Quan hệ Việt-Trung

cái này chị sang topic vấn đề ranh giới trên biển Đông xem ạ ;)
 
Thời buổi này làm 1 cái tờ thế kia thì có gì là khó :), những bức ảnh như thế k thể chứng minh đc gì, 1 lần nữa lại đặt nghi vấn : Liệu có phải âm mưu của Đảng Tân Việt ?
@ Nghĩa : anh k nên đánh giá chủ quan như thế, chắc anh k đọc những bài ở mấy trang trước : k có 1 ai có quyền sỉ nhục hay lăng mạ cả 1 dân tộc. Chỉ là khổ thân anh run rủi học phải cùng mấy đứa khốn nạn thôi :)
Vấn đề đang bàn trong topic này là vấn đề giữa chính phủ 2 nước. Và anh dùng từ " kẻ thù truyền kiếp " nghe hơi nực cười, nghe giống bình luận phim chưởng !

Em đồng ý với anh Kiên, anh Bách ạ, trong lịch sử tiến hoá xã hội của loài người, chỉ có thời kì công xã nguyên thuỷ là mọi cá thể trong cộng đồng người là công bằng tuyệt đối ! Đến khi bắt đầu có sự phân hoá trong nội bộ loài người, k bao h có sự công bằng như là tất cả mọi người cùng giải quyết những vấn đề lớn, từ đó đến nay, chính xác như lời anh nói, đó là
hoàn toàn giao phó trách nhiệm cho một nhóm người

Nếu anh muốn tham gia đóng góp ý kiến trong vấn đề này, có thể nâng cao trình độ học vấn của mình để tham gia Chính Phủ tối cao, lúc đó những việc lớn sẽ giao phó cho 1 nhóm người trong đó có anh.
Bản thân em, em tin tưởng vào Chính Phủ của nước CHXHCNVN, k phải 1 niềm tin mù quáng, mà sự nỗ lực của Chính Phủ trong thời gian qua đã chứng minh niềm tin ấy k nhầm !
 
Re: Đối sách với Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa

Chúng ta ở đây lạp đối sách, nhưng thực hiện ntn?
 
Dân mình dân trí còn thấp, thế nên bao nhiêu ng cứ lo là cho biểu tình thì dễ dẫn đến bạo động, mà thành bạo động thì phải đàn áp. Lúc đấy hậu quả thế nào thì ai cũng hiểu. Thế nên k cho biểu tình cũng k phải là k có cái lý của nó.

* Theo anh: Tất cả những người đi biểu tình không ai muốn bạo động, nếu muốn bạo động thì chả xuống đường biểu tình mà tiếp cách khác “chiến” luôn. Bạo động chỉ xẩy ra khi bị lực lượng khác muốn giải tán, trấn áp, đàn áp cuộc biểu tình.

Kiều Minh: Có cái này, có người nói đây là giấy tờ bán nước của bác Đồng. Chẳng biết thực hư ra sao. Ai biết chỉ giáo giùm...
* Kiều Minh: cá nhân anh đọc thấy nội dung Công hàm viết ngày 14/9/1958 có tính chất ngoại giao, chung chung!? và thời điểm lịch sử Việt Nam năm 1958 nên tờ liệu này không ý nghĩa lớn lắm!?.
 
Ý kiến em Sơn cho rằng biểu tình là lăng nhăng, là chẳng giải quyết được gì thì ko ổn. Anh nghĩ như thế là nhìn nhận vấn đề chưa hết các mặt.

Đúng là muốn “giải quyết được cái gì” thì đúng là phần lớn các cuộc biểu tình chả giải quyết được trực tiếp vấn đề gì cả. VD Tây nó biểu tình suốt ngày, bt chống thử atomic bomb dưới TBD, bt việc ko phê chuẩn nghị định thư Kyoto, bt ở các hội nghị của WTO,… nói chung là ko được gì (tức là những yêu sách trên biểu ngữ ấy, gần như ko bao h được chấp nhận, nó làm nó vẫn cứ làm thôi). Nhất là những chuyện như đất đai, chính trị, nếu ko có chiến tranh, hoặc ít ra là “có bạo lực làm bà đỡ” thì chắc chắc ko đạt mục đích (VD ko có Điện Biên Phủ trên không năm 72 còn tướt mới có hiệp định Paris). Thế nên hồi trước mình cũng nghĩ như thế nhưng dần mới thấy nó còn mang nhiều ý nghĩa hơn.

Biểu tình chẳng qua là một cách biểu đạt tiếng nói, thái độ. Hơn thế, nó còn là một động thái chính trị. Phải nói vụ này trên đã có chỉ đạo cho phép biểu tình, như có một sự cho phép ngầm của chính quyền vậy (giăng thêm cơ động để tránh bạo động thôi). Thế là hợp lí. Với phương tây, các nước đã coi biểu tình là một chuyện rất đỗi bth, họ sẽ nghĩ thế nào nếu thế giới đưa tin TQ có hành động ngang ngược như vậy và người dân VN ko có một tiếng nói nào? Trong mắt người ta đó sẽ là một dân tộc đớn hèn, ko nghị lực, ko dám nói một tiếng nào. Một nước, dù nhỏ thế nào, ít ra cũng phải có tiếng nói, và dám nói, vì lãnh thổ là một chuyện rất thiêng liêng, là máu xương của người đi trước (cái kiểu tuyên bố “chúng tôi cực lực phản đối…” hoàn toàn mang tính nghi thức và ngoại giao, ko có nhiều giá trị lắm đâu) . Tưởng tượng nếu VN hoàn toàn im re, chỉ “cực lực phản đối”, đó sẽ là một hình ảnh nhu nhược, sợ hãi. Dù biết ta yếu nhưng ko bao h được phép nhu nhược.Tệ hại hơn nữa nếu người dân đến biểu tình ở ĐSQ TQ và công an ra sức dẹp, những hình ảnh đó được phát đi thì cực kì nhục nhã cho bộ mặt của chính quyền VN nên biểu tình đã được chấp thuận, đó là một nước cờ đúng.

Những hình ảnh AFP đưa tin hẳn cũng có những giá trị nhất định của nó chứ. Thế giới còn biết là nó đang tranh chấp chứ ko chắc ng ta hiểu rằng mình sai và cắn răng chịu TQ.
Đó là ý nghĩa của biểu tình nhé. Nó ko mang lại kết quả cụ thể là giải quyết được vụ này nên có ng nói là “được gì đâu”, nhưng nó là một tiếng nói chính trị.
Chưa làm nên qui mô và trình độ chỉ được thế thôi, nhưng được biểu tình là một biểu hiện của nền dân chủ và sự tiến bộ. Dân ta còn ít có tiếng nói lắm. Ngọac mồm ra kêu là “dân chủ gấp triệu lần tư bản” thì cũng khó nghe. Hi vọng rồi trình độ sẽ khá lên, biểu ngữ đừng sai tiếng Anh lung tung vậy nữa :D

Cái họa giặc phương Bắc, đúng là cái họa ngàn đời. Nực cười thay những cái ôm hôn thắm thiết của lãnh đạo 2 nước, những 16 chữ vàng, 1 tay thì bắt 1 tay vòng ra sau lưng rình rình thụi VN một quả. Chính sách của TQ lúc nào cũng khát máu, chẳng bao h là đủ. TQ bật lung tung với các nước xung quanh cũng vì nó trỗi dậy mạnh mẽ quá. Nếu VN ko mạnh lên nổi, ko biết tương lai chúng ta sẽ chống chọi tiếp thế nào, vì có vẻ VN đang cố gồng và đuối sức quá. Nhượng dần và mất dần, như Hoàng Sa? Đau quá. Ngoại giao mềm dẻo khôn ngoan là cần thiết nhưng trụ được đến lúc nào?

---------------------------------
Quay trở lại tên topic “Quan hệ Việt Trung”, thấy vài bài khá hay :)

Follow the leader

Nếu như lần này phải choảng nhau? Anh nghĩ là anh sẽ tình nguyện. Có nhiều lý do, nhưng có thể nói lý do đầu tiên là anh thấy đây là việc phải làm. Có nhiều người sẽ chửi anh ngu vì anh không biết suy xét trước sau, cầm súng để bảo vệ quyền lợi kinh tế của người khác.

Ừ, anh ngu nhưng anh là người Việt và anh hiểu rằng kẻ thù lớn nhất của đại gia đình anh là thằng hàng xóm tham lam đang tìm cách hợp thức hóa cái mảnh đất nó lấn chiếm ở đầu ngõ nhà anh. Tuy nhiên, theo truyền thống của người Việt, anh là con trong gia đình, anh phải hỏi ý kiến ông già anh cái đã. Ông già anh cho oánh thì anh oánh, ông già anh nói từ từ thì anh từ từ thương lượng rồi xui con em gái anh làm lẽ đồng chí trưởng công an quận rồi nhân thể nói người điều giúp mấy thanh niên có số có má đến chống mã tấu nhìn chòng chọc vào nhà thằng hàng xóm.

Tiếc là anh không có em gái và đồng chí trưởng công an quận nhà anh lại chơi nước đôi, gì thì thằng hàng xóm nhà anh nó cũng là doanh nghiệp trẻ, có quan hệ kinh tế với các quan trên. Ngồi thì nó ngồi trên ghế thường trực ủy ban nhân dân, có oánh nó thì chắc là anh oánh được thôi, nhưng óanh nó xong thì nhà anh sụp là cái chắc. Ông già anh thì tuổi tác lớn rồi, bảo cụ nhát không dám oánh nhau cũng phải, bảo cụ đang thận trọng tính toán cũng chẳng sai. Thực tế, để dựng nghiệp nhà lúc cụ còn trẻ gian khó vô cùng. Hiện tại, sổ đỏ thì mới được cấp nhưng cái phần tranh chấp vẫn phải để riêng ra từ từ đàm phán. Nay tự nhiên thằng hàng xóm nó khốn nạn tuyên bố lăng nhăng rồi xưng xưng đi đòi làm giấy hồng nên anh tuổi trẻ chịu thế chó nào được. Anh cáu anh đòi oánh, con anh nó cũng đòi oánh, không chân tay được thì võ mồm. Còn ông già anh chỉ ra nói đúng một câu, chỗ đấy của nhà anh chúng mày đừng có láo.

Anh thì muốn làm hơn thế, nhưng anh cũng thực sự lúng túng không biết hơn thế là hơn tới đâu. Nếu đàng hoàng dàn quân hai nhà oánh nhau, anh thua là cái chắc. Còn cắn trộm? Anh cắn thế nào cho nó đau bây giờ? Cắn nó xong thì nó phải chừa, đừng có quấy, nhưng mông nó to thì to đấy, mồm anh lại bé, răng chẳng nhọn. Rồi thì vết thương ở mông không đủ chảy máu để nó chết. Đánh nhau ấy mà, là phải oánh chết, đánh để nó bị thương thế nào nó cũng hồi sức nó choảng cho một phát, rồi sống cũng thành tật.

Sống ở trong xóm, nói chung thì nhà anh cũng được tiếng là gấu vườn nên xung quanh cũng nể, nhưng chúng nó bằng mặt chứ không bằng lòng. Ví như có cái mẩu đất con con ở phía Nam nhà anh, thằng hàng xóm ở phía tây nam nó bảo là của nó. Cần trưng gốc tích thì nó xòe ra ngay, mà cần gì, gia phả nhà anh cũng ghi rõ rồi, miếng đất ấy là mấy đời trước nhà anh hùng dũng đuổi tổ tiên nhà nó đi mà đưa con cháu vào dựng nghiệp. Nay nó đòi, anh đố nó đấy, mồm nó to, thỉnh thoảng nó cũng gây hấn này nọ nhưng rồi chuyện đâu vào đấy, nhà nó neo người đòi đánh nhau á, sức mấy.

Nhưng bây giờ anh cũng lo, thằng hàng xóm phía bắc con cái nó đông, chưa tính chúng nó còn biết võ tàu. Con nhà anh đã ít lại còn yếu, so về mọi mặt thì biết chắc là không động thủ được, nhưng chỉ động khẩu thì anh có khác gì thằng hàng xóm ở mé tây nam.

Mấy ngày nay anh suy nghĩ kinh lắm, có nhiều cách, nhưng có lẽ việc đầu tiên anh không sang nhà nó ăn dim sum nữa. Có chén, anh nhảy lên chơi sushi cho nó healthy. Có điều, thằng chó hàng xóm nhà anh nó có chuẩn bị cả. Trước khi nó đòi làm giấy hồng, nó cũng bắt đầu uống Cocacola với sushi rồi.
Con mẹ nó, nhưng nếu phải oánh nhau anh vẫn sẽ oánh. Còn những thằng chó nào chỉ giỏi hô mà không làm, bọn đấy khả năng lúc lâm nguy sẽ là lũ đâm dao sau lưng chiến sĩ. Anh chém chết mẹ nó đã rồi mới ra tiền quân giết địch.

PS: Anh sinh sau đẻ muộn nên chưa một ngày mặc áo lính hay cầm súng. Trong gia đình anh mới có ông nội anh là úynh nhau cả 2 lần rầm rộ. Ông già anh hồi 79 mặc áo lính được đúng 24hrs và còn chưa được phát súng thì đã giải tán về làm việc tiếp.
Nguồn


----------
Suy nghĩ của một nhà báo đã từng cầm súng trong chiến tranh biên giới với TQ. Anh cũng phân tích một số yếu tố trong lịch sử vài chục năm gần đây đã làm tình thế khu vực trở nên như hiện nay. Hình như ai đã cầm súng bảo vệ đất nước đều có những kí ức ko quên, khi máu họ chảy trong huyết quản như thế nào. Tôi, người trẻ, lớn lên trong hòa bình, nên những vụ ntn chưa đem lại những cảm giác thật mạnh mẽ, nhưng tôi luôn cảm nhận rằng đó là do mình còn chưa hiểu hết được cảm xúc của những người lính, và tôi luôn cố tìm cảm xúc ấy trong những lời viết về họ.



Chiến Tranh!

Đêm qua, có ít nhất hai tờ báo, trong đó có tờ Tuổi Trẻ, phải lột những bài viết về vụ Trung Quốc hợp thức hóa việc thôn tính Hoàng Sa. Sáng, có nhà báo trẻ ví sự kiện này với vụ bé Bảo Trân bị cô giáo lấy băng keo dán miệng. Khóc. Vẫn biết là người Trung Quốc sẽ “chơi” như vậy mà không kìm được nhục. Mấy tháng trước, Đại sứ cũng đã bị dựng dậy lúc nửa đêm để nghe Bộ Ngoại giao họ “mắng” khi báo chí ta, nói với nhân dân ta, rằng ở Mỹ, ở Châu Âu, người ta phát hiện ra những chất có hại cho sức khỏe trong thực phẩm và đồ chơi Trung Quốc.

Trong entry “Có Lẽ Cụ Chủ Tịch Không Biết” tôi đã phân tích tính “lợi bất cập hại” khi “nhà nước hóa tiếng nói của nhân dân”. Họ biết là hàng tuần chúng ta có giao ban, có định hướng, có xử lý báo chí.
Mấy ngày nay tôi có trao đổi email với một người bạn Trung Quốc, một nữ nhà báo. Cô ấy học với tôi ở Maryland. Hồi đó, biết tôi đã từng là một sỹ quan quân đội, cô ấy hỏi: “San, anh đã từng giết thằng Mỹ nào chưa?” Tôi nói, không phải đùa: “Sorry Jin, khi tôi đi lính, không còn Mỹ, chỉ còn Trung Quốc”.
Tôi xung phong vào bộ đội sau ngày 17-2- 1979, khi “Tiếng súng đã vang trên bầu trời Biên giới”. Năm ấy tôi 17 tuổi và đang học lớp 10. Tôi nhớ như in máu đã chảy trong tôi như thế nào và ngay giờ đây máu vẫn chảy như thế mỗi khi nghe “Tiếng súng …”. Tôi biết, tôi sẽ trở lại quân ngũ nếu chiến tranh lại xảy ra như 29 năm trước. Tôi cũng không thể ngăn cản con trai tôi, nếu khi cháu lớn, người Trung Quốc lại xâm chiếm đất nước tôi.

Nhưng, tôi đã biết Chiến Tranh sau những năm tháng ở Biên giới phía Bắc, những năm tháng ở Campuchia.
Ông Nguyễn Trung, nguyên đại sứ Việt Nam tại Thái Lan kể, có một nhà lãnh đạo ta khi tiếp kiến Quốc Vương Thái nói rằng: “Chúng tôi tự hào vì đã đánh thắng ba đế quốc to”. Đức Vua điềm đạm nói: “Chúng tôi thì lại tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả”. Chắc nhiều bạn nghiên cứu lịch sử Thái cận đại và hiện đại sẽ thấy họ đã khôn ngoan như thế nào để tránh chiến tranh trong những tình huống tưởng như không thể nào tránh được. “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân cũng bại”, thơ Nguyễn Duy.

Tôi vừa đọc xong cuốn sách mới nhất của Đề đốc Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Hồ Văn Kỳ Thoại. Ông Thoại là cháu nội của nhà văn Hồ Biểu Chánh, là vị tướng đã ra lệnh nổ súng trong cuộc “tử chiến” Hoàng Sa hồi năm 1974. “Lịch sử sẽ đánh giá quyết định đó”. Năm 2005, khi ở Mỹ, tôi đã giúp một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao lập danh sách những liệt sỹ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận chiến này. Tôi không biết Bộ Ngoại giao đã làm gì với danh sách mà tôi đã từng cung cấp, nhưng ngay từ khi ấy, tôi đã đề nghị quan chức này, hãy thuyết phục để Nhà nước khắc bia lưu danh những người anh hùng đó.

Theo những gì mà những người lính Hải quân Sài Gòn kể thì khi đó họ đã phải chiến đấu hết sức đơn độc. Trung Quốc đã lựa chọn một thời điểm mà người Mỹ không thể can thiệp, cho dù Hạm Đội 7 vẫn ở ngoài Biển Đông.
Tôi không bao giờ xét lại quyết định của mình năm tôi 17 tuổi. Năm đó, tại Sài Gòn này, có những người lính đang bị hắt hủi, đang bị coi là “Ngụy” vẫn sẵn sàng, nếu được chính quyền chấp nhận, sẽ tòng quân. Nhưng những gì dẫn đến “cuộc chiến tranh 17-2” thì, cho tới ngày nay, tôi vẫn tiếc.
Sau khi Jimy Carter trở thành Tổng thống, người Mỹ đã định “bình thường hóa” quan hệ với Việt Nam.

Năm 1977, Việt Nam khó có thể lấy được chiếc ghế mà Sài Gòn đã ngồi ở Liên Hợp Quốc nếu như không có sự ủng hộ của người Mỹ. Khi ấy, ASEAN cũng đã chìa bàn tay ra nhưng chúng ta đã thật kiêu ngạo để không nắm lấy. Nếu khi đó, chúng ta đã là thành viên ASEAN, đã có quan hệ ngoại giao với Mỹ, chắc chắn, chúng ta sẽ xử lý xung đột ở Campuchia theo cách khác và người Trung Quốc không thể nào dám để cho cuộc chiến Biên giới xảy ra.

Cũng có những sự lật lọng cay đắng khiến cho các nhà lãnh đạo lúc đó không thể không “cảnh giác cao độ” với Bắc Kinh. Ngay trong ngày 1-5-1975, Khmer Đỏ, kẻ mà 14 ngày trước đó, nếu không có sự giúp đỡ của Việt Nam sẽ không thể nào nắm quyền ở Phnompenh, đã giết những người dân Việt Nam sống ở vùng Tây Nam Biên giới. Cuộc chiến tranh Tây Nam sau đó do chế độ Pol Pot, với sự cố vấn của người Trung Quốc tiến hành, đã làm cho mối quan hệ Việt –Trung trở nên nghiêm trọng.
Cùng lúc ấy, bên trong, chính sách “cải tạo tư sản” đã đưa hàng trăm nghìn người Hoa ra khỏi thành phố. Tiếp đó là “nạn kiều”. Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt kể, năm 1978 ông ra Quảng Ninh và thấy nhiều vùng ở đây vắng ngắt. Hàng vạn người Hoa đã sinh sống nhiều đời ở Việt Nam, chỉ biết tiếng Việt Nam, đã phải ngơ ngác, ngậm ngùi “trở về” Trung Quốc.

Năm 1977, người Mỹ chủ động đàm phán với Việt Nam nhưng chỉ vì khoản “bồi thường chiến tranh” mà chính quyền đã bỏ lỡ mất cơ hội. Sang năm 1978, Trung Quốc phát tín hiệu rồi “hù” Mỹ: “Việt Nam là Cuba ở phương Đông”. Người Mỹ bỏ cuộc ở Việt Nam, bắt tay với người Trung Quốc.

Đúng lúc ấy, 3-11-1978, Việt Nam lựa chọn đường lối ngoại giao “nhất biên đảo”, ký Hiệp định, dựa hẳn vào Liên Xô. Ngày 7-1-1979, Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Cuộc chiến tranh mà giờ đây Thế giới biết là đã cứu được biết bao người dân Campuchia, khi đó bị coi là “xâm lược”. Ngày 28-1-1979, Đặng Tiểu Bình đến Washington gặp Jimy Carter, thuyết phục Carter nhìn nhận sự “bất an” của Thế giới khi Việt Nam bắt tay với Liên Xô. Trong chuyến đi đó, người Mỹ đã đọc được thông điệp về một cuộc chiến mà Đặng sẽ gây ra cho người Việt.

Người Mỹ đã để cho Đặng “dạy cho Việt Nam một bài học” và thật đắng cay, khi chiến tranh Biên giới nổ ra, “đồng minh duy nhất” của chúng ta là Liên Xô đã “án binh bất động”, cho dù, ở Biên giới Trung Quốc khi ấy, Liên Xô có tới 54 sư đoàn.

Tôi sẽ viết về cuộc chiến tranh này trong một entry khác. Nhưng tôi muốn nói với các bạn rằng, số phận đã bắt tôi phải chứng kiến thêm một điều cay đắng nữa. Năm 1984, khi đã tốt nghiệp sỹ quan và một chương trình đào tạo chuyên gia quân sự, tôi được điều tới Campuchia. Nơi mà hàng chục nghìn đồng đội tôi đã chết. Nơi mà bạn tôi, đại úy Long, chỉ trong một năm phải đánh tới 68 trận, và trong những ngày anh mất tích, mẹ anh phải chạy đôn chạy đáo dò hỏi tin con thì được trả lời rằng, ngày ấy, tháng ấy, trên chiến trường ấy, có 3 đại úy tên Long chết!

Thế rồi năm 1991, khi đã là nhà báo, tôi được cử trở lại Phnompenh để đưa tin về cuộc trở về của Quốc vương Sihanuk. Khi còn là một chuyên gia quân sự, tôi biết, ông Hunsen đã nhiều lần nói với đại sứ Việt Nam Ngô Điền: “Đây là người thầy vĩ đại của tôi”. Trong những ngày của tháng 11 năm 1991, tôi chứng kiến ông Ngô Điền gần như đã bị Hunsen “trục xuất” khỏi Phnompenh, trước khi Hunsen lên đường sang Bắc Kinh ruớc Sihanuk. Sau bao nhiêu năm làm đại sứ, làm người thầy dạy từng chút cho Hunsen, ông Ngô Điền phải “về” không có một quan chức Campuchia nào đưa tiễn. Nhân viên sứ quán và những người Khmer Crom nấu ăn cho sứ quán, sáng hôm ấy, đã phải vận sarông ra đưa tiễn ông để tôi chụp mấy tấm hình.

Không nên trách Hunsen, ông ấy phải vì quyền lợi của người dân ông ấy. Chỉ thấy xót xa, khi chúng ta thì đổ máu còn người Trung Quốc thì luôn có mặt đúng lúc. Họ đã hậu thuẫn cho chế độ Pol Pot, rồi hôm ấy, cả Hunsen và Sihanuk, nạn nhân của Pol Pot, lại từ nhà họ trở về giữa tiếng reo hò của “nhân dân”.

Cũng năm đó, Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc thì vẫn được coi là kẻ thù. Chúng ta lần đầu tiên có được độc lập thực sự khi không nằm ở trong một “phe” nào cả. Tại thời điểm ấy, nếu lựa chọn thứ tự ưu tiên đúng, “bình thường hóa” quan hệ với Mỹ trước, “tư thế” trong đàm phán giữa chúng ta và Trung Quốc sẽ khác.

Cho dù có bị đô hộ hàng nghìn năm rồi thì chúng ta vẫn phải “quét sạch bóng quân xâm lược”. Nhưng, tránh khỏi phải bị xâm lăng vẫn là điều tốt nhất. Lịch sử ông cha ta đã làm điều đó. Nhưng cũng phải thấy, ông cha ta ngày xưa đối xử với người Trung Quốc không khó như bây giờ. Tôi vừa đọc một cuốn sách do nhà xuất bản của Đại học Tứ Xuyên xuất bản. Họ chửi rất thậm tệ chúng ta. Báo chí họ, trừ tờ Nhân Dân, vẫn chửi Việt Nam ngay cả khi các nhà lãnh đạo Việt Nam đang ở “thăm Trung Quốc”. Nhưng khi dân ta, báo chí ta lên tiếng họ lại nhắc nhở dựa trên “tình anh em, đồng chí”. Im!
Huy Đức
Nguồn
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Đọc chưa hết bài của anh Nam nhưng mà có đoạn này :D
Biểu tình chẳng qua là một cách biểu đạt tiếng nói, thái độ. Hơn thế, nó còn là một động thái chính trị. Phải nói vụ này trên đã có chỉ đạo cho phép biểu tình, như có một sự cho phép ngầm của chính quyền vậy (giăng thêm cơ động để tránh bạo động thôi).
Ngầm thì có thể là với tây thôi, chứ với ta thì rất là rõ ràng chứ nhỉ. Biểu tình phải được cho phép (Luật ghi rõ) mà nước ta mấy khi có biểu tình? Biểu tình mà công an không dẹp tức là đã có người xin phép và được cho phép rồi :D mà ở nơi rất ít có biểu tình mà được biểu tình thì là một sự ủng hộ rõ ràng :d

Có thể mọi người đã biết , nhưng cảm thấy có chút nhu cầu phải làm rõ hơn với một số bạn về việc biểu tình. Biểu tình ở Việt Nam phải được chính quyền cho phép :D Không phải cứ muốn mà biểu tình là được. Và khi biểu tình có cơ quan an ninh bố trí kèm là một động thái bình thường.

Đồng thời cũng không nên thấy bất ngờ về việc này, Mỹ cũng vậy thôi :p Ngồi tuyệt thực trước Nhà Trắng? Xin phép đi rồi thoải mái.

Xin lỗi mọi người vì ai biết rồi sẽ cảm thấy khó chịu, nhưng có vẻ hơi bị không ít người nhầm lẫn về vấn đề này (ehr, trích bài anh Nam thôi nhé, không bảo là anh).

Cá nhân mình ủng hộ chuyện biểu tình như vừa rồi. Cái gì cũng có ý nghĩa của nó. Biểu tình bất bạo động, đủ để lên báo nước ngoài như vậy là thành công. Biểu tình với biểu ngữ chính xác, không có mấy trò quá khích như đốt cờ hồi biểu tình chống chiến tranh Iraq. Đó là hành động phải cóđúng mực của nhân dân Việt Nam.

Nhiều người không biết Hoàng Sa đã thuộc quyền kiểm soát của TQ khá lâu rồi. Nhưng không phải là đến lúc biết lại kêu "thất vọng với buồn lòng quá..." blahblah. Thất vọng với lịch sử? Dù giờ nó thuộc quyền kiểm soát của ai, nếu chúng ta có đủ chứng cớ lịch sử thì vẫn phải đấu tranh vì nó. Đó là quyền lợi dân tộc. Được mất ở đây không chỉ là một quần đảo, đó là vị thế dân tộc. Hơn nữa, kiểm soát quân sự cũng không phải là tất cả :) Hơi buồn vì có một số nghĩ đến từ "vô ích".

Cuối cùng thì tất nhiên đấu tranh không phải là chỉ hô hào nhau trên diễn đàn. Đấu tranh thời đại này là cạnh tranh. Không học thì làm, làm sao để có thể tự nâng mình lên hơn được dân tàu, là đã thành công rồi. (Tất nhiên không nói về giới elite, nói về trung bình thôi :D). Khi mà cả trình độ dân ta cao hơn dân nó, sẽ có nhiều chuyện đáng để nói hơn. Không phải tự nhiên mà bao nhiêu dân tộc sợ người Do Thái :)) và ai đó nói nhưng mình chưa đồng ý, còn lâu người Việt Nam mới đủ sức được coi là dân Do Thái của châu Á. Và đó nên coi là một đích cố gắng, hơn là một sự chê bai :D

Vài lời.
 
đây , thế này mới gọi là "can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam" , điều mà phát ngôn viên Lê Dũng chỉ nhắm vào Hoa Kỳ và liên hiệp châu Âu , trong khi ai mới cần là mục tiêu đích thực ?

Nguồn tin chính thức của "thiên triều" :

China pays attention to so-called protest in Vietnam


China paid close attention to the recent so-called protest in Vietnam targeting China, said Chinese Foreign ministry spokesperson Qin Gang at a regular press conference on Tuesday.







"We hope the Vietnamese government takes a responsible attitude and effective measures to stop it and avoid bilateral ties from being hurt," said Qin.



Qin made the remarks when commenting on the report on the so-called protest on Sunday in Hanoi and Ho Chi Minh City targeting China.



He said China had indisputable sovereignty over the South China Sea and adjacent waters, and this was China's consistent stance.



He also added that China was clear about this situation.



The leaders of the two countries had exchanged views on this issue several times and agreed to settle the dispute through dialogue and consultation to safeguard the stability of the South China Sea and Sino-Vietnamese relations, he said.



(Xinhua News Agency December 11, 2007)


và có lẽ vì thế nên ông Dũng phải nhanh chóng tuyên bố cuộc "tụ tập" chưa được nhà nước VN cho phép ...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vì HOÀNG SA, TRƯỜNG SA là lãnh thổ ngàn đời của Việt Nam !

Ải Nam Quan, thác Bản Giốc đã mất rồi, ta lại mất thêm Trường Sa nữa sao ? Nên nhớ biên giới nước Nam Việt ngày xưa kéo dài đến tận Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc, nợ cũ ta chưa đòi, nay lại cam chịu dâng đất cho Trung Quốc nữa sao ? Các bạn trẻ VN hãy đứng lên và lên tiếng phản đối lại hành động này. Nếu Hoàng Sa và Trường Sa mà lại bị mang dâng cho Trung Quốc, đó là 1 nỗi nhục của quốc gia, và mỗi con người trong quốc gia cũng phải chịu sự nhục nhã nếu đất nước mình không thể làm gì để giành lại mảnh đất ấy.



Các bạn trẻ, bạn có biết ?

"Chúng ta nên hỏi chúng ta thôi. Người ta quan tâm đến Vàng Anh vì Vàng Anh được lên báo, còn nỗi đau Hoàng Sa thì buộc phải câm nín, không một tờ báo nào được nói đến ... Nhưng Vàng Anh, một hai năm sau người ta sẽ quên mất, còn Hoàng Sa 33 năm rồi và nhiều lần 33 năm nữa chắc rằng rất nhiều người Việt Nam sẽ không quên..."


"Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung Quốc hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa."

.............

TT - Mỗi ngày mở trang 2 báo Tuổi Trẻ, trong mục dự báo thời tiết, hãy xem Hoàng Sa, Trường Sa hôm nay bao nhiêu độ? Nơi ấy nắng ấm, mưa bão thế nào ?

.............................

Quốc vụ viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc lập thành phố Tam Sa, nhằm trực tiếp quản lý các quần đảo trên biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của VN.

Còn nhớ: 19 năm trước, vào tháng 4-1988, TQ cũng đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của VN.

Nghị quyết nói trên được thông qua một tháng sau ngày 14-3-1988. đó là cái ngày mà hải quân TQ dùng vũ lực xâm chiếm các đảo ở Trường Sa, họ đã bắn chìm 3 tàu vận tải của hải quân VN. 74 chiến sĩ quân đội nhân dân VN hy sinh giữa biển khơi. Và xa hơn một chút ngày 19-1-1974 hải quân TQ cũng đã dùng nhiều chiến hạm và phi cơ cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa. Trong trận hải chiến lịch sử và không cân sức này, 58 binh sĩ quân đội Sài Gòn đã ngã xuống nhưng không giữ được mảnh đất thiêng liêng của ông cha. Hoàng Sa từ ấy rơi vào tay TQ.

Nhưng vẫn chưa hết, từ năm 1976 phía TQ luôn tìm cách thu tóm Trường Sa bằng quân lực, và thực tế họ đã xâm chiếm được nhiều đảo bằng cách ấy. Gần đây nhất, Trung Quốc tiếp tục thực hiện những cuộc tập trận ở Hoàng Sa, mở tour du lịch Hoàng Sa, xây dựng hải cảng, sân bay và các công trình quân sự trên những hòn đảo thuộc chủ quyền VN.

Không khó để đoán được đằng sau những hành động đó là gì.

Cho dù đó là gì đi nữa, chúng ta trước sau vẫn chỉ có một câu trả lời: Hoàng Sa, Trường sa là lãnh thổ của VN và mãi mãi là như thế! Những người đi trước đã ngã xuống vì mảnh đất ấy và do vậy, chúng ta cũng sẽ không lãng quên điều này. Và chúng ta cũng không cho phép ai thay đổi lịch sử, thay đổi bản đồ VN!

Và xin bạn, mỗi ngày mở trang 2 báo Tuổi Trẻ, trong mục dự báo thời tiết, hãy xem Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta hôm nay bao nhiêu độ? Nơi ấy nắng ấm, mưa bão thế nào? Như chưa hề có cuộc chia ly...


(Bùi Thanh)


*


Trích blog Kỳ Vũ :

NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM LÚC NÀY:


1_Đề nghị chính phủ cho sáng tỏ vụ việc Trường Sa, Hoàng sa

2_Ổn định những nguồn thông tin trong dân chúng và hải ngoại

3_Cùng chấp nhận sự thật để có hướng hành động rõ ràng

4_Tránh những sự hy sinh vô ích trong nhân dân


*


Nhận ai làm "anh em" cũng dễ bị nuốt chửng hoặc gặm nhắm. Chỉ có nội lực mới giúp chính mình ... Lịch sử 1000 năm đô hộ giặc Tàu dân VN vẫn còn nhớ... Không bao giờ và mãi mãi không bao giờ là "láng giềng hữu nghị" như những nhà lãnh đạo VN "sáng suốt" đã ký với kẻ thù truyền kiếp. Nếu như có một chiến xảy ra, Đảng sẽ kêu gọi toàn dân kháng chiến. Nhưng ai sẽ đi tiên phong? Ai sẽ tự nguyện cầm súng đứng trước đầu sóng ngọn gió để bảo vệ lãnh thổ ?


Tẩy chay hàng hóa Trung Quốc! Không mua, không dùng hàng "made in China". VN cần phải để mọi người dân, tổ chức Quốc Tế biết để ủng hộ.

- cùng sưu tầm các tài liệu bằng tiếng Anh ủng hộ Vietnam's rights on Trường Sa và Hoàng Sa

- cùng dịch các bài báo, bài viết hay về Trường Sa và Hoàng Sa từ tiếng Việt ra tiếng Anh.


*

Trong bầu không khí đầy nhiệt huyết ấy, tôi cũng cảm thấy rất nực cười trước sự nhân cơ hội tấn công người Việt hải ngoại của 1 số người bằng cách suy diễn ra việc :

"Thông báo với mọi người rằng (đặc biệt là những thành viên trong Nam) về khả năng một âm mưu những thế lực thù địch sẽ lợi dụng một cuộc biểu tình (có thể có) phản đối Trung quốc để phục vụ mục đích cá nhân. Âm mưu có thể là: cho người trà trộn vào nhóm biểu tình, kích động... khiến cho người biểu tình có những hành vi quá khích, gây mất an ninh trật tự... có lợi cho bọn chúng, nếu công an tham gia giữ gìn trật tự sẽ bị chúng cho rằng: chính quyền ta đồng ý và tiếp tay cho Trung quốc chiếm đất. Trong mọi trường hợp biểu tình xảy ra thì phải có một nhóm cố gắng đứng ra tổ chức. Nhóm này phải phối hợp với chính quyền để cho biểu tình" (TS Nguyễn Nhã)

.... hoặc đổ thừa việc hacker VN tấn công website TQ là "của những thế lực phản động bên ngoài" như tờ VietNamNet đã đăng.


Quoted KYVU :

"Sự việc này là việc của "người Việt Nam" là thể diện của một dân tộc đối với ngoại bạng. Như thế toàn dân trong nước và bất cứ ai là người Việt nam đều có thể lên tiếng. Giờ này là chúng ta cần sự đoàn kết của cả nước và tất cả những người Việt ở khắp nơi trên thế giới ủng hộ tiến nói của người VN. Lời nói trên đây thực sự đáng ghét và còn tệ hơn phản động. Nếu không nói là một lời nói phá hoại cộng đồng Việt Nam.Nếu tôi nói là ông TS Nguyễn Nhã này là một người bảo vệ cho chính quyền, và ông đang làm cái chuyện có tật thì giật mình thì mọi người nghĩ sao? Việc biểu tình chống nước ngoài chỉ là một hành động nhẹ nhất để phản đối TQ.Thử nghĩ coi, chỉ với một trận bóng đá mà chúng ta còn được hướng dẫn trên TV là hãy ăn mừng trong trật tự và chẳng có ai không biết là nó sẽ không có trật tự. Thế nhưng có ai lo đến sốt vó lên về những cái mất an ninh trật tự đó. Và mội người đã tràn ra đường khi trận bóng chưa kết thúc với vô số những cái vô trật tự.Theo tôi thì lẽ ra người Việt Nam đã phải tràn ra đường ngay khi vừa biết tin TQ tuyên bố thành lập huyện Tam Sa trên đất Việt Nam. Và chính quyền các cấp sẽ là những người dẫn đầu đoàn biểu tình mới hợp lý. Để tới hôm nay là quá muộn màng ... Rất nhiều người còn chưa biết tổ quốc mình bị xâm lăng nên chưa buồn nhục nhã.Vẫn nhởn nhơ vui chơi như hồi TQ còn là "nước đàn anh vĩ đại"Hôm nay đã là bao nhiêu ngày rồi ? Vẫn là một sự im lặng khó hiểu?Lòng yêu nước cũng phải được phép mới yêu... sao?Vậy hỏi bạn :Những anh hùng trong chiến tranh họ có xin phép lãnh đạo rồi mới hy sinh không?CÁC ĐẢNG PHÁI CHỐNG ĐÓI CHÍNH PHỦ VÌ MỤC ĐÍCH GÌ ? Họ là những con người cùa chính trị. Nội địa có và hải ngoại cũng có. Họ là những người đối lập chính quyền nhưng không thể nói họ là những người không yêu nước. Và không nên lạm dụng từ "phản động" đẻ chụp mũ một cách quen miệng như thế."

( Tổng hợp )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hoangsa5-moi.jpg

Cảng biển

hoangsa6-moi.jpg

Sân Bay


sanbayHS-moi.jpg


Tuyến du lịch đến HS


TauTQHS.jpg


Tàu chiến bảo vệ HS

Trung Quốc đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc ở Hoàng Sa.(Kể ra cũng đẹp đấy) và bảo vệ rất kiên quyết quan điểm của họ.


Hôm nay Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời báo chí về quan điểm của Trung Quốc đối với vụ biểu tình tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ngày 9-12-2007 phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tần Cương nói:

"Các đảo ở Nam hải (Biển Đông) và lĩnh vực phụ cận là thuộc chủ quyền của Trung Quốc không thể tranh cãi, đó là lập trường nhất quán của chính phủ Trung Quốc. Tại những thời kỳ lịch sử khác nhau Việt Nam có những chủ trương khác nhau, và chúng tôi rõ điều này. Lãnh đạo hai nước đã nhiều lần trao đổi ý kiến và nhất trí đồng ý cùng nhau nỗ lực, thông qua đối thoại và đàm phán thỏa thuận xử lý tranh luận trên biển nhằm ổn định Nam Hải (Biển Đông) và quan hệ đại cục giữa hai nước.

Như đã nói, tại Việt Nam mới đây xuất hiện sự việc như vậy làm tổn thương tình trạng quan hệ hữu hảo giữa hai nước, chúng tôi quan tâm theo dõi cao độ. Chúng tôi hy vọng chính phủ Việt Nam lấy thái độ trách nhiệm, thực hiện các biện pháp thiết thực hữu hiệu để ngăn chặn sự việc phát triển, tránh làm tổn hại quan hệ giữa hai nước".


Đây là thông tin chính thức .

Nguyên bản tiếng Anh:

http://www.fmprc.gov.cn/eng/xwfw/s2510/t388893.htm

Q: It is reported that there were so-called “protests against China” in Hanoi and Ho Chi Minh City of Vietnam on December 9, 2007. Do you have any comment?

A: It is a consistent position of the Chinese Government that China has indisputable sovereignty over the islands and adjacent waters in South China Sea. We are well aware of Vietnam’s different claims in different periods of its history. The leaders of China and Vietnam have exchanged views on the issue on various occasions and agreed on working together to properly settle maritime disputes through dialogue and negotiation so as to maintain the stability in the South China Sea and the overall interest of bilateral relations.

We are deeply concerned over recent developments in Vietnam which will undermine the friendly relations between China and Vietnam. We hope that the Vietnamese Government would take a responsible attitude and adopt effective measures to prevent the situation from further developing and the bilateral relations being undermined.

trangha.jpg


Vùng khoanh đỏ là 3 quân đảo thuộc thành phố Tam Sa, thành phố rộng nhất thế giới với 2,5 triệu km2. Bằng 1/4 lãnh thổ Trung Quốc.
 
Re: Đối sách với Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa

Lại topic nữa, liệu có hơi nhiều không? Bản thân anh đã đọc qua một vài bài viết trên tạp chí thời đại, công nhận em tổng kết nhiều cái rất gọn và rất sát (hơn hẳn các bàn cãi đang có tại topic Việt- Trung).

Tuy nhiên, như em Phong nói, thực hiện như thế nào thì chưa rõ. Việc thực hiện là một bước gần gũi với chủ đề bàn luận của học sinh hơn. Và để phân biệt rõ ràng với 2 topic đã có, em Hà Minh nên chuyển chủ đề thành làm thế nào để thực hiện những đối sách nêu trên.

Bên topic ranh giới biển Đông, anh có nhắc đến một bài viết anh đọc tuần trước, chắc em cũng đọc rồi. Anh đọc và tra cứu cái đó hết 1 ngày, xong là cứng họng luôn. Không phải vì nó khó, mà nhận thấy, ở tầm ngoại giao quốc tế, nói chung chung thì ai cũng nói đc, nhưng đi sâu đi sát, có phân tích sắc sảo, dẫn chứng khoa học thì mình chưa thể bằng người ta. Anh nghĩ là nhiều người đọc xong cũng sẽ không còn dễ dãi mắng các nhà lãnh đạo là vô dụng, ít nhất cũng phải im lặng trong 1 tuần. Thế nên trừ phi anh có ý tưởng thật mới, nếu không thì cũng không dám thêm hoặc cãi với em về những đối sách trên kia. Hẹn mọi người cuối năm, tớ sẽ cố viết 1 bài về kinh tế Trung Quốc Việt Nam bên Box Kinh tế, thế xem ra phù hợp với tớ hơn.
 
Mấy bài phía trên :|...

Chuyện biểu tình hoàn toàn có nghĩa. Trước 1975, cả người Việt Nam và nước ngoài (1 nhà sư Việt và 1 người Tây tự thiêu, ko nhớ rõ tên, ai nhắc giùm) đã ra đường đòi hòa bình tự do. Vụ Thiên An Môn, đã có bao nhiêu SV căm phẫn trước hình ảnh 1 SV bị xe tăng nghiền nát. Vâng, một lần nữa khẳng định, biểu tình không đem đến hiệu ứng ngay lập tức, chính quyền thực dân khi đó vẫn nhởn nhơ, chính quyền TQ vẫn từ chối dân chủ, nhưng kết quả của hiện tại thì sao. Giả sử không có những vụ đó, sao ta có được hòa bình như nay. Giờ có thách chả thằng xe tăng Trung Quốc nào dám giét dân tại thiên An môn nữa(sau ko rõ) Nếu biểu tình vô tích sự, nhà nước mình đã ko ngại biểu tình, nhất là thực hiện bởi các tổ chức phản động. Chuyện biểu tình rồi thành đảo chính tại Thái là cao trào, chuyện bạo động ở Buma vừa qua cũng thế. Hơn nữa, đây là giả sử, nếu 1 bộ phận, hoặc 1 vài cá nhân trong chính phủ Việt Nam hiện tại, có thái độ hèn nhát, thân Trung, thì biểu tình là sức ép để họ làm viẹc vì lợi ích quốc gia hơn. Ý kiến của tớ - post 240
Trích dẫn:
"Biểu tình là hành vi thể hiện công khai của một nhóm đồng quan điểm mà, trong trường hợp này, bản chất của nó là đại diện cho lòng yêu nước nói chung và lên án chính sách sai lầm của chính phủ Trung Quốc. Cái gì cũng có mặt tốt mặt xấu, nhất là việc biểu tình có thể bị lợi dụng sai mục đích, nếu đã sợ mặt xấu, sao không tự mình hướng dẫn người ta đi theo đường tốt trước. Phòng còn hơn chữa."
Cái này gọi là tranh luận, đã nói là ko nói nữa, nhưng có một vài đồng chí yêu nước hơi ngoan cố, phải nói lại.
Có một điều là mọi người hình như hơi sa đà vào vấn đề dân chủ.

Đính chính lại một chuyện nữa: Bản thân các bạn bàn luận ở đây ko hề vô ích. Tớ xin nói vì sao:
Bàn luận ở một forum như của Ams, ttvnol, blog, là thay cho chức năng thông tin kém cỏi của báo chí hiện nay. Trong khi bểu tình là hình ảnh lời nói cụ thể, để truyền tải thông tin (báo nước ngoài vì thế mới bắt đầu đưa tin, chứ báo trong nc đã ngỏm) thì Internet lại là cách truyền thông khác. Nếu không có net, chắc giờ này tớ cũng chả biết chuyện abc xyz. Các bạn biết tin rồi dễ tuyên bố là, từ giờ topic có thể chấm dứt thì chưa chuẩn, vì tin ra mỗi ngày (biết đâu mai Bắc Kinh có đánh bom, tình hình lại khác :D) và còn rất nhiều người chưa biết mô tê gì cả (thi thoảng thấy 1 vài bạn hỏi rất ngô nghê).

Ngẫm đi ngẫm lại, cũng phải xét khả năng của mình, giúp người ta biết thông tin nhưng bản thân mình lại tốn sức. Có bài viết từ mấy trang trước, post 240, ko dám nhận là hay, nhưng ít nhất không dùng những ẩn ý "cao siêu" như bài Follow the Leader trên kia (ko nói anh gì post bài nha)
http://hn-ams.org/forum/showthread.php?t=18987&page=12

Còn vì sao tớ chỉ viết kiểu tâm sự mà không đi sâu phân tích, lí luận blah blah, thì lí do là tại bài kế tiếp đây. Đọc xong, suy nghĩ, tớ dám chắc nhiều bạn cứng họng để ko bậy bạ chỉ trích các nhà lãnh đạo, hoặc nghĩ đến những chiến lược xa xôi khi kiến thức và tầm nhìn còn chưa đủ. Còn nếu không thì tớ chịu. Lưu ý: Đã post bên Ranh giới biển ĐÔng, vấn đề rộng hơn topic này. Một bài đáng đọc, tớ tạm tóm tắt như sau:

Tiêu đề: Đi tìm một giải pháp hoà bình hợp công lý cho Biển Đông Nam Á
Tác giả: Vũ Quang Việt - Tiến sĩ tốt nghiệp ở NYU năm 1980, hiện là chuyên gia thống kê cấp cao của UN. Bổ sung: Vũ Hồng Lâm, Ngô Thanh Nhàn
Xuất bản: thời đại mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
Số 11 - Tháng 7/2007
Chủ đề chính:
-Giới hạn: Đông Nam Á và ảnh hưởng quốc tế
-Lịch sử: Tóm tắt thời gian mâu thuẫn từ sau 1972 trở lại nay. Có dự đoán và phân tích tương lai.
-Mục đích: Bài viết này cố gắng đặt Việt Nam vào cuộc chạy đua bá quyền hiện nay ở châu Á và thử tìm hiểu về con đường hành xử hợp lý nhất cho Việt Nam ở tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông Nam Á

Link:http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai...uQuangViet.htm

Giá mà có vài bác Việt lãnh đạo thì cháu cũng yên tâm, ít nhất là về mặt kiến thức
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chỉnh sửa lần cuối:
Tình hình là cái trên dài quá, chia ra:
...Nên chăng, chúng ta hãy trả lời các bạn chưa biết, thảo luận thêm mấy cái mới ngoài vấn đề biểu tình, dân chủ, và văn hóa đã nêu (dù vđ văn hóa chả bạn nào trả lời câu hỏi của tớ, toàn so sánh đâu đâu). Câu hỏi là: Làm thế nào để VH Việt đối phó với văn hóa Trung Quốc trong tình hình này?
Trích luôn một bài thơ mới đọc hôm nay lên đây (Thế nào cũng có người kêu bài mình dài quá :)) )
Chúng ta có gì nào?-chúng ta còn gì nào?

chúng ta có gì nào?
sau những ngày nổi giận
chúng ta có gì nào?...

những năm 80-phim ĐÀI LOAN
những năm 90-Phim HỒNG kÔNG
những năm 2000-Phim TRUNG QUỐC
những năm 2007-phim HÀN QUỐC.

chúng ta có gì nào?
ngoài một nền điện ảnh èo uột
đến tự vệ cũng không xong
đành thuộc Sử Tàu cho tiện

chúng ta có gì nào?
sau những ngày nổi giận?

ta có...
một nền văn chương mò mẫm
quen những lối an toàn.
ta có...
mỗi ngày chạm mặt ma túy
chạm mặt tham nhũng
chạm mặt kẹt đường...
ta có nỗi buồn
lớn như định mệnh bi thảm của tổ quốc
bản đồ dính liền kẻ cướp!

sau những ngày nổi giận
ta còn gì nào?

còn cái duy nhất
còn cái cuối cùng
gương mặt
NHỮNG CON NGƯỜI YÊU ĐẤT NƯỚC MÌNH
không thể khác!
Blog Chung Do Kwan :p

Hẹn các bạn bên box Kinh tế, từ giờ đến cuối năm, tớ sẽ cố làm một bài về Kinh tế Việt - Trung, phù hợp với khả năng của tớ. Không chắc lắm. Nhưng thấy topic VN ko vào WTO của mình cũng phủ rêu rồi. :p
 
Kể ra nói cũng đúng, từ xưa đến nay, Trung Quốc luôn luôn có ý định xâm chiếm Việt Nam. Và trong thời đại phong kiến, chúng ta đã nhiều lần đánh đuổi được Trung Quốc ra khỏi đất nước. Nhưng, sau mỗi cuộc phản công đó, dành được độc lập, chúng ta lại phải đưa người giảng hoà sang Trung Quốc, hàng năm vẫn phải cúng tiễn Trung Quốc của ngon vật lạ, đưa 1 vị thái tử lên ngôi cũng phải trình báo cho vua Trung Quốc hiện thời lúc đó biết :|. K bao h Việt Nam có thái độ tỏ rõ quan điểm của mình về chủ quyền cả :| ngay cả tỉnh Vân Nam của Trung Quốc ( sát biên giới ) hồi xưa cũng của nước mình chứ đâu :-< rồi trên sát biên giới có tháo Bản Giốc :| nó có vị trí vô cùng thuận lợi trong chiến tranh, thế mà bây h nó chiếm ko dám đòi lại :-< bây h là sang Hoàng Sa vs Trường Sa :| cứ đà này mai mốt nó chiểm cả Việt Nam lúc nào k biết :|
Chính phủ Việt Nam bây h chỉ cần tỏ rõ quan điểm của mình :| Đấu tranh quyết liệt, ko ngại ngần j cả, đừng có nhu nhược như thế nữa :|
 
Bà Host Mom của em cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa nhà mình nhưng khổ cái là mình giải thích thì ko tường tận, mà bả đọc trên mạng thì toàn kiểu thế này :(

) Vietnamese communists sell the Paracel and Spratly islands, but now want to say no.

According to Chinese Ministry of Foreign Affairs's "China's Indisputable Sovereignty Over the Xisha and Nansha Islands" (Beijing Review, Feb. 18, 1980), Hanoi has "settled" this matter with the Chinese in the past. They basically claimed:

In June 1956, two years after Ho Chi Minh's government was re-established in Hanoi, North Vietnamese Vice Foreign Minister Ung Van Khien said to Li Zhimin, Charge d'Affaires of the Chinese Embassy in North Vietnam, that "according to Vietnamese data, the Xisha (Tây Sa= Hoàng Sa = Paracels) and Nansha (Nam Sa = Trường Sa = Spratleys) islands are historically part of Chinese territory."

On September 4, 1958, the Chinese Government proclaimed the breadth of its territorial sea to be twelve nautical miles which applied to to all territories of the PRC, "including ... the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands..." Ten days later, Pham Van Dong stated in his note to Zhou Enlai that "the Government of the Democratic Republic of Vietnam recognizes and supports the declaration of the Government of the People's Republic of China on China's territorial sea made on September 4, 1958."
Here's Vietnamese governmental note Pham Van Dong sent to Zhou Enlai on 14/9/1958 to support for Chinese claim as follows:



--------------------------------------------------------------------------------






THỦ TƯỚNG PHỦ
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA


Thưa Ðồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Ðồng chí Tổng lý rõ:

Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.

Chúng tôi xin kính gởi Ðồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./.

Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958

Phạm Văn Ðồng

Thủ tướng Chính phủ
Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa






--------------------------------------------------------------------------------

One more thing to notice is that PRC threatened only the territories Vietnamese claimed and left open claims of other countries. It was very clear that Mr Ho Chi Minh, through Pham Van Dong, gave PRC "a big pie" because at that time Mr Ho Chi Minh was preparing for invading South Vietnam. Mr Ho needed colossal aids and closed eyes to accept all conditions of Beijing. It was easy for him to sell "only on paper" two archipelagoes which still belonged to South Vietnam by then.

For this, Vietnamese communists waited for a meeting of ASEAN countries in Manila, used this opportunity as a safe buoy and signed right away a paper requiring these countries to hepl Vietnam to solve this problem "fairly".

To its part, after taking islands of communist Vietnam, China showed amicability to Malaysia and Philippines and said that China was ready to negotiate resourceful areas with these two countries, brushing VC aside. China did say that it would not accept any foreign countries to get involved in this matter between it and communist Vietnam.

Later, Pham Van Dong denied his past wrongdoing in an issue of Far Eastern Economic Review, March 16, 1979. Basically, he said the reason he did was because it was "wartime". Here's excerpt from this article on p. 11 : "According to Li (Chinese Vice-Premier Li Xiannian), China was ready to share the gulf's water "half and half" with the Vietnamese, but at the negotiating table, Hanoi drew the line of Vietnamese control close to Hainan island. Li also said that in 1956 (or 1958?), Vietnamese Premier Pham Van Dong supported a Chinese statement about sovereignty over the Spratly and Paracel islands, but since late 1975, Vietnam has been in control of part of the Spratly group - the Paracels being under Chinese control. In 1977, Dong reportedly said of his 1956 stance: "That was the war period and I had to say that".

Because of eagerness to create disastrous war for both areas North and South, and to contribute to international communism, Mr Ho Chi Minh did promise, without dignity, a "future" land for Chinese to grab, not knowing for sure that whether or not the South Vietnam would be swallowed. As Dong said, "That was the war period and I had to say that". Who created the Vietnam War and ready to do all it could to get South Vietnam even to sell land? Selling land during the war time and when it was over Pham Van Dong Dong denied it by just laying falsely the blame on the war.

http://www.mevietnam.org/lanhtho-lanhhai/feer-dispute.html
 
Dân mình dân trí còn thấp, thế nên bao nhiêu ng cứ lo là cho biểu tình thì dễ dẫn đến bạo động, mà thành bạo động thì phải đàn áp. Lúc đấy hậu quả thế nào thì ai cũng hiểu. Thế nên k cho biểu tình cũng k phải là k có cái lý của nó.

Dựa trên phép đo nào mà em cho rằng dân trí mình "thấp"? Dân trí "cao" đến mức nào thì có thể cho phép biểu tình? Những vụ tụ tập ôn hòa gần đây nhất, như là biểu tình chống Mỹ đưa quân vào iraq, rồi biểu tình chống Trung Quốc hợp thức hóa việc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa phải chăng là minh chứng cho thấy dân trí đã đến mức độ cần phải cho phép biểu tình?


Thế sao anh k nghĩ theo hướng này : Chính phủ cũng chẳng muốn bưng bít thông tin để rồi bị dân phản đối làm gì. Nên nếu thực sự là thông tin bị bưng bít thì cũng là có lý do riêng. Việt Nam mình thì đến mãi mãi cũng sẽ chỉ là nước nhỏ đứng cạnh nước to thôi, việc lần này muốn đòi lại chủ quyền cũng cần phải suy nghĩ và hành động rất thận trọng, nếu không sau này TQ trở thành kẻ thù k đội trời chung với VN thì hậu quả còn khủng khiếp hơn nhiều. Chưa kể là TQ nó mới chỉ ra thông báo xác nhận chủ quyền thế thôi, đại diện chính quyền VN ta thì cũng đã có lời cực lực phản đối rồi, và vẫn chưa thấy có dấu hiệu nào là TQ đang chuẩn bị có những hành động quá đáng nào khác ( VD dùng quân sự ) để chiếm Trường Sa, thì liệu có thực sự cần thiết phải làm ầm ĩ, manh động quá sớm k ????

Muốn đòi chủ quyền với TQ thì cần phải đi đêm với Trung Quốc hay cần phải đưa vấn đề ra thế giới? Vì ta là một nước nhỏ đứng cạnh Trung Quốc cho nên ta không thể nào tỏ ra khiếp nhược phụ thuộc vào Trung Quốc được. Giả sử TQ thực sự định dùng quân sự đế chiếm Trường Sa thì em định làm gì? Tại sao không đấu tranh từ sớm đi để khỏi dẫn đến cảnh TQ chuẩn bị dùng quân sự ở Trường Sa? Nếu mỗi lần TQ lấn lên mà ta lại lùi thì hi vọng lần sau họ không lấn lên thêm nữa à? Chuyện chính phủ phải mềm dẻo với Trung Quốc không có gì là xấu cả. Xấu là ở chỗ không minh bạch thì khiến cho dân không phục. Vả lại những vấn đề lớn như lãnh thổ thì không thể nào để cho một nhóm nhỏ quyết định riêng với nhau được.
 
Back
Bên trên