Quan hệ Việt-Trung

Có những người như thế, và họ vẫn đang sống ở bên chúng ta. Đừng có trách chế độ, chế độ nào cũng thế thôi, bọn tư bản VNCH còn tham nhũng hơn cả những con sâu mọt bây giờ, Nguyễn Cao Kì còn lấy trực thăng đi chở thuốc phiện cơ. Cái chính ko phải là ở chế độ, mà là ở con người và nhận thức. Có lẽ trong mấy năm tới hệ thống giáo dục đào tạo của chúng ta đi lên thì con cháu chúng ta sẽ biết đến 1 đất nươc VN khác, 1 đất nước ngàn năm bị Tầu chiếm và vẫn luôn bị nhòm ngó mà ko khuất phục.

Lực lượng công an thì chung quy lại cũng là giai cấp thống trị. Ở VN không có sự phân chia quyền lực theo đúng nghĩa, người dân chỉ có quyền lực trên danh nghĩa thông qua bầu cử, nên giai cấp cầm quyền mới lộng hành.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ anh Dũng: Nếu bọn em có nói sai điều gì thì anh hãy chỉ bảo nhưng xin anh đừng phê phán "nặng nề" như thế kia ! Dù gì diễn đàn cũng là nơi để tranh luận chứ ko phải để miệt thị cách suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề của nhau ...

Em đồng ý với một phần quan điểm của Nghĩa:"chế độ nào cũng thế thôi", đơn giản vì chẳng có gì trên đời là hoàn hảo cả ! Chưa có nước nào dám tự nhận ko có tham nhũng nên dễ hiểu 1 đất nước dù tốt đến mấy cũng vẫn còn những con "sâu mọt"...

Em chẳng thần tượng gì Đảng cũng chẳng ưa gì giáo trình Mác-Lê ! Đối với em Đảng cũng chỉ là 1 Đảng phái cầm quyền chứ gì gì nào là "ánh sáng soi đường" với "kim chỉ nam" em chẳng tin lắm ! có lẽ do cách thể hiện của Đảng chưa thật xứng tầm với những từ ngữ kia ! Đảng đặt mục tiêu to lớn:"xây dựng xã hội chủ nghĩa" đem công bằng đến cho mọi người nhưng xem ra còn khá xa vời trong khi thực tại tham nhũng, cửa quyền, bao che lẫn nhau lại hoành hành thì sao mà tin Đảng cho nổi ! Thêm nữa, hạn chế của chế độ ở chỗ quyền lực quá tập trung, từ quân sự, chính trị cho tới thông tin văn hóa đều do Đảng kiểm soát. Sự thiếu hụt những nhân tố đối lập đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển buộc nội bộ Đảng phải đấu tranh quyết liệt để tự hoàn thiện nhưng trên thực tế vẫn chưa đủ quyết liệt. Về lâu dài, tình trạng trên còn tiếp diễn sẽ gây cản trở rất lớn trong phát triển kinh tế cũng như thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên, hiện tại kinh tế vẫn tăng trưởng nhất nhì thế giới, xã hội tương đối ổn định, vấn đề dân chủ tương lai còn nhiều thay đổi, Đảng cũng chưa "xuống cấp" đến mức đáng bị gọi là "giai cấp cầm quyền lộng hành" ----> Kết luận của anh có vẻ quá nặng nề !
 
Bây giờ nói về Công An nếu chia làm hai thành phần "good" và "bad" để đánh giá thì dù rất buồn nhưng cá nhân tôi không thể biết cái nào nhiều hơn và họ có thực sự đang chiến đấu hi sinh để bảo vệ cho cuộc sống bình yên không ?
 
Thêm nữa, hạn chế của chế độ ở chỗ quyền lực quá tập trung, từ quân sự, chính trị cho tới thông tin văn hóa đều do Đảng kiểm soát.
Em có thể làm rõ í này được kô ?
Sự thiếu hụt những nhân tố đối lập
Em có thể cho ví dụ được kô ?
 
Thêm nữa, hạn chế của chế độ ở chỗ quyền lực quá tập trung, từ quân sự, chính trị cho tới thông tin văn hóa đều do Đảng kiểm soát.
Em có thể làm rõ í này được kô ?
Quân sự để đàn áp lúc cần, dư luận để bẻ cong sự thật còn chính trị vừa để "làm luật" vừa kiểm soát 2 mặt trên ! Tất cả đều kín kẽ, đó là điểm hạn chế !

Tất nhiên anh có thể bảo suy nghĩ của em quá tiêu cực nhưng theo em đó là 1 nguy cơ, 1 mặt trái có thể xảy ra khi quyền lực tập trung tất cả về 1 mối !

VD: 1 ông quan to hàng "chóp bu" ăn hối lộ ! Sợ xử mạnh tay ông này sẽ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của Đảng cầm quyền hay tình anh em bao năm chung 1 chiến tuyến giữa các "chóp bu" với nhau chẳng hạn, "bề trên" lệnh cho toà án xử trắng ắn, buộc bên thông tin báo chí-truyền hình phải chọn 1 là giữ im lặng 2 là hùa theo toà án bịt mắt dân.....theo anh trường hợp ấy ở VN liệu có khả năng xảy ra ko ? Như vậy có đúng là hạn chế rất lớn ko ?

Ở các nước phương Tây họ chia ra làm nhiều Đảng phái khác nhau. Các Đảng này vì muốn tranh dành vị trí cầm quyền lẽ dĩ nhiên họ phải tìm cách hạ bệ đối thủ của mình, cách tốt nhất là tìm thấy và khui ra những điểm yếu những việc làm mờ ám của đối phương. Rõ ràng, dưới những con mắt soi mói nhất cử nhất động như thế, việc bao che cho nhau giữa những thành viên trong Đảng ở ví dụ trên gặp phải 1 trở ngại rất lớn ! Phần nào những Đảng phái này đứng ở thế đối lập nhưng mặt khác lại thúc đẩy nhau phát triển, hoàn thiện hơn !

Về báo chí truyền hình phương Tây cũng ko bị sự chi phối quá lớn của chính phủ, họ muốn viết gì thì viết đăng gì thì đăng chỉ cần ko bịa đặt vu khống và tự chịu trách nhiệm về thông tin mình đưa ra ! Thật khó cho chính phủ khi muốn ra lệnh với báo giới-truyền hình :"Chúng mày ko dc phép đưa tin thằng thủ tướng ăn hối lộ..." Ở VN có lẽ phải xem xét lại ....
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Về báo chí truyền hình phương Tây cũng ko bị sự chi phối quá lớn của chính phủ, họ muốn viết gì thì viết đăng gì thì đăng chỉ cần ko bịa đặt vu khống và tự chịu trách nhiệm về thông tin mình đưa ra ! Thật khó cho chính phủ khi muốn ra lệnh với báo giới-truyền hình :"Chúng mày ko dc phép đưa tin thằng thủ tướng ăn hối lộ..." Ở VN có lẽ phải xem xét lại ....
Đoạn cuối mình nghĩ bạn nên xem lại. Từ cái bãi rác của CNTB như TNKỳ cho đến "lá cờ đầu" nước Mỹ :)) vẫn đầy những lời kêu ca chỉ trích về Media bị ảnh hưởng bởi giới cầm quyền. Điều khác biệt có chẳng chỉ ở 2 điểm: Điểm tập trung và điểm không tập trung của media Phương Tây và Việt Nam khác nhau. Thứ hai là thay vì chỉ có một nhóm lợi ích thì có nhiều nhóm lợi ích chi phối điều đó.

Vụ Watergate (thế này đúng không nhỉ), nhà tù Quatanamo hay gì gì đó, có chăng chỉ là:
- Trường hợp ngoại lệ.
- Nhiều khả năng hơn, là sự cạnh tranh của các nhóm lợi ích.
Đồng ý là ở đâu đó vẫn có những nhà báo dũng cảm và chân thực với sự thật. Nhưng nên nhìn trên toàn cục. Thậm chí những nhà báo rất chân thực khi review sách chẳng hạn, họ có thể vẫn bị chi phối khi viết về vấn đề khác.

Một vài ví dụ về tính 2 mặt của nó. Hi vọng bạn đồng ý với tớ về sự bullsh!t của cuộc chiến tranh Iraq, nhưng nói chuyện với dân Mỹ vào thời điểm đó, bạn sẽ thấy một cái view tin tưởng đến kì lạ vào chính sách của Bush.

Hay như BBC, các bác nhà tớ rất thích nghe BBC bình luận về bầu cử Nga. Nó chỉ ra những điều khá hay, khá đau, khá các thứ. Nhưng nhìn lại thì sure là ngay tại Anh cũng như vậy, chỉ là bản thân không dám đưa ra.

Lạc đề rồi nhỉ :D Về ý đa nguyên thì xin kiếu, cái đấy thực sự khó có thể nói một cách đầy đủ trong bức tranh toàn cục của những mối ràng buộc lớn nhỏ của một xã hội :d Chứ chưa nói apply vào những xã hội khác. Trong vấn đề này mình khá thích câu nói của bác Tàu :)) nhắc đến vấn đề dân trí và chính trị nói chung, bác Đặng Tiểu Bình (1987): " Trung Quốc 100 năm nữa mới đa nguyên được".

VN nên hướng đến một mô hình Nhật Bản hay Singapore, mà có lẽ Nhật Bản thì gần gũi hơn về các điều kiện. Và trong mô hình đó, sự đối đầu với Trung Quốc là điều tệ nhất có thể thử =;
 
Có gì sai đâu nhỉ :D

Nếu bạn có bằng chứng xác thực thủ tướng nó ăn hối lộ, bạn cứ thử gửi bằng chứng này tới tất cả các toà báo, các đài truyền hình trên cả nước nó xem, tôi ko tin ko có lấy nổi 1 tờ báo lá cải đăng bài !!!

Đừng nghĩ tôi phản bác hoàn toàn rằng truyền thông phương Tây nằm ngoài sự chi phối của chính phủ ! Có chi phối nhưng chỉ chi phối 1 phần thôi ! Chính phủ có thể bắt phần bị chi phối phải "ngậm mồm" nhưng còn các phần khác sao cấm được ?

Giả dụ vị Thủ Tướng "ăn hối lộ" kia ở nước Mỹ, thuộc Đảng Cộng Hoà, người Đảng Cộng Hoà lại nắm đa số cổ phần của toà báo A,B,C---> Đảng Cộng Hoà bao che cho Thủ Tướng "lệnh" cho toà báo A,B,C ko dc đăng bài chỉ trích Thủ tướng ----> Hợp lý nhé !

Giờ ngó thử qua Đảng Dân chủ ! Họ ko có cổ phần ở toà báo A,B,C nhưng lại
có người làm cổ đông chính của Đài truyền hình D,E,F---> 3 Đài truyền hình này mà ko oang oang lên cái tin kia thì tôi lấy làm lạ 0_o ! Chưa kể 1 vài tờ báo hay truyền hình vẫn hoàn toàn là của tư nhân, chắc gì họ đã bị chi phối để phải "ngậm mồm" ?

Một vài ví dụ về tính 2 mặt của nó. Hi vọng bạn đồng ý với tớ về sự bullsh!t của cuộc chiến tranh Iraq, nhưng nói chuyện với dân Mỹ vào thời điểm đó, bạn sẽ thấy một cái view tin tưởng đến kì lạ vào chính sách của Bush.

Báo chí-truyền thông cung cấp thông tin nhiều chiều nhưng trong đó thật giả lẫn lộn ai mà biết dc ? Trường hợp thông tin bịa đặt hoàn toàn nhưng dc cung cấp từ nguồn dân chúng cho là đáng tin cậy như "Bộ quốc phòng" thì bạn sẽ nói gì ? Chiến tranh Irad, bộ quốc phòng Mĩ nó show ra đủ các dạng tài liệu từ văn bản (đa phần là phóng đại thực tế) cho đến ảnh chụp vệ tinh chỉ để khẳng định Irad có vũ khí huỷ diệt hàng loạt và đe doạ nước Mỹ ! Cũng thời điểm ấy bạn có bằng chứng gì để chứng minh Irad vô can ? Lý luận suông rằng Irad ko thù Mĩ sau chiến tranh Vùng vịnh ? Mấy thằng hồi giáo khủng bố vụ 11/9 đến từ Isarel chứ ko phải Irad ? Hay là Irad nghèo lắm toàn đổi dầu lấy lương thực đào đâu ra vũ khí huỷ diệt hàng loạt ?.....1 bên thì bằng chứng "hùng hồn" lại từ "nguồn đáng tin cậy" bên kia toàn võ đoán chả có tí bằng chứng gì ráo....Là người Mĩ bạn sẽ tin vào bên nào ?

ề ý đa nguyên thì xin kiếu, cái đấy thực sự khó có thể nói một cách đầy đủ trong bức tranh toàn cục của những mối ràng buộc lớn nhỏ của một xã hội :d Chứ chưa nói apply vào những xã hội khác. Trong vấn đề này mình khá thích câu nói của bác Tàu nhắc đến vấn đề dân trí và chính trị nói chung, bác Đặng Tiểu Bình (1987): " Trung Quốc 100 năm nữa mới đa nguyên được".

Theo tôi 1 Đảng duy nhất hay nhiều Đảng lãnh đạo đất nước cũng chả sao vì mỗi cách lựa chọn có 1 ưu nhược điểm riêng ko có cái nào là hoàn toàn tốt cả :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bạn cứ có bằng chứng xác thực thủ tướng ăn hối lộ đi đã :) Sẽ có báo đăng, vì không đăng thì cũng sẽ có thể gửi cho BBC Vietnamese đăng, hay RFA đăng, hay thậm chí AP hay Reuter. Nói như vậy không phải để so sánh báo chí nước ngoài nước trong. Nhưng một phép toán như vậy quá đơn giản để nghĩ ra nên người ta(báo chí trong nước) sẽ đăng cho bạn ;) Vấn đề là xác thực đến từng nào? Ví dụ của bạn không chính xác :)

Ví dụ tại Mỹ, lại nói về chữ xác thực tiếp. Để có xác thực phải điều tra, rất ít trường hợp đặt hidden cam được như những vụ bị khui ra thế kia. Và muốn có điều tra thì cố nhiên là cơ quan pháp quyền sẽ biết trước. Publish hay không là việc của họ. Báo chí có dám đưa khi chưa xác thực không? Trừ báo lá cải :)) Và đừng nói là báo lá cải là văn hóa của freedom of speech. Họ (bao gồm giới cầm quyền các phe, giới truyền thông, thậm chí là những ông chủ nhóm lợi ích khác) sẽ arrange với nhau trước để một là tự bảo vệ mình, 2 là thấy thua thì tự rút lui. Vụ Watergate theo như mình nhớ là sự can đảm của một số nhà báo độc lập khi những đế chế truyền thông lớn không hề dám ho he.

Cá nhân mình nghĩ điều cần thận trọng trong xem xét những việc như thế này là quá đơn giản hóa vấn đề. Trò chơi chính trị không chỉ có phe A và phe B. Trong phe A hay B cũng không chỉ có một nhóm lợi ích duy nhất điều phối. Không thuộc 1 trong 2 phe chưa chắc là không bị chi phối . Và ngoài ra có rất nhiều ràng buộc mang tính lịch sử hay bất thành văn trong thế giới chính trị (và dưới đó, là thế giới của truyền thông) ::). Phần ví dụ đưa ra khá dài của bạn về ABCDEF...Z mình nghĩ chưa đủ. Nói về sự tác động qua lại ở những trường hợp này có thể phải dùng bảng chữ cái Trung Hoa để biểu trưng mà vẫn chưa hết những đối tượng tác động và bị tác động.Và mình đặc biệt không ủng hộ ý kiến cho rằng những mô hình bạn đưa ra là chắc chắn tốt hơn.

***

Tuy ví dụ đưa ra về thủ tướng, nhưng cứ khoét vào sự kém vững chắc của VD để nói thì không hay lắm. Cho phép mình nói trước một ý bạn có thể mở rộng. Ví dụ một ông quan chức nào dưới bộ trưởng tầm 2 cấp (có vẻ vừa vừa hơn nhỉ :D ).
Nam Anh đã viết:
Điều khác biệt có chẳng chỉ ở 2 điểm: Điểm tập trung và điểm không tập trung của media Phương Tây và Việt Nam khác nhau. Thứ hai là thay vì chỉ có một nhóm lợi ích thì có nhiều nhóm lợi ích chi phối điều đó.
Đây là ý mình đã nói. Có thể áp ngay vào vấn đề này như một điển hình. Media phương Tây sẵn sàng đánh phá 1 con tốt nhỏ như thế này. Nhưng họ sẽ hầu như không (rất ít,theo như mình biết) nói về sự băng hoại đạo đức (một ý hoàn toàn khác nhé, kiểu như xã luận ấy, không liên quan đến lão kia) của xã hội như một số báo ở VN.

Một bên chỉ ra cái dở của chính quyền. Một bên không.
Một bên không chỉ ra cái tồi tệ của xã hội. Một bên có.
Bạn nghĩ cái nào minh bạch hơn? Chỉ là đặt focus khác nhau thôi. Vì điều kiện.

Và đến khi động đến thủ tướng thì lại như nhau thôi :)) Thế thì ai minh bạch hơn?

***

Mình không có ý defend cho báo chí Việt Nam. Đồng ý là có những điều rất thối nát (chết chết :D ) và cần phải thay đổi tận gốc. Đồng ý là báo chí Phương Tây được tự do hơn ở một số mặt. Nhưng có 2 điều muốn nói:
1. Xin đừng cực đoan nhìn theo kiểu chỉ có ta tệ, tây tốt. Cực đoan theo hướng nào cũng đáng sợ như nhau :-s
2. Truyền thông ở đâu, nói cho đến cái mục tiêu cuối cùng, tối thượng về freedom of speech là phản ánh chân thực xã hội, thì đều thối nát và bất lực như nhau thôi. Đừng nên lôi cái ultimate ra để so sánh, chẳng ích gì (chết chết, nhiễm dota =)) ).

Mình có một mô hình về ví dụ trong đầu. Nếu cả truyền thông hoạt động hiệu quả đến mức đấy thì những cái bullsh!t trong xã hội nó trốn đâu mà sao vẫn có thế?

p.s.:ví dụ về Iraq mình xin phép ngừng, nếu cần bạn đọc lại topic về Iraq ở ngay trong HAO để biết một phần về tình hình khi đó. Còn view của một số lượng dân Mỹ không ít là "Oh yeah something there must be war for freedom of them".

Nếu cần nghe thử những điều bullsh!t về cái này. Tất nhiên là góc nhìn của tớ thôi,tùy bạn =;
1. Iraq ở đấy thì làm hại gì đến nhân dân Mỹ và đất nước Mỹ? Bắn tên lửa xuyên lục địa à. Scud bay được bao xa vậy?
2. Okie, Mỹ có vai trò đi đầu, anh cả giải quyết các vấn đề về tự do ...blahblah khắp nơi. Thì đến và gây chiến tranh ở đâu đấy là cách tốt sao?
3. Một điều rõ ràng khi phân tích hậu chiến ta đã thấy, vấn đề về dầu lửa mang nhiều ý nghĩa trong nguyên do cuộc chiến.

Ai ở Mỹ từng dám nói thế? Báo chí nào từng nhìn ra. Có chứ.Báo chí làm sao ngu như tớ được, phải thông minh hơn nhiều chứ. Thế đâu. New York Times? Washington Post? CNN? BBC? Thậm chí AP? Freedom of speech? Phản ánh sự thật?
Có một sự thật. BP và nhiều hãng khác được quyền khai thác dầu. Có một sự thật khác. Rất nhiều người Iraq đã chết. Có một sự thật nữa. 2 ứng cử viên tổng thống tương lai của Mỹ đang tranh cử nhờ cương lĩnh chấm dứt việc ở Iraq.

Tại sao chúng ta lại phải chờ lâu như thế để biết sự thật? :D

----------

Sặc dài quá :| Ai không thích nghe tranh luận thì nên đọc từ chỗ *** thứ 3 trở đi hộ tớ cái ạ. Phần ở trên chỉ là bắt bẻ nhau thôi :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hơi dài nhưng ae chịu khó đọc 1 chút để vỡ ra dc vài thứ :D :
1: Quan hệ Việt Trung:"láng giềng hữu nghị (láng giềng mất dạy), hợp tác toàn diện (ăn cướp toàn diện), (nhưng..)ổn định lâu dài, hướng tới tương lai (hướng tới xin luôn)"
2: Đất (nước) của dân, chính phủ nhượng, dân ko biết gọi là chu dẩn (dân chủ) :-<

Đất mất cho Tàu
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Dũng nói về
Nam Quan, Bản Giốc và Trường Sa
Có gì lạ ?

Trần Bình Nam

Ngày 31/12/2007 ông Vũ Dũng, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đến biên giới tỉnh Lào Cai để chủ tọa một buổi lễ đánh dấu hoàn thành việc cắm mốc biên giới Việt Hoa trong vùng tỉnh Lào Cai giáp ranh với tỉnh Vân Nam của Trung quốc, đồng thời đánh dấu việc hoàn thành 85% việc cắm 1.833 mốc trên biên giới dài hơn 1.300 km giữa hai nước. Nhân dịp này ông thứ trưởng Vũ Dũng đã trả lời hai cuộc phỏng vấn, một của nhật báo Nhân Dân (1), cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam và một của báo Pháp Luật ở thành phố Sàigòn. Báo Nhân Dân ở Hà Nội cũng như báo Pháp Luật ở Saigon đều là báo đảng.

Qua việc giải thích các vấn nạn liên quan đến ải Nam quan và thác Bản Giốc ông thứ trưởng Vũ Dũng cũng trả lời một câu hỏi về quần đảo Trường Sa. Đây là lần đầu tiên một giới chức cấp thứ trưởng công khai nói về việc chính phủ Trung quốc ký quyết định thành lập thành phố Tam Sa bao gồm trọn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cuối tháng 11 năm 2007.

Sáu năm trước đây (ngày 28/1/2002) ông Lê Công Phụng, lúc đó là thứ trưởng Bộ Ngoại giao, người phụ trách thương thuyết về biên giới Việt Trung, trong một cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn VASC Orient cũng đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên Thu Uyên về vấn đề mất/được bao nhiêu đất và đặc biệt về thác Bản Giốc và ải Nam Quan qua Hiệp ước phân ranh biên giới với Trung quốc tháng 12/1999 (2). Nội dung các câu trả lời của ông Lê Công Phụng có thể dùng để so sánh với nội dung của ông Vũ Dũng để biết sự thật nằm ở đâu. Cả hai ông Lê Công Phụng và Vũ Dũng đều là thứ trưởng Bộ Ngoại giao và là những người phụ trách lãnh đạo các cuộc thương thuyết và cắm mốc với Trung quốc.

Trả lời một câu hỏi của báo Nhân Dân rằng “Một số mạng nước ngoài đưa tin thất thiệt rằng, Việt Nam bị mất đất. Ông có bình luận gì về ý kiến này?”, ông Vũ Dũng trả lời:

“Chủ quyền lãnh thổ là vấn đề hết sức thiêng liêng đối với bất kỳ quốc gia, dân tộc nào. Ðối với dân tộc Việt Nam thì chủ quyền lãnh thổ lại càng thiêng liêng cao cả. Dân tộc ta từ nghìn xưa đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Gần tám thập kỷ qua, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ kính yêu, đã đi qua những cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ, chịu đựng những hy sinh, mất mát to lớn để giữ vững chủ quyền lãnh thổ của mảnh đất thân yêu này.

Trong đàm phán với Trung Quốc và các nước láng giềng khác cũng như trong quá trình phân giới cắm mốc (PGCM) trên thực địa, chúng ta đều đã thể hiện hết sức rõ ràng lập trường bất di bất dịch, đó là: chủ quyền lãnh thổ là vấn đề mang tính nguyên tắc, không thể nhân nhượng. Vì vậy, không thể có chuyện “Việt Nam mất đất”, “cắt đất” cho nước này, nước kia như một số mạng nước ngoài đưa tin.

Chỉ có thể giải thích rằng những mạng này hoặc do thiếu thông tin hoặc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau.”

Qua câu trả lời trên ông Vũ Dũng quả quyết Việt Nam không mất đất, và Việt Nam không cắt đất.

Trong cuộc phỏng vấn tháng 1/2002 khi trả lời một câu hỏi của phóng viên Thu Uyên rằng ông nghĩ thế nào về các nguồn tin hải ngoại nói trong việc phân định biên giới đi đến Hiệp định ký ngày 30/12/1999 Việt Nam mất 700 km2 ông Lê Công Phụng trả lời:

“Đàm phán lại lần này thì căn cứ để phân định đường biên giới là dựa chủ yếu vào các công ước đã được ký cách đây 100 năm. Và khi chúng ta và Trung Quốc đưa ra bản đồ chủ trương của mình (có nghĩa là theo chúng ta đường biên giới chỗ nào là đúng, theo Trung Quốc đường biên giới chỗ nào là đúng), hai bên chênh nhau 227 km2 tại 164 điểm. Và 227 km2 đó nằm trên quãng 400 cây số. Còn 900 cây số chiều dài còn lại thì hai bên nhất trí với nhau theo phân định của bản đồ Pháp - Thanh.

Trong 227 km2 đó, chúng ta đàm phán với Trung Quốc từ năm 1993, đi đến ký kết ngày 30/12/1999. Chúng ta được khoảng trên dưới 113 km2 và Trung Quốc được trên dưới 114 km2 Như vậy có thể nói, qua cuộc đàm phán thương lượng đi đến ký kết Hiệp định trên bộ, chúng ta và Trung Quốc đã đạt kết quả được công bằng và thỏa đáng. Nói chuyện chúng ta mất 700 km2, theo tôi nghĩ, hoàn toàn không thực tế.”

Như vậy ông Lê Công Phụng xác nhận trên toàn thể Việt Nam mất 1 km2.

Ông Vũ Dũng nói không mất gì cả, trong khi ông Lê Công Phụng nói mất 1km2. Vậy sự thật ở đâu? (đây là nói về sự thật do những người có trách nhiệm trong cùng một chính quyền nói ra, chứ chưa nói về sự thật lịch sử)

Về câu hỏi của báo Nhân Dân rằng “Có nhiều dư luận khác nhau về việc phân định khu vực thác Bản Giốc và khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, xin Thứ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?”

Ông Vũ Dũng đã trả lời về ải Nam Quan như sau:

“Tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, theo các văn bản pháp lý lịch sử, đường biên giới luôn nằm phía nam Ải Nam Quan. Trấn Nam Quan do Trung Quốc xây dựng vẫn thuộc Trung Quốc, chứ không phải đường biên giới đi qua Ải Nam Quan như một số người vẫn hiểu.”

Sư khẳng định của ông thứ trưởng Vũ Dũng rất mơ hồ vì ông không nói rõ ranh giới hai nước nằm ở phía nam ải Nam Quan là bao nhiêu? Một trăm thước, 200 thước hay 300 thước?

Trả lời cùng một câu hỏi của VASC Orient về ranh giới tại ải Nam Quan rằng: “Còn về mục Nam Quan. Đi bộ từ Hữu nghị quan tới cột mốc số 0 đến vài trăm thước. Thực tế sự sai lệch này là như thế nào? ông thứ trưởng Lê Công Phụng nói rõ hơn:

“Nếu chúng ta bắt đầu tính biên giới từ chân tường hoặc chia đôi cửa mục Nam Quan thì cũng không được. Còn cột mốc số không - nhân dân Lạng Sơn báo cáo với Trung ương, Chính phủ và các nhà đàm phán rằng cột mốc có từ khi những người già còn chưa ra đời. Chúng ta tôn trọng cơ sở pháp lý đã có, tôn trọng thực tiễn, nhất là vì lâu nay quản lý đã như vậy. Cho nên hiện nay chúng ta công nhận mục Nam Quan là của Trung Quốc cách cột mốc số 0 trên 200m. Tính cột mốc số 0 trở về phía Nam là lãnh thổ của Việt Nam. Từ cột mốc số 0 trở về phía Bắc là của Trung Quốc.”

Vậy chính thức là cách ít nhất 200 thước

Theo giáo sư Trần Huy Bích, bút hiệu Từ Mai, phụ trách thư viện đại học UCLA (University California, Los Angeles) một đại học lớn của Hoa Kỳ lưu trữ nhiều tài liệu lịch sử, người giữa năm 2002 đã biên soạn một tài liệu về ải Nam Quan qua chiều dài của lịch sử Việt Nam nhan đề: “Một số sử liệu liên quan tới biên giới Việt Hoa” (3) thì ông giải thích vấn đề ranh giới như thế nào?

Giáo sư Trần Huy Bích giải thích rằng theo bản đồ biên giới Việt Trung trong Đại Thanh nhất thống chí của nhà Thanh ấn hành năm 1764 thì biên giới Hoa Việt chạy sát ngay ranh phía nam của ải Nam Quan.

Hai sự kiện lịch sử của Việt Nam cũng chứng minh ranh giới này. Thứ nhất Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn chép rằng sát “phía nam ải Nam Quan có Ngưỡng đức đài của nước ta” và năm 1784 quan đốc trấn tỉnh Lạng sơn Nguyễn Trọng Đang đã cho thợ trùng tu Ngưỡng đức đài. Thứ hai là ghi chú trong thơ văn của cụ Nguyễn Du. Năm Quý Dậu 1813 khi vâng lệnh vua Gia long cầm đầu một sứ bộ sang Trung Hoa thi hào Nguyễn Du đã ghi lại trong tập “Bắc Hành Tạp Lục” của cụ mấy câu thơ về ải Nam Quan như sau:

Lý Trần cựu sự yểu nan tầm
Tam bách niên lai trực đáo câm
Lưỡng quốc bình phân cô lũy diện
Nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm…
(dịch nôm)
Việc cũ đời Lý, Trần xa xôi, mờ mịt khó tìm
Suốt ba trăm năm thẳng tới hiện nay
Hai nước chia đều nhau từ mặt chiếc lũy lẻ loi
Một cửa quan oai hùng trấn giữa muôn quả núi…

Cho mãi đến năm 1885 - sau hiệp ước Patenôtre (6/6/1884) Việt Nam mất quyền tự chủ vào tay người Pháp - Thanh triều ký hiệp ước Thiên Tân công nhận chủ quyền của người Pháp tại Việt Nam và hai bên Pháp Hoa đồng ý gởi phái đoàn đến biên giới Lạng Sơn để thảo luận về ranh giới. Lúc này Pháp đang mua chuột Thanh triều vì quyền lợi của Pháp tại lục địa Trung quốc nên Pháp đã dễ dãi chấp nhận đòi hỏi của Trung quốc kéo đường ranh giới Việt Trung xuống phía nam cách xa ải Nam Quan chừng 100 met. Và sự việc này đã được hai bên Pháp Hoa chính thức ký kết qua Thỏa ước Bắc Kinh ký ngày 26/9/1887. Từ đó cho đến năm 1895 là thời gian thương thảo cắm mốc biên giới, nhà Thanh đã khai thác yếu tố quyền lợi của Pháp tại lục địa Trung quốc để lấn đất nhiều nơi suốt dọc chiều dài biên giới Việt Trung.

Nói riêng về ranh giới tại ải Nam Quan thì nếu chấp nhận đường ranh Pháp Hoa ký ký năm 1887 thì ranh giới Việt Trung nằm ở phía nam của ải Nam Quan 100 thước. Trong khi ông nguyên thứ trưởng Lê Công Phụng nói 200 thước (còn ông đương kim thứ trưởng Vũ Dũng thì chỉ nói ở phía Nam hàm ý tối thiểu là 200 thước. Nghĩa là tại đó Việt Nam mất một dung đất ít nhất là 100 thước (không biết chiều dài bao nhiêu).

Vậy sao ông thứ trưởng Vũ Dũng bảo là không mất đất!

Liên quan đến thác Bản Giốc ông thứ trưởng Vũ Dũng nói:

“Thác Bản Giốc gồm hai phần: phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, không có tranh chấp; phần thác thấp gắn liền với sông Quế Sơn. Theo Công ước Pháp - Thanh, đường biên giới đi giữa sông Quế Sơn đến thác và mốc 53 nằm phía trên thác đánh dấu sự chuyển hướng đường biên giới từ sông lên bờ. Hiện nay ta và Trung Quốc chưa PGCM đoạn biên giới khu vực này nhưng có thể khẳng định phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, phần thác thấp sẽ được phân giới theo luật pháp và tập quán quốc tế về trung tuyến dòng chảy hoặc trung tuyến tàu thuyền đi lại được, hoàn toàn không có chuyện Việt Nam mất thác Bản Giốc như một số người nói. Hàng triệu lượt khách du lịch đến thác Bản Giốc đều biết rất rõ điều này.”


Như vậy tại thác Bản Giốc không có vấn đề gì cả vì mọi sự đều rất rõ ràng theo Công ước Pháp-Thanh. Nhưng trả lời phỏng vấn của báo Pháp Luật ông Vũ Dũng nói rằng khu thác Bản Giốc là một trong những điểm C là điểm “hai bên có nhận thức khác nhau. Chẳng hạn địa hình thay đổi không như bản đồ thời Pháp-Thanh hoặc mô tả trước đây không rõ. Nhưng những khu vực này đi vào cụ thể dần dần được giải quyết. Thác Bản Giốc, cửa sông Bắc Luân đều là khu vực C như vậy.”

Ông thứ trưởng Vũ Dũng đã mâu thuẫn với chính ông. Nhưng so với câu trả lời của ông thứ trưởng Lê Công Phụng năm 2002 khi phóng viên Thu Uyên của VASC Orient hỏi về vấn đề thác Bản Giốc sự mâu thuẫn lại càng nổi bật hơn. Ông Lê Công Phụng nói:

“Về thác Bản Giốc, thì đây là điều rất phức tạp. Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay, không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc. Còn đối với chúng ta, thác này đã đi vào sử sách, nhất là sách giáo khoa của học sinh, thành di tích, điểm du lịch được nhiều người ưa chuộng”

Vậy sự thật ở đâu? Có phải Việt Nam đã mất một nửa thác Bản Giốc do ma thuật của Trung quốc và thái độ thiếu trách nhiệm của người thương thuyết Việt Nam không?

Thế nhưng ông thứ trưởng Vũ Dũng vẫn quả quyết là không mất đất!


Trả lời câu hỏi của báo Nhân Dân: “Vừa qua dư luận đã thể hiện thái độ bức xúc trước việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” ông thứ trưởng Vũ Dũng bình luận:

“Chính phủ ta đã tỏ thái độ rất rõ ràng về việc thành lập thành phố Tam Sa. Ðây là việc làm không phù hợp với thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, không phù hợp với tinh thần và lời văn của tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Ðông.

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có những biện pháp kịp thời đối với việc làm sai trái này. Chúng ta sẽ tiếp tục giao thiệp trực tiếp, chính thức với phía Trung Quốc về vấn đề này, cố gắng giải quyết vấn đề thông qua đàm phán hữu nghị trên tinh thần hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, có lý, có tình.

Chúng ta có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

Nội dung trả lời của ông thứ trưởng Vũ Dũng không khác gì những lời tuyên bố nhắc đi nhắc lại trước đây của ông Lê Dũng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao và không làm cho lãnh thổ được an toàn hơn.

Trung quốc có môt lịch sử dài nên người Trung Hoa biết rõ những bài học lich sử hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới. Và riêng đối với Việt Nam Trung quốc không sợ chính quyền mà họ sợ tinh thần chống xâm lăng của nhân dân Việt Nam. Chừng nào chính quyền Việt Nam chưa huy động được sự quyết tâm của toàn dân thì chừng đó Trung quốc không có gì phải lo ngại trong kế hoạch lấn đất giành biển của Việt Nam.

Đứng trước sự đe dọa mới của Trung quốc từ tháng 12/2007, cho đến giờ này chính quyền do đảng cộng sản Việt Nam nắm trọn chưa vận dụng sự yểm trợ của quốc tế và nhất là chưa làm một điều để huy động sức mạnh của toàn dân, trái lại họ đã triển khai lực lượng công an để răn đe ngăn cản nhân dân bày tỏ lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ bờ cỏi.
Không biết với tình hình này khi Trung quốc dùng chính sách sức mạnh (như họ đã dùng năm 1974 tại Hoàng Sa và năm 1988 tại Trường Sa sát hại tổng cọng hơn 100 thủy thủ của hải quân Việt Nam) để đánh huyện Trường Sa thì Hà Nội lấy gì để bảo tồn lãnh thổ và bảo vệ sinh mạng của 700 binh sĩ và thủy thủ đang trấn giữ Trường Sa?

Nước bọt và chính sách ngoại giao 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” do Trung quốc mớm vào miệng sẽ không giữ được nước như lời căn dặn của ông Hồ Chí Minh “Các vua Hùng dựng nước, bác cháu ta giữ nước”?

Trái lại với cung cách lãnh đạo hiện nay của đảng cộng sản Việt Nam thì thực tế chỉ có thể là: “Các vua Hùng dựng nước, bác cháu ta bán nước”

Trần Bình Nam



Vấn đề mất đất
mất biển:

Tôi thách ông Vũ Dũng !

Bùi Tín

Ông Vũ Dũng trong trả lời phỏng vấn trên báo Nhân dân ngày 6-1-2008 khẳng định : không có chuyện chúng ta mất đất mất biển.
Báo Nhân dân khi mớm câu hỏi cho ông Vũ Dũng đã gợi trước câu trả lời ấy: '' một số người đưa tin có ý đồ xấu là phía ta đã mất đất ...''.
Tôi từng ở báo Nhân dân, biết rõ cung cách phỏng vấn kiểu ''mớm lời'' như thế, theo lập trường vâng lệnh đảng, lừa bạn đọc, bịp người dân. Trơ trẽn !

Tôi thách ông thứ trưởng Vũ Dũng trả lời thêm những câu hỏi của tôi. Và xin lấy công luận làm trọng tài, lấy sự thật làm trọng tài.
Tôi dám thách ông Vũ Dũng, mà tôi từng quen biết từ khá lâu; đã từng ở Niu-Yóoc, tại trụ sở Liên Hợp Quốc với nhau. Tôi dám đánh cá cược với ông, 1 ăn 10 cũng được.

Trước hết tôi tin là ta mất đất. Mất cả ở vùng Ải Nam Quan, cả ở vùng Bản Giốc. Trước hết đó là 2 vùng không xa lạ với tôi. Đã có nhiều lần hồi trẻ tôi thăm thác Bản Giốc. Nước ta rất hiếm thác, nên Bản Giốc nổi tiếng. Tôi còn nhớ như in cái thiệp du lịch thắng cảnh Đông Dương do người Pháp in, có Thác Bản Giốc - Cao bằng, bên thác có cái ki-ốt tròn, nhỏ, lợp tranh để người đến thăm có thể ngồi tránh nắng, mưa. Tôi đã đích thân cùng bạn và gia đình nhiều lần đến thăm thác Bản Giốc, khi gia đình tôi sống ở thị xã Cao bằng. Các chị và em tôi đã dở cơm nắm ra ăn trong cái ki-ốt nhỏ khi bọt nước ở chân thác bắn đến gần. Chúng tôi còn tò mò ngắm bà con người Mán sơn đầu sống gần đó. Phía Trung quốc còn ở xa, khá xa, không ai nhắc đến, đinh ninh là thác ở hẳn trên đất ta.

Ở Ải Nam Quan còn rõ hơn. Tôi đi qua đây gần chục lần, bằng ô tô và xe lửa, những năm 1957, 1961, rồi 1976, 1977, 1986, 1989. Cổng đá cao lớn với 3 chữ hán ''Trấn Nam Quan'', sau được đổi là ''Hữu Nghị Quan'' chữ vàng, cùng cột cây số có chữ ''0 km'' chữ đen nền trắng là những vật gây ấn tượng mỗi lần đi qua. Thường đến đó xe dừng lại để nghỉ ngơi, ngắm cảnh và đưa giấy tờ cho công an và hải quan 2 bên. Hai lần đầu, tôi nhớ rõ, chiếc cột cây số ở rất gần cổng, không sát cổng đổ xuống, nhưng không xa, ước tính bằng chiều rộng của một sân bóng đá, không thể đến 100 mét. Năm 1986, tôi quan sát kỹ, và nhận ra quang cảnh khác hẳn thời chiến, cổng vẫn thế, nhưng từ cổng đổ xuống, nhà cửa san sát, bãi xe rộng, nhà nghỉ, trạm gác, dãy nhà công an, hải quan của phía Trung quốc mọc lên, bề thế, đi mỏi chân mới đến cột cây số mới toanh''0km'', không thể dưới 600 mét, phải bằng 4 chiều dài của sân bóng đá.

Cho nên chỉ bằng quan sát tại chỗ, so sánh thực tế, tôi cũng đã có thể khẳng định ông Vũ Dũng hoặc không biết gì thực tế, hoặc cố tình nói dối.

Tài liệu còn lưu trong hồ sơ chính quyền Pháp cũng nói đường biên giới ở cách chân cổng Trấn Nam Quan ''chừng 100 mét'', với bản đồ đi kèm. Vậy mà theo sơ đồ vẽ tại chỗ hiện nay, khoảng cách ấy là từ 500 đến 600 mét. Chả trách bộ chính trị và bộ ngoại giao dấu kỹ các tập bản đồ đến thế, cho dù trong Hiệp định về biên giới có ghi rõ tập bản đồ kèm theo là ''bộ phận cấu thành của Hiệp định''. Chừng 100 mét, so với 500 hay 600 mét thì có khác gì nhau không thưa ông Vũ Dũng ? Vậy thì cái cổng nặng nề ấy đã bị di dời sang phía Bắc, hay cái cột cây số nhỏ bé đã bị gió thổi về phía Nam ? Không thì vì đâu ?

Cũng lại xin hỏi ông Dũng năm 1979 Bộ ngoại giao đã ra sách Trắng về sự thật trong quan hệ Việt - Trung và sự thật về biên giới 2 nước, có nhiều đoạn tố cáo phía Trung quốc : '' đã lợi dụng việc phía Việt nam nhờ in giúp bản đồ cỡ 1/1000.000, vẽ vùng có thác Bản Giốc của Việt nam sang phía Trung quốc; đã lợi dụng việc nối đường sắt giữa 2 nước để lấn sang biên giới Việt nam đến hơn 300 mét; đã nhân việc làm ống dẫn dầu qua biên giới mà lấn một dải đất dài 3100 mét, rộng 500 mét của lãnh thổ Việt nam ''. Tôi biết hồi ấy chính ông đã cùng Trưởng ban biên giới Lê Minh Nghĩa tham gia viết sách Trắng ấy của Bộ ngoại giao, vậy nay ông có dám nói rằng tất cả những tố cáo ấy là không đúng, là sai, là vu cáo phía Trung quốc và nay ông xin sám hối hay không?

Tôi có cuốn sách Trắng ngay trước mặt đây, trong đó bộ ngoại giao lên án hàng chục chỗ ''nhà cầm quyền Trung quốc thực hiện một tư tưởng chỉ đạo đại dân tộc, thực hiện một chính sách ích kỷ dân tộc và thực hiện mục tiêu chiến lược của chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và chủ nghĩa bá quyền nước lớn'', xin ông cho biết nay ông có thực tâm rút lui lời lên án ấy, để thay vào đường lối mới của 2 bộ chính trị hiện nay là 16 chữ vàng :'' láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai ''.

Dư luận trong và ngoài nước mới chỉ quan tâm đến một vài chỗ có bề nổi trên đây, còn '' để quên '' một số địa điểm khác có tầm quan trọng hơn về chiến lược quân sự và tài nguyên, đặc biệt là ở phía Tây Bắc. Đó là vùng Tà Lủng ở Hà giang, Nậm chảy ở Lào kai, Vị xuyên ở Hà tuyên, vùng núi Lão Sơn còn gọi là dãy núi Đất, với cao điểm 1.509, nằm giữa sông Hồng và sông Đà, trên đất Hà giang.

Bá quyền Trung quốc, sau khi rút quân cuối tháng 3-1979 khỏi 6 tỉnh biên giới phía Bắc, càng tiếp sức cho bọn lính Khơ-me đỏ ở chiến trường Cambốt. Súng đạn, hậu cần, cố vấn Trung quốc, nửa triệu mìn cá nhân, trại lính, bệnh viện dã chiến Trung quốc dày đặc dọc biên giới Thái lan-Cambốt, tạo nên thế sa lầy dai dẳng và chảy máu khủng khiếp của ''quân tình nguyện'' Việt nam suốt 10 năm dài 1979 - 1988. Trên biên giới phía Bắc, Trung quốc tạo sức ép thường xuyên quấy rối, bắn phá, xâm lấn để phối hợp chặt với chiến trường phương Nam - cả 2 cuộc chiến đều là chiến tranh của bá quyền Bắc kinh chống Việt nam. Từ giữa năm 1984 chúng tăng rất mạnh cuộc chiến ở vùng biên giới Hà giang - Lào kay, đánh lấn sát vào khu vực Sa-pa, chiếm vùng núi Đất - Lão Sơn, chiếm hẳn vùng cao điểm 1509 ở sâu hơn 10 kilômét để khống chế một vùng rộng. Bọn bành trướng rất thâm độc, các cuộc chiến đấu rộ lên từng đợt ngắn, có lúc bắn đế 2 vạn trái pháo lớn, ngoặm từng miếng, đánh đến đâu nhích cột mốc theo đến đấy, chiếm các điểm cao, khai thác các mỏ than và man - gan tại chỗ. Trong khi ấy, họ vẫn quấy rối nhỏ ở biên giới 3 tỉnh phía Đông là Cao bằng, Lạng sơn và Quảng ninh. Lúc ấy tôi còn nhớ rõ, chỉ thị của Tổng cục chính trị là không đưa tin chiến sự ở phía tây Bắc, giao cho Quân khu II của tướng Vũ Lập tùy nghi đối phó, im thin thít như không có gì xảy ra, kể cả khi Bắc kinh làm rùm beng về việc đưa quân đoàn 67 của Quân khu Tế Nam vào trận, gây tổn thất nặng cho sư đoàn 356 chủ lực của Quân khu II.

Bộ ngoại giao và Ban biên giới Chính phủ thường xuyên được thông báo về những trận đánh ở chiến trường Tây Bắc những năm 1984 và 1985 ấy, và ông Vũ Dũng không thể không biết .

Do nắm chắc tình hình trên đây mà tôi muốn hỏi ông Vũ Dũng là theo ông có thật là ta không mất đất ở vùng biên giới Hà Giang - Lào kay - Hoàng Liên Sơn không? Theo tôi, các đoàn đàm phán của phía ta từ năm 1996 đến 1999 đã tỏ ra rất mềm yếu và nhượng bộ quá nhiều cho phía Trung quốc. Con số 700 đến 800 km vuông bị mất không phải là bịa đặt. Thực tế có thể hơn.

Tại sao phía Việt nam lại tỏ ra lép vế, mềm yếu sau khi quân dân ta chiến đấu kiên cường ở biên giới phía Bắc. Điều lý giải có sức thuyết phục nhất là cuộc chiếm đóng và chiến đấu lâu dài ở Cam-bốt ngày càng sa lầy, bất lợi, bọn ''tàn quân '' Polpốt ngày càng đông và mạnh, đến 1989 Đông Âu xã hội chủ nghĩa sụp đổ cùng bức tường Berlin được phe cộng sản cho là bền vững, vĩnh cửu, rồi đến tháng 8-1991 Liên Xô và đảng cộng sản Liên xô được coi là xương sống của thế giới cộng sản gẫy nát. Đảng CS Việt nam quen sống có người đỡ đầu, có cột trụ để dựa, nguồn sinh lực về kinh tế, tài chính, vũ khí, ngoại tệ, cho đến cả học thuyết, mô hình chế độ, cung cách cầm quyền cũng hoàn toàn ngoại nhập, bỗng cảm thấy côi cút, hoang mang, trơ trọi, không biết bấu víu vào đâu để tồn tại. Hầu hết lãnh đạo đảng vội quy phục bá quyền Trung quốc, van nài họ thay Liên Xô làm cột trụ - Anh Cả Đỏ cộng sản - , để cùng ôm nhau trụ lại. Họ xum xoe đề ra sáng kiến '' giải pháp đỏ '' mà ông Vũ Dũng chắc còn nhớ, nhằm tập họp mọi thế lực cộng sản, dù màu sắc nào, đỏ, hồng hay xanh, bắt tay anh em với cả Khơme đỏ diệt chủng. Trong thế Việt nam bị kẹp ở 2 đầu, bị phong tỏa và tẩy chay, muôn vàn khó khăn, lạm phát hơn 600% / năm, Trung quốc càng làm cao, bắt bí.

Việt nam càng quỵ lụy nhượng bộ để cố bình thường hóa ưu tiên với Trung quốc, tưởng thế là khôn. Thế là Việt nam chui vào tròng bá quyền.

Giang Trạch Dân chuyên thúc dục Lê Khả Phiêu phải thương lượng nhanh, phải ký Hiệp ước trên bộ trong năm 1999 (ký ngày 30-12-1999), và ký Hiệp ước trên biển trong năm 2000 (ký ngày 25-12-2000). Có ai đi thương lượng lại bị ép trước về thời gian đến thế ? Cho nên rất dễ hiểu là các nhà đàm phán Việt nam đều nhũn như con chi chi, đến mức chính Đỗ Mười cũng tố cáo Lê Khả Phiêu là nhượng bộ quá nhiều khi chịu ký với Trung quốc.

Để kết luận cuộc thảo luận lý thú này, xin báo tin với bạn đọc là việc kết luận có mất đất và mất biển hay không, trong 5, 6 tháng nữa có thể kết luận minh bạch. Trong Hiệp ước về biên giới trên bộ, có '' Điều VI '' ghi rõ:

" 1- Hai Bên quyết định thành lập ủy ban Liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt nam Trung quốc và giao cho ủy ban này nhiệm vụ xác định trên thực địa đường biên giới Việt Trung như đã nêu trong Điều II của Hiệp ước này và tiến hành công việc phân giới, cắm mốc, cụ thể là xác định vị trí chính xác của đường sông núi, đường phân thủy, trung tuyến của dòng chảy chính, trung tuyến tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại và các đoạn đường biên giới khác, xác định rõ sự quy thuộc của các cồn, bãi trên sông suối biên giới, cùng nhau cắm mốc biên giới, soạn thảo Nghị định thư về biên giới trên đất liền giữa 2 nước, gồm cả hồ sơ chi tiết về vị trí các mốc biên giới, vẽ bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư thể hiện hướng đi của đường biên giới và vị trí các mốc biên giới trên toàn tuyến, cũng như giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến việc hoàn thành các nhiệm vụ kể trên.

2- Ngay sau khi có hiệu lực, Nghị định thư về biên giới trên đất liền giữa hai nước nói tại khoản 1 Điều này trở thành một bộ phận của Hiệp ước này và bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư này thay thế bản đồ đính kèm Hiệp ước này. ".

Hai bên đã thỏa thuận tháng 6-2008 này sẽ hoàn tất việc phân giới cắm mốc và ký Nghị định thư về biên giới trên bộ. Nội dung Nghị định thư, các bản đồ chi tiết sẽ được công bố ở cả 2 bên, thông thường là phổ biến cho thông tấn, báo chí, cho các cơ quan hành chính, quốc phòng, an ninh, hải quan, văn hóa, giáo dục, du lịch, cho đến tận mọi làng xã dọc biên giới.
Lúc ấy muốn che dấu, úp mở cũng không được nữa.

So sánh với các bản đồ của các thời kỳ trước đây, sẽ có thể biết rõ có mất đất hay không? và mất bao nhiêu? với những con số, với bản đồ và sơ đồ cụ thể.

Lúc ấy, các ông Vũ Dũng, Lê Dũng, Lê Công Phụng, rồi các nguyên ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Dy Niên, đến ông Lê Khả Phiêu và các ông tứ trụ Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng sẽ có đầy đủ chứng cớ minh bạch là đã bảo vệ biên giới bất khả xâm phạm của Tổ quốc ra sao. Hay sẽ đực mặt bán đất bán nước ra sao.

Tôi không có máu cờ bạc, cũng không có tật hiếu thắng để thách đố hay cá cược. Nhưng không thể ngồi yên để cho nhóm cầm quyền nhu nhược làm mất đất - mà tôi đinh ninh là nhiều lắm, làm mất hơn một vạn km vuông mặt biển, và còn cúi đầu chịu ''hợp tác nghề đánh cá'' với bành trướng, một kiểu ''hợp tác'' bắt buộc quá ư so le giữa một anh lực sỹ khổng lồ giàu phương tiện hiện đại với một chú bé vừa lớn chỉ có phương tiện thô sơ. Họ ăn hiếp và dành vô vàn tài nguyên về nước họ, chỉ cho ta ăn cặn bã xương xẩu là cái chắc. Ông Vũ Dũng và các bạn đồng nghiệp có đau không?

Riêng về chuyện mất đất hay không, tôi dám thách ông Dũng và xin chờ xem. Câu chuyện có thể kết thúc trong dăm tháng. Không ai trốn tránh được.

Bùi Tín.
20-1-2008.
 
Anh thì anh chả ưa chú Bùi Tín này, trước đây làm đến trung tá tuyên huấn của quân đội nhân dân, đi công tác Paris xong trốn ở lại.

Cơ mà ông í nói đúng đấy các đồng chí ạ, trong vài chục năm trở lại đây ta mất 1 nửa thác Bản Giốc, một số chỗ biên giới mất vài trăm mét, trong đó có ải Nam Quan. Ngày xưa tổng bí thư Lê Khả Phiêu đi điều đình, cuối cùng để mất đất xong mất chức. Nói chung là nợ máu với bọn tầu ta còn nhiều lắm.

Tuy nhiên chuyện đánh Cam bốt thì khác, bọn Mẽo liên minh với bọn Tầu khựa (do bọn Khựa ko theo bọn Nga ngố hay Liên Xô), thế thằng Mẽo nó xích lại với thằng Tầu, ta xích lại với thằng LX. Thằng Tầu, thằng Mẽo, thằng Thái chống lưng thằng Iêng Sa Ri đánh vào biên giới của chúng ta, gây tội ác xong ta mới mang quân sang, thiệt hại khá lớn, vài nghìn trường hợp để lại chân ở Cam bốt do mìn của tầu, loại mìn lính ta hay gọi là "xin một chân". Nói chung bọn Pol Pot chúng ta ko phải đánh để làm anh, để quản cả IndoChina, mà chúng nó oánh mình và chúng nó bật nên phải bật chúng nó thôi.
 
Hê, tôi tin rằng cơ quan hành pháp cũng nằm trong mối quan hệ chính trị phức tạp mà bạn nói ! <):) 1 cuộc điều tra dc mở ra từ những đầu mối nhỏ, bắt những con cá nhỏ dần dần lần đến những đầu mối lớn với những con cá to hơn ! Vấn đề trở ngại khi "cá quá to" ko thể dùng "cần câu" thông thường dc. Vậy làm sao để bắt cá ? Dĩ nhiên "các khối lợi ích" đối lập với "con cá quá khổ" kia sẽ dùng những mối quen biết nhằng nhịt để nắm bắt thông tin sau đó bằng ảnh hưởng của mình "đôn" thêm "sĩ khí" cho cơ quan hành pháp thì mới dám bủa lưới đánh cá chứ !<):)

Bạn bảo tôi chuyển ví dụ (có lẽ vì chức ông này to qúa :-?? ) Nhưng sao mà chuyển dc ? Thật sự ví dụ cần phải thật to như vậy mới phản ánh hết sự hạn chế của chế độ ! Bởi vì:
+ Vấn đề có lớn thì mới "đáng" để các ông lớn ra mặt mà các ông này mới đủ "uy quyền" để bảo vệ cho nhau.
+ Vấn đề có lớn, ảnh hưởng sâu rộng tới thể diện, lòng tin của nhân dân đối với Đảng cầm quyền thì lúc này để dẹp yên lòng dân sức mạnh quyền lực tập trung mới dc thể hiện đầy đủ ! Quân đội đàn áp những thằng nào biết nhưng ko im lặng mà "dám ý kiến ý cò" (tụ tập đông, biểu tình); Chính trị để tác động đến cơ quan hành pháp bẻ cong sự thật(tội đáng 10 nói 1 chẳng hạn); Truyền thông để bơm thông tin giả trấn an dân chúng...

Bạn thấy đấy: người cùng chung 1 Đảng đứng trước nguy cơ Đảng bị mất tín nhiệm sâu sắc có phải là cùng chung 1 khối lợi ích ko ? Có đáng để họ xen vào dàn xếp vụ việc cho thật hoàn hảo ko ? Nước ngoài thì các khối lợi ích đa dạng và phức tạp hơn, rõ ràng để dàn xếp chu đáo khó khăn hơn bội phần còn gì ?

Vụ Watergate theo tôi biết thì do FBI truy ra nhưng dc ỉm đi dưới âm mưu che đậy của nhà Trắng. Ok ??? Đồng ý là có 2 nhà báo rất dũng cảm đã đưa thông tin này lên mặt báo ! Nhưng người cung cấp thông tin cho 2 nhà báo này là ai ? Đó là một cựu nhân viên FBI, ông W. Mark Felt. Ko biết bạn nghĩ thế nào chứ tôi nghĩ 80% động cơ là do chính trị (đấu đá giữa các khối lợi ích ý mà) nhằm hạ bệ Nixon. Thêm nữa, nhà Trắng to thật đấy nhưng so với chính phủ VN còn thua xa, khả năng bao che còn kém lắm ! Thử qua tay VN với chế độ "kiểm duyệt thông tin trước khi đăng tải" xem ? Đừng nói 2 chứ đến 10-100 nhà báo dũng cảm đi nữa cũng bó tay bó chân nhé ! Có bức xúc quá cũng chỉ truyền miệng nhau hoặc đăng tải trên các trang thông tin nước ngoài thôi ! Chấm hết ! Và cũng nên nhìn lại thực tế, những thông tin như thế 1 lần nữa quay trở về VN 100% sẽ thành tin thất thiệt của bọn phản động nhằm phá hoại Cách mạng VN. Cẩn thận tàng trữ + tuyên truyền tiếp dễ vô tù đó :-h !

Đây là ý mình đã nói. Có thể áp ngay vào vấn đề này như một điển hình. Media phương Tây sẵn sàng đánh phá 1 con tốt nhỏ như thế này. Nhưng họ sẽ hầu như không (rất ít,theo như mình biết) nói về sự băng hoại đạo đức (một ý hoàn toàn khác nhé, kiểu như xã luận ấy, không liên quan đến lão kia) của xã hội như một số báo ở VN.
Một bên chỉ ra cái dở của chính quyền. Một bên không.
Một bên không chỉ ra cái tồi tệ của xã hội. Một bên có.
Bạn nghĩ cái nào minh bạch hơn? Chỉ là đặt focus khác nhau thôi. Vì điều kiện.
Và đến khi động đến thủ tướng thì lại như nhau thôi Thế thì ai minh bạch hơn?

Tôi vẫn giữ quan điểm khi chạm đến những nhân vật cấp cao (cao, cao thật là cao <):) ) thì khả năng khui ra sự thật của nó cao hơn bên mình ! Còn nếu bên nó 20 năm sau, sự việc đó vẫn trong vòng "nghi vấn" 30 tiếp nữa mới dc phơi bày thì bên mình chắc chắn mãi mãi chỉ là 1 câu chuyện nhảm nhí :))

Cái khác miễn ý kiến ! Có vẻ đúng như bạn nói thật ! Dù sao tôi cũng ko phải quá thần tượng sự tự do phương Tây, thấy chế độ của nó có 1 số đặc điểm vượt trội hơn mình nên nói thôi chứ ko bảo nó hoàn hảo :D

Còn view của một số lượng dân Mỹ không ít là "Oh yeah something there must be war for freedom of them"

Đứa nào phát ngôn câu này có lẽ chả quan tâm gì đến thời sự! Lý do này là phụ thôi, Mỹ hợp thức hoá chiến tranh Irag bằng cách quy kết Irag có vũ khí huỷ diệt hàng loạt cơ mà ?

1. Iraq ở đấy thì làm hại gì đến nhân dân Mỹ và đất nước Mỹ? Bắn tên lửa xuyên lục địa à. Scud bay được bao xa vậy?
2. Okie, Mỹ có vai trò đi đầu, anh cả giải quyết các vấn đề về tự do ...blahblah khắp nơi. Thì đến và gây chiến tranh ở đâu đấy là cách tốt sao?
3. Một điều rõ ràng khi phân tích hậu chiến ta đã thấy, vấn đề về dầu lửa mang nhiều ý nghĩa trong nguyên do cuộc chiến.

Ai ở Mỹ từng dám nói thế? Báo chí nào từng nhìn ra. Có chứ.Báo chí làm sao ngu như tớ được, phải thông minh hơn nhiều chứ. Thế đâu. New York Times? Washington Post? CNN? BBC? Thậm chí AP? Freedom of speech? Phản ánh sự thật?
Có một sự thật. BP và nhiều hãng khác được quyền khai thác dầu. Có một sự thật khác. Rất nhiều người Iraq đã chết. Có một sự thật nữa. 2 ứng cử viên tổng thống tương lai của Mỹ đang tranh cử nhờ cương lĩnh chấm dứt việc ở Iraq.

Tại sao chúng ta lại phải chờ lâu như thế để biết sự thật?

Hix, chính phủ Mĩ nó "dựa hơi" vụ 11/9, lợi dụng tâm lý hoang mang của toàn dân Mĩ "bơm đểu" Iraq. Tài liệu chứng cứ nó đưa ra rõ ràng toàn thổi phồng sự thật nhưng căn bản đưa ra đúng thời điểm nên tạm thời lấn lướt hoàn toàn các thông tin khác. Dù sao thì sau này mọi việc cũng bị khui ra, phơi bày trên mặt báo bất chấp chính quyền Bush chối đây đẩy đấy thôi ! Ở VN cứ thử hình dung 1 vấn đề nào to tát 1 chút liên quan đến thể diện hay quyền lực của Đảng xem, chính phủ đã nói ko có, thách thằng nào dám đăng tin bảo có đấy dù rằng rất lâu sau....
 
không có gì bất ngờ, bọn Tàu thâm lắm, nó đưa dân nước nó vào trước, rồi từ từ biến Lào thành đất của nó thôi. Ức chế mà chả làm gì được :(
 
Lê Minh Phiếu
Một người rước đuốc Olympic 2008

Nghiên cứu sinh tại Trung tâm Tư liệu và Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế
Trường Cao học Luật, Đại học Montesquieu – Bordeaux IV
Avenue Léon Duguit, 33600 Pessac, Cộng hòa Pháp

Bordeaux, ngày 7 tháng 4 năm 2008

Ủy ban Olympic Quốc tế
Château de Vidy
1007 Lausanne
Thụy Sĩ

Attn : Bá tước Jacques Rogge, Chủ tịch

Về việc: Đề nghị phi chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008

Kính thưa Ngài Chủ tịch,

Trước hết, tôi rất vui mừng và vinh dự thông báo với Ngài rằng, tôi sẽ là một trong số 60 người Việt Nam sẽ rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 đi qua Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 4 năm 2008 sắp tới.

Thưa Ngài, khi được biết tôi đã được chọn để cầm ngọn đuốc Olympic – biểu trưng cho tinh thần thượng võ, cho hòa bình và đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới - lần đầu tiên qua Việt Nam, tôi đã rất vui mừng và tự hào. Thế nhưng, sau khi xem kỹ các bản đồ rước đuốc trên trang web chính thức của Olympic 2008, tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympic trong sáng, mà đã bị chính trị hóa bởi Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Khi đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền bởi vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, vì quần đảo này nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17 nên thuộc miền Nam Việt Nam và sau đó thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, theo nguyên tắc kế thừa của các Nhà nước trong luật quốc tế, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có toàn chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Thế nhưng, vào năm 1974, Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Toàn bộ lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa canh giữ quần đảo này đã bị quân đội Trung Quốc giết sạch. Kể từ đó đến nay, Nhà nước Việt Nam Cộng hòa và sau đó là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn yêu cầu Trung Quốc trao trả quần đảo Hoàng Sa lại cho Việt Nam.

Thế nhưng, Trung Quốc chẳng những ngang nhiên không trao trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam, mà càng ngày càng có những hành động thách thức chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Trung Quốc đã xây dựng sân bay trên quần đảo Hoàng Sa, mở tuyến du lịch đến quần đảo và mới đây thành lập thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo này. Trung Quốc càng ngày càng có nhiều biện pháp để chứng tỏ rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà họ đã xâm lược của Việt Nam kể từ năm 1974.

Và ngay cả trong lần đăng cai tổ chức Olympic và Paralympic vào năm 2008 này, Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội để chính trị hóa Olympic và Paralympic, lợi dụng việc đăng cai Olympic và Paralympic để, thông qua trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008, đánh lừa với thế giới rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam từ năm 1974. Tôi xin chứng minh với Ngài bằng những dẫn chứng sau:

1. Trên bản đồ rước đuốc Olympic (Phụ lục 1 kèm theo thư này) và bản đồ rước đuốc Paralympic (Phụ lục 2 kèm theo thư này), quần đảo Hoàng Sa được cố tình thể hiện như một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Nhìn vào bản đồ có thể thấy tất cả các tỉnh, khu vực và thành phố của Trung Quốc được thể hiện bằng sắc màu chuyển dần từ tối sang sáng theo chiều từ trên xuống dưới. Các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa (được cố tình phóng to lên trong hình chữ nhật) cũng được thể hiện với kỹ thuật màu sắc như vậy. Thế nhưng các lãnh thổ khác không thuộc chủ quyền của Trung Quốc không dùng kỹ thuật thể hiện màu sắc tương tự như thế.

Trên thế giới có hàng nghìn hòn đảo và chúng chỉ được thể hiện bởi những dấu chấm nhỏ trên những bản đồ có tỷ lệ xích như vậy. Trên hai bản đồ này có nhiều hòn đảo thậm chí không được thể hiện bằng dấu chấm. Vì vậy, không có một lý do phi chính trị nào có thể được tìm thấy để giải thích tại sao chỉ có duy nhất quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỷ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của bản đồ và được phóng to trong hình chữ nhật như vậy.

2. Trong bản đồ vẽ cụ thể hành trình cụ thể của ngọn đuốc Olympic trong lãnh thổ Trung Quốc (Phụ lục 3 đính kèm lá thư này), quần đảo Hoàng Sa cũng được phóng lớn lên một cách không thể biện minh được và chỉ có duy nhất các hòn đảo thuộc quần đảo này trong số tất cả các đảo tồn tại trên toàn thế giới được phóng lớn lên như vậy. Quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỉ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của tất cả các nơi khác và được để trong khung hình chữ nhật. Khung hình chữ nhật này, khi được nhấp chuột vào lại được phóng lớn hơn nữa, chứa đựng bản đồ của quần đảo Hoàng Sa và dòng chữ « South China Sea Islands ».

Nếu như Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 không muốn chính trị hóa Olympic và Paralympic, không muốn lợi dụng trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008 để ám thị với thế giới rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, thì tại sao bản đồ rước đuốc Olympic lại có những thể hiện như vừa nêu trên ?

Theo quy tắc thứ 51 có tựa đề « Quảng cáo, Thể hiện, Tuyên truyền » của Hiến chương Olympic có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2007 (tại địa chỉ http://multimedia.olympic.org/pdf/fr_report_122.pdf), « Không có bất kỳ hình thức thể hiện hay tuyên truyền về chính trị, tôn giáo hay chủng tộc nào được phép trong một nơi, một vị trí (site) hay địa điểm khác của Olympic »

Trong một phát biểu của Ngài trên đài phát thanh France 24, Ngài cũng đã viện dẫn quy tắc trên và cho rằng, bất cứ vận động viên nào lợi dụng Olympic Bắc Kinh để làm diễn đàn chính trị sẽ bị trừng phạt.

Trong cuộc họp báo với Ngoại trưởng Anh Margaret Beckett vào ngày 18/5/2007, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng chỉ trích việc chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008.

Như vậy, việc phi chính trị hóa Olympic chẳng những được Hiến chương Olympic ghi nhận, mà cũng được viện dẫn bởi Ngài - người đứng đầu của Ủy ban Olympic Quốc tế, và Ngoại trưởng Trung Quốc.

Thế nhưng, nghĩa vụ phi chính trị hóa Olympic không thể loại trừ Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008. Vì vậy, việc Ban Tổ chức Olympic dùng website của mình để chính trị hóa, để tuyên truyền cho những mục đích chính trị như đã phân tích trên đây là trái với tinh thần thể thao Olympic, trái với tinh thần mà Ngài và Ngoại trưởng Trung Quốc đã phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là đã vi phạm những quy định của Hiến chương Olympic.

Theo quy định tại quy tắc 2 của Hiến chương Olympic (Nhiệm vụ và vai trò của Ủy ban Olympic Quốc tế) và quy tắc 36. 3 (thành phần của Cơ quan Điều hành của Ban Tổ chức Olympic), Ủy ban Olympic Quốc tế mà người đứng đầu là Ngài phải chịu một phần trách nhiệm liên quan đến việc chính trị hóa trên.

Vì thế, bằng thư này, tôi đề nghị Ngài phải có những biện pháp can thiệp nhằm chấm dứt sự chính trị hóa nói trên, bằng việc đề nghị Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 thực hiện những biện pháp cụ thể bao gồm, nhưng không giới hạn, biện pháp sau :

- Xóa các nét hình họa nhằm ám thị về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa trên tất cả các bản đồ đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Với thiện chí của mình, tôi tin rằng, việc thực hiện đề nghị trên của tôi là một dấu hiệu rõ ràng về thái độ phi chính trị hóa một cách thực sự của Ủy ban Olympic Quốc tế, của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh và của Chính phủ Trung Quốc. Ngược lại, chừng nào trên Bản đồ Rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 và Bản đồ Rước đuốc Paralympic còn có những dấu hiệu chính trị hóa như đã nêu trên thì chừng đó, những quy tắc của Hiến chương Olympic còn bị vi phạm và tất cả những lời kêu gọi phi chính trị hóa trong tình hình chính trị đầy sóng gió cho Olympic Bắc Kinh như hiện nay sẽ không thể nào đủ sức thuyết phục.

Vì sự minh bạch, tôi xin phép được thông báo với Ngài rằng lá thư này sẽ được sao chép và cùng chuyển cho các cơ quan truyền thông trên thế giới và công bố trước công chúng. Xin Ngài lưu ý rằng không chỉ tôi, mà còn các phương tiện thông tin đại chúng và công chúng đang theo dõi trả lời và phản ứng của Ngài. Tôi cũng xin khẳng định rằng tất cả những gì được viết trong lá thư này là thể hiện quan điểm của riêng cá nhân tôi, không thể hiện quan điểm của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức hay chính phủ nào của bất cứ quốc gia nào.

Trong khi chờ đợi sự hồi âm và hành động của Ngài, tôi xin gửi đến Ngài những lời chào trân trọng.

Lê Minh Phiếu

(nguồn: blog Lê Minh Phiếu
http://blog.360.yahoo.com/blog-qKfmKgM9fqvmBC219LPdVL0rbx8G6Q--?cq=1&p=47)
 
Ừm, nếu không muốn bị bắt nạt thì phải mạnh về mọi mặt, để ngay cả khi mình dùng bàn tay bọc nhung thì nó cũng có trọng lượng như nắm đấm sắt.
 
Nguyên nhân
Nhận thấy Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ do Trung Quốc bảo trợ trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Đồng thời, Trung Quốc muốn thử nghiệm chiến thuật quân sự phòng thủ chủ động, đưa cuộc phòng thủ biên giới vào sâu lãnh thổ đối phương. Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn để thăm dò khả năng tương trợ của Liên xô, sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế SEV, và ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978), trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự . Nếu thảo ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.

Kế hoạch của Trung Quốc
Kế hoạch của Trung Quốc gồm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu (từ 17 đến 25 tháng 2): phá vỡ hàng phòng thủ đầu tiên của Việt Nam và chiếm Cao Bằng, Lào Cai, cùng hai thị trấn Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ dẫn vào Lạng Sơn. Giai đoạn hai (từ 26 tháng 2 đến 5 tháng 3): tấn công Lạng Sơn và khu vực bao quanh ở phía đông, Sa Pa và Phong Thổ ở phía tây bắc. Giai đoạn cuối: bình định và phá hủy các căn cứ quân sự ở khu vực biên giới với Trung Quốc trước khi rút về vào ngày 16 tháng 3.

Tương quan lực lượng tham chiến
Để tiến công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng 600.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn từ miền xuôi lên tiếp viện. Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu.

Diễn biến
Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc áp dụng chiến thuật biển người bất kể tổn thất tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55. Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50. Hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14. Hướng Lai Châu có quân đoàn 11. Hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn. Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến. Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (thuộc tỉnh Quảng Tây) và Malypo (thuộc tỉnh Vân Nam) của Trung Quốc nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối. Ngày 19 tháng 2 năm 1979, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chính quy Việt Nam từ Campuchia về. Trong giai đoạn sau, cả hai bên đều tăng cường thêm lực lượng và cuộc chiến tiếp tục, trong đó quyết liệt nhất là hướng Lạng Sơn. Tại đây sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng, một đơn vị thiện chiến của Việt Nam từng đánh Mỹ cùng một số sư đoàn khác đã tổ chức phòng thủ chu đáo. Sau nhiều trận đánh đẫm máu bất kể tổn thất, quân Trung Quốc vào được thị xã Lạng Sơn chiều ngày 4 tháng 3 năm 1979. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Đồng thời phía Việt Nam cũng điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Cũng trong ngày 5 tháng 3 năm 1979, do áp lực của Liên Xô và sự phản đối của quốc tế, đồng thời cũng đã chiếm được các thị xã lớn của Việt Nam ở biên giới, Bắc Kinh tuyên bố hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân. Mặc dù chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi nhưng đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 quân Trung Quốc đã hoàn tất rút khỏi Việt Nam.

Kết quả cuộc chiến
Cuộc chiến để lại nhiều tác hại khó lường cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá huỷ do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao ...

Thương vong
Theo tuyên bố của phía Trung Quốc: quân Trung Quốc có 6.900 người chết, 14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Quân Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương, 1.600 người bị bắt.
Theo tuyên bố của phía Việt Nam: quân Trung Quốc có 62.500 người chết và bị thương, tổn thất 280 xe tăng, 115 khẩu pháo cối và 270 xe quân sự. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, không có số liệu về tổn thất của các lực lượng vũ trang. Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: 4/4 thị xã bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này. Có những nhà quan sát phương Tây nhận định như sau: Về mặt chiến thuật, Trung Quốc thất bại vì tuy Việt Nam chưa kịp đưa các đơn vị chủ lực ở Campuchia về tham chiến mà quân đội Trung Quốc vẫn chịu tổn thất nặng nề và phải rút quân về nước. Về mặt chiến lược, Trung Quốc đã không thất bại hoàn toàn vì đã chứng minh được mối đe dọa lưỡng đầu thọ địch từ phía quân đội Liên Xô và quân đội Việt Nam sẽ không xảy ra. Cũng có một số nhà quan sát cho rằng Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ có hai khuynh hướng, một thiên về Đặng Tiểu Bình, người muốn cải tổ quân sự trong toàn bộ chiến lược cải cách Trung Quốc, và một chống đối lại cải tổ. Tài liệu phương Tây cho rằng tai hại chiến lược to lớn nhất cho Việt Nam là cuộc chiến này đưa đến việc phe cải tổ thắng thế: Trung Quốc dồn sức hiện đại hóa các đơn vị chủ lực và đã thành công. Điều này sẽ thấy rõ sau này trong Chiến tranh biên giới Việt Trung, 1984-1988, khi Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Bình thường hóa quan hệ Sau khi Liên Xô tan rã, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hóa.
 
ah,lấy nguồn từ truongton.net,mà ông nội này thích bắt bẻ mình quá...
 
Nguồn wikipedia.
Cái trang nhí nhố kia chỉ toàn đi copy về tán nhảm chứ sức đâu mà đòi viết được thế này.
 
Back
Bên trên