1. Post #275:
Bạn Bách, xin bạn hãy đứng trên quan điểm của một người dân của đất nước Việt Nam để nói về chính phủ Việt Nam. Và đứng trên quan điểm của một người dân Mỹ để nói về nước Mỹ.
Phân tích điểm khác nhau giữa hai quốc gia:
- Việt Nam là một đất nước ở phe xã hội chủ nghĩa, bao quanh là những nước lớn, có nhiều vấn đề bị nhòm ngó, trong đó có vấn đề dân chủ, nhân quyền, các hoạt động nội bộ và ngoại giao ...
- Mỹ là một đất nước phe tư bản chủ nghĩa, là một nước lớn, có quyền lực về cả kinh tế và quan hệ quốc tế. Tầm ảnh hưởng của Mỹ đã rất rộng từ nhiều năm về trước. Thế giới cho dù có muốn cũng không thể lên tiếng để át lại hoạt động của Mỹ.
Do vậy:
- Nếu tất cả người dân Việt Nam cùng đứng lên nói rằng: Các ông lãnh đạo làm ăn chả ra sao cả, thì sẽ là miếng mồi ngon cho anh bạn Mỹ đẹp trai của chúng ta. Vậy, có nên chăng, chúng ta phản đối khi chúng ta chưa hiểu hết tình hình hiện tại, chưa biết rõ ai và ai đang làm gì và làm gì cho đất nước này?
- Nếu tất cả người dân Mỹ đứng lên phản đối rằng: Ông rút quân ngay khỏi Việt Nam cho tôi nhờ, chắc gì thế giới đã dám hùa theo? Và điều đấy, chúng ta đã thấy rõ bằng minh chứng Iraq và Iran. Cho dù thế giới có lên án đến mấy, Mỹ vẫn kiên quyết theo đuổi vùng đất hứa này.
Tớ muốn nói đến "đặt mình vào đúng văn cảnh", vì:
- Bạn là người Việt Nam, thì bạn đương nhiên ủng hộ người Mỹ phản chiến. Vì như thế, là họ đang giúp Việt Nam.
- Nhưng bạn là người Mỹ, đặc biệt là bạn theo phái cực đoan, thì chắc gì bạn đã ủng hộ. Chưa biết chừng, bạn cũng sẽ nói hành động của họ là ngu, là không yêu nước, vì suy cho cùng, Mỹ đang làm thế, vì ham mê quyền lợi có được ở Việt Nam và bán đảo Đông Dương mà thôi!
Tiếp, khi tớ nói câu đó, tớ đặt Việt Nam vào trong một bối cảnh: đất nước đang trong giai đoạn hòa bình, không có chiến tranh, không có xung đột vũ trang, không có bạo loạn lật đổ. Trong một bối cảnh như vậy, nên chăng chúng ta tạo ra những nghi hoặc về giới lãnh đạo? Trong khi bản thân chúng ta còn chả biết mình nói thế có đúng hay không?
Tớ đồng ý rằng việc xem xét và theo dõi động tĩnh của nhà nước cũng như các cơ quan hữu quan có chức năng là việc cần thiết, vì người dân có quyền được kiểm soát động tĩnh của quốc gia. Nhưng đừng phát biểu bất kì một điều gì khi mình chưa có đủ thông tin, nhất là những câu đơn, như: "Chả thấy các ông lãnh đạo nhà mình làm cái gì cả?" Hoặc: "Những hành động như thế kia quả thực là vô ích!"
Thiết nghĩ, khi đưa ra một lời nhận xét, nên đưa kèm luận điểm phục vụ nhận xét đó. Đừng phán bâng quơ rồi để đấy.
2. Post #278:
nếu chính phủ chịu chia sẻ đầy đủ thông tin với người dân , thì sẽ làm gì có chuyện "không rõ tình hình mà ngồi suy đoán lăng nhăng , phê phán bừa bãi"
Tôi hỏi Long , bao nhiêu người dân VN biết sự thật về hiệp định năm 58 mà thủ tướng PVD đã kí với Chu Ân Lai ? Vậy thì họ không biết là vì sao , do lỗi của họ à ?
CÒn đương nhiên, hiện tại , chính phủ cho rằng những chuyện liên quan đến quan hệ V-T đó là tế nhị và không nên cung cấp hết thông tin thì chịu rồi >>> những người dân thường như chúng ta lại phải ngồi đoán già đoán non thôi ,
Vì sao Long biết chứ , vì nếu đất đai Tổ quốc rơi vào tay ngoại bang, thì đó sẽ không chỉ là mất mát của nhà cầm quyền , mà là mất mát máu thịt của cả dân tộc , cả tôi , cả bạn nữa !
Vấn đề là có những cái chia sẻ được và không thể chia sẻ được. Và chia sẻ vào thời điểm nào thì thích hợp. Cả tớ và bạn có lẽ đều đồng ý với vấn đề này. Tớ không muốn lấy một ví dụ cổ điển mà tớ thường dùng, đó là vấn đề hợp tác xã. Nếu bạn Bách có hứng thú, tớ và bạn sẽ trao đổi riêng.
"Những người dân thường ngồi đoán già đoán non ..." Đồng ý là không cấm chúng ta ngồi đoán. Nhưng đoán thì đừng phát biểu như thể ta chắc chắn 100% vậy.
3. Cảm ơn chị Giang giải thích rõ hơn ý của em. Cũng cảm ơn Hoàng Giang, ý kiến của Giang cũng trùng với ý kiến của tớ.