Quan hệ Việt-Trung

Re: Đối sách với Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa

Lại topic nữa, liệu có hơi nhiều không? Bản thân anh đã đọc qua một vài bài viết trên tạp chí thời đại, công nhận em tổng kết nhiều cái rất gọn và rất sát (hơn hẳn các bàn cãi đang có tại topic Việt- Trung).

Tuy nhiên, như em Phong nói, thực hiện như thế nào thì chưa rõ. Việc thực hiện là một bước gần gũi với chủ đề bàn luận của học sinh hơn. Và để phân biệt rõ ràng với 2 topic đã có, em Hà Minh nên chuyển chủ đề thành làm thế nào để thực hiện những đối sách nêu trên.

Bên topic ranh giới biển Đông, anh có nhắc đến một bài viết anh đọc tuần trước, chắc em cũng đọc rồi. Anh đọc và tra cứu cái đó hết 1 ngày, xong là cứng họng luôn. Không phải vì nó khó, mà nhận thấy, ở tầm ngoại giao quốc tế, nói chung chung thì ai cũng nói đc, nhưng đi sâu đi sát, có phân tích sắc sảo, dẫn chứng khoa học thì mình chưa thể bằng người ta. Anh nghĩ là nhiều người đọc xong cũng sẽ không còn dễ dãi mắng các nhà lãnh đạo là vô dụng, ít nhất cũng phải im lặng trong 1 tuần. Thế nên trừ phi anh có ý tưởng thật mới, nếu không thì cũng không dám thêm hoặc cãi với em về những đối sách trên kia. Hẹn mọi người cuối năm, tớ sẽ cố viết 1 bài về kinh tế Trung Quốc Việt Nam bên Box Kinh tế, thế xem ra phù hợp với tớ hơn.

Có lẽ đối sách thực tế nhất là làm cho mọi người dân hiểu thêm về vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa, cũng như vấn đề biển Đông. Thứ nhất là nếu người dân hiểu ra việc khó thì đỡ thắc mắc chính phủ. Thứ nhì là như vậy thì mới kích thích những công trình nghiên cứu về pháp luật, lịch sử, ... để cung cấp thêm những dữ kiện cần thiết để phục vụ cho việc đấu tranh giành lại Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Re: Đối sách với Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa

Lập thêm 1 topic nữa và sau đó chơi luôn 1 trang web chuyên sưu tầm tất cả các tư liệu, các bài viết cả bằng tiếng Anh, Việt và Trung về tính pháp lý của Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
 
Làm thế nào để VH Việt đối phó với văn hóa Trung Quốc trong tình hình này?
Tại sao chỉ có văn hóa Trung Quốc mà không phải là cả những nền văn hóa khác? Tớ thấy, bây giờ ra ngoài đường, có ai mở mồm ra nói xia xỉa với ní hảo đâu? Toàn nói hê-lô, với hai, với thanh kiu! Thế thì văn hóa gì đấy đang du nhập vào đời sống thường ngày, bên cạnh văn hóa Trung Quốc?

Cá nhân tớ thấy thế này, cái quan trọng là mình giáo dục cho người Việt có một tư tưởng thuần Việt, tức là khi nào thì phải chứng tỏ bản thân mình là người Việt Nam. Bố tớ nói rằng, bọn người Hoa ở nước ngoài nó là một cộng đồng rất chặt chẽ, và chúng nó muốn làm gì ngoài xã hội thì làm, nhưng đã về cộng đồng đó, thì buộc phải cư xử theo đúng là một người Hoa: nói tiếng Hoa, ăn cơm theo kiểu người Hoa ...

Vì thế, quan trọng là người Việt Nam mình cũng phải giữ được bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Việc chúng ta có xem phim Trung Quốc, có mặc áo dài phong cách Thượng Hải, có ăn món ăn Trung Hoa ... không quan trọng, vì đó không phải là phong cách sống thường ngày của mỗi người. Thử nhìn xem có bao nhiêu người ngày nào cũng ăn sủi cảo, ngày nào cũng ăn vịt quay Bắc Kinh? Có bao nhiêu người lần nào ra đường cũng diện áo dài Trung Quốc ... Điều đó cho thấy, đó chỉ là thẩm mĩ ẩm thực và thời trang nhất thời, tức là họ thay đổi trong một ngày nào đó, một ngày đẹp trời đi chơi với mọi người chẳng hạn, chả thể nói lên điều gì.

Công nhận rằng những văn hóa đó đang du nhập vào nước ta một cách mạnh mẽ và hình như chưa có sự kiểm soát. Nhưng tớ vẫn nhìn thấy mọi người đi chùa đầu năm, mua một cây mía về làm lộc. Tớ vẫn nhìn thấy bàn thờ cắm 3 bát hương, có bánh chưng (cái này của Việt Nam chứ), có con gà, có món bóng xào mà tớ rất yêu thích ... Tớ vẫn thấy nhiều người Việt nói chuyện bằng tiếng Việt với nhau. Và các hàng cơm bình dân thì vẫn thu hút bao nhiêu là khách ...

Vì thế, cái tớ muốn nói rằng, chúng ta không cần phải "tẩy chay" hay "chặn đứng" những luồng văn hóa khác đang xâm nhập vào Việt Nam, mà nên "có kiểm soát" trong một chừng mực nào đó. Đồng thời, chúng ta cũng phải "giúp cho người Việt hiểu và biết cách giữ gìn bản sắc". Tớ vẫn nhớ Trung Quốc có một mục tiêu trong Đại hội Đảng vừa rồi là "Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Hoa". Thế đấy, chúng ta cũng cần "Xây dựng cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang màu sắc Việt Nam" chứ.

Nói qua nói lại, tớ xin đưa vài ý kiến như sau:
- Tăng vốn hiểu biết của người Việt về đất nước.
+ Điều này nên thực hiện từ ngay trong trường học, đó là thay đổi cách dạy học môn Lịch sử, Địa lý, Văn học ... Nếu các môn này có cách dạy khác giúp học sinh thích thú hơn, chúng nó chả tội gì phải nhớ lịch sử Trung quốc làm gì cho mệt, vì lịch sử Việt Nam để đủ hấp dẫn để tìm hiểu rồi.
+ Sau đó, có thể là qua các chương trình trên TV, như Theo dòng lịch sử, Đường lên đỉnh Olympia ... để giúp người xem tìm hiểu thêm về Việt Nam. Thậm chí những chương trình giới thiệu về lịch sử, địa lý, con người, văn hóa ... cũng nên tiến hành thường xuyên hơn. Cái này tớ thấy ở đài Hà Nội có chương trình về Hà Nội rất hay. Xem xong mà mình cảm giác Hà Nội còn nhiều cái thú vị mà mình chưa biết hết.

- Tăng ý thức về bản sắc dân tộc của mỗi người. Cái này là một sự kết hợp của bản thân, gia đình, môi trường công tác và toàn xã hội.
+ Theo tớ, trước hết mỗi người phải tự ý thức mình là người Việt Nam, và sống theo đúng bản sắc của người Việt Nam, đó là sử dụng tiếng Việt trong đời sống hàng ngày, văn hóa ẩm thực, lối cư xử của người Việt ...
+ Sau đó là đến gia đình phải có cách để giáo dục con cái. Chứ nhiều người từ bé đã cho con nói tiếng Anh khi còn chưa nói tiếng Việt sõi, thì hỏi thử làm sao nó viết đúng chính tả? Một số gia đình ở nước ngoài, tớ biết là họ rất giữ nề nếp, vì tớ cũng quen 1 chú, chú ý bảo là ra ngoài muốn nói tiếng gì cũng được, nhưng về nhà phải nói tiếng Việt ...
+ Rồi môi trường làm việc và xã hội. Cũng thế thôi, phải giữ gìn bản sắc. Nếu một người tự nhiên thoát ra khỏi guồng quay chung là giữ gìn bản sắc, thì anh ta sẽ, hoặc là bị đánh gục, hoặc quay trở lại với guồng quay. Cho nên xã hội cũng cần phải làm điều này. Giải pháp cụ thể, mình không thể nói một hai dòng là xong được.

- Khi đã tăng vốn hiểu biết của người dân về đất nước, thiết nghĩ cũng chẳng phải quá quan tâm đến vấn đề du nhập văn hóa nữa. Bởi lúc đó họ cũng ý thức được cái gì là cái bản chất rồi. Có điều là nếu cần, hoặc trong thời điểm này, có thể áp dụng biện pháp "hạn chế" hoặc "kiểm soát" các luồng văn hóa nước ngoài. Nhưng nó chỉ là "điều trị triệu chứng", còn "điều trị căn nguyên" thì vẫn phải là giáo dục chính người Việt Nam.

Việc các luồng văn hóa khác du nhập vào Việt Nam quá dễ dàng nó cũng giống như việc bát nước đã đầy và chỉ nhỏ một giọt là tràn. Chúng ta đã quá lâu quên mất rằng phải luôn duy trì bản sắc. Cái cách mà chúng ta để phim nước ngoài tràn ngập tự do, cũng là một sự quên lãng. Hay cái cách mà chúng ta dạy các môn học Lịch sử, Địa lý, Văn học ... cũng là một sự quên lãng ... Cần nhiều thay đổi, cần làm trong một thời gian dài, cần nhiều hành động. Thiết nghĩ, trước hết, bản thân mỗi người hãy tự ý thức đi chăng?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đính chính: Thông tin của tớ về THiên An Môn sai, nhập nhằng 2 cái với nhau. Ngày 05/05/1989, một người ko rõ danh tính đã chặn xe tăng ở quảng trường, và không chết. Sau đó nhiều người khác, gồm cả sinh viên, thanh niên, người già đã bị tàn sát và bắt giữ, bằng quân đội chính quyền.

Tự thiêu thì rất nhiều (ai thik có thể đọc hết essay sau: http://www.jstor.org/view/08820945/ap050020/05a00160/0), chỉ vì lúc post ngại tra lại tên, nên mới nhờ các bạn giúp. Cảm ơn nha.
Nhà sư Việt Nam Thích Quảng Đức tự thiêu là đc nhiều người biết đến nhất.

Còn người Tây tớ nhắc đến là Norman Morrison, tự thiêu bên lầu năm góc dưới văn phòng của thư kí quốc phòng McNamara. Trước đó, anh có mang con gái Emily theo, hoạc nhờ người ta giữ hộ hoặc là để cho bé ngồi gần đó (tranh cãi), rồi châm lửa đốt. Đó là trường hợp nổi tiếng nhất. Tại Việt Nam, anh được coi là anh hùng (bố mẹ tớ cũng biết), từng đc đặt tên cho 1 con đường tại Hà Nội , gọi là Mo Ri Son, và xuất bản tem bưu chính mà thời cấm vận, Mỹ đã cấm luôn cả con tem này (bữa nào kiếm coi). Emily, con gái Morrison gần đây vừa ghé thăm Việt Nam, không ai biết à. Viết thư lại cho gia đình, anh có bài thơ nổi tiếng, "Emily, my child" đã được dịch bởi Tố Hữu và dạy tại Việt Nam. Lùng suốt cả ngày chả thấy bản gốc đâu, ai PM cho cái, để tạm bản dịch lên đây vậy:

Post xong dài quá, sửa lại, chỉ trích đoạn cuối. Bản đầy đủ xem tại đây.
http://blog.360.yahoo.com/blog-Sx19RLQrRLznFstA6dpx?p=82

Emily con ơi!
....

Ê-mi-ly, con ơi!
Trời sắp tối rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé
Và con sẽ nói giùm với mẹ:
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!
Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Còn mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa chói loà
Sự thật.

7-11-1965


Lại nói đến văn hóa, sao không xuất bản tem về Hoàng Sa và Trường Sa nhỉ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bây giờ có phải ai cũng Hello với Hi cả thanks đâu anh Long. Thanh niên bây giờ chào nhau rất bản sắc dân tộc đấy chứ, mỗi tội thỉnh thoảng hơi bậy bạ thôi :p
Thậm chí cái từ Thank you cũng bị "việt hoá" là Thanh Củi 8-}. Em nhận thấy càng ngày giới trẻ VN càng nhận thức đc cái vấn đề bản sắc dân tộc, vì xã hội giờ ngày càng phất triển, cuộc sống nói chung đầy đủ hơn, khi 1 đại đa số cấc bạn trẻ sống k cần phải nghĩ ngợi lo toan gì nhiều về tài chính của mình, thì họ sẽ quan tâm đến trình độ văn hoá ứng xử của mình nhiều hơn :)
Nói vui 1 tí : ngày nay có 1 bản sắc dân tộc đc học sinh các trường cấp 3 duy tri và ngày càng phát triển, lan rộng, đó là Hút thuốc lào :">
 
Dựa trên phép đo nào mà em cho rằng dân trí mình "thấp"? Dân trí "cao" đến mức nào thì có thể cho phép biểu tình? Những vụ tụ tập ôn hòa gần đây nhất, như là biểu tình chống Mỹ đưa quân vào iraq, rồi biểu tình chống Trung Quốc hợp thức hóa việc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa phải chăng là minh chứng cho thấy dân trí đã đến mức độ cần phải cho phép biểu tình?

Biểu tình mà đến biểu ngữ tiếng Việt còn viết sai chính tả, biểu ngữ tiếng Anh thì thôi khỏi nói và cũng chả bói đâu ra cái biểu ngữ tiếng Trung thì em chưa thấy là dân trí đủ cao để cho phép biểu tình ạ. No offense.




Muốn đòi chủ quyền với TQ thì cần phải đi đêm với Trung Quốc hay cần phải đưa vấn đề ra thế giới? Vì ta là một nước nhỏ đứng cạnh Trung Quốc cho nên ta không thể nào tỏ ra khiếp nhược phụ thuộc vào Trung Quốc được. Giả sử TQ thực sự định dùng quân sự đế chiếm Trường Sa thì em định làm gì? Tại sao không đấu tranh từ sớm đi để khỏi dẫn đến cảnh TQ chuẩn bị dùng quân sự ở Trường Sa? Nếu mỗi lần TQ lấn lên mà ta lại lùi thì hi vọng lần sau họ không lấn lên thêm nữa à? Chuyện chính phủ phải mềm dẻo với Trung Quốc không có gì là xấu cả. Xấu là ở chỗ không minh bạch thì khiến cho dân không phục. Vả lại những vấn đề lớn như lãnh thổ thì không thể nào để cho một nhóm nhỏ quyết định riêng với nhau được.

Em có bảo ta khiếp nhược hay phải nhường Trung Quốc đâu. Đương nhiên nếu TQ nó đem quân ra chiếm Trường Sa thì oánh bỏ mie rồi. Ý em là : mọi ng nên có niềm tin vào chính phủ một chút, em thì em tin là các bác í cũng đang có chuẩn bị rồi, nhg h mà công khai cho dân thì cũng có nghĩa là công khai với bên TQ, lộ việc cơ mật của QG rồi có thể dẫn đến nhiều cái không hay, nên mới phải bí mật ( ông ngoại em vẫn hay dạy là trong chiến đấu cần nhất là phải bí mật kễ hoạch tác chiến với địch :"> ). Mà như cái tin ở trên trích dẫn thì ngày mai Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đến VN, em thấy cũng là động thái có lợi cho VN mình, cho thấy các bác lãnh đạo không hề ngồi yên rồi còn gì :D
 
Nếu các nhà lãnh đạo VN mà ngồi im thì TQ đã không chỉ chiếm được có ngần nấy đảo.
Nhưng mà phải thú thật rằng sau 1975, VN phải đối đầu với TQ vì sau lưng còn có Liên Xô.:)) Đến khi Liên Xô đổ đánh rầm 1 cái thì may mắn là VN đã đổi mới, có thể tự lực cánh sinh rồi.
Nhưng ở cái khu vực ĐNA béo bở này, Mỹ sắp quay trở lại, mà TQ cũng muốn gây ảnh hưởng. Thế là từ 1994, sau khi bỏ cấm vận, VN lại phải "đu dây" trong quan hệ với TQ và Mỹ.
Vì thế một lẽ đương nhiên là khi Tàu gây sự thì Mỹ nhào vào ngay. Mà Mỹ gây sự thì Tàu cũng không bỏ lỡ cơ hội.^:)^
Nghĩ đến đây thấy khổ cho các bác trên đấy. Hồi trước nghe đồn là Bác Nguyễn Tấn Dũng là do Tàu ủng hộ, lên 1 cái là đi thăm Nhật. Còn Bác Khải tiền nhiệm thì trước khi ra đi đã kịp sang Mỹ một chuyến. Vụ Bác Triết sang Mỹ vừa rồi cũng nắn gân anh Tàu ghê lắm.
Tóm lại là làm chính trị ở đâu chứ ở VN đúng là đau đầu.:-ss
 
Làm chính trị ở đâu chả đau đầu hả em Lộc =)) =))
 
Cái lũ Tàu Khựa thì có bao h tốt với mình đâu cơ chứ ? Từ hồi còn Vietnam War nó viện trợ cho cũng chỉ là để gây hấn với Mỹ. Sau đó lại còn tranh thủ chiếm Hoàng Sa, chiếm Hà Tuyên, rồi bây h lại còn định ăn nốt Trường Sa nữa chứ. Nói chung là em kịch liệt phản đối cái bọn Tàu khựa ấy. Chuyện biểu tình của mình là đúng, nhưng nếu ko có sự can thiệp của cả chính phủ thì cũng chẳng làm được gì. Khổ thân Vietnam, nghèo nên mới phải chịu lép vế.:(
Thiết nghĩ Vietnam hãy chọn bạn mà chơi, giống Tàu chúng nó chẳng tốt tí nào đâu. Ghét nhất là cái chuyện chúng nó mua điểm TOEFL với cả thuê giáo sư Mỹ viết essay >:p.
Thật may là sắp có Olympic, Trung Quốc ko dám làm to đâu, nhưng cái lũ ấy dám ghi Hoàng Sa Trường Sa vào bản đồ của nó trên Website Olympic, Yahoo Weather cũng ghi Hoàng Sa là của Trung Quốc.
Mấy ngày này, quân đội VN cũng nghiêm quân, chuẩn bị chiến đấu <:p
Hỏi ngoài lề một chút : Đã ai đọc Unknown Stories About Mao chưa<:p


Đọc lại mấy bài trước : Mọi người có nhắc đến văn bản của bác Đồng. Thực ra văn bản ấy không thể công nhận được vì đơn giản, thời điểm đó, Việt Nam Cộng Hòa đang giữ đảo thì văn bản ấy có cái nghĩa lý gì cơ chứ. Nói chung, Trung Quốc chẳng có cái bằng chứng nào cả đâu, nó mạnh hơn Việt Nam thì thế thôi chứ bê nguyên cái luận án tiến sĩ nghiên cứu về TS-HS của bác nào nói trên Tuổi Trẻ ấy thì Tàu Khựa có đối lại bằng niềm tin.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Biểu tình mà đến biểu ngữ tiếng Việt còn viết sai chính tả, biểu ngữ tiếng Anh thì thôi khỏi nói và cũng chả bói đâu ra cái biểu ngữ tiếng Trung thì em chưa thấy là dân trí đủ cao để cho phép biểu tình ạ. No offense.






Em có bảo ta khiếp nhược hay phải nhường Trung Quốc đâu. Đương nhiên nếu TQ nó đem quân ra chiếm Trường Sa thì oánh bỏ mie rồi. Ý em là : mọi ng nên có niềm tin vào chính phủ một chút, em thì em tin là các bác í cũng đang có chuẩn bị rồi, nhg h mà công khai cho dân thì cũng có nghĩa là công khai với bên TQ, lộ việc cơ mật của QG rồi có thể dẫn đến nhiều cái không hay, nên mới phải bí mật ( ông ngoại em vẫn hay dạy là trong chiến đấu cần nhất là phải bí mật kễ hoạch tác chiến với địch :"> ). Mà như cái tin ở trên trích dẫn thì ngày mai Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đến VN, em thấy cũng là động thái có lợi cho VN mình, cho thấy các bác lãnh đạo không hề ngồi yên rồi còn gì :D

Nói linh ta linh tinh. Ngày xưa làm cách mạng tháng 8, đánh Pháp đánh Mỹ thì cũng toàn là loại "dân trí thấp" cả đấy. Thành phần cốt cán trong Đảng cũng xuất thân từ nông dân mà lên cả, so với quần chúng thì cũng chả có gì đặc biệt lắm đâu.
Những chuyện xúi bẩy dân thiểu số nổi loạn, cái đấy là nguyên do là nghèo chứ không phải do "dân trí thấp". Nghèo thì mới dễ bị thằng có tiền nó lợi dụng. Dân người ta sống khổ, trẻ em phụ nữ thì bán mình sang TQ. Mà dân nghèo lỗi là do cái thằng điều hành nền kinh tế trước tiên. Các chú cứ nghĩ xem, bọn Mỹ nó xì cho tí tiền ( mà nhiều khi cóc xì đồng nào, phải tự đóng hết ) mà bao thanh niên trí thức VN lũ lượt kéo sang Mỹ, hạnh phúc làm công dân hạng ba, có muốn quay về VN đâu? Đấy, có phải do dân trí thấp? Ở đâu cũng vậy thôi, cơm áo gạo tiền là cái trước tiên.
Các chú được sống ở thành thị, sung sướng được hưởng lợi từ sự chênh lệch giàu nghèo, thì anh cũng mong các chú biết nghĩ, đừng có quay lại chê những người nông dân hàng ngày đút thịt gà thịt lợn vào mồm các chú, là dân trí thấp nhé. Cái luận điệu "dân trí thấp" nên phải cấm các quyền tự do chính trị, biểu tình, cấm tự do ngôn luận chỉ là thứ ngụy biện.
 
Mọi người có nhắc đến văn bản của bác Đồng. Thực ra văn bản ấy không thể công nhận được vì đơn giản, thời điểm đó, Việt Nam Cộng Hòa đang giữ đảo thì văn bản ấy có cái nghĩa lý gì cơ chứ

tất nhiên là mọi người có thể dựa vào thuyết này thuyết nọ (estoppel hay gì đó) trong ngành luật quốc tế để minh chứng xem văn bản ấy có giá trị gì không , tuy nhiên , trong sự việc này , chính phía Việt Nam trong quá khứ đã tự tạo khó khăn cho mình (có thể trong những hoàn cảnh nhất định của chiến tranh lạnh nên đã có những phản ứng không đồng nhất đối với các hành động xâm lấn của Trung Hoa). Đến giờ đây , phía Trung Quốc cũng lợi dụng triệt để chỗ bị "hớ" đó của ta , chứ không hoàn toàn là chỉ dựa vào sức mạnh quân sự của họ để hù dọa .
Chẳng hạn , theo mình , một sai lầm rất nặng là sau trận hải chiến Hoàng Sa năm 74 , trong khi phía Việt Nam cộng hòa đã lên án hành động của Trung Cộng, và đã đề nghị phía Bắc Việt hợp tác (tạm gác lại chuyện chiến sự giữa 2 miền) để cùng lên án Trung Cộng , bảo vệ chủ quyền lãnh thổ . Phản ứng của Bắc Việt là một sự im lặng tuyệt đối !
Năm 58 gửi bản công hàm nêu trên , năm 65 cũng tuyên bố tương tự , và năm 74 không có phản ứng gì trước sự xâm lăng của Trung Cộng (đương nhiên vì thế TQ lại càng có cớ hợp thức hóa việc xâm chiếm, vì "im lặng" là "đồng tình") , chúng ta đành ngậm ngùi nhìn đất và biển cứ bị gặm nhấm từ từ .

Xin nhắc lại , ngoài những người đã từng sống qua các giai đoạn lịch sử trên , ít người trong xh VN biết và hiểu được ngọn nguồn những khó khăn nêu trên , vậy nên yêu cầu trước tiên hiện nay là phải công khai , minh bạch hóa tất cả sự thật trước dân chúng (ít nhất là những gì đã diễn ra trong lịch sử cận-hiện đại, còn nếu những diễn biến hiện tại đang nằm trong chiến lược ngoại giao , đàm phán của nhà cầm quyền và cần giữ kín thì thôi ,chúng ta đành chịu). Điều thực tiễn là : chẳng hạn, ghi rõ trong sách lịch sử của trường phổ thông về truyền thống , lịch sử định cư , chiếm đóng trên các quần đảo trên của người VN ra sao , những diễn biến gần đây , từ thế kỷ 20 , và đặc biệt là vụ hải chiến Hoàng Sa 1974 , với sự hy sinh anh dũng của các chiến sỹ hải quân VNCH , và vụ 1988 , khi hải quân VN cũng bị kẻ địch gây hấn ...
Quan trọng không kém là giải thích rõ cho học sinh hiểu được những uẩn khúc, những khó khăn và bối cảnh lịch sử đặc biệt của những phản ứng từ phía chính phủ , từ văn bản 1958 cho đến 1974.

Tóm lại , một đứa học sinh lớp 4-5 phải hiểu rõ rằng những tấc đất cha ông đã khám phá và gây dựng nên thì: Hoàng Sa đã mất còn Trường Sa thì đang bị xâu xé.

Nhiều bạn lo ngại là "bọn phản động" tuyên truyền đây là "văn bản bán nước của PVD" , vậy còn gì hay hơn là chính phủ hãy đem nó vào sách và giải thích cho học sinh hiểu , để các em nó khỏi phải nghe ngóng trên các trang web "phản động" rồi đâm ra sốc , phê phán lung tung , đúng không ?


Làm được tất cà những điều đó , chính là đã thực hiện một phần yêu cầu minh bạch hóa thông tin cho người dân để mỗi người hiểu và có sự lựa chọn đúng đắn cho riêng mình , từ đó mới có thể trợ giúp chính phủ khi cần thiết !
(Nếu không thì sẽ xảy ra 2 trường hợp: một là bàng quan , hai là nghe ngóng nơi đây nơi đó rồi nảy sinh tâm lý tiêu cực, bất mãn )

Chính yêu cầu minh bạch hóa thông tin này là điều mà nhiều bạn trên kia , trong đó có bạn Kiên cứ phản đối một cách kiên định qua 3 bài post và cho rằng , chỉ mang tính khẩu hiệu , không đi kèm giải pháp thực tế ! Tôi không thể hiểu nổi nên phải giải thích lại lần nữa
 
Chỉnh sửa lần cuối:
muốn chống lai mối đe dọa từ "thiên triều" thì một yếu tố nữa không thể không làm là đẩy nhanh tiến trình hòa hợp hòa giải dân tộc , từ đó mới có sự đoàn kết vì một tương lai chung .
Tôi không có thời gian viết dài thêm nữa nhưng chỉ cho các bạn xem qua vài bức ảnh là đủ thấy rất tức cười , nhưng ẩn sau đó là sự mỉa mai và đau xót .

khi các thanh niên trong nước biểu tình , mang theo cờ và biểu ngữ

20071209162334bieutinh.jpg

một số người thắc mắc vì sao người Việt hải ngoại giữ im lặng thế

thì đây , người Việt hải ngoại đã lên tiếng ủng hộ :
nhưng
20071211100453china_viet7.jpg


20071211100328china_viet2.jpg


cùng nguyện vọng, nhưng vẫn 2 lá cờ , vậy đã thật sự có khả năng ngồi lại với nhau và cùng gánh vác chưa , khi vẫn chưa thể thống nhất lòng người dưới 1 lá cờ duy nhất .

Họ không biểu tình thì sẽ là thờ ơ , nhưng khi đã làm thì lại không ai vượt qua được mặc cảm cũng như niềm tin chính trị để phất cao cùng một lá cờ như thanh niên trong nước.

Đủ thấy , chuyện hòa giải dân tộc là một trong những việc không thể kéo dài lê thê và phải làm trước tiên nếu muốn có đủ nội lực để chống ngoại xâm.
 
Đây nhé, con cá Mập nó sắp nhảy vào đây này:

Đô đốc Timothy Keating, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ sẽ thăm Việt Nam vào ngày thứ năm, 13 tháng mười hai.

Trả lời câu hỏi của BBC về những động thái gần đây ở Biển Đông và liệu hợp tác giữa hải quân Mỹ và Việt Nam có ảnh hưởng tới hợp tác của Hà Nội và Bắc Kinh không, ông Lucius nói những vấn đề ở Biển Đông giữa Việt Nam và các nước khác như Indonesia và Philippines rất phức tạp.

Quan điểm của phía Hoa Kỳ, theo ông, là các nước cần tuân theo tuyên bố hồi năm 2002 về giải quyết các xung đột trên Biển Đông một cách hòa bình và Hoa Kỳ sẵn sàng ''trợ giúp hòa bình'' trong vấn đề này.

''Chúng ta đang ở thế kỷ 21 và giải quyết mọi việc một cách hòa bình. Xung đột sẽ chỉ làm phức tạp những lợi ích kinh tế mà tất cả các bên đều cùng có thể hưởng từ Biển Đông.

''Tôi nghĩ tất cả các bên hiểu điều này và họ sẽ làm điều hợp lý nhất - đó là giải quyết mọi việc một cách hòa bình.''

Và đây là văn bản mình thấy đầy đủ và thuyết phục nhất từ trước tới giờ, cho nên các bác đừng cãi nhau về lịch sử nữa :D

http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thành phần cốt cán trong Đảng cũng xuất thân từ nông dân mà lên cả, so với quần chúng thì cũng chả có gì đặc biệt lắm đâu.

Các chú được sống ở thành thị, sung sướng được hưởng lợi từ sự chênh lệch giàu nghèo, thì anh cũng mong các chú biết nghĩ, đừng có quay lại chê những người nông dân hàng ngày đút thịt gà thịt lợn vào mồm các chú, là dân trí thấp nhé.

@Em Kiên lại vơ đũa cả nắm giống em Lộc bữa trước nói dân Việt Nam là vô văn hóa khi dẫm lên cờ TQ, nên mới phản đối cái lẽ dĩ nhiên của chuyện biểu tình. Có lẽ em nên nói lại là, cuộc biểu tình vừa qua cho thấy sự thiếu tổ chức, khâu chuẩn bị cẩu thả dẫn đến cả cái khẩu hiệu in ra cũng sai. Dưng mà em DŨng xem lại ảnh tường thuật, biểu ngữ của dân miền Nam có nhiều câu in tiếng Trung đấy, anh mù chữ, ko hiểu đúng nghĩa ko? :D

@Anh Dũng nói đúng em chỉ góp ý vài cái. Thứ nhất, xuất thân lãnh đạo là một chuyện, phẩm chất lại là chuyện khác. Lãnh đạo hoặc là tài hơn, hoặc là cơ hội hơn, không có chuyện tự dưng mà thành. Thứ 2, không hiểu sao tự dưng anh lại lôi người nông dân ra, em Kiên có nói gì đâu??? Còn nữa, phát biểu chuyện "thiếu trí thức" là của riêng em nó, anh dùng từ "các chú" thật mang tội a e đã tick bài hay quá. Bàn về dân trí, nhất là đk học hành và khả năng làm việc, người nông thôn nhìn chung thấp hơn người thành thị, vấn đề đạo đức không bàn đến. Thế nên họ mới sản xuất gà vịt cho mình mua (em biết xúc cơm, ko cần bón đâu ạ :p) và mình dùng của họ thì vẫn tôn trọng khả năng của họ, mỗi người mỗi việc mà!

@ Long: cậu đã đi vào câu hỏi của tớ rồi đấy, nhất là đoạn cuối. ĐOạn đầu thì lại hơi chủ quan, kiểu bảo vệ luận điểm "Việt Nam vẫn giữ đc Văn hóa" dựa trên 1 điển hình yêu nước. Tớ biết là có yêu văn hóa Việt như mọi người thì mới chịu góp ý làm sao để cải thiện nó trong diễn đàn này. Vấn đề là mình ko nói đên riêng mình, có nhiều người chưa nhận thức được những cái tạp nham của Văn hóa Trung Quốc (tất nhiên Việt Nam cũng có) mà đã vội tán thưởng, mê say. Tớ chả nói đâu xa, ngoài kia, chả hiểu anh Chử Thanh Thủy là ai mà post những bài về rất lệch lạc về văn hóa. Một cái nick thì ai cũng tạo đc, nhưng thực tế còn có nhiều người như thế ngoài kia. Hơn nữa, phát huy văn hóa Việt trong cộng đông người Việt đã khó, ở nước ngoài cang khó hơn. Như em gì trc đó nói, bà host mom tra tin về VN đâu thấy toàn tin phản động. NGười nước ngoài biết về Việt Nam qua chiến thắng Mỹ, thậm chí qua cả cúm gia cầm và Vàng Anh. Vừa rồi có cái clip nhà nước bỏ hàng trăm nghìn đô để thuê làm và phát sóng trên CNN, cá nhân tớ thấy thế là vứt.
http://youtube.com/watch?v=PVjVgfLliRk
Thế mới nói tiếng Anh, tiếng Tàu chả có lỗi, mà còn có lợi nếu ta biết tiếng và có kiến thức để truyền đạt cho người nc ngoài.

Sở dĩ tớ nói chỉ nói đến văn hóa Việt "......" Trung vì chủ đề nó thế. Nên tớ cũng ko nói chuyện anti-Westernization ở đây. Mấy trò "tẩy chay", "chặn đứng" thì tớ ko ủng hộ. Nhưng cũng chịu ko biết đặt từ gì vào dấu "......." trên kia. Cậu có ý gì ko, nhất là phải gắn với Việt Trung và yêu nước.
À, mà cái chương trình văn hóa trên kênh Hà Nội là tớ khoái nhât. Công nhận vừa thú vị vừa hiệu quả. Nhớ là có 2 chị dẫn chương trình, một chị beo béo, một chị gầy gầy xinh xinh, đi loanh quanh Hà Nội ăn mấy món lạ, vào mấy làng nghề ngó nghiêng, phỏng vấn những người rất đời thường để dẫn chuyện. Xem rất trôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tôi nhận được thông tin này:

Kế hoạch biểu tình sáng Chủ Nhật (16/12/2007)
+ Mọi người tự đến vườn hoa Lê Nin bằng phương tiện cá nhân.
+ Ai đến trước ngồi trước, ai đến sau ngồi sau
+ Tự mang theo nước uống, hoa quả, bánh kẹo. Nhưng dùng xong phải tự thu dọn, không vứt lung tung mất vệ sinh, nhất là thuốc lá.
+ Có các nhóm “an ninh". Mỗi nhóm độ 2 người. Có nhiệm vụ phát hiện kẻ xấu như móc túi, hay kích động bạo lực. Phát hiện ra thì báo các chú công an.
+ Có các nhóm chim mồi. Vì nếu đông mà ngồi cả cũng chán. Độ 15 phút lại hô khẩu hiệu một lần. Hô ngắn gọn Trường Sa- Hoàng Sa thôi. Lúc hô thì đấm cái tay lên, cho khí thế. Các nhóm này nên là nữ, biết ngọai ngữ, để phóng viên Tây có phỏng vấn thì trả lời cho ra ngô ra khoai.
+ Nếu đông mà ngồi lâu quá thì cũng chán, mà hiệu quả chỉ đến thế. Cho nên ngồi một lúc mỏi chân thì đi diễu hành hòa bình. Đi theo đường Hoàng Diệu. Qua nhà tướng Giáp thì hô tên Đại Tướng. Đến vườn hồng thì rẽ trái đi vào quảng trường, đi qua Lăng Bác thì hô tên bác. Với hô câu "Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước". Hoặc hô Giữ Nước-Giữ Nước cho nó dễ.
+ Xong rồi đi bộ lên tượng Lý Tự Trọng. Đến đây thì coi như xong, ai rẽ đâu đi tiếp thì rẽ.
Thời gian thì có thể là 8am bắt đầu đông, ngồi đến 10am thì bắt đầu đi diễu hành hòa bình. Đến 11am kết thúc là vừa. Đi cả buổi sáng thế chắc đói, đi ăn phở hay bánh mì là vừa. Nhân tiện kích cầu cho thủ đô luôn.
Chú ý: "Ai đọc được trang này, xin vui lòng send cho bạn bè của mình qua YM hoặc blog, thông báo rõ đây không phải là trang chứa virus"

Tham khảo chi tiết ở:
http://www.dohuyenmy.net/
 
ĐOạn đầu thì lại hơi chủ quan, kiểu bảo vệ luận điểm "Việt Nam vẫn giữ đc Văn hóa" dựa trên 1 điển hình yêu nước.
Tớ không chủ quan, mà đó là nhìn nhận của tớ về việc này. Còn nếu bạn Minh có ý kiến cho rằng "Có một số khía cạnh văn hóa, Việt nam đã không còn giữ được", thì bạn Minh đưa ra luận điểm và luận cứ để thuyết phục. Thuyết phục tớ bằng những cái, có cả cụ thể, có cả tổng quan, chứ đừng chỉ lấy vài gương mặt nào đó mà chúng ta nhìn thấy. Nó cũng giống như việc nhìn thấy đây có vài unisex, kia có vài gay, mà có người nói rằng cả giới trẻ đang lệch lạc (no offense về giới tính ở câu này, chỉ là lấy ví dụ thôi nhé).

Bàn luận một chút, chương trình Theo dòng lịch sử hay phết. Câu hỏi cũng đơn giản, vì tớ là đứa vốn dốt môn Sử mà cũng trả lời được nhiều. Giá mà chương trình đấy nó phát triển thêm một chút thì tốt.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Không hiểu Long hiểu ý tớ không. Bài trước tớ nói là ai cũng như Long, như các bạn ở đây thì tốt quá, nhiều người am hiểu sử, địa, chính trị, văn hóa.... và yêu những cái đấy.

Muốn nhận xét 1 cái, ta không thể nhìn một nhóm nhỏ rồi kết luận, bất luận nói về nhóm tốt hay xấu. Ngoại trừ toán thống kê, tớ thấy chưa có cách nào thuyết phục để đánh giá toàn bộ dân số, để chụp mũ nói xấu XH cả. Mà về vấn đề văn hóa, nếu không tính bàn đến tỉ lệ mù chữ, tỉ lệ tốt nghiệp ra, thì các vấn đề khác như là âm nhạc, hội họa, thời trang, tơ không thể dẫn ra các bằng chứng thống kê %, thứ hạng.

Để đánh giá thì tố nhất là so sánh. Tớ chỉ ra 2 cách sau:

Một là so với quá khứ, liệu văn hóa nhìn chung có khá lên?

-Tốt lên tiêu biểu ở những cái sau, tỉ lệ đi học, chống tiêu cực học đường, số lượng chương trình truyền hình, số đầu sách, một vài hình thức âm nhạc lạ, có tiếp thu nước ngoài...

-Không thay đổi là, cụ thể tại Hà Nội, văn hóa xếp hàng, việc chen lấn khi giao thông tắc nghẽn, chấp hành giao thông. Cải cách nội dung SGK bao năm vẫn thế.

-Xấu đi: Chất lượng truyền hình xuống rõ bất chấp số lượng kênh thì nhiều khủng khiếp. Các ca sĩ chất lượng đang mất tăm bất chấp các chương trình tìm tài năng trẻ rầm rộ. Báo chí thì vẫn dậm chân về chất lượng, thậm chí có dấu hiệu xấu đi như gần đây những câu chuyện quanh tờ báo hàng đầu là Tuổi trẻ, các báo khác thì nhiều chuyện lá cải hơn. Còn rất nhiều điều, tớ nhận thấy khi cách 1 năm mới về nước.

Thứ 2, so sánh với văn hóa các nước.

-So với các nước phát triển: dân Việt nói to, ồn ào, mạnh ai người nấy làm trong hội thảo hội nghị. THiếu khả năng làm việc theo nhóm, một người vì mình mình. Tớ nhận thấy điều đó, người nước ngoài ở Việt Nam cũng nói tương tự, xem 1 clip để biết chi tiết.
http://www.youtube.com/watch?v=44Ii...LkiequclE7U3wcsnQ--?cq=1&l=6&u=10&mx=96&lmt=5
Xả rác ra nơi công cộng (Đừng lí luận là Tây cũng có thằng như thế, tớ muốn nói cái chung)

-So với Tàu: Càng ngày bọn nó càng được biết đến ko chỉ qua Thiếu lâm, món ăn, áo dài và phim ảnh. Còn Việt Nam, chúng ta đã làm gì để được nhận ra, vẫn chiến thắng Mỹ, có thể nay mọi người biết thêm chúng ta đã hòa bình, có phát triển KT một chút, nhưng xem các tờ báo lớn, vd THe Economist cũng cực kì hiếm hoi nhắc đến Việt Nam, ngoại trừ WTO. Trong khi đó cũng là các nước đang phát triển, Mexico, Indonesia, Brazill...thì hay đc trích dẫn. Trung Quốc thì thôi rồi. Thông tin bí bức, cơ hội kinh doanh ko biết đến, Kinh tế sao có đà phát triển. Văn hóa cũng chính là thương hiệu KT. Còn mấy cái thất bại khác trong việc đưa văn hóa VN ra TG, kém so với Trung Quốc, Thái Lan, Malay, tớ đã nói bài trước (xem lại để biết).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Quan điểm của phía Hoa Kỳ, theo ông, là các nước cần tuân theo tuyên bố hồi năm 2002 về giải quyết các xung đột trên Biển Đông một cách hòa bình và Hoa Kỳ sẵn sàng ''trợ giúp hòa bình'' trong vấn đề này.

''Chúng ta đang ở thế kỷ 21 và giải quyết mọi việc một cách hòa bình. Xung đột sẽ chỉ làm phức tạp những lợi ích kinh tế mà tất cả các bên đều cùng có thể hưởng từ Biển Đông.

''Tôi nghĩ tất cả các bên hiểu điều này và họ sẽ làm điều hợp lý nhất - đó là giải quyết mọi việc một cách hòa bình.''

Hê hê Mỹ bao giờ chẳng hòa bình, có một cục quân đội của nó còn gọi là Peace Corp cơ mà. Mà mình cũng chẳng thèm nếu Mỹ giải quyết không "hòa bình".
 
Anh Tâm dẫn chứng thế thì đàn em biết thế nào mà lần. Cụm từ Peace Corp đc dùng ở đâu và khi nào ah?
 
Back
Bên trên