, thí dụ như là Việt nam, vì một lý do nào đó, dám đưa vấn đề ra trước Hội Đồng Bảo An, thì không bao giờ được ghi vào nghị trình. Bây giờ chúng ta không có nổi đến 5 nước nữa, vì Trung Quốc ở đó rồi, thì không bao giờ được thảo luận ở Hội Đồng Bảo An cả. Chúng ta cũng nhớ rằng năm 1947, khi mà Pháp đề nghị cho Việt Nam, Miên, Lào vào LHQ thì Liên Xô đã bác bỏ bằng quyền veto, quyền phủ quyết, cho nên vấn đề đưa ra Hội Đồng Bảo An là một vấn đề không thể thực hiện được, mà dù có thực hiện cũng là chuyện giả đò thôi, cho nên đừng nhắc đến chuyện đó. Vấn đề bây giờ là đấu tranh của dân chúng, của nhân dân để tranh thủ cảm tình quốc tế, để đưa ra, một là Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa ở LHQ, thứ hai là Hội Đồng Trọng Tài của LHQ,và thứ ba là Tòa Án Quốc Tế La Haye. Nhưng cái quan trọng nhất có thể làm được, là nhân dân đấu tranh yểm trợ việc đòi Hoàng Sa, Trường Sa, gây ra một dư luận trên thế giới và báo chí, đưa ra trước công luận, thì lúc đó may ra những kẻ kia họ mới có thể nhượng bộ."

Chỉ hi vọng vào đoạn cuối kia thôi, mặc dù con đường này chẳng sáng sủa là bao và có vẻ như chính phủ cũng chẳng muốn đi ! Cũng đúng ! Ko phải ai cũng đủ cái gan để làm mếc lòng "siêu cường tương lai" nếu ko thì Nhật Bản với Ấn Độ đã làm rồi !
 
Nước nhỏ quá đành phải luỵ nước lớn ! Em đồng ý ! Nhưng em hoàn toàn cảm thấy khó chịu khi mình là người VN mà đất VN bị mất, bị chiếm phần nào ko hề hay biết :-?? Sách sử chẳng có đoạn nào ghi HS-TS bị TQ chiếm hay ít ra cũng dc vài câu đại loại :"đang tranh chấp..."; Đại diện bộ ngoại giao bảo hiệp ước biên giới với TQ là công bằng trong khi thực tế mất bao nhiêu là đất về tay nó...Thêm nữa, những cái chúng ta biết và đang thảo luận ở đây chưa chắc 1/4 dân số VN dc tiếp cận !

Anh có cảm thấy như đang bị lừa dối ko ? :(
 
Nước nhỏ quá đành phải luỵ nước lớn

Thế nào là nước nhỏ? Nước VN mình có nhỏ không? Và có nhất thiết nước nhỏ phải lụy nước lớn? Sao Đài Loan chỉ có mấy triệu dân có nhỏ không? Hàn Quốc kia có 48 triệu dân, so với TQ có nhỏ ko? Vậy mà ĐL và HQ có phải "lụy" TQ ko?
 
Đài Loan em tưởng là vẫn là của TQ trên giấy tờ mà :|

Đây là chuyện chính trị. Để giải thích cho bé hiểu nhé. Cả Đài Loan và Tầu khựa đều claim chúng nó là truely Chinese, cho nên thế giới gọi Đài là China Taipei. Tại nếu ko claim là truely Chinese, thì nước Tầu nó có bao nhiêu vùng tự trị (dân tộc Choang ở Quảng Tây, Tây Tạng, Nội Mông...) nó cũng claim độc lập của nó thì mà bỏ mẹ à.

Đài Loan và Trung Quốc đều claim là chỉ có 1 nước tầu thống nhất, và mỗi thằng đều claim mình mới đúng là đại diện của cái nước thống nhất đấy. Đấy là lý do tên của thằng Đài tiếng anh là China Taipei, chứ ko phải nó là của tầu trên giấy tờ.
 
Gần đây xem dự báo thời tiết trên thời sự VTV1, nhìn bản đồ mây vệ tinh ko thấy có chú thích quần đảo Hoàng Sa nữa :| Chỉ có Trường Sa thôi. :|
 
Thế nào là nước nhỏ? Nước VN mình có nhỏ không? Và có nhất thiết nước nhỏ phải lụy nước lớn? Sao Đài Loan chỉ có mấy triệu dân có nhỏ không? Hàn Quốc kia có 48 triệu dân, so với TQ có nhỏ ko? Vậy mà ĐL và HQ có phải "lụy" TQ ko?

Nhỏ hay không còn phải nói là so sánh với nước nào. Nếu so sánh Việt Nam với Singapore hay một số nước Đông Âu, có thể nói Việt Nam là nước lớn so với họ. Nhưng nếu so sánh Việt Nam với Trung Quốc thì câu trả lời chắc chắn là Việt Nam nhỏ hơn. Nhỏ hơn về bề thế lịch sự, về văn hóa và phần lớn các mặt. Tôi cũng trả lời luôn là Đài Loan (việc có gọi đây là một quốc gia không thì khá tranh cãi) nhỏ so với Trung Quốc và Hàn Quốc cũng vậy ;).
Trong lịch sử có rất nhiều trường hợp các nước nhỏ phải nhường nước lớn. Điều này cũng như cá lớn với cá bé thôi. Con nào to thì nhiều nước hơn. Nước nào to thì có nhiều lợi ích và thế lực hơn. Bạn đừng nghĩ là mình có lòng tự hào và lòng yêu nước là đủ để giúp Việt Nam quyền lực hơn Trung Quốc trên Quốc tế. Nếu bạn nói chuyện với một người nước ngoài (như tôi đang ở Mỹ), bạn có thể tự hào về nước của bạn và bạn có thể nói là bạn ghét Trung Quốc nhưng đừng bao giờ nói là Việt Nam hơn Trung Quốc ở điểm nào. Điều đấy chỉ gây nực cười. Sựthật là người ta sẽ chẳng bao giờ biết đến một nước Việt Nam nếu không có chiến tranh Việt Nam (Vietnam War). Và thậm chí là có một số người còn không biết đến Việt Nam như là một nước chế độ Cộng sản :)). Sự thật là Trung Quốc là một nước có một bề dày lịch sử được cả thế giới công nhận chứ không như Việt Nam chỉ nói suông với nhau nước ta có 4000 năm văn hiến. Sự thật là Việt Nam luôn bị Trung Quốc ép trên trường Quốc tế và chưa bao giờ được coi như ngang bằng với họ (tôi không nói là sẽ không bao giờ).
Nói về "lụy", Việt Nam có nên nhường một phần đất của mình như một chính sách ngoại giao khôn ngoan đổi lấy hòa bình không? Xét về phía cạnh lịch sử, tôi xin bạo dạn nói có mặc dù biết rằng ý kiến của mình trái ngược với phần lớn các bạn ở đây. Về lịch sử Việt Nam, từ lúc nước ta thành lập đến giờ, chính sách này luôn được sử dụng bởi các vua các triều đại với chính quyền phía Bắc. Ngô Quyền tuy đuổi được quân Nam Hán nhưng cũng chỉ xưng Vương. Triều Đinh, Lý, Trần triều cống hàng năm. Lê Lợi sau khi chiêu hàng quân Minh cũng cho đóng tàu để đưa giặc về nước và cam kết triều cống. Nhờ có vậy mà nước ta được hòa bình ổn định và giữ được phần lớn biên cương. Xét đến lịch sử Quốc tế thì không riêng gì nước ta mà cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Xiêm đều phải triều cống hàng năm như vậy. Họ đổi được hòa bình. Thả con săn sắt bắt con cá rô (con cá rô này nhiều người không thấy được). Những nước Anh, Pháp hay Hà Lan cũng phải rất coi trọng Trung Quốc để được buôn bán với người Hoa đấy thôi.
Tình thế của nhà nước Việt Nam bây giờ cũng vậy: hòa bình để phát triển ôn định hay căng thẳng biên giới? Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất Việt Nam, nếu căng thẳng xảy ra giữa hai nước thì cuộc sống của những người buôn nói riêng và cả xã hội Việt Nam (với phần lớn mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu là từ Trung Quốc) chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Khả năng chiến tranh biên giới lần thứ hai cũng bị để ngỏ.
Nói vậy không có nghĩa là Việt Nam không có cơ hội để đứng ngang hàng với Trung Quốc. Nhưng bằng cách nào và đường nào để đi thì cũng rất phức tạp. Bạn Nguyên có nói rất chính xác là Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan có thể giữ được rất nhiều quyền lợi cho mình là nhờ dựa vào Mỹ. Việt Nam cũng có thể dựa vào cộng đồng Quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng điều trước hết là Việt Nam sẽ phải thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc và điều này thì không thể đến một cách nhanh chóng và cũng đòi hỏi một lượng am hiểu về những vấn đề kinh tế cũng như xã hội và bộ máy nhà nước. Tôi có thể nói một số hướng như là phát triển kinh tế, cân bằng kinh tế (cả vi mô và vĩ mô) của Việt Nam để bớt phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc; giảm bớt sự tương đồng về chính sách với chính quyền Trung Quốc; nâng cao quan hệ với các nước lớn khác như Ấn Độ, Mỹ hay châu Âu. Hướng thứ ba có thể sẽ là đường đi mà lãnh đạo Việt Nam chọn lúc này (mặc dù không thể hiện một cách cụ thể), nhưng là một điều rất tốt.
 
@Đạt: Xét theo chiều dài lịch sử, Các triều đại VN luôn cố gắng ko để mất đất. Như thời Lý, xong khi đánh đuổi quân Tống, Lý Thường Kiệt cũng cho quân đi theo để lấy lại những phần đất đai đã mất. Sau đó vua Lý còn sai Lê Văn Thịnh sang thương thuyết đòi lại lãnh thổ biên giới. Hoặc như vua Lê Thánh Tông cũng đã nói: Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ được. Nếu người nào dám đem một thước một tấc của vua Thái Tổ để làm mồi cho giặc thì người đó sẽ bị trừng trị nặng" Xem đó có thể thấy các bậc tiền bối rất coi trọng lãnh thổ nước nhà, mất j thì mất, chứ ko thể mất đất.

Nhưng cũng đồng ý với Đạt là, từ thời phong kiến đến thời đại ngày nay, chả thể nào có cái gọi là "bình đẳng" giữa các quốc gia được. :) Thế nên ta mới phải nhún nhường trc ng hàng xóm tham lam kia. :)) Nhưng chỉ là nhún nhường thôi đấy, ko phải là "cắt đất để đổi lấy hòa bình" như e viết. Mà các Ví dụ của e cũng chỉ là ta chịu lép vế thôi chứ có phải chịu mất đất đâu. :))
 
@Nam:
Haizzz, tương lai chả có đánh nhau đâu, sợ nó như sợ cọp ý đánh đấm kí rì cơ chứ ! Đất nó chiếm cũng chả dám đòi, chỉ giỏi mỗi khoản "an ủi" lòng dân: làm gì mất tí nào đâu

-Theo anh hiểu, ý em là "mình sợ nó nên sẽ chẳng dám chiến tranh". Anh trả lời rằng: đó là ngoại giao, mình yếu về mọi bề (hiện thời) thì phải "nhịn" để "hường hòa bình phát triển cái đã". Chứ kô thể đơn giản nói: chính phủ nhu nhược, nó chiếm đất kô dám ho he. Khi lên bàn đàm phán nhất là khi mà 2 bên có sự chênh lệch về kinh tế, chính trị, quân sự thì nước nhỏ sẽ bị cực kì nhiều sức ép. Còn về "chờ thời đòi lại", anh cùng chia quan điểm với em, nếu đã giấy trắng mực đen rồi thì sẽ rất khó "đòi lại" sau này. Vì thế lúc đầu anh mới phải dùng từ "nhượng", nhưng xem chừng nó có vẻ đụng chạm đến lòng yêu nước tự hào dân tộc quá nên mới phải sửa lại.

-Về chuyện tranh chấp biên giới, những bài trích em đưa ra, nguồn ở đâu (link internet, báo nào) ? Ý kiến riêng của anh thế này: nếu mà bạn bè quốc tế đặt câu hỏi: chủ quyền lãnh thổ việt nam bị xâm phạm, đất bị chiếm là có đúng kô thì em đặt mình vào cương vị của nhà ngoại giao việt nam trả lời thì em sẽ trả lời ra làm sao ? (khi biết rằng là sự thật đúng là như vậy). Anh nghĩ rất khó.Anh hoàn toàn ủng hộ việc dân mình biết là nước mình bị nó chiếm đất, biết để mà "cay cú" cố gây dựng đất nước phát triển theo kịp nó.(em có đề xuất gì để nhân dân biết được chuyện này kô ?) Nhưng mà lời nói của Chính phủ thì phải thật sự cẩn trọng bởi vì chỉ sơ hở một phát là có thể làm cho vấn đề càng căng thẳng thêm, cho TQ nó có điều kiện để "gây hấn". Em kô thể bắt một người vừa mới đi kí hợp đồng xong nói rằng tôi kô công nhận cái hợp đồng đó vì lúc kí tôi yếu thế nên bị bắt nạt! Nhất là đây lại là tầm vóc nhà nước, giữa các nước trên thế giới với nhau.Anh sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề này.

-Về vấn đề Hoàng sa và Trường sa, anh đọc thấy một câu rất hay trong blog của anh Lê Minh Phiếu, người rước đuốc olympic 2008 (trích ở các bài trên): "Có những cái người dân lên tiếng thì có lợi, có những cái chính phủ lên tiếng thì có lợi" khi trả lời một người trong blog của anh ấy, bảo rằng: "cái này đáng lẽ chính phủ phải lên tiếng từ lâu lắm rồi. Cũng đọc ở đâu đó trong topic này có một cái link video cảnh dân tình mình biểu tình phản đối Trung Quốc một cách nhiệt tình nhưng có qui củ. Điều đó chứng tỏ sự cho phép của chính phủ là có.

Cuối cùng thì cái từ dùng có vẻ hợp lí nhất ở như Hoàng nói ở trên kia là: "mình hiện thời yếu hơn nên phải chịu lép vế để được yên ổn phát triển" kô phải hèn, kô phải sợ, kô phải "cắt đất để đổi lấy hòa bình". Phản ánh đúng được thực tế hiện tại.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên