Những băn khoăn của người học Toán

Tran Trung đã viết:
anh nghe được như thế này, câu nhận xét của các thầy giáo: "Đào Hải Long là một học sinh xuất xắc,còn Ngô Đắc Tuấn là 1 học sinh chưa từng có"

anh có nghe nói rằng: anh Ngô Đắc Tuấn có nói rằng"tại X có ít nhất là 10 đứa bằng hoặc hơn tao, tại các trường khác cũng có ít nhất là 10 đứa như vậy, tại ENS (nơi mà giải thưởng Filtre-ktra lại chính tả tên giải thưởng này-cao quý của nghành toán chiếm gần một nửa) thì có ít nhất 10 đứa hơn hẳn tao.....đến bao h tao mới bằng được chúng nó....."===>>> rất hâm mộ :) :) :)



thế các thầy nhận xét về anh Ngô Bảo Châu thế nào ạ?VN ta hiện nay có 2 người được giới chuyên môn đánh giá là đủ khả năng giành giải Fields trong những năm tới là anh Châu và anh Tuấn.Ko biết có ai có giai thoại nào về 2 anh này ko ạ?
 
thế các thầy nhận xét về anh Ngô Bảo Châu thế nào ạ?VN ta hiện nay có 2 người được giới chuyên môn đánh giá là đủ khả năng giành giải Fields trong những năm tới là anh Châu và anh Tuấn.Ko biết có ai có giai thoại nào về 2 anh này ko ạ?
Mình có 2 giai thoại về anh Châu, theo lời kể của anh CXR, một người bạn thân của anh Châu.
" Sau một cuộc hội thảo ở Canada, anh Châu có rủ nhóm bạn đi ăn phở, trong đó có anh CXR.
Khi mọi người chén xong, anh Châu đứng dậy:
- Để mình trả cho, mình có ít tiền lẻ này
Mọi người chưa nói được câu nào thì anh Châu rút ra tờ... $100 CND, trả cho chủ quán "

Mọi người: 8-| 8-| 8-|

Cũng theo lời kể của anh CXR, anh rất nhở câu nói " bất hủ" của anh Châu
" Mình học đã giỏi, lấy vợ, học càng giỏi hơn"
:)) :)) :))
 
Phong Nguyễn đã viết:
Mình có 2 giai thoại về anh Châu, theo lời kể của anh CXR, một người bạn thân của anh Châu.
" Sau một cuộc hội thảo ở Canada, anh Châu có rủ nhóm bạn đi ăn phở, trong đó có anh CXR.
Khi mọi người chén xong, anh Châu đứng dậy:
- Để mình trả cho, mình có ít tiền lẻ này
Mọi người chưa nói được câu nào thì anh Châu rút ra tờ... $100 CND, trả cho chủ quán "

Mọi người: 8-| 8-| 8-|

Cũng theo lời kể của anh CXR, anh rất nhở câu nói " bất hủ" của anh Châu
" Mình học đã giỏi, lấy vợ, học càng giỏi hơn"
:)) :)) :))

:)) đấy là buôn chuyện chứ đâu có phải là giai thoại :)). Đấy đều là những câu nói cử chỉ hết sức bình thường chứ có gì mà "bất hủ" đâu!! /:)
Anh Châu giỏi thật nhưng mà chắc cũng là của người ta thôi chứ không phải là của nước mình :((. Cho nên chúng ta nên buồn vì bị chảy máu chất xám chứ không nên quá vui vẻ ca tụng anh ý hết lời như thế :p.
Mà anh CXR tiếng tăm lừng lẫy trên TTVNOL là ai vậy ta :-?
 
Nói đến anh Châu , thật sự là đối với người Việt Nam đó là niềm tự hào , cũng là sự kinh ngạc tột độ.Mà hình như anh Châu mới có 32 tuổi hay sao ý. Thế mà anh ý đã có 3 con rồi , khiếp thật.:D
 
anh Dũng đã viết:
Chuyện học sinh chúng ta phải khổ sở học Toán có một lý do là văn hóa Toán học vẫn là thứ thống trị trong văn hóa giáo dục nói chung ở nước ta. Nếu đến các trường khoa học kỹ thuật mọi người cũng có thể thấy rõ sự vượt trội của các giáo sư, nhà khoa học mà lĩnh vực nghiên cứu có thiên hướng về Toán. Ở trường phổ thông thì khỏi nói, số lượng giáo viên Toán lúc nào cũng nhiều nhất.
Sự thống trị của văn hóa Toán học có nguyên nhân lịch sử, vì đó là ngành khoa học phát triển sớm sủa và có nhiều thành công nhất khi mà nhà nước Việt Nam được thành lập. Nhiều nhà Toán học sang thăm Việt Nam đều nhận xét là " tồn tại một nền Toán học ở đất nước Việt Nam cách mạng", và người Việt Nam rất có văn hóa Toán học, thậm chí còn hơn nhiều nước phương Tây!!
Khi mà chúng ta có một nền khoa học giáo dục phát triển đồng đều hơn thì có lẽ sự thống trị này sẽ không còn nữa!!
Cái này anh nói nghe nó thế nào ý!
Em cho rằng : trong cách tư duy phải có Toán học. Em nhớ có bài viết của thầy Ngô Việt Trung trong tờ Thông tin toán học (em không nhớ số): thầy nói rằng : một đất nước giàu hay nghèo là phụ thuộc rất nhiều vào nền Toán học của nước đó.
Nếu nền Toán học mạnh thì nước đó giàu , còn yếu thì không thể phát triển đất nước được . Như vậy , Toán học có tầm quan trọng vô cùng lớn.
 
Trần Đức Anh đã viết:
Em cho rằng : trong cách tư duy phải có Toán học. Em nhớ có bài viết của thầy Ngô Việt Trung trong tờ Thông tin toán học (em không nhớ số): thầy nói rằng : một đất nước giàu hay nghèo là phụ thuộc rất nhiều vào nền Toán học của nước đó.
Nếu nền Toán học mạnh thì nước đó giàu , còn yếu thì không thể phát triển đất nước được . Như vậy , Toán học có tầm quan trọng vô cùng lớn.

Còn phụ thuộc vào quan niệm thế nào là một nền Toán học mạnh. Theo quan điểm thông thường thì Singapore có một nền Toán học bình thường nhưng lại là một trong những nước có mức sống cao nhất thế giới. Tất nhiên nhận xét về Toán học của một nhà Toán học thì không thể không có những điều thái quá
 
Trần Đức Anh đã viết:
Mà hình như anh Châu mới có 32 tuổi hay sao ý. Thế mà anh ý đã có 3 con rồi , khiếp thật.:D

Đây có thể là một giai thoại này :-? :))
 
Nguyễn Bảo Anh Thư đã viết:
Hì, trước khi nói những chuyện khác, cho tớ ý kiến một chút về cách nhìn nhận này về trường Ams cái đã nhỉ :). Thế nào là "lối sống hưởng thụ", thế nào là "trường Ams thì nằm ngoài cái dòng nước đó"? :) Bạn Đức Anh hình như là nói mà ko hiểu mình nói gì. Bạn có vẻ có ác cảm đặc biệt với Ngoại ngữ và Du học? Hay sao mà bạn coi đó là lối sống hưởng thụ và ko giúp ích gì cho đất nước? :) Ko phủ nhận là có nhiều học sinh di du học chỉ vì nhà có tiền, bố mẹ ham danh "có tiếng mà ko có miếng" cứ tưởng cho con đi du học là nõ sẽ giỏi... Nhưng làm sao nói tất cả mọi người cùng như thế được? Bạn nói thế ko sợ rằng quá làm tổn thương những người phấn đấu đi du học bằng chính sức lực của mình, gian khổ và khó khăn, chỉ có điều họ ko khoe ra cho bạn biết sao? :) Trước khi nói một điều gì phê phán người khác thì hãy nên suy nghĩ kĩ hơn một chút, điềm đạm âu cũng là một phẩm chất của người học Toán nhỉ :).

Còn chuyện Ams dạo này nổi bật về Ngoại ngữ hơn là các môn tự nhiên, điều đó là cái sai của Ngoại ngữ sao? Đương nhiên, các môn tự nhiên, khoa học cơ bản là rất cần thiết, quan trọng, và cần phải được đẩy mạnh hơn nữa ở Ams; nhưng như thế đâu có nghĩa là việc các môn Ngoại ngữ là mặt trận mạnh hiện giờ là sai trái??? Nên chăng chỉ là Ams nên có đường lối đẩy mạnh phát triển Khoa học tự nhiên trong trường, còn tư tưởng kiểu "Ngoại ngữ là lối sống hưởng thụ" như bạn thì tuyệt đối sai lầm :).

Đức Anh đã viết:
2. Người nước ngoài họ học Toán có 'trâu ' không , tại sao họ giỏi thế.
Riêng câu hỏi này đã chứng tỏ sự thiếu một cái nhìn tổng quan và chính xác về mặt bằng Toán VN và quốc tế. Vấn đề ko phải là "người nước ngoài", mà chỉ là một số những nhà Toán học, Vật lí học, Hóa học... xuất chúng của nước ngoài thôi. "Người nước ngoài" nói chung thì trình độ Toán cũng y hệt như ở VN, chỉ có những nhà khoa học của họ thì có thể nói là đạt được những tầm cao lớn lao hơn là các nhà khoa học của ta. Và cũng ko có một cái gì gọi là "học trâu" cả, tất cả nằm ở phương pháp đào tạo thôi. Việt Nam học nặng về lí thuyết, thiếu thực tế, thiếu phòng thí nghiệm... cho nên học sinh ta rất giỏi những thứ "cơ bắp" như là cộng trừ nhân chia nhanh, nhìn thấy một bài Toán là cắm đầu vào giải theo hướng đã được dạy, được luyện tập đến mấy trăm lần... Như thế rất thiếu tính sáng tạo, học sinh có nhớ được kiến thực thì cũng chỉ là do đã làm bài tập quá nhiều và đã được "nhồi sọ" quá nhiều, đó là kiến thức "chết".

Trong khi đó ở nước ngoài, họ ko ham dạy những dạng toán phức tạp, những công thức lằng nhằng... cho học sinh sớm. Họ chú trọng vào dạy cách suy nghĩ, cách nhìn nhận một vấn đề để đi tới lời giải hơn, và quan trọng là họ có điều kiện phòng thí nghiệm, minh họa tốt hơn rất nhiều. Ko bị sức ép của việc giải bài tập khó, học sinh thỏa sức tư duy về vấn đề mình đang học, sao cho có được cái hiểu tốt nhất về vấn đề đó. Vì thế kiến thức đi vào đầu họ là kiến thức "sống", sinh động, và là của chính họ, ko phải do nhồi sọ mà thành.
Tớ không thích cãi nhau những vấn đề ngoài lề thế này.
- Ngoại ngữ của Ams tốt : đó là điều tốt đấy chứ, ai bảo sai cơ. Thế tớ hỏi nhé: học ngoại ngữ không thôi thì làm được gì nào , kể cho tớ nghe xem nào. Ngoại ngữ chỉ là công cụ giao tiếp thế thôi , nhưng trường Ams đề cao quá mức, không chịu đầu tư cho Toán gì cả , trong khi Toán học là yếu tố quyết định cho phát triển đất nước. Ấy thử kể ra xem ,có những công việc nào phát triển đất nước mà không cần Toán học nào. Rồi thử so sánh với những việc cần có Toán xem.
- Ấy nhận xét cách nhìn của tớ đối với Toán học: kể ra người ta bảo rằng lớp Anh kiêu cũng đúng thôi. Ấy hãy xem lại cách nói của ấy về vấn đề này đi đã, ai đọc topic này đều hiểu tớ nói gì(tất nhiên là dân học Toán ), trừ ấy ra. Ấy chỉ hiểu được duy nhất cái mà tớ nói ngoài lề thôi.
- Du học: trường ams cực kì thiên vị học sinh lớp Anh . Trong khi đó tiêu chí để xét du học của các trường không hề giới hạn trong các lớp ngoại ngữ, thế mà trường ams chỉ duyệt cho học sinh lớp Anh và học sinh đội tuyển.
Lại nói đến đội tuyển: ai học đội tuyển ANh thì lợi quá còn gì nữa, chỉ phải học mỗi tiếng Anh , có phải làm hai công việc một lúc như học sinh đội tuyển khác đâu.
- Trình độ Toán mà ấy nói đến theo tớ đó là trình độ Toán dành cho học sinh miền núi thôi.
- Ác cảm với lớp ngoại ngữ: tớ không bình luận , ấy không nên suy luận méo mó, nếu đã là dân du học Mỹ, thì nói gì thì phải có bằng chứng nhé, không tớ cười đấy :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
14. Vừa rồi ,em học thầy Thái , thầy nói đến khái niệm Toán học thực sự.
Những người làm Toán thực sự tất nhiên không phải là người làm rời rạc hay ứng dụng rồi. Vậy cần hiểu thế nào là nhà Toán học thực sự? Câu này khó đây, có lẽ phải đợi 10 năm nữa vậy.:D

Em thấy có mấy anh nào cứ cãi nhau mãi về nền tảng với công cụ thế. Nói chung cãi nhau về các thuật ngữ do các anh đặt ra thì lâu lắm, mà mấy anh này lấy ví dụ tài ghê cơ, em thì em chịu không nghĩ ra được đâu.
Nếu ai đó nói về bản chất Toán thì hãy cẩn thận đó, phải xem xem mình đã nắm được Toán học chưa.
Mong mọi người nói đúng chủ đề. Ai có ý kiến đóng góp cho câu hỏi nào thì nên có dẫn chứng rõ ràng .
 
thầy Thái hói dạy sư phạm hả em? Nếu là thầy đấy thì chỉ nên tin mấy bài Toán của thầy thôi, còn cái khác thì đừng tin làm gì cho mệt :D
 
Trần Đức Anh đã viết:
14. Vừa rồi ,em học thầy Thái , thầy nói đến khái niệm Toán học thực sự.
Vậy cần hiểu thế nào là nhà Toán học thực sự?
Theo mình nghĩ thì một nhà toán học trước hết phải là người làm việc với toán học (tất nhiên rồi). Nhưng điều quan trọng để có thể đánh giá một người có phải là nhà toán học thực sự hay không thì phải nhìn vào các đóng góp của người đó cho sự phát triển của toán học. Đóng góp ở đây phải là những ý tưởng mới, giúp mở ra những hướng nghiên cứu mới. Ý tưởng mới cũng có nhiều cấp độ quan trọng khác nhau, tùy thuộc vào giá trị của nó. VĨ đại nhất là đặt được nền móng cho một chuyên ngành mới, hay bắc cầu nối giữa các mảng toán học lớn, giúp khám phá bản chất thống nhất của toán học. Những bộ não vĩ đại như Galois, Abel, Cauchy, Weierstrass,Euler,Godel... đã xây dựng nên nền móng vững chắc cho toán học. Tất nhiên là ý tưởng ở cấp độ này không có nhiều. Phổ thông hơn cả là những ý tưởng giúp phát triển các chuyên ngành hẹp như đặt ra bài toán mới, đưa ra cách nhìn mới hay xây dựng một phương pháp mới để giải quyết vấn đề. Ý nghĩa của các công trình này tùy vào tầm quan trọng của vấn đề được giải quyết hoặc khả năng phát triển của ý tưởng. Nếu ý tưởng có thể được phát triển mạnh thì cũng coi như là đã đặt nền móng cho một chuyên ngành hẹp, đây là tầm cỡ của các chuyên gia có uy tín trên thế giới, những người mà những người trong ngành hầu như đều biết tới các công trình của họ. Tầm thấp hơn thì giải quyết các vấn đề nhỏ hơn để góp phần xây dựng hoàn thiện một lý thuyết đã được người khác đặt ra. Như vậy tiêu chí quan trọng nhất của một nhà toán học thực sự là phải có đóng góp cho sự phát triển của toán học.
Xét như vậy thì một người làm toán ứng dụng có phải là một nhà toán học thực sự không? Mình cho rằng thường là không, bởi vì mục tiêu của toán ứng dụng là giải quyết được các vấn đề thực tiễn bằng các lý thuyết toán học hơn là xây dựng những lý thuyết đó. Tất nhiên cái gì cũng chỉ là tương đối thôi, không thể nói một người làm toán ứng dụng không hiểu về toán, trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn cũng đã có nhiều ý tưởng được đặt ra và trở thành hướng đi mới, nhiều người vừa đóng góp cho toán lý thuyết vừa làm ứng dụng rất tốt.
Có điều, theo mình nghĩ, tranh luận về những danh hiệu như "nhà toán học thực sự" chỉ góp phần giải quyết khâu oai thôi, chả có ý nghĩa gì cả. Quan trọng hơn là mỗi người hãy chọn cho mình một con đường phù hợp với khả năng và sở thích của minh để có thể đóng góp được nhiều nhất cũng như xây dựng cho mình một sự nghiệp thành đạt. Không nên suy nghĩ là làm ngành này "oai" hơn, "có chất toán" hơn ngành kia, phải nhìn vào năng lực và kết quả làm việc. Một người tầm cỡ trung bình trong ngành Đại số không thể gọi là hơn một chuyên gia đầu ngành ứng dụng giải tích số được. Vậy chúng ta hãy cố gắng học và tích lũy kiến thức để có được "nội lực thâm hậu" làm nền tảng cho những ước mơ của mình trở thành hiện thực.

Trần Đức Anh đã viết:
Những người làm Toán thực sự tất nhiên không phải là người làm rời rạc hay ứng dụng rồi.
Không hiểu em Đức Anh nói "làm rời rạc" ở đây là gì? Theo anh biết thì toán rời rạc như tổ hợp chẳng hạn là một mảng quan trọng của toán lý thuyết đấy chứ.

Nhắn em Đức Anh thêm một tí: không nên so đo với các lớp khác. Mỗi người có một công việc riêng, không nên nói công việc của mình quan trọng hơn của người khác, vì thực ra mình cũng đâu hiểu được những khó khăn của người ta, đúng không nào? Ta cứ làm tốt việc của ta thì sẽ được trả công xứng đáng em ạ, anh nghĩ là cuộc đời cũng công bằng thôi.
 
Muốn trả lời thêm em Đức Anh tại sao các nhà Toán học không coi Toán rời rạc là Toán học thực sự

Trần Đức Anh đã viết:
14. Vừa rồi ,em học thầy Thái , thầy nói đến khái niệm Toán học thực sự.
Những người làm Toán thực sự tất nhiên không phải là người làm rời rạc hay ứng dụng rồi. Vậy cần hiểu thế nào là nhà Toán học thực sự? Câu này khó đây, có lẽ phải đợi 10 năm nữa vậy.:D

Thầy Thái nói cũng có ý đúng của thầy. Toán học về cơ bản chỉ có 5 nhánh chính : Giải tích, Hình học, Đại số, Tôpô, Lý thuyết số. Toán rời rạc mới chỉ ra đời được nửa thế kỉ và nó gắn liền với công nghệ thông tin, xét về bề dày kiến thức và mức độ trừu tượng hóa thì nó thua xa các ngành cơ bản của Toán học. Có lẽ các nhà Toán học lý thuyết coi sự trừu tượng hóa là đặc trưng quan trọng nhất của Toán học, thế nên họ không coi Toán rời rạc là Toán học thực sự. Nói thế không có nghĩa là làm Toán rời rạc là dễ. Làm Toán rời rạc rất khó vì ta không có sẵn nhiều lý thuyết mạnh như trong các ngành khác của Toán lý thuyết. Em cứ lấy thực tiễn học Toán cấp 3 của em thì cũng có thể hiểu được một phần : các bài Toán rời rạc bao giờ cũng khó nhằn, khó tìm đúng hướng giải, vì cứ mỗi bài một kiểu!! Trong khi với những bài số học hay hình học hay đại số, trong tay mình lúc nào cũng có sẵn rất nhiều "chiêu thức" rồi :D

@Anh Linh: Có thể em hiểu chưa đúng nhưng em thấy thế này : thực ra nói Tổ hợp thuộc về Toán rời rạc cũng đúng mà là thuộc về "Toán học thực sự" cũng đúng. Ví dụ như Hình học Tổ hợp là một nhánh trong Toán rời rác và nó gắn liền với Khoa học máy tính hơn là "Toán học thực sự". Còn chữ Tổ hợp trong " Đại số giao hoán và Tổ hợp" thì lại hoàn khác. Tổ hợp này lại liên quan nhiều đến các lý thuyết về nhóm, vành trường ... Nhưng mà dễ hiểu hơn cả là hãy xét đến giải thưởng Toán : các công trình trong Toán rời rạc không thể đoạt giải thưởng Fields ( sân chơi của "Toán học thực sự" :p ) mà chỉ có thể đoạt giải thưởng Nevannlinna. Chúng ta vì thế có thể tạm hiểu Toán học thực sự là thứ Toán có thể giúp ta giành giải thưởng Fields :D

@Anh Thành nói hơi liều đấy nhé : làm Toán nghiêm túc như thầy Thái ở Việt Nam có ít người lắm, những gì thầy nói về Toán là đáng tin chứ!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Đức Anh đã viết:
Nguyễn Bảo Anh Thư đã viết:
Hì, trước khi nói những chuyện khác, cho tớ ý kiến một chút về cách nhìn nhận này về trường Ams cái đã nhỉ :). Thế nào là "lối sống hưởng thụ", thế nào là "trường Ams thì nằm ngoài cái dòng nước đó"? :) Bạn Đức Anh hình như là nói mà ko hiểu mình nói gì. Bạn có vẻ có ác cảm đặc biệt với Ngoại ngữ và Du học? Hay sao mà bạn coi đó là lối sống hưởng thụ và ko giúp ích gì cho đất nước? :) Ko phủ nhận là có nhiều học sinh di du học chỉ vì nhà có tiền, bố mẹ ham danh "có tiếng mà ko có miếng" cứ tưởng cho con đi du học là nõ sẽ giỏi... Nhưng làm sao nói tất cả mọi người cùng như thế được? Bạn nói thế ko sợ rằng quá làm tổn thương những người phấn đấu đi du học bằng chính sức lực của mình, gian khổ và khó khăn, chỉ có điều họ ko khoe ra cho bạn biết sao? :) Trước khi nói một điều gì phê phán người khác thì hãy nên suy nghĩ kĩ hơn một chút, điềm đạm âu cũng là một phẩm chất của người học Toán nhỉ :).

Còn chuyện Ams dạo này nổi bật về Ngoại ngữ hơn là các môn tự nhiên, điều đó là cái sai của Ngoại ngữ sao? Đương nhiên, các môn tự nhiên, khoa học cơ bản là rất cần thiết, quan trọng, và cần phải được đẩy mạnh hơn nữa ở Ams; nhưng như thế đâu có nghĩa là việc các môn Ngoại ngữ là mặt trận mạnh hiện giờ là sai trái??? Nên chăng chỉ là Ams nên có đường lối đẩy mạnh phát triển Khoa học tự nhiên trong trường, còn tư tưởng kiểu "Ngoại ngữ là lối sống hưởng thụ" như bạn thì tuyệt đối sai lầm :).

Đức Anh đã viết:
2. Người nước ngoài họ học Toán có 'trâu ' không , tại sao họ giỏi thế.
Riêng câu hỏi này đã chứng tỏ sự thiếu một cái nhìn tổng quan và chính xác về mặt bằng Toán VN và quốc tế. Vấn đề ko phải là "người nước ngoài", mà chỉ là một số những nhà Toán học, Vật lí học, Hóa học... xuất chúng của nước ngoài thôi. "Người nước ngoài" nói chung thì trình độ Toán cũng y hệt như ở VN, chỉ có những nhà khoa học của họ thì có thể nói là đạt được những tầm cao lớn lao hơn là các nhà khoa học của ta. Và cũng ko có một cái gì gọi là "học trâu" cả, tất cả nằm ở phương pháp đào tạo thôi. Việt Nam học nặng về lí thuyết, thiếu thực tế, thiếu phòng thí nghiệm... cho nên học sinh ta rất giỏi những thứ "cơ bắp" như là cộng trừ nhân chia nhanh, nhìn thấy một bài Toán là cắm đầu vào giải theo hướng đã được dạy, được luyện tập đến mấy trăm lần... Như thế rất thiếu tính sáng tạo, học sinh có nhớ được kiến thực thì cũng chỉ là do đã làm bài tập quá nhiều và đã được "nhồi sọ" quá nhiều, đó là kiến thức "chết".

Trong khi đó ở nước ngoài, họ ko ham dạy những dạng toán phức tạp, những công thức lằng nhằng... cho học sinh sớm. Họ chú trọng vào dạy cách suy nghĩ, cách nhìn nhận một vấn đề để đi tới lời giải hơn, và quan trọng là họ có điều kiện phòng thí nghiệm, minh họa tốt hơn rất nhiều. Ko bị sức ép của việc giải bài tập khó, học sinh thỏa sức tư duy về vấn đề mình đang học, sao cho có được cái hiểu tốt nhất về vấn đề đó. Vì thế kiến thức đi vào đầu họ là kiến thức "sống", sinh động, và là của chính họ, ko phải do nhồi sọ mà thành.
Tớ không thích cãi nhau những vấn đề ngoài lề thế này.
- Ngoại ngữ của Ams tốt : đó là điều tốt đấy chứ, ai bảo sai cơ. Thế tớ hỏi nhé: học ngoại ngữ ko thôi thì làm được gì nào , kể cho tớ nghe xem nào. Ngoại ngữ chỉ là công cụ giao tiếp thế thôi , nhưng trường Ams đề cao quá mức, không chịu đầu tư cho Toán gì cả , trong khi Toán học là yếu tố quyết định cho phát triển đất nước. Ấy thử kể ra xem ,có những công việc nào phát triển đất nước mà không cần Toán học nào. Rồi thử so sánh với những việc cần có Toán xem.
- Ấy nhận xét cách nhìn của tớ đối với Toán học: kể ra người ta bảo rằng lớp Anh kiêu cũng đúng thôi. Ấy hãy xem lại cách nói của ấy về vấn đề này đi đã, ai đọc topic này đều hiểu tớ nói gì(tất nhiên là dân học Toán ), trừ ấy ra. Ấy chỉ hiểu được duy nhất cái mà tớ nói ngoài lề thôi.
- Du học: trường ams cực kì thiên vị học sinh lớp Anh . Trong khi đó tiêu chí để xét du học của các trường không hề giới hạn trong các lớp ngoại ngữ, thế mà trường ams chỉ duyệt cho học sinh lớp Anh và học sinh đội tuyển.
Lại nói đến đội tuyển: ai học đội tuyển ANh thì lợi quá còn gì nữa, chỉ phải học mỗi tiếng Anh , có phải làm hai công việc một lúc như học sinh đội tuyển khác đâu.
- Trình độ Toán mà ấy nói đến theo tớ đó là trình độ Toán dành cho học sinh miền núi thôi.
- Ác cảm với lớp ngoại ngữ: tớ không bình luận , ấy không nên suy luận méo mó, nếu đã là dân du học Mỹ, thì nói gì thì phải có bằng chứng nhé, không tớ cười đấy :D
Cười hay ko kệ ấy, tớ chả phải quan tâm :)).

Còn chuyện cãi nhau, ấy nói từ này ra trước đấy nhé :)).

Chuyện Ngoại ngữ, ấy làm ơn đọc lại post của người khác rồi hãy mạnh mồm.

bản thân đã viết:
Còn chuyện Ams dạo này nổi bật về Ngoại ngữ hơn là các môn tự nhiên, điều đó là cái sai của Ngoại ngữ sao? Đương nhiên, các môn tự nhiên, khoa học cơ bản là rất cần thiết, quan trọng, và cần phải được đẩy mạnh hơn nữa ở Ams; nhưng như thế đâu có nghĩa là việc các môn Ngoại ngữ là mặt trận mạnh hiện giờ là sai trái??? Nên chăng chỉ là Ams nên có đường lối đẩy mạnh phát triển Khoa học tự nhiên trong trường, còn tư tưởng kiểu "Ngoại ngữ là lối sống hưởng thụ" như bạn thì tuyệt đối sai lầm
Ấy đọc lại những dòng trên của tớ xem có chỗ nào nói là "học ngoại ngữ ko thôi" với cả "ko chịu đầu tư cho Toán" xem nhá :)). Ấy nhắc tớ nói năng có căn cứ ko thì ấy cười ah, vậy nhìn lại cái quote trên kia xem ai là người nói ko có căn cứ ;).

ĐA đã viết:
Ấy nhận xét cách nhìn của tớ đối với Toán học: kể ra người ta bảo rằng lớp Anh kiêu cũng đúng thôi. Ấy hãy xem lại cách nói của ấy về vấn đề này đi đã, ai đọc topic này đều hiểu tớ nói gì(tất nhiên là dân học Toán ), trừ ấy ra. Ấy chỉ hiểu được duy nhất cái mà tớ nói ngoài lề thôi.
Ôi chao, đến mệt với mấy tư tưởng này, lúc nào cũng lớp Anh kiêu... Mọi người ở đây có ai thấy em kiêu vì những cái post của em thì nói hộ em với nhỉ ;). Tớ kiêu hay là cái nhìn của ấy với Lớp Anh có vấn đề :).

ĐA đã viết:
Lại nói đến đội tuyển: ai học đội tuyển ANh thì lợi quá còn gì nữa, chỉ phải học mỗi tiếng Anh , có phải làm hai công việc một lúc như học sinh đội tuyển khác đâu.
Thế hả :)) Cái này gọi là ko biết thì đùng bốc phét. Câu này làm tớ thực sự giận đấy. Căm giận nữa là khác :). Ấy có biết năm ngoái ở trong đội tuyển tớ phải thế nào ko? Đừng có nói một câu phủ sạch mọi cố gắng của người khác thế chứ. Ấy ở trong ĐT Anh ah? sao phán tài thế? Thật, câu này mới cho thấy ai khinh người ở đây chứ nhỉ, đừng nói người khác kiêu nữa nhé bạn ĐA, ko xứng đâu :).

ĐA đã viết:
Du học: trường ams cực kì thiên vị học sinh lớp Anh . Trong khi đó tiêu chí để xét du học của các trường không hề giới hạn trong các lớp ngoại ngữ, thế mà trường ams chỉ duyệt cho học sinh lớp Anh và học sinh đội tuyển.
Uh, xem nào, lại một ví dụ nữa chứng tỏ ấy mới là người ko tôn trọng nguyên tắc "nói gì phải có bằng chứng" :)). Ấy sẽ nói gì với việc em Đỗ Bá Khoa 11T1 năm rồi đỗ đi Taft theo suất học bổng của trường? Ấy sẽ nói gì với việc Phạm Khắc Hồng Hạnh (cùng lớp ấy) năm rồi cũng tham gia thi Taft? :)) Nực cười cho người mạnh mồm bào người khác nói năng có chứng cứ.

ĐA đã viết:
Trình độ Toán mà ấy nói đến theo tớ đó là trình độ Toán dành cho học sinh miền núi thôi.
Ko hiểu câu này là nói đến trình độ nào, của ai.

Mất công quote đi quote lại chỉ để cho bạn ĐA thấy thế nào là "nói năng có chứng cứ" :)), còn bây giờ, tớ cười trước nhé :)).
 
Chết cười!!:)) Nhớ hồi trước anh em lớp Toán thấy con gái lớp Anh lớp Văn là quý lắm, còn thế hệ bây giờ lại cãi nhau ỏm tỏi thế này. Chắc tại lớp Toán bây giờ cũng nhiều cô bé "chất lượng cao" rồi nhỉ. Cũng thấy thầy Khải đen khoe vậy :D
 
Tạ Tuấn Thành đã viết:
thầy Thái hói dạy sư phạm hả em? Nếu là thầy đấy thì chỉ nên tin mấy bài Toán của thầy thôi, còn cái khác thì đừng tin làm gì cho mệt :D

Anh thấy các em mới ít tuổi mà có thể nói ra những câu thiếu tôn trọng các thầy dạy các em như thế này thì không hiểu khi các em trưởng thành các em sẽ coi mọi người ra gì? Nếu đứng trên góc độ nghề nghiệp có thể bản thân các thầy đang dạy các em hiện nay cũng không dám thốt ra những câu thế này đâu. Còn nếu đứng trên góc độ văn hóa thì thầy Thái cũng đủ làm thầy nhiều người đấy. Không hiểu các em học ở một ngôi trường được coi là tốt nhất hiện nay ở Việt Nam mà truyền thống "Tôn sư trọng đạo" các em vứt đi đâu hết rồi???!!!

Nói về chuyện luận bàn về Toán học, không hiểu ở đây có bao nhiêu bạn làm Toán thực sự rồi mà bàn về Toán cứ như thể những nhà Toán học thực thụ vậy!!!??? Nếu các bạn nói thẳng ra rằng đó là những hiểu biết "thô thiển" về Toán học và những người làm Toán thì có lẽ hợp lý hơn, bởi lẽ kể cả những người làm Toán cả chục năm và đạt nhiều thành công có lẽ cũng không dám lạm bàn loạn xạ như ở đây đâu. Toán học từ thời ngày xửa ngày xưa thì mới được coi là triết học của tự nhiên, có lẽ từ đó mới nảy sinh cái khái niệm nền móng hay không nền móng. Chứ bây giờ có lẽ chẳng ai khăng khăng nói Toán học là "nền móng" của khoa học (theo cách hiểu của một số bạn), nếu người ta nói thế cũng chỉ để nói lên tầm quan trọng của Toán học trong khoa học, cũng như trong cuộc sống. Mình thấy việc các bạn bàn tán về mấy cái nền móng hay công cụ chỉ nói lên một điều các bạn đã tiếp thu một cách rất máy móc những gì các bạn đã đọc được, hoặc được học từ đó dẫn đến những tranh cãi dường như vô nghĩa và nặng về khoe kiến thức theo một cách có lẽ là khá ... ngây ngô!

Nói thêm về cái gọi là tầm quan trọng của Toán học thì nếu để ý các bạn sẽ thấy Toán học xuất hiện khắp nơi, từ dạng thô sơ đến những dạng phức tạp. Từ việc tính toán đi chợ, dự báo thời tiết hay thiết kế một cái máy bay, chỗ nào cũng thấy Toán. Trong khoa học thì không cần nói. Nếu bạn nào phát biểu câu có một ngành khoa học nào đó có thể bỏ đi tất cả những gì liên quan tới Toán mà có thể phát triển được thì chỉ đơn giản là bạn chẳng hiểu gì cả! Thậm chí ngay cả cái công thức lằng nhằng bạn nêu ra, và kêu rằng đó không phải là Toán thì thật sự không hiểu bạn nghĩ gì khi viết vậy. Chính việc bạn nói béng ra là có 2 con thỏ hay 2 củ cà rốt gì đó thì đấy lại có vẻ như không có gì gọi là Toán cả.

Nhưng nói như vậy cũng đừng hiểu rằng Toán học là nhất, là cơ bản nhất, hay là nền móng nọ kia! Toán là Toán, bắt nguồn từ thực tế cuộc sống, có cuộc sống của riêng nó và cuối cùng thì cũng lại ứng dụng vào thực tế cuộc sống, cũng giống như bao ngành khoa học khác. Đừng nói Toán học quan trọng hơn kinh tế chẳng hạn, cũng như đừng so sánh các ngành khoa học với nhau. Hãy tìm hiểu và đặt mọi vật đúng chỗ của nó.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hì hì, bác Sáng nóng tính quá...
Ngô Văn Sáng đã viết:
Nói về chuyện luận bàn về Toán học, không hiểu ở đây có bao nhiêu bạn làm Toán thực sự rồi mà bàn về Toán cứ như thể những nhà Toán học thực thụ vậy!!!??? Nếu các bạn nói thẳng ra rằng đó là những hiểu biết "thô thiển" về Toán học và những người làm Toán thì có lẽ hợp lý hơn, bởi lẽ kể cả những người làm Toán cả chục năm và đạt nhiều thành công có lẽ cũng không dám lạm bàn loạn xạ như ở đây đâu.
Dạ bọn em ở đây cũng toàn gà què ăn quẩn cối xay thôi bác ạ, mới tập tọe học nghề toán nên nhiều khi cũng ngựa non háu đá, muốn được nói đôi lời. Nhân có em Đức Anh thắc mắc mấy câu nên bọn em cũng vào bàn góp vui thôi, vả lại ở HAO này coi như ở nhà nên bọn em cứ nghĩ gì nói nấy, kiến thức nông cạn nên không thể tránh khỏi làm các bác tiền bối ngứa tai. Giá mà các bác chịu khó vào cho bọn em vài cao kiến để học tập thì tốt biết mấy phải không ạ?

Ngô Văn Sáng đã viết:
Toán học từ thời ngày xửa ngày xưa thì mới được coi là triết học của tự nhiên, có lẽ từ đó mới nảy sinh cái khái niệm nền móng hay không nền móng. Chứ bây giờ có lẽ chẳng ai khăng khăng nói Toán học là "nền móng" của khoa học (theo cách hiểu của một số bạn), nếu người ta nói thế cũng chỉ để nói lên tầm quan trọng của Toán học trong khoa học, cũng như trong cuộc sống.
Dạ bon em cũng chỉ có ý đó thôi bác ạ, không phải muốn phủ nhận các ngành khoa học khác đâu ạ.

Ngô Văn Sáng đã viết:
Nhưng nói như vậy cũng đừng hiểu rằng Toán học là nhất, là cơ bản nhất, hay là nền móng nọ kia! Toán là Toán, bắt nguồn từ thực tế cuộc sống, có cuộc sống của riêng nó và cuối cùng thì cũng lại ứng dụng vào thực tế cuộc sống, cũng giống như bao ngành khoa học khác. Đừng nói Toán học quan trọng hơn kinh tế chẳng hạn, cũng như đừng so sánh các ngành khoa học với nhau. Hãy tìm hiểu và đặt mọi vật đúng chỗ của nó.
Dạ không biết bọn em nói là Toán quan trọng hơn kinh tế ở chỗ nào ạ?

Ngô Văn Sáng đã viết:
Mình thấy việc các bạn bàn tán về mấy cái nền móng hay công cụ chỉ nói lên một điều các bạn đã tiếp thu một cách rất máy móc những gì các bạn đã đọc được, hoặc được học từ đó dẫn đến những tranh cãi dường như vô nghĩa và nặng về khoe kiến thức theo một cách có lẽ là khá ... ngây ngô!
Dạ bác chỉ hộ em xem chỗ nào ngây ngô có được không ạ?
 
Là một học trò của thầy Thái, tôi thật bất ngờ nhận được các nhận xét, bình luận về thầy! Quả là quá ngạc nhiên! Một số điều đã được anh Sáng nói lên phần nào!!!
Chắc em Thành không học thầy ngày nào nên mới nhận định như vậy, có lẽ em nên hỏi bạn em là Dũng thì sẽ rõ hơn! Dũng hiện nay đang học thầy nên chắc hiểu thầy và có thể giảng giải cho bạn em về thầy! Anh đoán vậy! Chứ nếu Thành từng học thầy mà lên chỗ đông người buông lời nhận định như vậy thì thật là khó tưởng tượng! Những người được ca ngợi tại đây như anh Châu, anh Cường đều rất tôn trọng thầy Thái về tất cả các mặt! Và còn nhiều người nữa!
Chán rồi! Dần dần mọi người sẽ hiểu, còn vẫn không hiểu thì ... !!!
 
Trần Vĩnh Linh đã viết:
Ngô Văn Sáng đã viết:
Mình thấy việc các bạn bàn tán về mấy cái nền móng hay công cụ chỉ nói lên một điều các bạn đã tiếp thu một cách rất máy móc những gì các bạn đã đọc được, hoặc được học từ đó dẫn đến những tranh cãi dường như vô nghĩa và nặng về khoe kiến thức theo một cách có lẽ là khá ... ngây ngô!
Dạ bác chỉ hộ em xem chỗ nào ngây ngô có được không ạ?
Em nối đuôi bạn Linh trong đoạn này ạ.
 
Em cũng từng đi học thêm thầy Thái, điều nhận được duy nhất là suốt ngày nghe chửi, suốt ngày bị chửi ngu không bằng con khỉ! Em học thầy ít, không hiểu hết tính cách của thầy nhưng giáo viên sỉ nhục học sinh thì không thể nói là tư cách tốt được [-x
 
Đầu tiên nhắn bạn Bảo Thư. Hì hì , ấy thích thì cứ cười đi.
Tớ nói cho ấy biết điều này: xem lại xem thằng Khoa là con ai?
Thực ra những điều tớ nói về Ams không phải là do tớ tự cảm thấy đâu, nhiều phần nhận thức là do các thầy giáo nói đó. Làm sao một thằng học sinh mới lớn như tớ có thể nói được lắm chuyện thế này, phần lớn thông tin của tớ đây là của những giáo viên có uy tín.
Trường Ams có vô cùng nhiều tiêu cực , quá nhiều , tớ không tiện nói ra ở đây , không phải vì tớ sợ mà vì tớ không có thì giờ. Bản thân tớ cũng là người đã từng rơi vào cái vòng xoáy tiêu cực của trường Ams nên tớ cảm thấy rất chán,chẳng có cái tự hào khỉ gió gì về trường cả.
Tớ mong muốn trường Ams này tốt lên , chính vì vậy tớ mới post cái topic này .
Còn chuyện ấy ở trong đội tuyển thế nào , học hành thế nào sao không nói ra đi ,xem thực hư thế nào.Không nên khoe khoang rằng mình khổ thế này , khổ thế kia. Mà nếu ấy không phải người thích khoe thì sao không kể ra nhỉ, xem ấy khổ ở chỗ nào nhỉ.
Mà thôi! Đôi co chuyện này chả khác mình cũng chỉ ngang thế thôi thì tệ quá.
Tớ không thích đôi co về chuyện này nữa, đơn giản vì không có tiêu chí đâu là đúng đâu là sai.Chứ cãi nhau thế này chẳng khác bà hàng tôm hàng cá.
Thôi tốt nhất là ấy có đóng góp gì cho cái Băn khoăn về Toán thì đóng góp nhé. Không có thì thôi, đừng vào đây nữa kẻo thành viên tích cực thành phá hoại đó.:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên