Khanh Nguyễn đã viết:
Bác Trung không biết có phải là cố tình hiểu sai ý của em hay tại em viết bóng bẩy quả đấm ra các bác hiểu nhầm hết cả.
Anh thì chắc chắn là ko có "cố tình hiểu sai" ý của em rồi. Vậy có thể là do em nói "bóng bảy quá" cũng nên đấy. Việc có nên nói bóng bảy hay không thì cần hỏi xem mục đích nói chuyện là gì? Nếu mục đích là để khơi gợi tranh luận thì đôi khi cũng hay. Còn mục đích là nói để người khác hiểu thì cũng còn cần phải xem xét lại.
Em nghĩ là chả đủ nên em mới bảo ta cần có một cái gì đó đi trứoc thời đại. Phương châm dân giàu nước mạnh thì thằng nào chả đang răm rắp làm theo. Đó chỉ là cách phát triển theo đường lối thông thường mà bất cứ một thằng sinh viên Việt Nam nào cũng nhận ra sau năm thứ nhất Đại học. Nhưng lịch sử thế giới cho chúng ta thấy rằng sự đuổi kịp, vượt trội ... của các quốc gia, các khu vực luôn xuất từ sự phát triển bên ngoài lề lối thông thường.
OK. Thứ nhất là em có thể nói rõ ra là những sự ngoài lề lối thông thường đó là những vấn đề gì không? Và tóm lại là em có chỉ ra đựoc là thằng Tây nào đã để ra nổi vấn đề đó không? Thứ hai là phương châm dân giàu nước mạnh thì cũng không phải thằng nào cũng răm rắp đâu em ạ. Không thể thì đã khỏi cần phải đổi mới nhỉ. Thứ ba là như đã nói, không thể thằng nào cũng nghĩ ra cái sự "vượt qua thời đại" to tát của em đâu. Thường thì chỉ cần vài thằng nghĩ ra là đủ. Số còn lại khi chưa nghĩ ra thì sao? Nên làm theo lời em, buồn rầu mà rằng là "mình nước nhỏ", kệ mẹ nó đi hay sao? Hay là cứ hàng ngày ngồi yên một vỗ vắt chân lên chán để nghĩ về cái sự "to tát vượt thời đại"? Em nên biết là trong khi chưa nghĩ ra cái to tát ấy thì nên bắt tay ngay vào mà làm những cái be bé đi, trong khi chưa sáng tạo đựoc gì lớn thì tập copy paste, và sơn sửa lại tí ti cho phù hợp hoàn cảnh của mình đi. Trong khi làm những cái be bé, trong quá trình copy paste, rồi mới thấy được những cái bất hợp lý của copy paste đó em, rồi từ đó mới có hi vọng mà nghĩ ra những cái "to tát vượt thời đại" đó. Còn chỉ ngồi một chỗ không làm mà đòi ngẫm ra được "Cái to tát" thì giông giống như là chuyện Như Lai nhỉ.
Các bác cũng giống như khoảng mấy trăm năm trước có mấy thằng muốn chế tạo máy bay thế là bắt chước con chim làm mấy cái cánh bằng da, giấy, vải,.. đủ các thứ vật liệu lằng nhằng rồi leo lên mái nhà rơi bịch xuống đất gãy cụ nó chân. Mặc dù sẵn sàng hi sinh để theo đuổi mơ ước là hay nhưng em nghĩ nếu không được như anh em nhà gì gì ở North Carolina thì tốt nhất nên đứng dưới đất còn hơn chứ gãy chân đau lắm. Không có các bác thì cũng có khối thằng điên khác đang ở trên mái nhà rồi.
Nếu chú chịu làm cái việc của cái bọn giá sách di động, là đọc sách, thì chú đã biết rằng hai cái anh em gì ở North Carolina không phải bỗng nhiên một ngày đẹp trời nọ lại phát minh ra cái máy bay đâu ạ. Nếu không có những bài học kinh nghiệm xương máu của những thằng trước đó "gãy chân đau lắm" thì hai anh em nhà gì gì ở North Carolina cũng không phát minh ra được máy bay đâu chú ạ - chắc chắn nếu hai anh em đó là người đầu tiên nghĩ đến việc bay thì họ hẳn sẽ lại chế ra những cái cánh, rồi leo lên mái nhà cho coi. Vấn đề là bây giờ nghe lời chú đâm không có thằng điên nào chịu lên mái nhà nữa. Vấn đề của nghiên cứu là vấn đề take risk, nến không dũng cảm dám đương đầu với những nguy cơ thất bại thì không ai có thể phát minh/phát kiến ra cái gì cả.
Em kết luận chúng ta toàn đi sao chép cũng chỉ là một mệnh đề logic mà thôi. Proof by contrapositive. If a then b, thus if not b then not a ý mà. "Nếu ta sáng tạo, thì ta giàu", vậy thì "Nếu ta không giàu (ta nghèo), thì ta không sáng tạo (ta chỉ giỏi copy and paste).
Cái này thì lại là do chú không đọc sách nữa rồi (đến khổ, đọc sách nhiều mà không có thực hành thì nguy ngập ai chả biết, nhưng mà không đọc sách nó nguy như thế này đây!). Cái sai của chú nó xuất phát ngay từ cái mệnh đề "nếu ta sáng tạo thì ta giàu", hay là:
Sáng tạo => Giàu.
Tức là theo chú thì sáng tạo là điều kiện đủ của giàu. Khốn nỗi đâu có thế? Sáng tạo nó lại chỉ là điều kiện cần của giàu thôi chú ạ. NGoài sáng tạo còn cần rất nhiều đức tính khác nữa. Cần phải có kiên trì, có ý chí theo đuổi mục đích đến cùng, có sự chăm chỉ lao động, có niềm say mê... nữa mới được. Và do đó thực ra chú phải phát biểu là" Giàu => sáng tạo mới đúng. Còn ko giàu thì chưa chắc đã do không sáng tạo, có thể là do có sức sáng tạo nhưng lười biếng, nghĩ ra ý tưởng mới rồi mà lại không chịu biến ý tưởng thành sự thật....
Thế!
Bệnh của chúng ta là không nhận ra được chúng ta rất kém. Chả hơn gì thằng nào nếu như không nói là kém hơn người ta nhiều. Có phải bảo rằng ViệtNam 10 năm nữa sẽ vươn lên thành còn hổ chấu Á là yêu nước hơn bảo rằng Việtnam mình sẽ còn chịm ngấp trong hố rác lịch sử khoảng trăm năm nữa ? Em nghĩ là không.
Cái này thì rõ rồi. Không nhận ra kém thì cũng đúng. Đương nhiên ko giàu thì tức là kém chúng nó rồi. Có điều muốn biết mình kém chỗ nào thì phải đọng não suy nghĩ, phải thực hành và phải ... "đọc sách" nữa. Còn không thì tự nhiên cứ vơ lên người một cái "kém" ất ơ nào đâu, còn cái kém thực sự cốt tử lại không biết thì đừng có hòng mà hơn người ta. Cho nên ai cũng biết là mình kém. Có điều kém ở điểm nào thì cần phải tranh luận chú ạ. Tức là anh mong chú hiểu cho rằng anh (và những người khác) đều hiểu là mình kém, nhưng kém cái gì thì còn phải tìm hiểu. Cái kém mà chú chỉ ra anh ko biết là nó đúng hay nó ko đúng, nhưng những cái lý luận mà chú dùng để bảo vệ nó thì không chấp nhận là đúng được.