Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Đoàn Trang đã viết:
Khanh nghĩ thế là phải lắm. Tuy nhiên giá sách biết đi cũng có cái ích lợi cho đời là ở chỗ thiên hạ lấy sách làm giấy chùi đít. Chỉ không được có ích bằng mấy cái thùng rỗng di động thôi vì được thiên hạ dùng để đựng cứt đái cho đỡ trống lõi cho hết kêu đi đến đâu leeng keeng đến đấy. ;) :)

Hihi, Trang viết khiếp thế?

Mà nói chung đọc sách là tốt chứ, chỉ những ai... ngồi lên văn hóa mới ko đọc sách, hay dè bỉu sự đọc sách thôi.

Dân mình hay miệt thị những người đọc sách (mà theo họ nghĩ là vô bổ, ko làm được gì nên hồn) là "mọt sách". Biết đâu rằng sách là khỏi nguồn của mọi thứ...

L.
 
Đoàn Trang đã viết:
:D Ai bảo anh Linh hiểu theo nghĩa đen thì ráng chịu, còn ở đấy trách em? :p

Đâu có, anh hiểu em mà (cả đen lẫn bóng lẫn... lờ nhờ :)). Có trách em đâu!

Mấy nhận xét sau ko phải dành cho em đâu.

L.
 
Bài này off topic nhưng cần phải có.
Xin mọi người chú ý nhiều hơn tới nội dung của bài, tránh cãi nhau chỉ chỉ trích vào cá nhân,khiêu khích, tỏ ra thiếu tôn trọng các thành viên khác. Những người sau đây bị cảnh cáo, nếu tái phạm sẽ bị warn:
@Nguyễn Đức Long: nếu không có gì để đóng góp thì cũng không nên chỉ viết vào mấy câu chỉ trích, khiêu khích người khác làm lạc chủ đề, loãng topic, căng thẳng mọi người. Long đã bị cảnh cáo rất nhiều lần về cách ăn nói của mình. Nếu tái phạm sẽ bị warn 20%. Nên nhớ là sự kiên nhẫn của ban điều hành không phải là vô tận, cứ giữ cách ăn nói này tương lai bị ban nick vĩnh viễn không xa đâu.

@Đoàn Trang: không cần phải nói như thế, bị lún vào tranh cãi vô bổ với người khác. Em nói chung chưa bao giờ có thói quen ăn nói như thế, sửa đi thôi, anh không warn.

@Khanh Nguyễn: Khanh đã bị warn một lần, tái phạm sẽ bị warn 20%. Các câu như sau cần phải tránh
Không có các bác thì cũng có khối thằng điên khác đang ở trên mái nhà rồi
rồi các bác cũng chỉ là mấy cái giá sách biết đi chứ chẳng giúp gì cho đời

@Nguyễn Thu Trang: em cũng nên cẩn thận hơn trong cách diễn đạt của mình.

Mọi người cứ tranh luận thoải mái và nghiêm túc, miễn là đừng đi vào chỗ khiêu khích, thiếu tôn trọng lẫn nhau là được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin hỏi vậy cuối cùng cái thread này bàn về câu hỏi "nước VN ta nhỏ hay không nhỏ," hay là cái bài văn của nhà sử học ở thread đầu tiên?
 
(trước tiên mình xin assume là topic xoay quanh câu hỏi "việt nam ta nhỏ hay không nhỏ?")

Giống như 1 người nghiện rượu, rất khó mà xác định xem anh ta có nghiện rượu hay không, và tiếp theo là đề ra phương pháp cai rượu nếu như anh ta cứ nhìn vào quá khứ lúc anh ta không nghiện rượu vào tương lai anh ta có thể cai rượu. Thay vào đó, anh ta nên nhìn vào hiện tại xem anh ta 1 ngày uống bao nhiêu ly rượu để mà xét mức độ nghiện rượu của anh ta, tự nhận thức là mình nghiện rượu, rồi từ đó mới đề ra phương pháp để mà cai nghiện rượu.

Cùng với ý tưởng đó, đối với 1 đất nước nghèo và nhỏ muốn vương lên, phát triển để trở thành 1 đất nước to, chúng ta không thể xác định nó dựa vào những sự việc trong quá khứ (chiến thắng này, chiến thắng nọ vv) hoặc là sự dự đoán mơ hồ vào tiềm năng trong tương lai dựa trên những quan niệm như tự hào dân tộc hoặc là tiềm năng tài nguyên. Thay vào đó chúng ta phải nhìn 1 cách rõ ràng, và hết sức thành thật (brutally honest) để nhận biết chúng ta đang ở vị trí nào:

"Nước VN là 1 nước nghèo, từ cơ cấu thị tầng: chúng ta thiếu cầu, đường để mà kết nối từ những nơi khai khoáng tới nơi sản suất, rồi từ nơi sản suốt tới nơi tiêu thụ. Môi trường phát triển thì rất yếu kém: luật lệ không đầy đủ, sự thi hành của luật lệ này không hiệu quả, chứng minh từ tham nhũng đến sự thờ ơ của chính quyền. Rồi hệ thống giáo dục thì cổ hủ, lạc hậu, không theo kịp thời đại, và rất nhiều điểm yếu kém khác - Nước Việt Nam nhỏ."

Khi mà chúng ta chưa nhận thức được vị trí và những yếu kém của chúng ta, và thừa nhận nó một cách thành thực, chứ không như người say rượu kia, luôn luôn say trong cái ảo tưởng về 1 quá khứ vẻ vang và 1 tương lai mơ hồ không có thật kia. Sau khi nhận thức và thừa nhận, thì chúng ta mới tìm ra phương pháp để mà phát triển.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đọc page4 em thấy có 1 ý rất hay về cái trò "tư tưởng vượt thời đại"
Nếu chịu khó nghĩ logic tí chắc mình nhận ra ngay những cái thằng US nó chiếu trên Discovery Channel mí lị Siencemag, AAAS,etc. hoàn toàn là những thứ phổ cập xóa mù. Còn những cái chúng nó thực sự nghiên cứu để "vượt thời đại" thì ngu gì nó nói ra? VD cái trò thằng AAAS, NASA + CIA nó nghiên cứu về UFO ế, project gần 10 năm rồi có chịu công bố đâu? Thế nên riêng về KHKT thực sự mình cũng chẳng biết là kém tụi nó mấy trăm năm nữa...
Lại thêm một lý do nữa để buồn T_T. Hôm gì xem Người đương thời thấy Chị Bích Loan nói chuyện với 2 pa nông dân chế tạo máy bay, vừa buồn cười vừa thấy sợ. Sợ vì tại sao THVN vẫn còn muốn tuyên dương, nhân rộng điển hình kiểu này???.
 
Sợ vì tại sao THVN vẫn còn muốn tuyên dương, nhân rộng điển hình kiểu này???

Theo chú thì tại sao không đáng tuyên dương. 2 ông nông dân, từ chỗ không biết gì về máy bay, phải tự đi mày mò gần chục năm trời để làm ra cái trực thăng ấy. Trong khi hàng bao nhiêu viện nghiên cứu có làm được cái gì khá hơn không. Bản thân anh khi gõ bài này cũng tự thấy xấu hổ trước tinh thần của các ông ấy.
 
Chú Khanh suy nghĩ về chuyện học hành ngộ nhỉ. Chính những thằng như chú mà nhồi kiến thức vào thì mới thành giá sách biết đi, chứ còn giáo sư hay kể cả tiến sĩ kinh tế mà nghiêm chỉnh họ cũng có 1 hay nhiều hơn các công trình nghiên cứu có giá trị rồi. Chú là cái éo gì mà nói cái giọng bố láo đấy ?

Nếu chú Khanh muốn biết làm thế nào để sản sinh ra tri thức mới thì chí ít cũng cố mà học lấy một khóa PhD, hay đơn giản chú muốn sáng tạo có ích thì cũng phải lao động để mà tích lũy kinh nghiệm, chứ xoay đi xoay lại mấy cái tại sao từ Data Transfer lại ra Email làm cái gì? Chú đùa à, cái cách học đấy thì thằng nào mà không nghĩ đến ? Tri thức cũ sản sinh ra tri thức mới, đấy là cách duy nhất để sáng tạo, không có shortcut nào hết, cũng chả có phương pháp suy nghĩ để tạo ra ý tưởng nào hết.

Qua mấy lời chú Khanh viết anh đánh giá chú là cái thằng viển vông, học 1 tưởng mình hiểu 10 . Thế nào là "Ý tưởng vượt thời đại" ? Ý tưởng vượt thời đại đơn giản là ý tưởng không thực hiện được. Anh em nhà Wright có may mắn hơn những người thời trước vì được sinh ra vào cái thời mà trình độ khoa học kỹ thuật cho phép chế tạo được máy bay. Mấy cái thằng "trên mái nhà" nếu sinh vào thời đó có khi cũng làm được máy bay đấy chứ không phải mấy lão ý ngu hơn đâu.

Chú còn định lập kế hoạch phát triển vài thế hệ mới sợ chứ. Nghe cũng giống như là định đấu thầu dự án khoa học công nghệ ý. Không phải chú cứ vạch ra cái gì là ắt làm được cái đấy. Không phải là cứ nghĩ đến làm thế nào have sex an toàn là ra ngay cái bao cao su, mà người ta phải biết đến cao su trước chú hiểu không? Tiến bộ tri thức là cái không ai có thể tiên liệu hay vạch kế hoạch trước được, và khoa học công nghệ được đến như ngày nay là nhờ vào những unexpected discoveries.

Mặc dù chú Khanh đã cố nói cái giọng mất dạy bất cần đời, chú vẫn thể hiện rõ mình là một thằng kiêu căng, mơ mộng hão huyền. Dù học ở Mỹ hay Pháp, kiến thức còn ít thì nên khiêm tốn một chút

@ Về chuyện chế tạo máy bay, anh cũng thấy là chả nên tuyên dương. Hai ông đấy rỗi hơi hay sao mà đi chế tạo máy bay, cho ai dùng?
 
Chú Khanh bị ném cà chua ghê quá chạy rồi còn đâu, bác ném cả đất đá chắc chú nó cũng chẳng dám vác mặt lại đâu ạ.

Mà em thấy tuyên dương thì cũng có sao đâu, hôm nọ có mấy thằng nhật sang bầy trò cho bọn trẻ con phóng tầu vũ trụ đồ chơi bằng súng phun nước trung thu mà còn lên báo nữa là. Dù sao cũng là ko bõ công mấy bác nông dân hì hụi ngồi tháo công nông lắp cánh quạt. Hơn hẳn mấy chú kĩ sư tốt nghiệp, lau cái quạt điện cũng toát mồ hôi hột. Lại còn mấy anh đóng tàu Vinashin, tàu 2 vỏ vừa hạ thủy đã đắm ko hiểu thủng chỗ nào. Kể cũng tài, mấy bác đóng thủng tàu của nhà người ta vẫn oang oang việc đó là hợp lý.Thôi lại nói linh tinh rồi, trả topic cho các bác.
 
@ Về chuyện chế tạo máy bay, anh cũng thấy là chả nên tuyên dương. Hai ông đấy rỗi hơi hay sao mà đi chế tạo máy bay, cho ai dùng?

Cho ông ấy dùng, để rải thuốc trừ sâu trên rẫy mía thưa bác.

Còn tại sao phải tuyên dương thì nhà em nghĩ thế này, người ta không tuyên dương về kĩ thuật mà về tinh thần, cái máy bay đấy có thể kém, rất kém, rất rất kém so với cái máy bay mà chú Vũ và bác Dũng chế tạo ra, nhưng các bác dù sao cũng toàn dân chuyên Toán chuyên Lý Ams, người tài cả, được ăn học tử tế. Còn mấy ông thì toàn nông dân chân đất, biết võ vẽ một tí về sửa chữa cơ khí. Thế mà vẫn có quyết tâm mày mò tự học tự làm suốt cả chục năm để cho ra lò cái máy bay, thì dù nó chả là cái đinh gỉ gì so với thành tựu của chú Vũ và bác Dũng thì cũng là tấm gương cho những thằng vớ vẩn như em nhìn vào mà học tập. Thế thôi ạ.

À mà bác T.A.Dũng ạ, theo em biết thì mấy bác đóng tàu cũng không vô lý đâu. Cái sự cố đấy nó nhỏ và cũng thuộc loại dễ khắc phục hơn nhiều so với những gì được thổi phồng (đắm tàu chẳng hạn). Vấn đề là tin tức qua miệng đám nhà báo trồng rau thì nó như thế cũng không phải là lạ|-)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
alright, to the girl who said the hell about "bigshots" here, an article to read. once again, something to read. and once again, well, gotta admit, from the same old source of that same old (fat) man, but once again, really worths your time reading: http://blog.360.yahoo.com/blog-9k7SE3k9cqj0m.0QxO6qN_Q-?cq=1. Source: Tran Hai Linh's blog.


----------------------------------------------------


If we don't then who will?
Thank you, my friends for sharing your opinions. So clear from your comments, we can see 2 significant schools of thoughts intertwinning.

The first one is Vietnam is such a poor/underdeveloped/corrupted country with bad people, bad traditions, and bad industries - and that is so disgusting. The second one is all of us love the country, it being our home, our family, our motherland, and our childhood too. Many of the so-called Vietabroaders, who want to come back to help develop the country, have been treated underservingly. That's why, my friends, some of you are turned off, disappointed, and sad.

Each of us has his or her own way of thinking. There is nothing right or wrong here. I guess, we all have to respect that. There are reasons beside every decision. But what I can share with you now, is a story which happend few years ago, maybe 6 years or so. Some friends of mine came back for summer vacation from their study in the State. Accompanying them was a reverend, who was one guy's host family. We had dinner an evening. The reverend was straight-talking. He never shied away from pointing out those huge areas that we still had to achieve. Yet he said so the country needed young people like you. You would learn and change the country for the better. If you Vietnamese don't change it, then who else will?

Yes, my friends. If we don't then who will?

True, the motherland still has huge room for improvement. But noted this, for the last 20 years the nation has developed a lot. Economically, pollitically, diplomatically, we are all better. Even in sports, at least now we can compete in regional level, or sometimes, even continental level. Of course, you can point out correctly, there are rampant corruption, there are unbelievable bureaucracy, there are crimes, and a thousand and one problems. But at least, those are good problems to have. Those are the kind of problems that a country on the way to development has to endure. In the past, people did not know they have options. Now we know we deserve better, and we ask for them, even fight for them.

Our compatriots in the fatherland, who have always been there, they are building a growing Vietnam, for better or worse. But at least, if not for those Truong Gia Binh, Doan Le Nguyen Vu, Ton Nu Thi Ninh, Truong Dinh Tuyen, Nguyen Van Hieu, Ho Anh Thai, and many more, Vietnam would be much less known abroad. About the abroaders, you can either jump in, or opt out. If you opt out, there will be another time. Next time you consider the option, you will be more mature, more experienced, more knowledgeable, and hopefully wealthier as well. If you jump in now, I think we are in for an interesting time. For all the powerful Korea, Japan, Germany, Singapore, or even US, I am sure, they all had to endure the bad bad times, when life was insufferable, people were tough to each others (as it was so tough just to survive). Yet, these days, we all look back to those time with great amazement, and respect. Let's recall Kim Woo-Joong's autobiography or Lee Kuan Yew's memoirs, we all respect their perserverence through the hardship. If these nations can, why can't we?

Can we just say because they are better people than us? Of course we won't, we can't, and we should never be allowed to. "No one can look down to you, unless you allow them to". If we don't think we are inferior, then we are not. I just recalled a line

"Bao giờ đất nước bằng tây
Tổ quốc không gọi em đây cũng về"

The time will definitely come.
 
Dear, write your own thing, even if it's based on his writing, or else, just give the link.What a waste.
What's so funny about making people feel bad and you feel satisfied? Convincing is not quoting and tell them that they are wrong.
Write your own.
 
what's wrong if I don't want to waste tie and don't have the ability to write such a thing like your brother? what's wrong with giving people a good article to read? what's the difference between giving the link and what I do? if I really quote it here, people would surely read it. if it's just the link, not really.

what is it here about making ppl feel bad and me satisfied? I don't see the point. that's not what I tried to do.

I'm not telling people they are wrong, you know I'm not that type (ok, admit that when we talk, I and you, we usually childish-talking. but it's just our way, it's not applied to others too). again, what I want to do here is giving people a good article to read to re-consider what they have been thinking.

anyway, maybe DD is right. I kinda over idolize ppl like your brother and my chief CôngPT.
but what's wrong with that? it's fine to me, so what????
 
Nope nope, I mean that's such a waste of your talent in writing.And more, if she is, (or they are) worthy enough your opponent(s), then they'll just read the link and reply. But if they are not, and just bullshiting around, then it's such a waste.
PS: You're being personal when targeting that girl only, that's not "sharing".Well, this is my last post about this one, as there is nothing here, and this talking is nonsense also, so, don't bother replying.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh thì anh vẫn không bị thuyết phục bởi kiểu lập luận external comparision như thế. Phần nói về "không phải chúng ta làm thì chả có ai làm cả" cũng tương đối tốt không có vấn đề. Tuy nhiên phần còn lại nói là chúng ta phải bằng người khác không ổn.

Lập luận kiểu Linh thì có thể dẫn tới kiểu suy luận tương tự là "Bill Gate cũng là người, mình cũng có thể thành được như ông ý". Sự thật là dù mình có muốn như thế nào chăng nữa thì hơn 6 tỉ người mới có 1 người là Bill Gate. Hoặc là nếu lập luận theo cái đó thì cũng có thể dẫn tới "mọi người sành điệu đều do drug, mình cũng nên do drug để trở nên sành điệu". Nói chung là cách so sánh đó bỏ qua giá trị bên trong và hoàn cảnh môi trường bên ngoài. Khi so sánh với người khác cần phải so sánh một cách có cơ sở hơn nhiều, phải nhìn vào tài nguyên, hoàn cảnh, khả năng của bản thân, vân vân. Không thể nói là ABC đã làm được như thế này, chả có gì chúng ta lại kém nó để không làm được điều đó cả. Nhỡ chúng ta kém nó thật thì sao, mỗi nước có một thế mạnh khác nhau, cần đường đi khác nhau để phát huy hết tiềm năng của mình. Cái quan trọng là biết mình đang ở đâu, cần đi đến đâu, đi như thế nào chứ không phải là nhìn người khác đã đạt được thế nào để dò dẫm theo. Ước mơ cần có cơ sở hiện thực. Nói chung là không nên đặt đích của mình là nơi đã đạt đến của người khác nếu mà không có sự tương đồng tương đối. Đó cũng là một trong những lý do mà chúng ta không phát triển thật tốt vì chúng ta bắt chước quá nhiều cách phát triển (về việc đặt mục tiêu, hướng đi, v.v...) của Trung Quốc trong khi điều kiện của 2 nước cực kỳ khác biệt.

Đặt kế hoạch đằng ngọn nói chung khó mà thành công được. Trước tiên phải biết mình là ai mới biết là mình có thể tới đâu, không chỉ nhìn vào người khác để ước lượng được. Khi em học business sẽ thấy là người ta bao giờ cũng phát triển core competencies để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
 
anh Hợi ơi, em Hiền Nga yêu quí của anh cũng có cái idea "nó là người, mình cũng là người, mình quyết phải làm được ... hơn nó" đấy :p

lại nói đến việc so sánh. mọi người rảnh thì vào link này: http://nguoitapviet.info. không nhớ là nói ở quãng nào, nhưng trong bài về nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ, đề tài so sánh cũng đã đượ đề cập. túm lại, nên có những mục tiêu/mục đích riêng, không nên so sánh mình với thăng khác. TUY NHIÊN, nếu mục tiêu/mục đích của nó mà giống mình chỗ nào, thì quyết phải lấy cáicao của nó làm cái nền của mình, tức mình basically là phải bằng hoặc hơn nó ở những lĩnh vực đó, quyết không được để ta kém hơn thiên hạ. sau khi vượt được nó thì cứ thế mà bắn hỏa tiễn lên giời thôi nhể ^^

@Picky: you're not replying, but I am my dear ^^ haha is that praise "my talent of writing" a real or a sarcastic one? :p alrite, it was not for an opponent, as she's not good enough to be one, she was just one of those stupid who cannot see others' endeavor and talent to succeed but criticize. you think ppl like that worth to be my opponent my dear?
 
Anh không phản đối cách nghĩ "họ cũng là người..." nhưng mà cái quan trọng vẫn phải là biết mình là ai mới biết mình sẽ đi tới đâu được. Hồi anh ở nhà mọi người cứ bảo là anh sau giống chú Triều nhưng mà anh thường chỉ cười không nói gì. Chú Triều là người rất có tài năng, hơn nữa tài năng của chú lại được tập trung vào đúng hướng, dùng đúng thời, bởi đúng người. Cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan đều rất thích hợp nên chú ý thành công rất sớm ở tuổi còn trẻ. Anh tạm thời vẫn còn thấy ở trong mình vẫn có yếu tố chưa vững nên chưa nói gì.
 
tất nhiên là còn dựa vào may mắn và thời vận rất nhiều nữa, nhưng "bàn tay ta làm nên tất cả," anh Hợi nhỉ ;) em cũng không thích bị so sánh kiểu áp đặt với người khác. em mà là anh, em sẽ nghĩ bụng, "sau này cháu còn được hơn bác Triều ấy chứ!" :p mà thật ra, em nghĩ người thế hệ anh, Hải Linh... sẽ giỏi hơn người thế hệ bác Triều, anh Đình Anh, cũng như họ giỏi hơn bác Bình, bác Tiến... còn người thế hệ em, Phong... sẽ giỏi hơn anh Hợi và anh Hải Linh :p (ầy HL cũng pig --> 2 pigs à :p:D :p) về sau, (hy vọng là) bọn trẻ con sẽ giỏi hơn mình (cái ý nghĩ đấy khó chịu quá :)) :p không tốt không tốt :p) đó là quy luật tất yếu của sự phát triển. cũng như nước Việt Nam sẽ ngày một lớn hơn.

anh Hợi, anh nghĩ em Hiền Nga có "yếu tố chủ quan và khách quan" ấy không?
 
Lê Nguyễn Ngọc Tâm đã viết:
Anh thì anh vẫn không bị thuyết phục bởi kiểu lập luận external comparision như thế. Phần nói về "không phải chúng ta làm thì chả có ai làm cả" cũng tương đối tốt không có vấn đề. Tuy nhiên phần còn lại nói là chúng ta phải bằng người khác không ổn.

Lập luận kiểu Linh thì có thể dẫn tới kiểu suy luận tương tự là "Bill Gate cũng là người, mình cũng có thể thành được như ông ý". Sự thật là dù mình có muốn như thế nào chăng nữa thì hơn 6 tỉ người mới có 1 người là Bill Gate. Hoặc là nếu lập luận theo cái đó thì cũng có thể dẫn tới "mọi người sành điệu đều do drug, mình cũng nên do drug để trở nên sành điệu". Nói chung là cách so sánh đó bỏ qua giá trị bên trong và hoàn cảnh môi trường bên ngoài. Khi so sánh với người khác cần phải so sánh một cách có cơ sở hơn nhiều, phải nhìn vào tài nguyên, hoàn cảnh, khả năng của bản thân, vân vân. Không thể nói là ABC đã làm được như thế này, chả có gì chúng ta lại kém nó để không làm được điều đó cả. Nhỡ chúng ta kém nó thật thì sao, mỗi nước có một thế mạnh khác nhau, cần đường đi khác nhau để phát huy hết tiềm năng của mình. Cái quan trọng là biết mình đang ở đâu, cần đi đến đâu, đi như thế nào chứ không phải là nhìn người khác đã đạt được thế nào để dò dẫm theo. Ước mơ cần có cơ sở hiện thực. Nói chung là không nên đặt đích của mình là nơi đã đạt đến của người khác nếu mà không có sự tương đồng tương đối. Đó cũng là một trong những lý do mà chúng ta không phát triển thật tốt vì chúng ta bắt chước quá nhiều cách phát triển (về việc đặt mục tiêu, hướng đi, v.v...) của Trung Quốc trong khi điều kiện của 2 nước cực kỳ khác biệt.

Đặt kế hoạch đằng ngọn nói chung khó mà thành công được. Trước tiên phải biết mình là ai mới biết là mình có thể tới đâu, không chỉ nhìn vào người khác để ước lượng được. Khi em học business sẽ thấy là người ta bao giờ cũng phát triển core competencies để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Chú Tâm nói rất hay, rất thực tế. Các bạn khác nên chú ý tiếp thu tinh thần này để suy nghĩ, học hỏi, không nên sa đà vào những lập luận ngụy biện hình thức, vừa hại cho tư duy của mình vừa làm loãng vấn đề. Đưa ra quan điểm cá nhân thì rất dễ nhưng chả giải quyết được gì và cũng chả chứng minh được gì vì quan điểm cả nhân của các bạn sẽ chỉ là quan điểm cá nhân của bản thân các bạn mà thôi. Nó sẽ chỉ có giá trị khi các bạn biết cách thống nhất và dung hòa quan điểm của bạn với của nhiều người khác để tạo ra các quan điểm mang tính khách quan.

Anh rất đồng tình với quan điểm về "core competencies" của chú Tâm và anh cũng muốn hỏi các bạn trẻ ở đây là các bạn đang thảo luận về VN vậy mà hầu hết các ví dụ, thông tin, trích dẫn, so sánh ...etc mà các bạn đề cập tới toàn là ở Tây thế nọ, ở Tàu thế kia, Tây nó làm được thế này, Tàu làm được thế kia... etc . Nhưng chả thấy bạn nào nói lên được và phân tích được cái "copre competencies" của VN cả.

Vậy khái niệm "core competencies" của chú Tâm là gì? Anh có thể diễn đạt nôm na như sau: Mỗi cá thể đều tồn tại những đặc điểm, tính chất riêng biệt có thể trở thành điểm mạnh (competitive advantages) hay điểm yếu (competitive disadvantages)của cá thể đó tùy thuộc vào sự vận dụng và phát huy những đặc điểm, tính chất đó vào các thời điểm và hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ như trên bình diện của một quốc gia thì đó là tài nguyên, địa lý, con người...etc, trên bình diện cá nhân thì đó là năng khiếu, sở trường...etc. Mọi sự phân tích, so sánh, và dự đoán nếu không dựa vào sự thông hiểu những đặc điểm, tính chất riêng biệt đó thì sẽ trở nên vô nghĩa, vô căn cứ và ko có chút giá trị nào cả (kể cả giá trị lý thuyết thuần túy). Do vậy không thể so sánh Mỹ với VN mà không hiểu được tường tận đặc điểm của cả VN lẫn Mỹ. Nếu chỉ hiểu Mỹ mà ko hiểu VN thì cách so sánh sẽ trở nên bi quan, thiếu xây dựng. Nếu chỉ hiểu VN mà ko hiểu Mỹ thì cách so sánh sẽ trở nên bảo thủ, cố chấp.

Dựa trên tinh thần này, tôi muốn hỏi các bạn quan tâm đến vấn đề này 1 câu hỏi rất đơn giản là vậy "Core competencies" của VN là gì? Và cũng mong các bạn đừng chỉ tập trung đến các vấn đề bề nổi như "cheap labor" hay "emerging market" vì những thứ này chỉ là shorterm và có thể biến mất trong vòng chục năm tới và cũng chả phải là những đặc điểm mà chỉ VN mới có được. Các bạn hãy thử động não và tập trung tìm kiếm những đặc điểm mà chỉ Việt Nam mới có được (cả tốt lẫn xấu) như vậy việc phân tích, so sánh sẽ trở nên rõ ràng, mạch lạc và có hiệu quả hơn.

Để trả lời được câu hỏi này thì các bạn phải hiểu rõ VN trên nhiều mặt bao gồm lịch sử, địa lý, văn hoá, tập quán và hoàn cảnh xã hội. Không phải bỗng tự dưng khi người viết bài báo này lại là một nhà sử học, bác ý có thể không hiểu Tây bằng các bạn nhưng chắc chắn là bác ý hiểu VN hơn các bạn. Mà bước đầu tiên khi bạn muốn chỉ trích, so sánh, thay đổi hay giúp đỡ bất kỳ đối tượng nào thì bạn phải hiểu rõ về đối tượng đó trước đã. Khi các bạn hiểu rõ về VN rồi thì các bạn lại phải biết vận dụng sự hiểu biết đó để phân tích một cách hết sức linh hoạt biến nhược điểm thành ưu điểm chứ không phải là nhìn đâu cũng thấy cái kém, cái trì trệ mà lắc đầu bỏ đi. Tôi rất buồn với cái thái độ
Bao giờ đất nước bằng tây
Tổ quốc không gọi em đây cũng về
của các bạn trẻ. Tư duy như vậy không những thể hiện các bạn quá thực dụng, cơ hội mà còn thể hiện các bạn qúa dốt, quá thiếu kiến thức cơ bản. Các bạn có quan sát thấy tại sao VN tham nhũng nhiều như vậy, bộ máy quản lý hành chính kém như vậy, hệ thống luật định còn nhiều bất cập như vậy nhưng lại có rất nhiều tập đoàn lớn tranh nhau đổ tiền vào VN ko? Chả lẽ chúng nó yêu VN hơn các bạn chắc.....
 
Back
Bên trên