Lê Khánh Nghĩa
(khanhle2305)
New Member
Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của dân tộc đó. Nữ sĩ Blaga Dimitrova cũng như nhiều học giả ngoại quốc khác đã hết sức ngạc nhiên xen lẫn thán phục khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, một dân tộc mà huyền thoại và hiện thực đan quyện hoà lẫn với nhau đến độ khó có thể phân biệt đâu là huyền thoại đâu là hiện thực nữa. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về cội nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam.
Là người Việt Nam, từ em bé thơ ngây đến cụ già trăm tuổi, từ bậc thức giả đến bác nông dân chân lấm tay bùn, không ai không một lần nghe truyện cổ tích họ Hồng Bàng. Chúng ta tự hào là con Rồng cháu Tiên của Bố Lạc Mẹ Au với thiên tình sử đẹp như một áng sử thi mở đầu thời kỳ dựng nước của dòng giống Việt. Truyện họ Hồng Bàng về khởi nguyên dân tộc, lần đầu tiên được Hồ Tông Thốc chép trong tác phẩm “ Việt Nam thế chí” vào thế kỷ XIV đời Trần nhưng sách đã bị quân Minh tịch thu tiêu huỷ nên không còn nữa. Đầu thế kỷ XIV, Trần Thế Pháp và Lý Tế Xuyên đời Trần đã chép lại những truyền thuyết dân gian vào bộ sách “LĨNH NAM TRÍCH QUÁI” và “VIỆT ĐIỆN U LINH”(1) để truyền lưu nguồn gốc giống dòng Việt cho đời sau. Trần Thế Pháp tác giả Lĩnh Nam Trích Quái viết :“Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc chưa có quốc sử để ghi chép cho nên nhiều truyện bị mất đi, may còn truyện nào không bị thất lạc được dân gian truyền miệng thì đó là SỬ ở trong truyện chăng? Than ôi, Lĩnh Nam Liệt truyện sao không khắc vào đá, viết vào tre mà chỉ truyền tụng ở ngoài bia miệng !? Từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu, lấy đó làm răn, rất quan hệ đến cương thường, phong hoá. Oi ! Há đâu phải là điều lợi nhỏ ???”.
Năm 1329, Lý Tế Xuyên viết Việt Điện U Linh cũng ấp ủ hoài bão bảo lưu truyền thuyết về nguồn cội dân tộc nên ông cho rằng:“Xem truyện họ HỒNG BÀNG thì hiểu lai do việc khai sáng nước HOÀNG VIỆT. Trời đã sai chim huyền điểu giáng thế sinh ra vua Thương thì hẳn có việc trăm trứng nở thành trăm con trai chia trị Nam quốc. Truyện họ Hồng Bàng không thể mất được …”. Học giả Lê Quí Đôn trong “ Kiến văn Tiểu lục” viết năm 1777 đã nhận định : “ Hồi đầu niên hiệu Khai Hựu ( 1329-1341) nhà Trần, Lý Tế Xuyên phụng mệnh chép Việt Điện U Linh tập, ghi đền miếu thờ các vị thần, có trình bày hạo khí linh tích 8 vị Đế vương Lịch đại và 12 vị nhân thần. Sách này lời văn trang nghiêm, sự việc xác thực, cũng tỏ ra tài nhà sử học lành nghề. Trong sách có dẫn Giao Châu ký của Tăng Cổn, Sử ký của Đỗ Thiện và truyện Báo cực. Những sách này đều không còn thấy lưu truyền ..!”.
Mãi đến đời Lê, sử gia Ngô Sĩ Liên mới chính thức đưa thời đại Hùng Vương vào bộ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ. Quan niệm của ông khi viết sử là để “Xét rõ nguồn gốc xưa nay của trị loạn để bạo biếm khen chê răn đời…”. Ngô Sĩ Liên mới ghi thời đại HùngVương trong phần ngoại kỷ, mà chưa chính thức ghi vào chính sử cốt ý để cho thế hệ đời sau soi sáng cội nguồn qua các công trình nghiên cứu để minh nhiên lý giải nguồn gốc dân tộc. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: “Nước ĐẠI VIỆT ta ở về phía Nam Ngũ Lĩnh, thế là Trời đã chia bờ cõi Nam Bắc hẳn hòi. Thủy tổ của ta là con cháu Thần Nông. Trời đã sinh ra vị chân chúa vì thế mới cùng Bắc triều đều làm chúa Tể một phương ….”.
Đại Việt Sử ký Toàn thư chép về họ Hồng Bàng như sau : “: Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, Rồi sau Đế Minh đi tuần phương Nam, đến dãy Ngũ Lĩnh gặp Vụ Tiên nữ sinh ra Vương (Lộc Tục). Vương là bậc Thánh trí thông minh. Đế Minh yêu quí lạ, muốn cho nối ngôi. Vương cố nhường cho anh mình, không dám vâng mệnh. Đế Minh vì thế lập Đế Nghi là con trưởng nối dòng trị phương Bắc. Lại phong cho vua là Kinh Dương Vương, trị phương Nam, đặt tên nước là Xích Quỉ. Vương lấy con gái Chúa Động Đình tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân huý là Sùng Lãm, nhà vua lấy con gái của Đế Lai là nàng Au Cơ, sinh ra trăm trai. Tục truyền là sinh ra trăm trứng), ấy là Tổ của Bách Việt (Trăm giống Việt). Một hôm vua bảo Au Cơ rằng : “ Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hoả khắc nhau, sum hợp thật khó”. Bèn cùng nàng từ biệt nhau, chia năm chục con theo mẹ về núi, năm chục con theo cha về miền Nam. Có sách chép là về biển Nam. Phong người con cả là Hùng Vương nối ngôi vua”.(2) Lê Tung viết trong “ Việt sử Thông giám Tổng luận” năm 1514 có lời bàn như sau : “ Hùng Vương nối nghiệp Lạc Long Quân .. con cháu nối dòng đều được gọi là Hùng Vương, phúc gồm 18 đời, năm trải hơn hai ngàn ..”.
Tác giả Lĩnh Nam Trích Quái liệt truyện căn cứ vào những truyện truyền khẩu trong dân gian và một số truyện chép theo những sách cổ của thư tịch Trung Quốc như “ Tài Quỉ ký” của Trương Quân Phòng đời Tống, “Nam Hải Cổ tích ký” của Ngô Lai đời Nguyên. “Lĩnh Nam Trích Quái Liệt truyện chép về khởi nguyên của dân tộc ta với huyền thoại RỒNG TIÊN như sau :
“… Cháu ba đời của VIÊM ĐẾ THẦN NÔNG là ĐẾ MINH, Đế Minh sinh ra Đế Nghi rồi đi tuần du phương Nam tới miền Ngũ Lĩnh gặp con gái bà VỤ TIÊN đem lòng yêu thích lấy về sinh ra LỘC TỤC. Lộc Tục dung mạo đoan chính, sớm tỏ ra thông minh lanh lợi hơn người. Đế Minh thấy thế làm lạ cho nối ngôi vua nhưng Lộc Tục từ chối nhường ngôi cho anh là Đế Nghi, không dám vâng mệnh. Đế Minh thấy vậy bèn lập Đế Nghi thay mình cai trị đất Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam. Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là KINH DƯƠNG VƯƠNG, đặt tên nước XÍCH QUỈ”. Bờ cõi nước Nam ta lúc bấy giờ, Bắc giáp hồ Động Đình tỉnh Hồ Nam Trung Quốc bây giờ, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành) phía Đông giáp bể Nam Hải, phía Tây tới Ba Thục Tứ Xuyên. Kinh Dương Vương có tài bơi lặn xuống thủy phủ lấy con gái Vua hồ Động Đình là LONG NỮ sinh ra SÙNG LÃM chính là LẠC LONG QUÂN sau thay vua cha trị nước, còn Kinh Dương Vương không biết đi đâu.
Đế Nghi ở Phương Bắc truyền ngôi cho con là Đế Lai. Nhân khi trong nước vô sự, nhớ tới chuyện ông mình là Đế Minh đi tuần thú phương Nam gặp được tiên nữ. Đế Lai bèn bảo bề tôi thay mình giữ nước rồi đi tuần du nước Xích Qủi ở phương Nam. Đến nới Đế Lai thấy Lạc Long Quân đã về Thủy phủ, trong nước vô chủ bèn để cho ái nữ ÂU CƠ và những kẻ hầu hạ ở lại nơi hành tại còn mình đi dạo chơi trong thiên hạ, xem các nơi hình thắng, thấy những kỳ hoa dị thảo, trân cầm dị thú như tê tượng, đồi mồi, vàng bạc châu báu, tiêu quế nhũ hương, trầm đàn các vị cùng sơn hào hải vật không thiếu thứ nào. Phương Nam bốn mùa khí hậu không lạnh không nóng. Đế Lai đem lòng yêu thích quên cả chuyện về. Nhân dân nước Nam khổ vì cảnh phiều nhiễu, không được sống yên lành như trước nên ngày đêm mong Lạc Long Quân trở về, bèn cùng nhau cất tiếng gọi: “Bố ơi, bố ở nơi nào hãy mau về cứu chúng con …” Long Quân thoắt nhiên trở về thấy Âu Cơ dung mạo tuyệt mỹ đang ở một mình, Long Quân lấy làm yêu thích bèn hoá thành một chàng trai hình dáng xinh đẹp, tả hữu trước sau có kẻ hầu người hạ, tiếng ca tiếng nhạc vang lừng đến tận nơi hành tại. Âu Cơ trông thấy Long Quân lòng cũng xiêu xiêu. Long Quân đón về ở động Long Trang. Khi Đế Lai trở về không thấy Âu Cơ bèn sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần thông, biến hoá ra trăm hình ngàn vẻ, nào yêu tinh quỉ ma, nào rồng rắn hổ voi làm cho kẻ đi tìm sợ hãi không dám lục lạo. Đế Lai đành trở về phương Bắc. Đế Lai truyền ngôi cho Đế Du Võng. Du Võng đánh nhau với Hoàng đế ở Phản Tuyền không thắng được mà chết. Họ Thần nông phương Bắc đến đây là hết.
Lạc Long Quân và Âu Cơ sống với nhau chừng 1 năm thì sinh được một cái bọc cho là điềm không lành nên đem bỏ ở ngoài đồng. Qua 7 ngày, cái bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một người con trai, Long Quân liền đón về nuôi không cần bú mớm. Các con to lớn, người nào cũng trí dũng song toàn. Ai trông thấy cũng đều kính phục cho là đám anh em phi thường. Long Quân ở mãi nơi thủy phủ, làm cho mẹ con Âu Cơ phải sống lẻ loi muốn đi về đất Bắc, khi tới biên giới Hoàng đế nghe tin lấy làm lo sợ chia quan ngăn giữ cửa ải. Mẹ con Âu Cơ không về đất Bắc được nên đêm ngày kêu gọi Long Quân rằng: “Bố ơi, bố ơi ở nơi nào làm cho mẹ con tôi phải buồn đau”. Long Quân nghe thấy trở về gặp Âu Cơ ở Tương Dã. Âu Cơ vừa khóc vừa nói rằng:“Thiếp nguyên là người đất Bắc cùng chàng ăn ở với nhau, sinh được trăm đứa con trai, không biết dựa vào đâu mà nuôi nấng. Vậy xin theo chàng, xin chàng đừng ruồng bỏ làm cho mẹ con thiếp là kẻ không chồng, không cha, chỉ riêng mình đau khổ mà thôi. Long Quân buồn rầu nói: “Ta là giống RỒNG đứng đầu thủy phủ, nàng là giống TIÊN người ở trên đất vốn không đoàn tụ được với nhau. Tuy khí ÂM DƯƠNG hợp lại mà sinh con nhưng giống dòng tương khắc như nước với lửa, khó bề ở với nhau dài lâu được. Nay phải chia ly, ta mang 50 con trai về thủy phủ chia trị các nơi, còn 50 con theo nàng ở trên đất, có việc cùng gắn bó đừng bỏ rơi nhau… Trăm người con trai cúi đầu lặng lẽ nghe lời Bố rồi cùng nhau từ biệt mà đi…”.
Thoạt nghe có vẻ hoang đường huyền hoặc thế nhưng vấn đề là chúng ta phải đặt mình vào thuở ban sơ cách đây mấy ngàn năm mới thấy rõ Tổ tiên ta đã sống ra sao và suy nghĩ thế nào ở thời cổ đại? Từ đó mới có thể hiểu được những gì mà Tổ tiên ta đã gửi gấm cho chúng ta qua bức thông điệp lịch sử đó. Làm sao có chuyện trứng nở ra người? Chi Âu Việt của người Việt cổ chọn vật linh biểu trưng là chim nên mẹ Au đẻ ra trăm trứng là như thế. Chim Phượng Hoàng của người Việt tung cánh bay theo hướng mặt trời, vừa diễn tả ý niệm người Việt thiên cư dần về hướng Đông xuống miền bể, mặt khác chim bay lên trời gắn liền với hình tượng Tiên của mẹ Âu Cơ.
Mỗi dân tộc đều có những truyền thuyết độc đáo mang sắc thái đặc thù biểu trưng riêng của dân tộc đó. Vì thế ngay cả những dân tộc mà ngày nay được xem là văn minh cũng đều có một con vật biểu trưng cho dòng giống như Ấn Độ là voi, Tàu là con cọp, Pháp là con gà trống Gaulois, Anh là con sư tử, Mỹ là con chim Ưng (đại bàng) nên Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ lấy chim đại bàng và Pháp lấy con gà làm quốc huy cho cả nước.
Theo cơ cấu luận thì Sử ký là sử hàng ngang ghi chép các biến cố, các sự kiện cụ thể với những con người cụ thể theo năm tháng, còn Huyền sử được gọi là Sử hàng dọc mang tính tâm linh, xoay quanh những tác động lý tưởng biểu thị bằng những sơ nguyên tượng giàu phổ biến tính. Thật vậy, cái biểu tượng uyên nguyên đó có thật như một lý tưởng nhưng chưa hiện thực được. Đó là những nguyên lý được kết tinh và tiềm ẩn trong đời sống tâm linh của một dân tộc như trong huyền sử Rồng Tiên thì Âu Cơ chỉ là hình tượng nguyên sơ.(3) Mẹ Âu Cơ là chi tộc thờ chim của Việt tộc nên việc mẹ đẻ ra một cái bọc trăm trứng là chuyện bình thường cũng như cái bọc không chỉ nói về cái bọc mà nó biểu tượng cho ý niệm công thể, ý nghĩa của 2 chữ đồng bào cùng chung một bào thai của mẹ Âu Cơ. Cũng thế trăm con không nhất thiết phải là một trăm mà hàm ý số nhiều và quan trọng nhất là thư tịch cổ Trung Hoa chép về cộng đồng Bách Việt, đã chứng minh sự thật lịch sử của huyền thoại mà ta cứ tưởng là huyền hoặc hoang đường.
Theo triết gia Kim Định thì huyền sử nói mà không nói, thật mà không hiện thực là thế đó. Ngày nay không ai phủ nhận được giá trị của huyền thoại và truyền thuyết được coi như lịch sử dân gian mà đôi khi nó có giá trị trung thực hơn cái gọi là “chính sử” của các chế độ độc tài xưa và nay. Beaudelaire một thi sĩ nổi tiếng đã nhìn nhận sức mạnh của truyền thuyết huyền thoại vì đó là “Sử cô đọng của các dân tộc”. Đại văn hào Pháp Victor Hugo khi viết “ Truyện kỳ các thời đại” ông đã tìm về nguồn cội, khai thác các truyền thuyết thần thoại xa xưa vì theo ông, đó là “Lịch sử được lắng nghe ở ngưỡng cửa của truyền thuyết. Truyền kỳ có phần nào hư cấu nhưng tuyệt đối không có ngụy tạo”.
Thật vậy, truyền thuyết tự thân nó không phải là lịch sử biên niên nhưng truyền thuyết là có thật, nó phản ảnh những ý nghĩa có thật của một thời lịch sử ban sơ mà người xưa ký thác vào đó dưới lớp vỏ hư cấu huyền hoặc để truyền lưu gửi gấm cho những thế hệ sau. Một triết gia nói: “Tất cả nền minh triết cũng như trí khôn loài người đều ẩn tàng trong các huyền thoại, truyền kỳ lịch sử dân gian”. Vấn đề là phải làm sao hiểu được những lý tưởng uyên nguyên, những tâm linh sâu thẳm hàm tàng ẩn chứa qua những hình tượng nguyên sơ trong đó. “ Tất cả đã được nói rồi trong các thần thoại, vấn đề chúng ta là chỉ còn phải tìm hiểu” như P.Ricoeur đã viết. Nói theo Jung, một triết gia thời đại thì: “Truyền thuyết huyền thoại hàm chứa những ý nghĩa lịch sử trung thực nhất, vì nhân vật thần thoại là sản phẩm đúc kết biết bao suy tư của một thời đại tạo dựng độc sáng nhưng nó phải chờ thế hệ sau diễn đạt bằng ngôn từ minh nhiên lý giải…”(4)
Ngày nay không ai phủ nhận được giá trị của huyền thoại và truyền thuyết được coi là lịch sử dân gian có giá trị trung thực hơn cái gọi là “chính sử” tại một số nước độc tài hiện nay. Nói cách khác như Jung, một triết gia thời đại thì “Huyền thoại là đạo sống của một dân tộc” mà theo Wallace Cliff thì “ Nếu dân tộc nào để mất đi huyền thoại là đánh mất mạch nối vào nguồn cội quá khứ của tổ tiên và cũng sẽ mất luôn căn bản cho việc xây dựng tiền đồ của dân tộc đó”. Thật vậy Laurens va de Post đã xem huyền thoại là di sản thiêng liêng nhất vì nó diễn tả tinh thần dân tộc ở mức độ cao nhất. Micia Eliado cũng cho rằng “Huyền thoại là gia sản quí báu nhất vì tính chất thiêng liêng điển hình và mang lại ý nghĩa sống cho cả một dân tộc”.
Lịch sử đã chứng minh lời của Karl Jung là “Dân tộc nào quên đi huyền thoại thì dân tộc đó dù là những dân tộc văn minh nhất sớm muộn cũng sẽ tiêu vong…”. Trong lịch sử loài người, nhiều cộng đồng người đã không tồn tại được với thời gian vì không có truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc. Huyền thoại là di sản thiêng liêng nhất, quí báu nhất mà tiền nhân đã để lại cho hậu thế. Huyền thoại là mạch sống nối cội nguồn quá khứ với thế hệ hiện tại và mai sau, là gia sản cao quí vô giá ghi nhận những cảm nghiệm nội tâm của người xưa đã thực chứng suốt dòng vận động của lịch sử. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên đã thấm đậm trong lòng mỗi người chúng ta để trở thành đạo sống của dân tộc Việt.
Với phương pháp nghiên cứu huyền thoại, chúng ta nghiên cứu huyền sử, tìm về nguồn cội dòng giống qua những gửi gấm của người xưa là một việc làm hết sức đúng đắn và cần thiết. Vấn đề đặt ra là với một thái độ nghiêm túc, một phương pháp khoa học, nhưng không có quyền áp đặt những suy nghĩ của nhân loại thế kỷ 20 lên những tư duy, trí tưởng tượng của người xưa mà chúng ta phải đặt mình hoàn cảnh lịch sử thời đó để có thể hiểu được cái gọi là “ lịch sử sống động của dân gian”. Một mặt, phải gạt bỏ những yếu tố thần thoại, loại ra những chi tiết hư cấu. Mặt khác, đặt mình vào hoàn cảnh xã hội đời sống tâm linh của người xưa, mới thấy được cái tinh tuý cốt lõi tiềm tàng trong truyền thuyết, sau khi phân tích, đối chiếu và xác minh bởi lịch sử minh thị với những chứng cứ Khảo cổ, Ngôn ngữ, Dân tộc học và Chủng tộc học.
Tác giả Phạm Trần Anh
Nguồn khoahoc.net
Cũng như nhiều học giả ngoại quốc khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, nữ sĩ Blaga Dimitrova đã hết sức ngạc nhiên xen lẫn thán phục dân tộc Việt Nam, một dân tộc mà huyền thoại và hiện thực đan quyện hoà lẫn với nhau đến nỗi khó có thể phân biệt đâu là huyền thoại đâu là hiện thực nữa. Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Huyền sử con Rồng cháu Tiên là niềm tự hào của nòi giống Việt. Đã là người Việt Nam thì từ em bé thơ ngây đến cụ già trăm tuổi, từ bậc thức giả uyên bác đến bác nông dân suốt đời chân lấm tay bùn, không ai không một lần nghe truyện cổ tích Họ Hồng Bàng. Thật vậy, ai trong chúng ta mà không biết về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của “Bố Lạc Mẹ Âu” mở đầu thời kỳ dựng nước của dòng giống Việt.
Kể từ khi Ngô Sĩ Liên dẫn truyện họ Hồng Bàng trong “Lĩnh Nam Trích Quái” để chép kỷ Hồng Bàng trong bộ Đại Việt sử ký Toàn Thư, thì lần đầu tiên huyền thoại Rồng Tiên, nguồn gốc của dân tộc Việt được ghi trong chính sử nước ta. Gần đây, công trình nghiên cứu về “Lục Độ Tập Kinh” của học giả Lê Mạnh Thát cho chúng ta biết thêm là chính Khương Tăng Hội thông qua Lục Độ Tập Kinh là người đầu tiên bảo lưu truyền thuyết “trăm trứng” của dân tộc ta. Năm 251 Khương Tăng Hội dịch Lục Độ tập Kinh sang chữ Hán có truyện trăm trứng mà nguyên bản chữ Phạn là “trăm cục thịt” của truyền thống Phạn Văn mà bản dịch tiếng Trung Quốc đã lưu hành khắp Trung Nguyên. Lục Độ Tập kinh đã bảo lưu cho thế hệ Việt Nam chúng ta, về nguồn gốc dân tộc qua câu chuyện trăm trứng trong kinh Phật mãi tới ngày nay.
Truyền thuyết Việt Nam không mang tính huyền thoại hoang đường của chủ nghĩa duy thần cuồng tín hoặc duy nhân thái quá, đề cao con người thái quá khiến con người bị nhấc bổng lên trên không, để từ đó sinh ra tự mãn cho rằng chỉ có con người làm nên tất cả, chỉ có cái ta duy lý đó dẫn tới quan niệm độc tôn, độc đoán, độc tài … của phương Tây. Truyền thuyết Việt Nam không mang tính huyền thoại ly kỳ như truyền thuyết về tình yêu của những anh hùng không thực và giai nhân tuyệt sắc của Ấn Độ.
Truyền thuyết Việt Nam cũng không thiên về sức mạnh của vật chất, của bắp thịt siêu nhiên kiểu Samson, Hercule, Héraclès. Truyền thuyết Việt Nam cũng không tôn thờ những thần thánh “thế tục hơn cả thế tục” kiểu thần Ouranos loạn luân vô đạo, thần tửu sắc Baccus, nữ thần sắc đẹp Vénus dâm dục, thần quan thầy thương mại Mercure tay cầm túi tiền, tay cầm dùi **c như thần thoại La Hy phương Tây và những nước cận Đông khác.
Truyền thuyết Việt Nam nói đúng hơn đó là truyền kỳ lịch sử Việt Nam được hư cấu dưới lớp vỏ huyền thoại nhưng thực chất lại đề cao con người với ý nghĩa nhân bản truyền thống. Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng một triết lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan chứa vẻ nhân văn, tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng “ Bọc điều trăm trứng nở trăm con”. Từ ý niệm đồng bào dẫn đến lòng yêu nước, thương nòi, yêu quê cha đất tổ, tất cả đã trở thành giá trị đạo lý truyền thống của nền văn minh đạo đức Việt Nam.
Gạt sang một bên những hư cấu hoang đường quen thuộc của huyền thoại để cố gắng tìm hiểu những ẩn ý sâu xa hàm tàng trong truyền thuyết, đã gợi cho chúng ta chìa khoá để giải mã bức thông điệp Rồng Tiên từ ngàn xưa gửi cho cháu con đời sau. Tự thân huyền thoại Rồng Tiên đã chiếu giải trung thực ý nghĩa của những sự kiện lịch sử sau:
VIỆT TỘC LÀ HẬU DUỆ CHÍNH THỐNG CỦA ĐẾ THẦN NÔNG:
Truyền thuyết đã được xác nhận bởi nguồn tịch cổ là dòng Thần Nông phương Bắc định cư ở Bắc lưu vực Hoàng Hà, truyền đến đời Du Võng tràn xuống phương Nam giao chiến với Li Vưu (Xuy Vưu) cuối cùng bị Hoàng Đế đánh đuổi và chết ở Lạc Ấp. Dòng Thần Nông phương Nam do Kinh Dương Vương, thủ lĩnh của liên minh bộ lạc ở Châu Kinh và Châu Dương ở vùng lưu vực sông Dương Tử hình thành nhà nước Xích Qui(5) ban sơ của Việt tộc.
Truyền thuyết cho ta biết là các chi tộc Việt vẫn chung sống hài hoà, điều này được thể hiện qua việc Lạc Long Quân con của Kinh Dương Vương, dòng Thần Nông phương Nam lấy công chúa Âu Cơ con của Đế Lai dòng Thần Nông phương Bắc. Lịch sử lại hợp nhất 2 dòng Thần Nông Bắc và Nam lưu vực Hoàng Hà để truyền lưu mãi tới ngày nay. Đây chính là cốt lõi của vấn đề chứ không như một số người hẹp hòi đặt vấn đề theo cách nhìn thiển cận của họ là Lạc Long Quân lấy cháu họ Âu Cơ. Xin lưu ý một điều là thời đó là chế độ mẫu hệ nên vì thế không đặt thành vấn đề “loạn luân” theo quan điểm chúng ta ngày nay. Mặt khác, ý nghĩa cao cả của việc Lạc Long Quân lấy Âu Cơ chính là để nói lên sự hợp nhất của 2 dòng Thần Nông Bắc và Nam mà người xưa muốn nhắn gửi cho đời sau mà thôi.
Truyện cổ tích họ Hồng Bàng kể lại rằng:“Lạc Long Quân thay cha trị nước, dạy dân cày cấy, ăn mặc. Trong nước từ đấy mới có thứ tự quần thần, tôn ti trật tự, xã hội mới có luân thường đạo lý giữa cha con, vợ chồng”. Thư tịch cổ cũng ghi rõ: “ Lạc Long Quân giáo dân canh giá y thực, thủy hữu quần thần, tôn ti chi tự, phụ tử, phu phụ chi luân. Việt nhân hô phụ viết bố, hô quân viết vương” có nghĩa là Bố Lạc dạy dân cách cày cấy ăn mặc, vua tôi vợ chồng có luân thường đạo lý. Người Việt gọi phụ (cha) là Bố, gọi vương (vua) là Quân. Thực tế này chứng tỏ Việt tộc ngay từ thời đó đó có một nền văn minh đạo đức góp phần hình thành truyền thống văn hiến Việt.
Truyền thuyết cũng cho biết rằng Việt tộc là hậu duệ của Viêm đế Thần Nông mà hình tượng là Totem phức thể “Đầu người, thân trâu” là ông Tổ của nghề nông. Truyền thuyết kể lại rằng Thần Nông uốn gỗ làm “lỗi” đẽo gỗ làm “trĩ”, những dụng cụ này dùng sức kéo để vạch thành luống đất, dạy dân cày cấy. Theo“Bách Việt Ngọc phả Truyền thư” thì chỉ có nhị hoàng chứ không có tam hoàng như sách sử Trung Quốc chép thêm Nữ Oa từ trước đến giờ. Phục Hi còn gọi là Đế Thiên (2698-2599 TDL), họ Hiên Viên có tên thụy là Thái Hạo thờ rồng. Truyền thuyết dân gian kể rằng bà Hoa Lư đạp nhân khi đi qua đầm Lôi Trạch, dẫm lên vết chân khổng lồ của Lôi Thần, vị thần Rồng cảm ứng mà sinh ra Phục Hi. Đây chính là thụ thai theo lối “dã hợp”, bản sắc riêng biệt của người Việt cổ.
Là con của Thần Rồng nên Phục Hi mang hình tượng đầu và mình là người, phần dưới là thân Rồng. Em gái song sinh của Phục Hi là Nữ Oa cũng nửa người nửa Rồng. Giới khảo cổ đã tìm được một bức phù điêu chạm nổi hình hai anh em, đuôi quấn lấy nhau, tay Phục Hi cầm tượng mặt trời, tay Nữ Oa cầm tượng mặt trăng. Phục Hi truyền ngôi cho con là Thần Nông tức Đế Thần, họ Khương tên thuỵ là Thiếu Hạo thờ chim. Sách “Đế vương Thế kỷ” chép về Thần Nông như sau:“ Đế Viêm Thần Nông họ Khương, mẹ là Nhiệm Tợ con gái của họ Hữu Kiều tên là Nữ Đang, làm chánh phi cho Thiếu Diễm. Nhân dịp đi chơi phía Nam Hoa Sơn gặp Thần Long, cảm Nữ Đang ở Thương Dương mà sinh Đế Viêm. Đế Viêm “đầu người thân trâu”, lớn lên ở sông Khương nên lấy họ Khương. Đế Viêm đóng đô ở Trần thuộc tỉnh Hà Nam, Đế Viêm chế ra đàn cầm 5 dây, bắt đầu dạy thiên hạ trồng lúa nên dân gian gọi là Thần Nông. Thần Nông vốn nổi lên từ Liệt Sơn nên còn gọi họ là Liệt Sơn, còn một họ nữa là Đẩu Khôi ấy là Nông Hoàng. Dân gian truyền tụng rằng vào thời Đế Viêm, chư hầu họ Túc Sa làm phản, không chịu vâng lời. Cơ Văn can gián bị Túc Sa giết chết. Đế Viêm rút về Tu Đức. Dân Túc Sa nổi giận giết vua rồi về theo Đế Viêm. Đế Viêm từ nước Trần dòi đô về Khúc Phụ ở Lỗ, lập lại số 8 quẻ tức 8 lần 8 là 64 quẻ, ở ngôi 120 năm mới băng hà, mộ táng ở Trường Sa. Đế Viêm lấy con gái họ Bôn Thuỷ tên là Thính Yểu, sinh ra Đế Lâm, Đế Lâm sinh Đế Khôi, Đế Khôi sinh Đế Thừa .. Đế Minh, Đế Trực, Đế Ly, Đế Du Võng phàm 8 đời trị vì 530 năm”.(6)
Lưu An trong tác phẩm “ Hoài Nam tử” chép lại thời thái bình thịnh trị của Thần Nông như sau:“Xưa khi Thần Nông trị thiên hạ, tinh thần không xuôi ngược trong lòng, trí óc không rong ruổi ngoài 4 cõi. Người ta mang lòng nhân, mưa ngọt tuôn rơi, ngũ cốc tốt tươi. Xuân sinh, Hạ lớn, Thu gặt, Đông cất. Tháng rảnh ngày thơi, cuối năm dâng cúng, đúng thời thường khoản, cùng ở “Minh Đường”. Chế độ “Minh Đường” tuy có mà không. Bốn phương mưa gió thuận hoà, thời tiết ấm áp ôn hoà. Thần Nông nuôi dân lấy công bằng là chính, dân tình chất phác ngay thẳng, không tranh đua giành giật mà dư của ăn của để, không nhọc nhằn thân xác mà vẫn xong việc, cùng sống hoà đồng nên được trời đất giúp đỡ. Do thế, có uy mà không giết, ra hình mà không dùng, pháp luật bớt đi không phiền ai cả. Vì vậy sự cải hoá của “ Người” giống như thần. Đất của Người, Nam tới Giao Chỉ không ai là không nghe vậy. Vào thời ấy, luật ít hình nhẹ, lao tù trống trơn mà thiên hạ một tục, chẳng ai mang lòng gian trá …”.(7)
Truyền thuyết cho chúng ta biết rằng Việt tộc là hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông mà từ xưa đến nay chúng ta cứ cho là của Hán tộc. Truyền thuyết cũng nói tới dòng Thần Nông phương Bắc, dòng Thần Nông phương Nam nên một số người nghĩ rằng Tàu là dòng Thần Nông phương Bắc, ta là dòng Thần Nông phương Nam nên cho rằng ta với Tàu là cùng một gốc. Thậm chí một tiến sĩ sử học còn ngộ nhận cho ta là từ người Tàu mà ra. Đó là điều đáng buồn đáng hổ thẹn cho dòng giống con Rồng cháu tiên của chúng ta.Thế nên việc tìm hiểu về cội nguồn dân tộc từ truyền thuyết, từ những mảnh vụn của lịch sử để phục hồi sự thật, tìm về cội nguồn dân tộc. Chân lý khách quan của lịch sử sẽ sáng tỏ, trả lại những gì sự thật lịch sử cho lịch sử chính là ước vọng ngàn đời của tất cả chúng ta, những con dân đất Việt hôm nay. Vấn đề đặt ra là tại sao truyền thuyết lại bắt đầu từ Đế Minh, cháu 3 đời của Đế Viêm Thần Nông chứ không phải từ Thần Nông? Làm sáng tỏ vấn nan này chính là để khẳng định Đế Viêm chính là ông Tổ của Việt tộc, đồng thời minh xác Việt tộc là hậu duệ chính thống của Phục Hi, Thần Nông kế thừa Am dương Dịch biến luận, tinh hoa của triết thuyết phương Đông. Tư Mã Thiên, tác giả bộ Sử ký nổi tiếng được xem là đại biểu cho sử quan chính thống của Hán tộc đã viết Hoàng Đế, thủ lĩnh của liên minh bộ lạc trung nguyên là người mở đầu lịch sử Trung Quốc mà không hề nhắc gì tới Phục Hi, Thần Nông.
Ngày nay, các nhà Trung Hoa học đều thống nhất quan điểm là trước khi Hán tộc tràn xuống chiếm lĩnh trung nguyên thì tộc người mà cổ sử Trung Quốc gọi là“Di Việt” đã làm chủ trung nguyên từ xa xưa. Lịch sử Trung Quốc chỉ thực sự bắt đầu từ triều Thương, Chu mà thôi. Ngay các học giả uyên bác của Trung Quốc như V.K.Tinh, Wang Kwo Vu đều xác định là tất cả huyền thoại về các vị vua cổ xưa đều không thấy ghi chép gì trong “ Giáp cốt” đời Thương. Nếu Hoàng Đế là người khai mở lịch sử TQ thì chắc chắn phải ghi rõ trong giáp cốt nên không cần phải bàn cãi nhiều về nhân vật này. Sự tích tên tuổi của các nhân vật huyền sử Phục Hi, Thần Nông mới được nhắc tới trong sách vở vào thời Xuân thu Chiến quốc là thời kỳ nở rộ của Bách Việt. Nhóm Tân học“Nghi cổ phái” do nhà văn Quách Mạt Nhược chủ xướng đã chính thức bãi bỏ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế là của Trung Quốc. Chính Lương Khải Siêu, nhà chính trị nổi tiếng một thời của Hán tộc cũng phải thừa nhận là lịch sử Trung Quốc mới chỉ có khoảng 4 ngàn năm nay mà thôi.
Thời Xuân Thu là thời kỳ phục hưng của Việt tộc với sự trổi dậy của các quốc gia Bách Việt, hết Ngô đến Việt xưng “Bá” rồi tới Sở lãnh đạo liên minh 6 nước trung nguyên chống Tần giành quyền thống lĩnh trung nguyên. Chính vì vậy, thời kỳ này mới xuất hiện các nhân vật huyền sử Việt từ Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông, Đế Hoàng (Hoàng Đế) tới Nghiêu Thuấn, Vũ nhà Hạ của Việt tộc. Chính Khổng Tử, người được xem là“Vạn thế Sư biểu” của Trung quốc cũng biết rõ điều này nên chưa hề nhắc tới nhân vật Hoàng Đế mặc dù Khổng Tử đã xác nhận rõ là theo triều Chu “ Ngô tòng Chu ..!”.
Trong tác phẩm “Cổ sử Khảo” của Tiều Chu (199-270),“Tam ngũ lịch” của Từ Chỉnh (200-260),“Đông kỷ” của Vỹ Chiếu (204-273),“Đế vương Thế kỷ” của Hoàng Phủ Mật (215-282) thì tất cả các sử gia Trung Quốc này đều khẳng định rằng Thần Nông có liên quan huyết thống với Việt tộc. Nói cách khác, Việt tộc là hậu duệ của Thần Nông. Cổ thư Trung quốc chép lại sự kiện là đời Nghiêu Thuấn đánh dẹp họ Cộng Công (của Hán tộc) vì đã tranh ngôi với Chúc Dung (2690TDL) là hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông. Vua các nước Trịnh và hoàng tộc một số nước ở bán đảo Sơn Đông như Tề, Lỗ, Trần đều nhận họ là con cháu Thần Thái Sơn và lấy họ Khương là họ của Thần Nông. Gần đây, học giả Eberhard một nhà Trung Hoa học nổi tiếng đã công bố một sự thật là vào khoảng năm 450 TDL, một người viết sử đã đưa Hoàng Đế nguyên là một vị thần nhỏ trong địa phận Sơn Đông lên làm vị vua đầu tiên của Hán tộc. Sơn Đông là địa bàn cư trú của Lạc bộ Trĩ của Việt tộc mà cổ sử TQ gọi là rợ Đông Di nên vị thần Đế Hoàng chính là người Việt cổ nhưng Hán tộc nhận là thuỷ tổ nên viết lại là Hoàng Đế theo cú pháp Hán tự của họ. Nếu Hoàng Đế là một nhân vật có thật thì Đế Hoàng phải là người Việt cổ, hậu duệ của Thần Nông nhưng thuộc dòng Thần Nông phương Bắc. Cổ sử ghi lại là năm thứ sáu đời Chu Thành Vương 1100 TDL, Việt Thường cử sứ giả đến triều Chu biếu một con chim Bạch Trĩ, quan Trủng Tể Chu Công Đán nhớ lời Hoàng Đế có lời thề rằng “ Giao Chỉ ở ngoài phương xa, không được xâm phạm ..”. Nguồn sử liệu trên cũng hé mở cho chúng ta thấy là Hoàng Đế có liên hệ huyết thống với Việt tộc.
Theo Từ Hải thì Hoàng Đế, Li Vưu đều là những thị tộc trưởng nên sở dĩ có chiến tranh là để giành ngôi vị thủ lĩnh mà thôi. Truyền thuyết xưa cũng kể rằng Thần Nông và Hoàng Đế có cùng một ông Tổ là Thiếu Điển. (8) Tất cả các chứng cứ trên đã góp phần làm sáng tỏ sự thật lịch sử, phục hồi chân lý khách quan của lịch sử đó là nhân vật Đế Hoàng là người Việt cổ chứ không phải thuỷ tổ của Hán tộc như Tư Mã Thiên đã viết. Như vậy, thời đại “Tam Hoàng, Ngũ Đế” của họ chính là của Việt tộc. Tam Hoàng gồm Toại Nhân được xem là thuỷ tổ của loài người, kế đến là Phục Hy họ Thái Hạo thờ Rồng và Thần Nông họ Thiếu Hạo thờ chim.
Một vấn đề khác cũng phải đặt ra là sau thời đại Tam Hoàng là tới Ngũ Đế gồm Đế Hoàng, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn đều là người Việt cổ. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Nguyên về Hán ngữ và các phương ngữ Bách Việt ở Trung nguyên đã nhận xét chỉ có người Hakka (Hẹ) là Lạc bộ Trĩ ở vùng sông Bộc và bán đảo Sơn Đông có phát âm tương tự với Hán Việt và tiếng nôm của Việt tộc [Ngieu] còn Quan thoại và các phương ngữ khác đọc khác. Sự kiện này chứng tỏ thêm rõ là Đế Nghiêu là người Việt cổ.(9) Cổ sử Trung quốc cũng cho biết họ Đào Đường tức Đế Nghiêu đóng đô ở Bình Dương thuộc Sơn Tây. Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn đóng đô ở Bồ Bản cũng thuộc Sơn Tây. Thuấn truyền ngôi cho Vũ lập ra nhà Hạ. Mạnh Tử xác nhận vua Thuấn là người Đông Di và từ điển Từ Hải cũng xác định là tổ tiên và con cháu Thuấn đều được phong ở đất Đông Di. Thế mà Tư Mã Thiên, sử quan chính thống Đại Hán lại bao biện cho rằng Thuấn bị xem là người Đông Di vì thói quen hồi đó gọi là như thế. Luận điệu này không có tính cách thuyết phục nếu không muốn nói là khôi hài. Tại sao lại có thói quen gọi một người đồng chủng nhất là một vị vua là rợ Đông Di? Chính bản thân Tư Mã Thiên chỉ vì là bạn Lý Lăng mà đã bị tội phải “cung hình”, cắt bỏ bộ phận sinh dục huống chi gọi vua là man di mọi rợ, chắc chắn phải bị tru di cửu tộc chứ không phải là tam tộc nữa!
Trong khi chính cổ thư Trung quốc chép là vua Thuấn lấy vợ Việt và về ở ở rể tại nhà vợ. Sách Lễ Ký viết rõ hơn:“ Đế Thuấn là một nông dân Việt ở Lôi Trạch đã phát minh ra đàn huyền 5 dây để ca bài Nam Phong và ông Qui chế ra nhạc để thưởng chư hầu”. Theo Mã Đoan Lâm trong sách “Văn hiến Thông khảo” thì lúc đầu Tam Miêu không chịu phục nên vua Thuấn đã sai Vũ đi đánh cũng không được nên Thuấn chế ra đàn huyền 5 dây để hát bài Nam Phong. Cổ thư chép là cả Vua Thuấn và ông Vũ đều mặc áo “lông chim” rồi cầm khiên múa điệu vũ Li Vưu. Sau 3 năm là con số linh của Việt tộc thì Tam Miêu mới chịu phục vì nhận ra Thuấn, Vũ có cùng một nền văn hoá, cùng một chủng tộc. Theo Đổng Trọng Thư thì Li Vưu là cổ thiên tử, là vua phương Nam trước là viên quan xem thiên văn có cánh mà không bay được hàm ý chỉ người thuộc chi Au Việt thờ chim. Tương truyền Li Vưu được thần thoại hoá là rồng vàng cao cả, là người có 4 mắt, 6 tay với 2 phụ tá là thần gió và thần mưa. Công trình nghiên cứu của Kim Định cho biết Li Vưu cũng là tên một bài múa gồm nhiều vũ nhân nhất 9.9=81. Li Vưu cũng chỉ lá cờ hay xuất hiện trên bầu trời như hình sao chổi đuôi cong, nền cờ màu đỏ ở giữa có hình tròn màu vàng mà sau này Hoàng Đế Quang Trung cũng chọn lá cờ của thánh tổ Li Vưu thời cổ đại.(10)
Theo nhà nghiên cứu Vũ Bình người Trung quốc thì khi giải mã chữ “Vũ” cổ đã cho rằng đó là dáng múa của cư dân nông nghiệp khi cầu mưa. Vũ nhạc có quan hệ mật thiết với lễ dâng hương của truyền thống thờ cúng thần mặt trời, thờ cúng tổ tiên của cư dân nông nghiệp. Vấn đề gốc tích vua Vũ lại sáng tỏ khi cổ sử Trung quốc còn ghi rõ là năm Quí Tỵ (2.198 TDL), vua Đại Vũ nhà Hạ hội chư hầu ở Cối Kê thuộc U Việt. Năm Quí Mão 2.085 TDL, vua Thiếu Khang nhà Hạ phong cho con thứ là Vô Dư ở đất Việt. Cổ thư chép vua Vũ được ban cho “Cửu Trù” cũng là “ Cửu Đỉnh” nên chia nước ra 9 châu. Kim Định trích dẫn Danses kể lại truyền thuyết về vua Vũ khi đi trị thuỷ, đào sâu xuống lòng sông thì gặp mả của Phục Hi, khi mở ra thấy Phục Hy đang quấn đuôi Nữ Oa. Vua Đại Vũ được ban cho sách “Lạc thư” cũng trên dòng sông Lạc. Miền Trung và Hạ lưu sông Hoàng Hà có 2 con sông cùng có tên là sông Lạc. Một ở ngã ba Tam Giang Bắc của người Việt cổ chi Lạc bộ Chuy ở vùng Thiểm Tây, Sơn Tây và một ở Bắc tỉnh Hà Nam cũng gọi là sông Lạc nhưng viết với bộ Thuỷ. Hai thuỷ danh gắn liền với tộc danh đã chứng tỏ vua Đại Vũ là người Việt vì chỉ có ông Vũ mới được thiên duyên là rùa thần nổi lên trên sông Lạc, đội quyển sách “Lạc thư” có ghi 9 điều khoản để trị nước.
Nói cách khác, huyền sử cho chúng ta thấy rằng quyển sách đó là tinh hoa Việt bao gồm “Hồng phạm Cửu trù” với Lạc thư để vua Vũ lập ra nhà Hạ của Việt tộc. Sử sách còn ghi lại là vua Thuấn tuần du phương Nam rồi chết ở núi Thương Ngô. Núi Thương Ngô trước tên là núi Cửu Nghi ở miền Bắc tỉnh Hồ Nam là địa bàn cư trú của Bách Việt. Hai bà vợ đi theo buồn đau than khóc rồi chết bên bờ sông Tương nên dân gian lập đền thờ hai bà gọi là “Tương phi”. Sông Tương bắt nguồn từ Long Uyên chảy vào hồ Động Đình và ăn lên tới vùng Ba Thục là đất Bách Việt (Bai-Yue). Dân gian còn lập đền thờ Sương Quân là con gái vua Nghiêu ngay bên hồ Động Đình.
Cổ thư Trung Hoa chép lại rằng vua các nước Ngô Việt đều tự hào là con cháu Hoàng Đế và vua Đại Vũ nhà Hạ. Chính Tư Mã Thiên trong “Sử ký” cũng tự mâu thuẫn khi chép rằng tổ tiên của Câu Tiễn, vua nước Việt thời Xuân Thu là dòng dõi vua Vũ. Hiện ở núi Cối Kê tỉnh Triết Giang Trung quốc bây giờ vẫn còn đền thờ vua Vũ, nơi mà ngày xưa vua Vũ đã đến hội chư hầu tại đây. “Sử Ký” cũng chép rằng vua nước Sở nhận rằng là hậu duệ của Hoàng đế Hiên Viên. Hùng Dịch người được triều Chu phong cho ở đất Sở là cháu vua Kinh Man là Chuyên Húc (còn gọi là Xuyên Húc) ông tổ của nhà Hạ. Cổ thư ghi rõ Chuyên Húc thuộc dòng họ Cao Tân Cao Dương của Việt tộc còn lưu lại dấu ấn trong sự tích trầu cau. Đế Cốc kế tiếp Đế Chuyên Húc lại là cháu của vua Thiếu Hạo, dòng Thần Nông thờ chim là vật biểu chính là chi Au Việt (Bái điểu tộc) của Việt tộc. Đế Nghiêu họ Đào Đường là con thứ của Đế Cốc, em Đế Chí nhưng vì Đế Chí nhu nhược nên chư hầu tôn Nghiêu lên làm vua lấy hiệu là Đường Nghiêu. Sự thật lịch sử này sẽ làm đảo lộn tất cả những sử sách kinh điển của Hán tộc viết theo lý của kẻ mạnh để “Lộng giả thành chân” khiến mọi người tin theo bao đời nay.
Tác giả Phạm Trần Anh
Nguồn khoahoc.net
Là người Việt Nam, từ em bé thơ ngây đến cụ già trăm tuổi, từ bậc thức giả đến bác nông dân chân lấm tay bùn, không ai không một lần nghe truyện cổ tích họ Hồng Bàng. Chúng ta tự hào là con Rồng cháu Tiên của Bố Lạc Mẹ Au với thiên tình sử đẹp như một áng sử thi mở đầu thời kỳ dựng nước của dòng giống Việt. Truyện họ Hồng Bàng về khởi nguyên dân tộc, lần đầu tiên được Hồ Tông Thốc chép trong tác phẩm “ Việt Nam thế chí” vào thế kỷ XIV đời Trần nhưng sách đã bị quân Minh tịch thu tiêu huỷ nên không còn nữa. Đầu thế kỷ XIV, Trần Thế Pháp và Lý Tế Xuyên đời Trần đã chép lại những truyền thuyết dân gian vào bộ sách “LĨNH NAM TRÍCH QUÁI” và “VIỆT ĐIỆN U LINH”(1) để truyền lưu nguồn gốc giống dòng Việt cho đời sau. Trần Thế Pháp tác giả Lĩnh Nam Trích Quái viết :“Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc chưa có quốc sử để ghi chép cho nên nhiều truyện bị mất đi, may còn truyện nào không bị thất lạc được dân gian truyền miệng thì đó là SỬ ở trong truyện chăng? Than ôi, Lĩnh Nam Liệt truyện sao không khắc vào đá, viết vào tre mà chỉ truyền tụng ở ngoài bia miệng !? Từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu, lấy đó làm răn, rất quan hệ đến cương thường, phong hoá. Oi ! Há đâu phải là điều lợi nhỏ ???”.
Năm 1329, Lý Tế Xuyên viết Việt Điện U Linh cũng ấp ủ hoài bão bảo lưu truyền thuyết về nguồn cội dân tộc nên ông cho rằng:“Xem truyện họ HỒNG BÀNG thì hiểu lai do việc khai sáng nước HOÀNG VIỆT. Trời đã sai chim huyền điểu giáng thế sinh ra vua Thương thì hẳn có việc trăm trứng nở thành trăm con trai chia trị Nam quốc. Truyện họ Hồng Bàng không thể mất được …”. Học giả Lê Quí Đôn trong “ Kiến văn Tiểu lục” viết năm 1777 đã nhận định : “ Hồi đầu niên hiệu Khai Hựu ( 1329-1341) nhà Trần, Lý Tế Xuyên phụng mệnh chép Việt Điện U Linh tập, ghi đền miếu thờ các vị thần, có trình bày hạo khí linh tích 8 vị Đế vương Lịch đại và 12 vị nhân thần. Sách này lời văn trang nghiêm, sự việc xác thực, cũng tỏ ra tài nhà sử học lành nghề. Trong sách có dẫn Giao Châu ký của Tăng Cổn, Sử ký của Đỗ Thiện và truyện Báo cực. Những sách này đều không còn thấy lưu truyền ..!”.
Mãi đến đời Lê, sử gia Ngô Sĩ Liên mới chính thức đưa thời đại Hùng Vương vào bộ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ. Quan niệm của ông khi viết sử là để “Xét rõ nguồn gốc xưa nay của trị loạn để bạo biếm khen chê răn đời…”. Ngô Sĩ Liên mới ghi thời đại HùngVương trong phần ngoại kỷ, mà chưa chính thức ghi vào chính sử cốt ý để cho thế hệ đời sau soi sáng cội nguồn qua các công trình nghiên cứu để minh nhiên lý giải nguồn gốc dân tộc. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: “Nước ĐẠI VIỆT ta ở về phía Nam Ngũ Lĩnh, thế là Trời đã chia bờ cõi Nam Bắc hẳn hòi. Thủy tổ của ta là con cháu Thần Nông. Trời đã sinh ra vị chân chúa vì thế mới cùng Bắc triều đều làm chúa Tể một phương ….”.
Đại Việt Sử ký Toàn thư chép về họ Hồng Bàng như sau : “: Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, Rồi sau Đế Minh đi tuần phương Nam, đến dãy Ngũ Lĩnh gặp Vụ Tiên nữ sinh ra Vương (Lộc Tục). Vương là bậc Thánh trí thông minh. Đế Minh yêu quí lạ, muốn cho nối ngôi. Vương cố nhường cho anh mình, không dám vâng mệnh. Đế Minh vì thế lập Đế Nghi là con trưởng nối dòng trị phương Bắc. Lại phong cho vua là Kinh Dương Vương, trị phương Nam, đặt tên nước là Xích Quỉ. Vương lấy con gái Chúa Động Đình tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân huý là Sùng Lãm, nhà vua lấy con gái của Đế Lai là nàng Au Cơ, sinh ra trăm trai. Tục truyền là sinh ra trăm trứng), ấy là Tổ của Bách Việt (Trăm giống Việt). Một hôm vua bảo Au Cơ rằng : “ Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hoả khắc nhau, sum hợp thật khó”. Bèn cùng nàng từ biệt nhau, chia năm chục con theo mẹ về núi, năm chục con theo cha về miền Nam. Có sách chép là về biển Nam. Phong người con cả là Hùng Vương nối ngôi vua”.(2) Lê Tung viết trong “ Việt sử Thông giám Tổng luận” năm 1514 có lời bàn như sau : “ Hùng Vương nối nghiệp Lạc Long Quân .. con cháu nối dòng đều được gọi là Hùng Vương, phúc gồm 18 đời, năm trải hơn hai ngàn ..”.
Tác giả Lĩnh Nam Trích Quái liệt truyện căn cứ vào những truyện truyền khẩu trong dân gian và một số truyện chép theo những sách cổ của thư tịch Trung Quốc như “ Tài Quỉ ký” của Trương Quân Phòng đời Tống, “Nam Hải Cổ tích ký” của Ngô Lai đời Nguyên. “Lĩnh Nam Trích Quái Liệt truyện chép về khởi nguyên của dân tộc ta với huyền thoại RỒNG TIÊN như sau :
“… Cháu ba đời của VIÊM ĐẾ THẦN NÔNG là ĐẾ MINH, Đế Minh sinh ra Đế Nghi rồi đi tuần du phương Nam tới miền Ngũ Lĩnh gặp con gái bà VỤ TIÊN đem lòng yêu thích lấy về sinh ra LỘC TỤC. Lộc Tục dung mạo đoan chính, sớm tỏ ra thông minh lanh lợi hơn người. Đế Minh thấy thế làm lạ cho nối ngôi vua nhưng Lộc Tục từ chối nhường ngôi cho anh là Đế Nghi, không dám vâng mệnh. Đế Minh thấy vậy bèn lập Đế Nghi thay mình cai trị đất Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam. Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là KINH DƯƠNG VƯƠNG, đặt tên nước XÍCH QUỈ”. Bờ cõi nước Nam ta lúc bấy giờ, Bắc giáp hồ Động Đình tỉnh Hồ Nam Trung Quốc bây giờ, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành) phía Đông giáp bể Nam Hải, phía Tây tới Ba Thục Tứ Xuyên. Kinh Dương Vương có tài bơi lặn xuống thủy phủ lấy con gái Vua hồ Động Đình là LONG NỮ sinh ra SÙNG LÃM chính là LẠC LONG QUÂN sau thay vua cha trị nước, còn Kinh Dương Vương không biết đi đâu.
Đế Nghi ở Phương Bắc truyền ngôi cho con là Đế Lai. Nhân khi trong nước vô sự, nhớ tới chuyện ông mình là Đế Minh đi tuần thú phương Nam gặp được tiên nữ. Đế Lai bèn bảo bề tôi thay mình giữ nước rồi đi tuần du nước Xích Qủi ở phương Nam. Đến nới Đế Lai thấy Lạc Long Quân đã về Thủy phủ, trong nước vô chủ bèn để cho ái nữ ÂU CƠ và những kẻ hầu hạ ở lại nơi hành tại còn mình đi dạo chơi trong thiên hạ, xem các nơi hình thắng, thấy những kỳ hoa dị thảo, trân cầm dị thú như tê tượng, đồi mồi, vàng bạc châu báu, tiêu quế nhũ hương, trầm đàn các vị cùng sơn hào hải vật không thiếu thứ nào. Phương Nam bốn mùa khí hậu không lạnh không nóng. Đế Lai đem lòng yêu thích quên cả chuyện về. Nhân dân nước Nam khổ vì cảnh phiều nhiễu, không được sống yên lành như trước nên ngày đêm mong Lạc Long Quân trở về, bèn cùng nhau cất tiếng gọi: “Bố ơi, bố ở nơi nào hãy mau về cứu chúng con …” Long Quân thoắt nhiên trở về thấy Âu Cơ dung mạo tuyệt mỹ đang ở một mình, Long Quân lấy làm yêu thích bèn hoá thành một chàng trai hình dáng xinh đẹp, tả hữu trước sau có kẻ hầu người hạ, tiếng ca tiếng nhạc vang lừng đến tận nơi hành tại. Âu Cơ trông thấy Long Quân lòng cũng xiêu xiêu. Long Quân đón về ở động Long Trang. Khi Đế Lai trở về không thấy Âu Cơ bèn sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần thông, biến hoá ra trăm hình ngàn vẻ, nào yêu tinh quỉ ma, nào rồng rắn hổ voi làm cho kẻ đi tìm sợ hãi không dám lục lạo. Đế Lai đành trở về phương Bắc. Đế Lai truyền ngôi cho Đế Du Võng. Du Võng đánh nhau với Hoàng đế ở Phản Tuyền không thắng được mà chết. Họ Thần nông phương Bắc đến đây là hết.
Lạc Long Quân và Âu Cơ sống với nhau chừng 1 năm thì sinh được một cái bọc cho là điềm không lành nên đem bỏ ở ngoài đồng. Qua 7 ngày, cái bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một người con trai, Long Quân liền đón về nuôi không cần bú mớm. Các con to lớn, người nào cũng trí dũng song toàn. Ai trông thấy cũng đều kính phục cho là đám anh em phi thường. Long Quân ở mãi nơi thủy phủ, làm cho mẹ con Âu Cơ phải sống lẻ loi muốn đi về đất Bắc, khi tới biên giới Hoàng đế nghe tin lấy làm lo sợ chia quan ngăn giữ cửa ải. Mẹ con Âu Cơ không về đất Bắc được nên đêm ngày kêu gọi Long Quân rằng: “Bố ơi, bố ơi ở nơi nào làm cho mẹ con tôi phải buồn đau”. Long Quân nghe thấy trở về gặp Âu Cơ ở Tương Dã. Âu Cơ vừa khóc vừa nói rằng:“Thiếp nguyên là người đất Bắc cùng chàng ăn ở với nhau, sinh được trăm đứa con trai, không biết dựa vào đâu mà nuôi nấng. Vậy xin theo chàng, xin chàng đừng ruồng bỏ làm cho mẹ con thiếp là kẻ không chồng, không cha, chỉ riêng mình đau khổ mà thôi. Long Quân buồn rầu nói: “Ta là giống RỒNG đứng đầu thủy phủ, nàng là giống TIÊN người ở trên đất vốn không đoàn tụ được với nhau. Tuy khí ÂM DƯƠNG hợp lại mà sinh con nhưng giống dòng tương khắc như nước với lửa, khó bề ở với nhau dài lâu được. Nay phải chia ly, ta mang 50 con trai về thủy phủ chia trị các nơi, còn 50 con theo nàng ở trên đất, có việc cùng gắn bó đừng bỏ rơi nhau… Trăm người con trai cúi đầu lặng lẽ nghe lời Bố rồi cùng nhau từ biệt mà đi…”.
Thoạt nghe có vẻ hoang đường huyền hoặc thế nhưng vấn đề là chúng ta phải đặt mình vào thuở ban sơ cách đây mấy ngàn năm mới thấy rõ Tổ tiên ta đã sống ra sao và suy nghĩ thế nào ở thời cổ đại? Từ đó mới có thể hiểu được những gì mà Tổ tiên ta đã gửi gấm cho chúng ta qua bức thông điệp lịch sử đó. Làm sao có chuyện trứng nở ra người? Chi Âu Việt của người Việt cổ chọn vật linh biểu trưng là chim nên mẹ Au đẻ ra trăm trứng là như thế. Chim Phượng Hoàng của người Việt tung cánh bay theo hướng mặt trời, vừa diễn tả ý niệm người Việt thiên cư dần về hướng Đông xuống miền bể, mặt khác chim bay lên trời gắn liền với hình tượng Tiên của mẹ Âu Cơ.
Mỗi dân tộc đều có những truyền thuyết độc đáo mang sắc thái đặc thù biểu trưng riêng của dân tộc đó. Vì thế ngay cả những dân tộc mà ngày nay được xem là văn minh cũng đều có một con vật biểu trưng cho dòng giống như Ấn Độ là voi, Tàu là con cọp, Pháp là con gà trống Gaulois, Anh là con sư tử, Mỹ là con chim Ưng (đại bàng) nên Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ lấy chim đại bàng và Pháp lấy con gà làm quốc huy cho cả nước.
Theo cơ cấu luận thì Sử ký là sử hàng ngang ghi chép các biến cố, các sự kiện cụ thể với những con người cụ thể theo năm tháng, còn Huyền sử được gọi là Sử hàng dọc mang tính tâm linh, xoay quanh những tác động lý tưởng biểu thị bằng những sơ nguyên tượng giàu phổ biến tính. Thật vậy, cái biểu tượng uyên nguyên đó có thật như một lý tưởng nhưng chưa hiện thực được. Đó là những nguyên lý được kết tinh và tiềm ẩn trong đời sống tâm linh của một dân tộc như trong huyền sử Rồng Tiên thì Âu Cơ chỉ là hình tượng nguyên sơ.(3) Mẹ Âu Cơ là chi tộc thờ chim của Việt tộc nên việc mẹ đẻ ra một cái bọc trăm trứng là chuyện bình thường cũng như cái bọc không chỉ nói về cái bọc mà nó biểu tượng cho ý niệm công thể, ý nghĩa của 2 chữ đồng bào cùng chung một bào thai của mẹ Âu Cơ. Cũng thế trăm con không nhất thiết phải là một trăm mà hàm ý số nhiều và quan trọng nhất là thư tịch cổ Trung Hoa chép về cộng đồng Bách Việt, đã chứng minh sự thật lịch sử của huyền thoại mà ta cứ tưởng là huyền hoặc hoang đường.
Theo triết gia Kim Định thì huyền sử nói mà không nói, thật mà không hiện thực là thế đó. Ngày nay không ai phủ nhận được giá trị của huyền thoại và truyền thuyết được coi như lịch sử dân gian mà đôi khi nó có giá trị trung thực hơn cái gọi là “chính sử” của các chế độ độc tài xưa và nay. Beaudelaire một thi sĩ nổi tiếng đã nhìn nhận sức mạnh của truyền thuyết huyền thoại vì đó là “Sử cô đọng của các dân tộc”. Đại văn hào Pháp Victor Hugo khi viết “ Truyện kỳ các thời đại” ông đã tìm về nguồn cội, khai thác các truyền thuyết thần thoại xa xưa vì theo ông, đó là “Lịch sử được lắng nghe ở ngưỡng cửa của truyền thuyết. Truyền kỳ có phần nào hư cấu nhưng tuyệt đối không có ngụy tạo”.
Thật vậy, truyền thuyết tự thân nó không phải là lịch sử biên niên nhưng truyền thuyết là có thật, nó phản ảnh những ý nghĩa có thật của một thời lịch sử ban sơ mà người xưa ký thác vào đó dưới lớp vỏ hư cấu huyền hoặc để truyền lưu gửi gấm cho những thế hệ sau. Một triết gia nói: “Tất cả nền minh triết cũng như trí khôn loài người đều ẩn tàng trong các huyền thoại, truyền kỳ lịch sử dân gian”. Vấn đề là phải làm sao hiểu được những lý tưởng uyên nguyên, những tâm linh sâu thẳm hàm tàng ẩn chứa qua những hình tượng nguyên sơ trong đó. “ Tất cả đã được nói rồi trong các thần thoại, vấn đề chúng ta là chỉ còn phải tìm hiểu” như P.Ricoeur đã viết. Nói theo Jung, một triết gia thời đại thì: “Truyền thuyết huyền thoại hàm chứa những ý nghĩa lịch sử trung thực nhất, vì nhân vật thần thoại là sản phẩm đúc kết biết bao suy tư của một thời đại tạo dựng độc sáng nhưng nó phải chờ thế hệ sau diễn đạt bằng ngôn từ minh nhiên lý giải…”(4)
Ngày nay không ai phủ nhận được giá trị của huyền thoại và truyền thuyết được coi là lịch sử dân gian có giá trị trung thực hơn cái gọi là “chính sử” tại một số nước độc tài hiện nay. Nói cách khác như Jung, một triết gia thời đại thì “Huyền thoại là đạo sống của một dân tộc” mà theo Wallace Cliff thì “ Nếu dân tộc nào để mất đi huyền thoại là đánh mất mạch nối vào nguồn cội quá khứ của tổ tiên và cũng sẽ mất luôn căn bản cho việc xây dựng tiền đồ của dân tộc đó”. Thật vậy Laurens va de Post đã xem huyền thoại là di sản thiêng liêng nhất vì nó diễn tả tinh thần dân tộc ở mức độ cao nhất. Micia Eliado cũng cho rằng “Huyền thoại là gia sản quí báu nhất vì tính chất thiêng liêng điển hình và mang lại ý nghĩa sống cho cả một dân tộc”.
Lịch sử đã chứng minh lời của Karl Jung là “Dân tộc nào quên đi huyền thoại thì dân tộc đó dù là những dân tộc văn minh nhất sớm muộn cũng sẽ tiêu vong…”. Trong lịch sử loài người, nhiều cộng đồng người đã không tồn tại được với thời gian vì không có truyền thuyết khởi nguyên của dân tộc. Huyền thoại là di sản thiêng liêng nhất, quí báu nhất mà tiền nhân đã để lại cho hậu thế. Huyền thoại là mạch sống nối cội nguồn quá khứ với thế hệ hiện tại và mai sau, là gia sản cao quí vô giá ghi nhận những cảm nghiệm nội tâm của người xưa đã thực chứng suốt dòng vận động của lịch sử. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên đã thấm đậm trong lòng mỗi người chúng ta để trở thành đạo sống của dân tộc Việt.
Với phương pháp nghiên cứu huyền thoại, chúng ta nghiên cứu huyền sử, tìm về nguồn cội dòng giống qua những gửi gấm của người xưa là một việc làm hết sức đúng đắn và cần thiết. Vấn đề đặt ra là với một thái độ nghiêm túc, một phương pháp khoa học, nhưng không có quyền áp đặt những suy nghĩ của nhân loại thế kỷ 20 lên những tư duy, trí tưởng tượng của người xưa mà chúng ta phải đặt mình hoàn cảnh lịch sử thời đó để có thể hiểu được cái gọi là “ lịch sử sống động của dân gian”. Một mặt, phải gạt bỏ những yếu tố thần thoại, loại ra những chi tiết hư cấu. Mặt khác, đặt mình vào hoàn cảnh xã hội đời sống tâm linh của người xưa, mới thấy được cái tinh tuý cốt lõi tiềm tàng trong truyền thuyết, sau khi phân tích, đối chiếu và xác minh bởi lịch sử minh thị với những chứng cứ Khảo cổ, Ngôn ngữ, Dân tộc học và Chủng tộc học.
Tác giả Phạm Trần Anh
Nguồn khoahoc.net
Cũng như nhiều học giả ngoại quốc khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, nữ sĩ Blaga Dimitrova đã hết sức ngạc nhiên xen lẫn thán phục dân tộc Việt Nam, một dân tộc mà huyền thoại và hiện thực đan quyện hoà lẫn với nhau đến nỗi khó có thể phân biệt đâu là huyền thoại đâu là hiện thực nữa. Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Huyền sử con Rồng cháu Tiên là niềm tự hào của nòi giống Việt. Đã là người Việt Nam thì từ em bé thơ ngây đến cụ già trăm tuổi, từ bậc thức giả uyên bác đến bác nông dân suốt đời chân lấm tay bùn, không ai không một lần nghe truyện cổ tích Họ Hồng Bàng. Thật vậy, ai trong chúng ta mà không biết về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của “Bố Lạc Mẹ Âu” mở đầu thời kỳ dựng nước của dòng giống Việt.
Kể từ khi Ngô Sĩ Liên dẫn truyện họ Hồng Bàng trong “Lĩnh Nam Trích Quái” để chép kỷ Hồng Bàng trong bộ Đại Việt sử ký Toàn Thư, thì lần đầu tiên huyền thoại Rồng Tiên, nguồn gốc của dân tộc Việt được ghi trong chính sử nước ta. Gần đây, công trình nghiên cứu về “Lục Độ Tập Kinh” của học giả Lê Mạnh Thát cho chúng ta biết thêm là chính Khương Tăng Hội thông qua Lục Độ Tập Kinh là người đầu tiên bảo lưu truyền thuyết “trăm trứng” của dân tộc ta. Năm 251 Khương Tăng Hội dịch Lục Độ tập Kinh sang chữ Hán có truyện trăm trứng mà nguyên bản chữ Phạn là “trăm cục thịt” của truyền thống Phạn Văn mà bản dịch tiếng Trung Quốc đã lưu hành khắp Trung Nguyên. Lục Độ Tập kinh đã bảo lưu cho thế hệ Việt Nam chúng ta, về nguồn gốc dân tộc qua câu chuyện trăm trứng trong kinh Phật mãi tới ngày nay.
Truyền thuyết Việt Nam không mang tính huyền thoại hoang đường của chủ nghĩa duy thần cuồng tín hoặc duy nhân thái quá, đề cao con người thái quá khiến con người bị nhấc bổng lên trên không, để từ đó sinh ra tự mãn cho rằng chỉ có con người làm nên tất cả, chỉ có cái ta duy lý đó dẫn tới quan niệm độc tôn, độc đoán, độc tài … của phương Tây. Truyền thuyết Việt Nam không mang tính huyền thoại ly kỳ như truyền thuyết về tình yêu của những anh hùng không thực và giai nhân tuyệt sắc của Ấn Độ.
Truyền thuyết Việt Nam cũng không thiên về sức mạnh của vật chất, của bắp thịt siêu nhiên kiểu Samson, Hercule, Héraclès. Truyền thuyết Việt Nam cũng không tôn thờ những thần thánh “thế tục hơn cả thế tục” kiểu thần Ouranos loạn luân vô đạo, thần tửu sắc Baccus, nữ thần sắc đẹp Vénus dâm dục, thần quan thầy thương mại Mercure tay cầm túi tiền, tay cầm dùi **c như thần thoại La Hy phương Tây và những nước cận Đông khác.
Truyền thuyết Việt Nam nói đúng hơn đó là truyền kỳ lịch sử Việt Nam được hư cấu dưới lớp vỏ huyền thoại nhưng thực chất lại đề cao con người với ý nghĩa nhân bản truyền thống. Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng một triết lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan chứa vẻ nhân văn, tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng “ Bọc điều trăm trứng nở trăm con”. Từ ý niệm đồng bào dẫn đến lòng yêu nước, thương nòi, yêu quê cha đất tổ, tất cả đã trở thành giá trị đạo lý truyền thống của nền văn minh đạo đức Việt Nam.
Gạt sang một bên những hư cấu hoang đường quen thuộc của huyền thoại để cố gắng tìm hiểu những ẩn ý sâu xa hàm tàng trong truyền thuyết, đã gợi cho chúng ta chìa khoá để giải mã bức thông điệp Rồng Tiên từ ngàn xưa gửi cho cháu con đời sau. Tự thân huyền thoại Rồng Tiên đã chiếu giải trung thực ý nghĩa của những sự kiện lịch sử sau:
VIỆT TỘC LÀ HẬU DUỆ CHÍNH THỐNG CỦA ĐẾ THẦN NÔNG:
Truyền thuyết đã được xác nhận bởi nguồn tịch cổ là dòng Thần Nông phương Bắc định cư ở Bắc lưu vực Hoàng Hà, truyền đến đời Du Võng tràn xuống phương Nam giao chiến với Li Vưu (Xuy Vưu) cuối cùng bị Hoàng Đế đánh đuổi và chết ở Lạc Ấp. Dòng Thần Nông phương Nam do Kinh Dương Vương, thủ lĩnh của liên minh bộ lạc ở Châu Kinh và Châu Dương ở vùng lưu vực sông Dương Tử hình thành nhà nước Xích Qui(5) ban sơ của Việt tộc.
Truyền thuyết cho ta biết là các chi tộc Việt vẫn chung sống hài hoà, điều này được thể hiện qua việc Lạc Long Quân con của Kinh Dương Vương, dòng Thần Nông phương Nam lấy công chúa Âu Cơ con của Đế Lai dòng Thần Nông phương Bắc. Lịch sử lại hợp nhất 2 dòng Thần Nông Bắc và Nam lưu vực Hoàng Hà để truyền lưu mãi tới ngày nay. Đây chính là cốt lõi của vấn đề chứ không như một số người hẹp hòi đặt vấn đề theo cách nhìn thiển cận của họ là Lạc Long Quân lấy cháu họ Âu Cơ. Xin lưu ý một điều là thời đó là chế độ mẫu hệ nên vì thế không đặt thành vấn đề “loạn luân” theo quan điểm chúng ta ngày nay. Mặt khác, ý nghĩa cao cả của việc Lạc Long Quân lấy Âu Cơ chính là để nói lên sự hợp nhất của 2 dòng Thần Nông Bắc và Nam mà người xưa muốn nhắn gửi cho đời sau mà thôi.
Truyện cổ tích họ Hồng Bàng kể lại rằng:“Lạc Long Quân thay cha trị nước, dạy dân cày cấy, ăn mặc. Trong nước từ đấy mới có thứ tự quần thần, tôn ti trật tự, xã hội mới có luân thường đạo lý giữa cha con, vợ chồng”. Thư tịch cổ cũng ghi rõ: “ Lạc Long Quân giáo dân canh giá y thực, thủy hữu quần thần, tôn ti chi tự, phụ tử, phu phụ chi luân. Việt nhân hô phụ viết bố, hô quân viết vương” có nghĩa là Bố Lạc dạy dân cách cày cấy ăn mặc, vua tôi vợ chồng có luân thường đạo lý. Người Việt gọi phụ (cha) là Bố, gọi vương (vua) là Quân. Thực tế này chứng tỏ Việt tộc ngay từ thời đó đó có một nền văn minh đạo đức góp phần hình thành truyền thống văn hiến Việt.
Truyền thuyết cũng cho biết rằng Việt tộc là hậu duệ của Viêm đế Thần Nông mà hình tượng là Totem phức thể “Đầu người, thân trâu” là ông Tổ của nghề nông. Truyền thuyết kể lại rằng Thần Nông uốn gỗ làm “lỗi” đẽo gỗ làm “trĩ”, những dụng cụ này dùng sức kéo để vạch thành luống đất, dạy dân cày cấy. Theo“Bách Việt Ngọc phả Truyền thư” thì chỉ có nhị hoàng chứ không có tam hoàng như sách sử Trung Quốc chép thêm Nữ Oa từ trước đến giờ. Phục Hi còn gọi là Đế Thiên (2698-2599 TDL), họ Hiên Viên có tên thụy là Thái Hạo thờ rồng. Truyền thuyết dân gian kể rằng bà Hoa Lư đạp nhân khi đi qua đầm Lôi Trạch, dẫm lên vết chân khổng lồ của Lôi Thần, vị thần Rồng cảm ứng mà sinh ra Phục Hi. Đây chính là thụ thai theo lối “dã hợp”, bản sắc riêng biệt của người Việt cổ.
Là con của Thần Rồng nên Phục Hi mang hình tượng đầu và mình là người, phần dưới là thân Rồng. Em gái song sinh của Phục Hi là Nữ Oa cũng nửa người nửa Rồng. Giới khảo cổ đã tìm được một bức phù điêu chạm nổi hình hai anh em, đuôi quấn lấy nhau, tay Phục Hi cầm tượng mặt trời, tay Nữ Oa cầm tượng mặt trăng. Phục Hi truyền ngôi cho con là Thần Nông tức Đế Thần, họ Khương tên thuỵ là Thiếu Hạo thờ chim. Sách “Đế vương Thế kỷ” chép về Thần Nông như sau:“ Đế Viêm Thần Nông họ Khương, mẹ là Nhiệm Tợ con gái của họ Hữu Kiều tên là Nữ Đang, làm chánh phi cho Thiếu Diễm. Nhân dịp đi chơi phía Nam Hoa Sơn gặp Thần Long, cảm Nữ Đang ở Thương Dương mà sinh Đế Viêm. Đế Viêm “đầu người thân trâu”, lớn lên ở sông Khương nên lấy họ Khương. Đế Viêm đóng đô ở Trần thuộc tỉnh Hà Nam, Đế Viêm chế ra đàn cầm 5 dây, bắt đầu dạy thiên hạ trồng lúa nên dân gian gọi là Thần Nông. Thần Nông vốn nổi lên từ Liệt Sơn nên còn gọi họ là Liệt Sơn, còn một họ nữa là Đẩu Khôi ấy là Nông Hoàng. Dân gian truyền tụng rằng vào thời Đế Viêm, chư hầu họ Túc Sa làm phản, không chịu vâng lời. Cơ Văn can gián bị Túc Sa giết chết. Đế Viêm rút về Tu Đức. Dân Túc Sa nổi giận giết vua rồi về theo Đế Viêm. Đế Viêm từ nước Trần dòi đô về Khúc Phụ ở Lỗ, lập lại số 8 quẻ tức 8 lần 8 là 64 quẻ, ở ngôi 120 năm mới băng hà, mộ táng ở Trường Sa. Đế Viêm lấy con gái họ Bôn Thuỷ tên là Thính Yểu, sinh ra Đế Lâm, Đế Lâm sinh Đế Khôi, Đế Khôi sinh Đế Thừa .. Đế Minh, Đế Trực, Đế Ly, Đế Du Võng phàm 8 đời trị vì 530 năm”.(6)
Lưu An trong tác phẩm “ Hoài Nam tử” chép lại thời thái bình thịnh trị của Thần Nông như sau:“Xưa khi Thần Nông trị thiên hạ, tinh thần không xuôi ngược trong lòng, trí óc không rong ruổi ngoài 4 cõi. Người ta mang lòng nhân, mưa ngọt tuôn rơi, ngũ cốc tốt tươi. Xuân sinh, Hạ lớn, Thu gặt, Đông cất. Tháng rảnh ngày thơi, cuối năm dâng cúng, đúng thời thường khoản, cùng ở “Minh Đường”. Chế độ “Minh Đường” tuy có mà không. Bốn phương mưa gió thuận hoà, thời tiết ấm áp ôn hoà. Thần Nông nuôi dân lấy công bằng là chính, dân tình chất phác ngay thẳng, không tranh đua giành giật mà dư của ăn của để, không nhọc nhằn thân xác mà vẫn xong việc, cùng sống hoà đồng nên được trời đất giúp đỡ. Do thế, có uy mà không giết, ra hình mà không dùng, pháp luật bớt đi không phiền ai cả. Vì vậy sự cải hoá của “ Người” giống như thần. Đất của Người, Nam tới Giao Chỉ không ai là không nghe vậy. Vào thời ấy, luật ít hình nhẹ, lao tù trống trơn mà thiên hạ một tục, chẳng ai mang lòng gian trá …”.(7)
Truyền thuyết cho chúng ta biết rằng Việt tộc là hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông mà từ xưa đến nay chúng ta cứ cho là của Hán tộc. Truyền thuyết cũng nói tới dòng Thần Nông phương Bắc, dòng Thần Nông phương Nam nên một số người nghĩ rằng Tàu là dòng Thần Nông phương Bắc, ta là dòng Thần Nông phương Nam nên cho rằng ta với Tàu là cùng một gốc. Thậm chí một tiến sĩ sử học còn ngộ nhận cho ta là từ người Tàu mà ra. Đó là điều đáng buồn đáng hổ thẹn cho dòng giống con Rồng cháu tiên của chúng ta.Thế nên việc tìm hiểu về cội nguồn dân tộc từ truyền thuyết, từ những mảnh vụn của lịch sử để phục hồi sự thật, tìm về cội nguồn dân tộc. Chân lý khách quan của lịch sử sẽ sáng tỏ, trả lại những gì sự thật lịch sử cho lịch sử chính là ước vọng ngàn đời của tất cả chúng ta, những con dân đất Việt hôm nay. Vấn đề đặt ra là tại sao truyền thuyết lại bắt đầu từ Đế Minh, cháu 3 đời của Đế Viêm Thần Nông chứ không phải từ Thần Nông? Làm sáng tỏ vấn nan này chính là để khẳng định Đế Viêm chính là ông Tổ của Việt tộc, đồng thời minh xác Việt tộc là hậu duệ chính thống của Phục Hi, Thần Nông kế thừa Am dương Dịch biến luận, tinh hoa của triết thuyết phương Đông. Tư Mã Thiên, tác giả bộ Sử ký nổi tiếng được xem là đại biểu cho sử quan chính thống của Hán tộc đã viết Hoàng Đế, thủ lĩnh của liên minh bộ lạc trung nguyên là người mở đầu lịch sử Trung Quốc mà không hề nhắc gì tới Phục Hi, Thần Nông.
Ngày nay, các nhà Trung Hoa học đều thống nhất quan điểm là trước khi Hán tộc tràn xuống chiếm lĩnh trung nguyên thì tộc người mà cổ sử Trung Quốc gọi là“Di Việt” đã làm chủ trung nguyên từ xa xưa. Lịch sử Trung Quốc chỉ thực sự bắt đầu từ triều Thương, Chu mà thôi. Ngay các học giả uyên bác của Trung Quốc như V.K.Tinh, Wang Kwo Vu đều xác định là tất cả huyền thoại về các vị vua cổ xưa đều không thấy ghi chép gì trong “ Giáp cốt” đời Thương. Nếu Hoàng Đế là người khai mở lịch sử TQ thì chắc chắn phải ghi rõ trong giáp cốt nên không cần phải bàn cãi nhiều về nhân vật này. Sự tích tên tuổi của các nhân vật huyền sử Phục Hi, Thần Nông mới được nhắc tới trong sách vở vào thời Xuân thu Chiến quốc là thời kỳ nở rộ của Bách Việt. Nhóm Tân học“Nghi cổ phái” do nhà văn Quách Mạt Nhược chủ xướng đã chính thức bãi bỏ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế là của Trung Quốc. Chính Lương Khải Siêu, nhà chính trị nổi tiếng một thời của Hán tộc cũng phải thừa nhận là lịch sử Trung Quốc mới chỉ có khoảng 4 ngàn năm nay mà thôi.
Thời Xuân Thu là thời kỳ phục hưng của Việt tộc với sự trổi dậy của các quốc gia Bách Việt, hết Ngô đến Việt xưng “Bá” rồi tới Sở lãnh đạo liên minh 6 nước trung nguyên chống Tần giành quyền thống lĩnh trung nguyên. Chính vì vậy, thời kỳ này mới xuất hiện các nhân vật huyền sử Việt từ Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông, Đế Hoàng (Hoàng Đế) tới Nghiêu Thuấn, Vũ nhà Hạ của Việt tộc. Chính Khổng Tử, người được xem là“Vạn thế Sư biểu” của Trung quốc cũng biết rõ điều này nên chưa hề nhắc tới nhân vật Hoàng Đế mặc dù Khổng Tử đã xác nhận rõ là theo triều Chu “ Ngô tòng Chu ..!”.
Trong tác phẩm “Cổ sử Khảo” của Tiều Chu (199-270),“Tam ngũ lịch” của Từ Chỉnh (200-260),“Đông kỷ” của Vỹ Chiếu (204-273),“Đế vương Thế kỷ” của Hoàng Phủ Mật (215-282) thì tất cả các sử gia Trung Quốc này đều khẳng định rằng Thần Nông có liên quan huyết thống với Việt tộc. Nói cách khác, Việt tộc là hậu duệ của Thần Nông. Cổ thư Trung quốc chép lại sự kiện là đời Nghiêu Thuấn đánh dẹp họ Cộng Công (của Hán tộc) vì đã tranh ngôi với Chúc Dung (2690TDL) là hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông. Vua các nước Trịnh và hoàng tộc một số nước ở bán đảo Sơn Đông như Tề, Lỗ, Trần đều nhận họ là con cháu Thần Thái Sơn và lấy họ Khương là họ của Thần Nông. Gần đây, học giả Eberhard một nhà Trung Hoa học nổi tiếng đã công bố một sự thật là vào khoảng năm 450 TDL, một người viết sử đã đưa Hoàng Đế nguyên là một vị thần nhỏ trong địa phận Sơn Đông lên làm vị vua đầu tiên của Hán tộc. Sơn Đông là địa bàn cư trú của Lạc bộ Trĩ của Việt tộc mà cổ sử TQ gọi là rợ Đông Di nên vị thần Đế Hoàng chính là người Việt cổ nhưng Hán tộc nhận là thuỷ tổ nên viết lại là Hoàng Đế theo cú pháp Hán tự của họ. Nếu Hoàng Đế là một nhân vật có thật thì Đế Hoàng phải là người Việt cổ, hậu duệ của Thần Nông nhưng thuộc dòng Thần Nông phương Bắc. Cổ sử ghi lại là năm thứ sáu đời Chu Thành Vương 1100 TDL, Việt Thường cử sứ giả đến triều Chu biếu một con chim Bạch Trĩ, quan Trủng Tể Chu Công Đán nhớ lời Hoàng Đế có lời thề rằng “ Giao Chỉ ở ngoài phương xa, không được xâm phạm ..”. Nguồn sử liệu trên cũng hé mở cho chúng ta thấy là Hoàng Đế có liên hệ huyết thống với Việt tộc.
Theo Từ Hải thì Hoàng Đế, Li Vưu đều là những thị tộc trưởng nên sở dĩ có chiến tranh là để giành ngôi vị thủ lĩnh mà thôi. Truyền thuyết xưa cũng kể rằng Thần Nông và Hoàng Đế có cùng một ông Tổ là Thiếu Điển. (8) Tất cả các chứng cứ trên đã góp phần làm sáng tỏ sự thật lịch sử, phục hồi chân lý khách quan của lịch sử đó là nhân vật Đế Hoàng là người Việt cổ chứ không phải thuỷ tổ của Hán tộc như Tư Mã Thiên đã viết. Như vậy, thời đại “Tam Hoàng, Ngũ Đế” của họ chính là của Việt tộc. Tam Hoàng gồm Toại Nhân được xem là thuỷ tổ của loài người, kế đến là Phục Hy họ Thái Hạo thờ Rồng và Thần Nông họ Thiếu Hạo thờ chim.
Một vấn đề khác cũng phải đặt ra là sau thời đại Tam Hoàng là tới Ngũ Đế gồm Đế Hoàng, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn đều là người Việt cổ. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Nguyên về Hán ngữ và các phương ngữ Bách Việt ở Trung nguyên đã nhận xét chỉ có người Hakka (Hẹ) là Lạc bộ Trĩ ở vùng sông Bộc và bán đảo Sơn Đông có phát âm tương tự với Hán Việt và tiếng nôm của Việt tộc [Ngieu] còn Quan thoại và các phương ngữ khác đọc khác. Sự kiện này chứng tỏ thêm rõ là Đế Nghiêu là người Việt cổ.(9) Cổ sử Trung quốc cũng cho biết họ Đào Đường tức Đế Nghiêu đóng đô ở Bình Dương thuộc Sơn Tây. Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn đóng đô ở Bồ Bản cũng thuộc Sơn Tây. Thuấn truyền ngôi cho Vũ lập ra nhà Hạ. Mạnh Tử xác nhận vua Thuấn là người Đông Di và từ điển Từ Hải cũng xác định là tổ tiên và con cháu Thuấn đều được phong ở đất Đông Di. Thế mà Tư Mã Thiên, sử quan chính thống Đại Hán lại bao biện cho rằng Thuấn bị xem là người Đông Di vì thói quen hồi đó gọi là như thế. Luận điệu này không có tính cách thuyết phục nếu không muốn nói là khôi hài. Tại sao lại có thói quen gọi một người đồng chủng nhất là một vị vua là rợ Đông Di? Chính bản thân Tư Mã Thiên chỉ vì là bạn Lý Lăng mà đã bị tội phải “cung hình”, cắt bỏ bộ phận sinh dục huống chi gọi vua là man di mọi rợ, chắc chắn phải bị tru di cửu tộc chứ không phải là tam tộc nữa!
Trong khi chính cổ thư Trung quốc chép là vua Thuấn lấy vợ Việt và về ở ở rể tại nhà vợ. Sách Lễ Ký viết rõ hơn:“ Đế Thuấn là một nông dân Việt ở Lôi Trạch đã phát minh ra đàn huyền 5 dây để ca bài Nam Phong và ông Qui chế ra nhạc để thưởng chư hầu”. Theo Mã Đoan Lâm trong sách “Văn hiến Thông khảo” thì lúc đầu Tam Miêu không chịu phục nên vua Thuấn đã sai Vũ đi đánh cũng không được nên Thuấn chế ra đàn huyền 5 dây để hát bài Nam Phong. Cổ thư chép là cả Vua Thuấn và ông Vũ đều mặc áo “lông chim” rồi cầm khiên múa điệu vũ Li Vưu. Sau 3 năm là con số linh của Việt tộc thì Tam Miêu mới chịu phục vì nhận ra Thuấn, Vũ có cùng một nền văn hoá, cùng một chủng tộc. Theo Đổng Trọng Thư thì Li Vưu là cổ thiên tử, là vua phương Nam trước là viên quan xem thiên văn có cánh mà không bay được hàm ý chỉ người thuộc chi Au Việt thờ chim. Tương truyền Li Vưu được thần thoại hoá là rồng vàng cao cả, là người có 4 mắt, 6 tay với 2 phụ tá là thần gió và thần mưa. Công trình nghiên cứu của Kim Định cho biết Li Vưu cũng là tên một bài múa gồm nhiều vũ nhân nhất 9.9=81. Li Vưu cũng chỉ lá cờ hay xuất hiện trên bầu trời như hình sao chổi đuôi cong, nền cờ màu đỏ ở giữa có hình tròn màu vàng mà sau này Hoàng Đế Quang Trung cũng chọn lá cờ của thánh tổ Li Vưu thời cổ đại.(10)
Theo nhà nghiên cứu Vũ Bình người Trung quốc thì khi giải mã chữ “Vũ” cổ đã cho rằng đó là dáng múa của cư dân nông nghiệp khi cầu mưa. Vũ nhạc có quan hệ mật thiết với lễ dâng hương của truyền thống thờ cúng thần mặt trời, thờ cúng tổ tiên của cư dân nông nghiệp. Vấn đề gốc tích vua Vũ lại sáng tỏ khi cổ sử Trung quốc còn ghi rõ là năm Quí Tỵ (2.198 TDL), vua Đại Vũ nhà Hạ hội chư hầu ở Cối Kê thuộc U Việt. Năm Quí Mão 2.085 TDL, vua Thiếu Khang nhà Hạ phong cho con thứ là Vô Dư ở đất Việt. Cổ thư chép vua Vũ được ban cho “Cửu Trù” cũng là “ Cửu Đỉnh” nên chia nước ra 9 châu. Kim Định trích dẫn Danses kể lại truyền thuyết về vua Vũ khi đi trị thuỷ, đào sâu xuống lòng sông thì gặp mả của Phục Hi, khi mở ra thấy Phục Hy đang quấn đuôi Nữ Oa. Vua Đại Vũ được ban cho sách “Lạc thư” cũng trên dòng sông Lạc. Miền Trung và Hạ lưu sông Hoàng Hà có 2 con sông cùng có tên là sông Lạc. Một ở ngã ba Tam Giang Bắc của người Việt cổ chi Lạc bộ Chuy ở vùng Thiểm Tây, Sơn Tây và một ở Bắc tỉnh Hà Nam cũng gọi là sông Lạc nhưng viết với bộ Thuỷ. Hai thuỷ danh gắn liền với tộc danh đã chứng tỏ vua Đại Vũ là người Việt vì chỉ có ông Vũ mới được thiên duyên là rùa thần nổi lên trên sông Lạc, đội quyển sách “Lạc thư” có ghi 9 điều khoản để trị nước.
Nói cách khác, huyền sử cho chúng ta thấy rằng quyển sách đó là tinh hoa Việt bao gồm “Hồng phạm Cửu trù” với Lạc thư để vua Vũ lập ra nhà Hạ của Việt tộc. Sử sách còn ghi lại là vua Thuấn tuần du phương Nam rồi chết ở núi Thương Ngô. Núi Thương Ngô trước tên là núi Cửu Nghi ở miền Bắc tỉnh Hồ Nam là địa bàn cư trú của Bách Việt. Hai bà vợ đi theo buồn đau than khóc rồi chết bên bờ sông Tương nên dân gian lập đền thờ hai bà gọi là “Tương phi”. Sông Tương bắt nguồn từ Long Uyên chảy vào hồ Động Đình và ăn lên tới vùng Ba Thục là đất Bách Việt (Bai-Yue). Dân gian còn lập đền thờ Sương Quân là con gái vua Nghiêu ngay bên hồ Động Đình.
Cổ thư Trung Hoa chép lại rằng vua các nước Ngô Việt đều tự hào là con cháu Hoàng Đế và vua Đại Vũ nhà Hạ. Chính Tư Mã Thiên trong “Sử ký” cũng tự mâu thuẫn khi chép rằng tổ tiên của Câu Tiễn, vua nước Việt thời Xuân Thu là dòng dõi vua Vũ. Hiện ở núi Cối Kê tỉnh Triết Giang Trung quốc bây giờ vẫn còn đền thờ vua Vũ, nơi mà ngày xưa vua Vũ đã đến hội chư hầu tại đây. “Sử Ký” cũng chép rằng vua nước Sở nhận rằng là hậu duệ của Hoàng đế Hiên Viên. Hùng Dịch người được triều Chu phong cho ở đất Sở là cháu vua Kinh Man là Chuyên Húc (còn gọi là Xuyên Húc) ông tổ của nhà Hạ. Cổ thư ghi rõ Chuyên Húc thuộc dòng họ Cao Tân Cao Dương của Việt tộc còn lưu lại dấu ấn trong sự tích trầu cau. Đế Cốc kế tiếp Đế Chuyên Húc lại là cháu của vua Thiếu Hạo, dòng Thần Nông thờ chim là vật biểu chính là chi Au Việt (Bái điểu tộc) của Việt tộc. Đế Nghiêu họ Đào Đường là con thứ của Đế Cốc, em Đế Chí nhưng vì Đế Chí nhu nhược nên chư hầu tôn Nghiêu lên làm vua lấy hiệu là Đường Nghiêu. Sự thật lịch sử này sẽ làm đảo lộn tất cả những sử sách kinh điển của Hán tộc viết theo lý của kẻ mạnh để “Lộng giả thành chân” khiến mọi người tin theo bao đời nay.
Tác giả Phạm Trần Anh
Nguồn khoahoc.net