Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

he doesn't mean thattttttttttttttttttttttttt!!!!!!!!!!!!!! gosh!

ok, sir, what you're saying is true, completely true, absolutely true! clap-clap-clap! it's really true! but it's ANOTHER thing! you're reading what he writes in a different way from the way he wrote it /:) what you say about each word/sentence may be true, but not as a whole!

anh Minh nói về "các bạn trẻ có tư tưởng trên," em nghĩ là số đó không nhiều, ít nhất không bao gồm người viết bài.

cũng không bao gồm anh Hợi anh Hợi nhỉ? người như anh, chỉ cần biết mình có thể làm gì và muốn làm gì, được cần gì, thì chắc chắn sẽ làm được nhiều việc thôi! trust yourself, don't you? :)

(ngoài lề tý ^^ em rất thích 2 câu trong chữ ký của anh Minh ;))


--my personal guess: the guy who wrote that If we won't then who will is really good at writing such inspiration ^^
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh nghĩ là Hiền Nga phản ứng hơi quá rồi. Anh Minh có nói gì Hải Linh đâu. Anh ý chỉ bảo là nên bắt đầu xây dựng vision bằng cách hiểu rõ core competency của bản thân thôi. Ngoài ra anh ý tỏ ra thất vọng về cách nghĩ trong 2 câu thơ thôi, có nói gì anh Hải Linh đâu.

Anh thực ra thì rất thích ý nghĩ thế hệ sau anh giỏi hơn thế hệ anh nhưng mà không thích ý nghĩ có người sau mình giỏi hơn mình :D.

Còn vụ Hiền Nga có "yếu tố chủ quan với khách quan" không thì anh chịu. Bây giờ còn quá sớm để ước lượng. Mà cái đó thì tự mỗi người biết được thôi, anh nếu mà biết rõ em thì có thể anh nói được nhưng mà đúng là anh chịu. Nhưng mà cứ bình tĩnh, khi mình trưởng thành, tiếp thu thêm kiến thức thì sẽ hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới, càng lúc sẽ có đánh giá chính xác hơn. Có cái này anh nói được, tạm thời chưa biết các vấn đề khác thế nào nhưng một ý chí mạnh mẽ, tinh thần kiên định là không thể thiếu được. Muốn thế giới rung chuyển mạnh mẽ cần một tinh thần mạnh mẽ. Anh nghĩ là cái đấy em có.

cũng không bao gồm anh Hợi anh Hợi nhỉ? người như anh, chỉ cần biết mình có thể làm gì và muốn làm gì, được cần gì, thì chắc chắn sẽ làm được nhiều việc thôi! trust yourself, don't you?
Anh là loại người muốn thế giới thay đổi theo ý chí của mình nên chắc là không hứng thú gì việc đợi nước mình bằng tây.

@anh Minh: anh viết thêm về khái niệm "core competency" được không ạ. Em nghĩ đấy là một khái niệm rất cơ bản và cực kỳ quan trọng trong kinh doanh nhưng nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam không có điều kiện tiếp cận và có hiểu biết cần thiết. Em lần trước có nhờ đứa bạn em dịch một bài viết về khái niệm này nhưng nó dịch không tốt lắm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hí hí thế là anh em ta lại giống nhau rồi :D công nhận là giờ bảo thế hệ sau hơn thế hệ mình, gật đầu ủng hộ ngay, nhưng bảo chỉ ra một em ất ơ nào đấy rồi nói, nó sẽ giỏi hơn mày đấy, là kiểu gì cũng hằm hè :D

yay hopefully we can do something, guys?

về core competence, it's so true and needed to be learnt. có giống với biết người biết ta không nhỉ? không hẳn, nhưng em có cảm giác nho nhỏ nào đấy là có chút gì tương đồng. biết competence của mình và của thiên hạ for the pleasure of knowing, then for all those Mr. Minh has mentioned above?

dù sao, việc đợi nước mình bằng Tây là một việc vớ vẩn. đối chiếu lại core competency :D
 
he doesn't mean thattttttttttttttttttttttttt!!!!!!!!!!!!!! gosh!

you're reading what he writes in a different way from the way he wrote it what you say about each word/sentence may be true, but not as a whole!

anh Minh nói về "các bạn trẻ có tư tưởng trên," em nghĩ là số đó không nhiều, ít nhất không bao gồm người viết bài.

:) Sau khi đọc lại chi tiết thì anh thấy quả là nội dung bài viết trên ko có ý như vậy nhưng mà thế thì có lẽ bạn ý nên sửa lại 2 câu kết luận cho phù hợp với nội dung diễn đạt hơn. Đây cũng là một trong những kỹ năng viết luận mà các em cần lưu ý vì thường người đọc sẽ chú ý tới phần mở đầu và kết luận rồi sau đó mới đọc đến các ý chính trong thân bài và các chi tiết trong từng paragraph. Do vậy nếu mở bài và kết luận ko khớp với nội dung chính thì rất dễ gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.

Về nội dung bài viết trên thì anh chỉ muốn lưu ý các em một điểm là ko nên nhấn mạnh và tôn sùng chủ nghĩa cá nhân nhiều quá, tất nhiên hầu hết trong số các em ai cũng có hoài bão muốn tên tuổi mình được đề cao được trọng vọng và được ghi nhận trong quá trình đóng góp xây dựng quê hương. Và việc nêu ra những tấm gương sáng làm hình mẫu để mình học tập, noi theo là một việc tốt nhưng để có thể hiểu và đóng góp một cách thiết thực cho nước nhà thì anh nghĩ các em cần quan tâm nhiều hơn đến sức mạnh tập thể và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái vì đó chính là thứ mà đất nước VN chúng ta đang rất cần. Phải nói rằng tài năng xuất chúng tầm cỡ thế giới trên mọi lĩnh vực thì VN chúng ta ko phải là hiếm nếu không nói là nhiều hơn so với nhiều nước trong khu vực và châu lục. Nhưng cái mà chúng ta thiếu đó chính là sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cá nhân xuất chúng đó để tạo ra được một sức mạnh cần thiết đủ để làm đòn bẩy đưa đất nước tiến lên.


Là một người được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương anh có một điều rất bức xúc và bất bình về một tập quán cố hữu của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam đó là rất coi trọng hình thức và danh vọng cá nhân đôi khi đến mức quá đà, làm nảy sinh trong xã hội những sức ép mang tính gượng ép, khuôn mẫu, hình thức vào sự phát triển của mỗi cá nhân khiến bản thân chúng ta không được tạo điều kiện phát triển một cách tự nhiên, không được sống cuộc sống của bản thân mình và không được phát huy sở trường của mình mà thay vào đó chúng ta phải sống trên những chuẩn mực, khuôn mẫu đã được định sẵn bởi cha mẹ, ông bà, họ hàng. Chúng ta bị biến thành cái bóng của anh chị em trong gia đình, thậm chí đôi khi là hàng xóm, con em của các ông bà làm cùng cơ quan cha mẹ mình...etc. Lúc bé chưa biết lẫy chúng ta bị bố mẹ, ông bà lật lên lật xuống cốt mong con mình biết lẫy sớm hơn con anh hàng xóm. Lúc được 2 3 tuổi chúng ta phải bò ra tập đếm, tập làm tính, tập bọ bẹ vài câu tiếng Anh cốt chỉ để bố mẹ, ông bà vác đi demo với họ hàng. Lúc đi học phổ thông chúng ta phải ngày đêm cắm đầu vào cả tá sách vở học thuộc như cháo chảy mà cuối cùng vẫn chả hiểu mô tê thế nào chỉ để bố mẹ không phải xấu hổ khi đi họp phụ huynh. Đến lúc vào đại học thì lại bị bắt phải chọn ngành giống bố mẹ hay những ngành kiếm được nhiều tiền để cho bố mẹ yên tâm, nở mày nở mặt với thiên hạ. Đến lúc cưới vợ cưới chồng thì phải chọn sao cho môn đăng hộ đối ...etc. Tóm lại là ở VN nhất là ở HN và các tỉnh phía bắc hiếm có ai ko bị ảnh hưởng bởi cái chu trình này, kể cả khi sống tự lập rồi chúng ta cũng khó lòng thoát khỏi những sức ép vô hình từ bạn bè, đồng nghiệp khiến mọi người đều chạy theo những thứ mang tính trào lưu, rất là phù phiếm, ko thiết thực và ko nhất thiết phù hợp với năng lực, sở trường của mình.


Tập quán trên làm cho cơ cấu lao động của VN rất thiếu tính đa dạng, tạo ảnh hưởng xấu tới sự cân bằng chung của cơ cấu xã hội và nền kinh tế. Khiến cho nhiều lĩnh vực tìm mỏi mắt cũng ko ra nhân tài trong khi đó có lĩnh vực lại gây ra sự cạnh tranh quá gay gắt, tiêu cực khiến cho nhiều nhân tài bị chèn ép, không phát huy được hết khả năng của bản thân mình. Đây chính là một sự lãng phí rất lớn và là chính là cội nguồn gây ra mâu thuẫn, mất đoàn kết, cạnh tranh đố kỵ lẫn nhau.

Quay trở lại vấn đề core competencies thì có thể chia ra làm hai loại. Một là ngắn hạn và hai là dài hạn. Ngắn hạn thì đã tương đối rõ ràng và ai cũng có thể thấy được. Có thể liệt kê một cách sơ lược như sau:
+ Với mức GDP per capita chỉ khoảng xấp xỉ 600 USD trong khi bình quân khu vực Asean là trên 1,200, TQ là trên 4,500 khiến nền kinh tế của chúng ta còn dư chỗ để phát triển mạnh và bền vững trong nhiều năm nữa mà không sợ lạm phát, bong bóng, over heat bất chấp quản lý vĩ mô còn nhiều bất cập.

+ Hệ thống chính trị độc đảng, ổn định với hình thức quản lý trung ương tập quyền có khả năng đưa ra các đường lối, chính sách, luật định lâu dài và nhất quán tuy ko hẳn là minh bạch và hiểu quả nhưng cũng tạo ra một lợi thế lớn so với các nước trong khu vực trong việc củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư dài hạn.

+ Thị trường vốn trong nước còn rất sơ khai và ảm đạm, tỉ lệ quay vòng vốn còn rất thấp, các hình thức, phương pháp và công cụ huy động và quay vòng vốn còn rất hạn chế, các ngân hàng còn chưa phát huy được hết nội lực trong khi chỉ số rủi ro của VN trong mấy năm gần đây giảm mạnh khiến chúng ta đang trở thành thiên đường cho giới đầu tư ngắn hạn lẫn dài hạn. Điển hình là sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững của thị trường cổ phiếu vừa qua cộng với sự xuất hiện như nấm sau mưa của các loại ngân hàng cổ phần, các quỹ đầu tư nước ngoài thực chất mới chỉ đánh dấu sự khởi đầu.

+ Thị trường tài chính tiền tệ gần như đang ở mức zero, các giao dịch tài chính tiền tệ hiện nay vẫn còn bị chính phủ kiểm soát rất ngặt nghèo, chặt chẽ, đồng VN chưa phải là đồng tiền được chuyển đổi tự do cộng với sự vắng mặt hoàn toàn của thị trường trái phiếu, MTN (medium term note) của các ngân hàng và doanh nghiệp (ngoại trừ trái phiếu chính phủ) hứa hẹn một triển vọng sôi động khi lĩnh vực này được mở cửa, khai phá trong tương lai khi VN ra nhập WTO.

+ Về công nghiệp chúng ta còn rất nhiều lĩnh vực có tỉ trọng kinh tế cao đang trên đà phát triển rất mạnh như lọc dầu, đóng tàu, xây dựng, công nghệ thông tin...etc. Đặc biệt việc hoàn thiện ngành công nghiệp lọc dầu sẽ giúp nền kinh tế giảm nhẹ ảnh hưởng của xu thế khan hiếm năng lượng đang diễn ra trên thế giới.

+ Về dịch vụ thì có lẽ là khỏi cần phải nói nhiều vệ sự phát triển đa dạng cả về hình thức số lượng lẫn doanh thu của nó.

+ Về nông nghiệp chúng ta cũng đang phát triển rất nhanh và mạnh về cả chất và lượng. Gạo VN đang có ưu thế rất mạnh so với gạo thailand, TQ và Ấn độ trên thị trường thế giới về cả giá thành lẫn chất lượng thể hiện qua hiện tượng khan hiếm gạo xuất khẩu vào cuối năm 2005 đầu năm 2006 vừa qua.

+ Một vấn đề nữa cũng hết sức quan trọng là trình độ dân trí của người dân VN cũng đang được cải thiện một cách mạnh mẽ và toàn diện nhờ sự bùng nổ về thông tin, internet, khoảng cách giữa các cá nhân được thu hẹp, nhịp độ sống tăng cao, môi trường sống thông thoáng khiến cho nhu cầu tiêu thụ và hiệu xuất lao động của mỗi cá nhân được nâng cao đáng kể tác động tích cực đến cả 2 mặt supply & demand là nhân tố gốc rễ làm cải thiện đáng kể bộ mặt xã hội và đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế.

Tóm lại có thể nói rằng xét trên góc độ ngắn và trung hạn (khoảng trên 10 năm tới) thì xã hội và nên kinh tế của chúng ta sẽ phát triển và trỗi dậy một cách mạnh mẽ thoát khỏi thời kỳ bế quan tỏa cảng, quan liêu bao cấp, trì trệ ấu trĩ, hòa nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và nhìn chung cũng ko có nhiều điều phải lo lắng trên bình diện ngắn và trung hạn. Chắc chắn VN sẽ trở thành một điểm nóng đầu tư trong khu vực và thế giới có khả năng tạo ra ROI ở mức rất cao với mức độ rủi ro từ thấp đến chấp nhận được. Và như vậy theo anh nghĩ thay vì dè bỉu chê bai và quay lưng với đất mẹ VN thì các bạn nên hiểu rằng các bạn đang có một cơ hội hiếm có vô cùng ngàn năm có một và chỉ diễn ra khoảng trên 10 năm để các bạn có thể làm giàu và phát triển sự nghiệp một cách tương đối dễ dàng với cái mác Vietnamese. Các bạn càng thực dụng ích kỷ bao nhiêu thì các bạn lại càng phải khôn ngoan bám lấy VN bấy nhiêu ít ra là trong thời gian 10 năm tới. Còn nếu các bạn chỉ thích ngồi hưởng cơm bưng nước rót tận miệng thì lẽ dĩ nhiên là sẽ ko còn của ngon vật lạ cho các bạn nữa.

Còn trên bình diện phát triển dài hạn (khoảng trên 20 năm) thì theo anh là có khá nhiều điểm đáng phải suy nghĩ đòi hỏi sự cân nhắc, quan tâm sâu sắc tới nhiều mặt cơ bản của đất nước như các đặc điểm địa lý, văn hóa, tài nguyên, con người thậm chí các vấn đề về tâm linh, tôn giáo cũng cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Những vấn đề này dành cho các bạn thật sự có tâm huyết và tấm lòng với đất nước. Và nếu nhìn trên góc độ này thì có lẽ xu thế và cách thức phát triển hiện nay của VN có lẽ đáng buồn nhiều hơn là đáng vui. Dựa trên một thực tiễn là chúng ta hiện nay đang phát triển theo chiều hướng bám đuổi các nước khác một cách hấp tấp, vội vã, áp dụng rập khuôn, máy móc và thiếu cân nhắc các mô hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước khác mà thiếu đi những bản sắc, đường lối riêng của chúng ta khiến cho các giá trị nhân văn, đạo đức, thuần phong mỹ tục trong xã hội vốn là một lợi thế(competitive advantage) của các nước phương đông so với các nước phương tây bị chà đạp, khinh rẻ. Nói một cách trắng ra là chúng ta hiện nay đang phát triển theo hướng đánh đổi tương lai lấy sự phồn vinh tạm thời mang tính ngắn hạn trong hiện tại nhằm tạm thời trấn an lòng người, hòng che lấp, xóa nhòa những ung nhọt, bất cập ở khâu quản lý vĩ mô.

Nếu các bạn suy nghĩ một cách sâu sắc về xã hội tư bản hiện nay các bạn sẽ ngộ ra một điều rằng xã hội tư bản sở dĩ phồn vinh và hào nhoáng như vậy chẳng qua là nó chấp nhận đánh đổi và vật chất hóa các giá trị tinh thần, đạo đức và lương tâm để tạo cho bản thân nó nó một khả năng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ về vật chất. Khi người người trong xã hội đều chỉ quan tâm và coi trọng đến vật chất thì tự khắc các giá trị vật chất sẽ có cơ hội nảy sinh, phát triển mạnh mẽ và các giá trị tinh thần sẽ dần bị lấn át, hủy diệt. Nói tóm lược là mục đích, động lực và hệ quả của một xã hội tư bản là khiến cho từng cá nhân trong đó trở nên tham lam hơn, thực dụng hơn và nảy sinh ra nhiều nhu cầu vật chất hơn khiến cho xã hội và nền kinh tế cứ thế mà phát triển không ngừng. Cứ theo cái vòng xoáy như vậy khiến con người sẽ dần dần bị chi phối hoàn toàn bởi các nhu cầu vật chất mà lãng quên, rẻ rúm các giá trị tinh thần. Điển hình nhất là xã hội Mỹ hiện nay, một xã hội mà chủ nghĩa thực dụng và vật chất đang thống trị khiến cho trong nội tại của nó nảy sinh ra rất nhiều nhu cầu, sở thích rất quái đản, đi ngược lại các quy luật tự nhiên và sinh tồn, chống lại các giá trị nhân văn cao quý của con người. Nhiều người có thể thấy nó thật là hoành tráng nhưng cũng có nhiều người thấy rằng nó thật là sa đọa, bẩn thỉu và xấu xa. Trong một tương lai xa, viễn cảnh về một sự tuyệt diệt có lẽ là một điều khó tránh khỏi nếu như nó vẫn tiếp tục phát triển và theo đuổi cái mô hình xã hội hiện nay.

Vậy để thoát khỏi viễn cảnh đen tối đó chúng ta cần phải có được những chiến lược, giải pháp để bảo vệ, duy trì các giá trị tinh thần, đạo đức cho thế hệ sau. Làm được như vậy chúng ta mới có thể đảm bảo được một tương lai phát triển vững chắc và lâu dài cho nhiều thế hệ sau.

Đây là một vấn đề khá hay các bạn có thể tiếp tục bàn luận.
 
=D>=D> Bravo anh Minh vì 1 bài viết hay, rành mạch, lưu loát! =D>=D>


Duy có đoạn cuối là có 1 số điều em còn thắc mắc và chưa hoàn toàn đồng ý với anh:

Nếu các bạn suy nghĩ một cách sâu sắc về xã hội tư bản hiện nay các bạn sẽ ngộ ra một điều rằng xã hội tư bản sở dĩ phồn vinh và hào nhoáng như vậy chẳng qua là nó chấp nhận đánh đổi và vật chất hóa các giá trị tinh thần, đạo đức và lương tâm để tạo cho bản thân nó nó một khả năng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ về vật chất. Khi người người trong xã hội đều chỉ quan tâm và coi trọng đến vật chất thì tự khắc các giá trị vật chất sẽ có cơ hội nảy sinh, phát triển mạnh mẽ và các giá trị tinh thần sẽ dần bị lấn át, hủy diệt. Nói tóm lược là mục đích, động lực và hệ quả của một xã hội tư bản là khiến cho từng cá nhân trong đó trở nên tham lam hơn, thực dụng hơn và nảy sinh ra nhiều nhu cầu vật chất hơn khiến cho xã hội và nền kinh tế cứ thế mà phát triển không ngừng. Cứ theo cái vòng xoáy như vậy khiến con người sẽ dần dần bị chi phối hoàn toàn bởi các nhu cầu vật chất mà lãng quên, rẻ rúm các giá trị tinh thần.

Thưa anh, anh có thể chỉ ra 1 vài dẫn chứng cụ thể để bảo vệ luận điểm của mình không?


Điển hình nhất là xã hội Mỹ hiện nay, một xã hội mà chủ nghĩa thực dụng và vật chất đang thống trị khiến cho trong nội tại của nó nảy sinh ra rất nhiều nhu cầu, sở thích rất quái đản, đi ngược lại các quy luật tự nhiên và sinh tồn, chống lại các giá trị nhân văn cao quý của con người. Nhiều người có thể thấy nó thật là hoành tráng nhưng cũng có nhiều người thấy rằng nó thật là sa đọa, bẩn thỉu và xấu xa. Trong một tương lai xa, viễn cảnh về một sự tuyệt diệt có lẽ là một điều khó tránh khỏi nếu như nó vẫn tiếp tục phát triển và theo đuổi cái mô hình xã hội hiện nay.

Thưa anh, em thì cho rằng người Mỹ vốn là những người yêu tự do (bắt nguồn từ truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước, con người họ) nên quyền lợi cá nhân luôn được đề cao, bảo vệ. Đồng thời với thể chế Nhà nước như thế cũng cho phép và tạo điều kiện cho nhân dân Mỹ có tầm ảnh hưởng hơn trong việc xây dựng, quyết định, thi hành các chính sách nước nhà ở mọi lĩnh vực. Vì thế mà xã hội Mỹ đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Xã hội Mỹ, theo em, mang nặng chủ nghĩa cá nhân hơn là thực dụng và vật chất.

Và mong anh đừng quên là không ít các giá trị nhân văn cao quí cũng được xã hội và con người Mỹ tôn trọng, đề cao, bảo vệ như nhân quyền, động vật quyền.
 
Phan Nhật Minh đã viết:
Phải nói rằng tài năng xuất chúng tầm cỡ thế giới trên mọi lĩnh vực thì VN chúng ta ko phải là hiếm nếu không nói là nhiều hơn so với nhiều nước trong khu vực và châu lục.

Cái này ko lấy gì làm chắc lắm em ạ. Người Việt Nam anh nghĩ ở mức trung bình: ko kém, nhưng cũng ko thật có gì nổi trội so với thiên hạ, nếu cần cù và kiên trì thì có thể thành công, nhưng "tài năng xuất chúng tầm cỡ thế giới" e có phần hiếm.

Phan Nhật Minh đã viết:
Nếu các bạn suy nghĩ một cách sâu sắc về xã hội tư bản hiện nay các bạn sẽ ngộ ra một điều rằng xã hội tư bản sở dĩ phồn vinh và hào nhoáng như vậy chẳng qua là nó chấp nhận đánh đổi và vật chất hóa các giá trị tinh thần, đạo đức và lương tâm để tạo cho bản thân nó nó một khả năng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ về vật chất. Khi người người trong xã hội đều chỉ quan tâm và coi trọng đến vật chất thì tự khắc các giá trị vật chất sẽ có cơ hội nảy sinh, phát triển mạnh mẽ và các giá trị tinh thần sẽ dần bị lấn át, hủy diệt.

Nhu cầu và các giá trị tinh thần ở các nước tư bản hiện tại, anh lại thấy rất mạnh mẽ :) Ngoài trừ thời kỳ "tư bản rừng rú", may ra những gì em nói có phần đúng thôi.

Phan Nhật Minh đã viết:
Vậy để thoát khỏi viễn cảnh đen tối đó chúng ta cần phải có được những chiến lược, giải pháp để bảo vệ, duy trì các giá trị tinh thần, đạo đức cho thế hệ sau. Làm được như vậy chúng ta mới có thể đảm bảo được một tương lai phát triển vững chắc và lâu dài cho nhiều thế hệ sau.

Xã hội tư bản dĩ nhiên vẫn có nhiều khiếm khuyết, nhưng cái hay là nó có khả năng tự điều chỉnh, tụ đổi mới mình, vì nó ko bị vướng víu trong khuôn khổ một học thuyết xơ cứng, giáo điều nào. Cho nên, anh ko thấy có "viễn cảnh đen tối" gì đặc biệt trong xã hội tư bản, hoặc ít nhất, xã hội tư bản ko có gì "đen tối" hơn các "loại" xã hội khác :)

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đoàn Trang Duy có đoạn cuối là có 1 số điều em còn thắc mắc và chưa hoàn toàn đồng ý với anh: Thưa anh đã viết:
Để rút ra được kết luận này em có thể dựa trên 2 yếu tố.

+ Thứ nhất về mặt lý thuyết thì bản thân lý thuyết kinh tế của Adam Smith đã chứng minh điều đó. Trong đó có thể thấy rằng điều kiện tiên quyết để cho một nền kinh tế và một xã hội tư bản có thể tồn tại và liên tục phát triển là nhu cầu vật chất (demand) trong xã hội đó phải không ngừng tăng với tỉ lệ cao hơn tỉ lệ tăng dân số vì nếu tại một thời điểm nào đó nó không thể tăng hơn nữa thì tất yếu toàn bộ nền kinh tế sẽ sụp đổ theo hiệu ứng dây chuyền theo kiểu "big crunch". Vậy thì yếu tố gì có thể giúp nó liên tục tăng mãi như vậy ngoài việc nhu cầu vật chất trung bình của mỗi cá nhân trong xã hội đó phải không ngừng tăng hay nói cách khác là con người càng ngày phải càng trở nên tham lam hơn, đòi hỏi nhiều nhu cầu vật chất hơn thì xã hội tư bản mới có thể tồn tại và phát triển mãi được. Và thực chất là sự phát sinh nhu cầu vật chất một cách liên tục như vậy phần lớn không phải do mỗi cá nhân chủ động quyết định một cách độc lập, tự giác mà hầu hết là họ bị "cưỡng ép một cách tự do, tự nguyện" hay nói đơn giản hơn là họ bị tán tỉnh, lôi kéo một cách rất toàn diện, bài bản, nghệ thuật và ngọt ngào của toàn bộ xã hội tư bản với công cụ hết sức thâm độc là marketing. Trong đó có thể hình dung marketing như là một nghệ thuật khêu gợi nhu cầu hay là nghệ thuận tán tỉnh khách hàng khiến cho bất kỳ ai sống trong xã hội đó cũng như bị lạc trong một mê hồn trận mà không thể nào thoát ra được. Cái hay của nó là không những nó chỉ tác động, ảnh hưởng đến nhu cầu của mỗi cá nhân mà nó còn khiến các cá nhân đó dễ dàng chấp nhận và áp dụng lại với các cá nhân khác tạo ra những ảnh hưởng tương tự.
Một hình thức marketing extreme nhất, thô thiển nhất và cũng dễ minh họa cho vấn đề này nhất chính là hình thức bán hàng đa cấp đang tạo ra nhiều tranh cãi. Nhưng nếu suy nghĩ sâu sắc sẽ thấy rằng bán hàng đa cấp chẳng qua chỉ là một lời thú tội ngọt ngào của cái gọi là marketing mà thôi. Chẳng qua nta thường không để ý và ko nhìn thấy được khi kẻ lừa đảo là cả xã hội thay vì chỉ là từng cá nhân riêng rẽ.


+ Về mặt thực tiễn thì có thể thấy rằng xã hội tư bản đang áp dụng rất nhiều thủ thuật thượng vàng hạ cám để manipulate cái gọi là free will hay free choice của mỗi cá nhân nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội. Giới trẻ thường hay được ưu đã và quan tâm nhất do bản tính nhẹ dạ, thiếu kinh nghiệm sống, tâm sinh lý, nhân cách chưa phát triển đầy đủ và tâm lý của họ thưởng khá đơn giản và dễ hiểu để cho các nhà tư bản tha hồ chinh phục, tán tỉnh và lợi dụng. Cụ thể nhất là việc sử dụng triệt để các phương tiện truyền thông, nghe nhìn, tiêm vào đầu từng cá nhân những lối sống xa hoa, hưởng thụ, nặng về vật chất, tiêu dùng, tô vẽ nên các public figures, cerebrities để các nhà tư bản tha hồ sử dụng, đắp lên người họ hàng tá đồ sa xỉ cùng với các phương tiện và cách sống xa hoa, biến họ thành các con rối nhằm mục đích thôi miên, thu hút và tạo ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống, phong cách và nhu cầu tiêu dùng của giới trẻ. Vậy bản thân cái xã hội mà nhiều người tưởng chừng như thiên đường của sự tự do đó lại khiến cho con người chả có bất kỳ sự tự do nào cả hay nói cách khác là họ sẽ chả bao giờ có thể biết tới sự tự do mà họ đáng được hưởng và chả bao giờ hiểu được rằng những thứ mà họ đang chạy theo không phải là thứ có thể đem lại cho họ sự một hạnh phúc bền vững và đích thực.


Đến đây chắc sẽ có nhiều bạn đặt câu hỏi rằng nếu như thế thì sao, con người chả có tội tình gì hay chả phải đau khổ gì khi được hưởng thụ cuộc sống theo ý họ muốn. Nhưng nếu các bạn nhìn xa hơn vài chục thậm chí vài trăm năm nữa đến thế hệ cháu chắt các bạn thì thật sự đây là một điều đáng lo ngại vì lẽ dĩ nhiên xã hội tư bản không thể chỉ dừng lại như ở mức độ hiện nay như đã nói ở trên mà nó luôn luôn phải không ngừng phát triển luôn luôn phải lôi kéo con người sa đà hơn nữa vào chủ nghĩa vật chất thì nó mới có thể tồn tại và phát triển được. Trong khi đó nếu bạn để ý quan sát thì chỉ tính đến bây giờ thôi, khi xã hội tư bản mới tồn tại được khoảng vài trăm năm tuy chỉ là thiếu số nhưng cũng đã có một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên và cả người lớn bị cuốn theo vòng xoáy của dục vọng, vật chất mà tự hủy hoại tương lai, cuộc đời của mình, rất nhiều người trong số đó không có lỗi mà chỉ đơn giản là họ quá yếu ớt để có thể chống lại được cái vòng xoáy cay nghiệt của xã hội tư bản. Bản có thể nói đấy là do họ, đấy là lựa chọn một cách tự do của họ, họ dám làm thì họ phải dám chịu nhưng ko ai dám chắc là trong vài chục, vài trăm năm nữa ngay cả những người như bạn thậm chí bản lĩnh hơn bạn rất nhiều cũng không thể nào thoát khỏi cái vòng xoáy tư bản đang hủy diệt dần dần nền văn minh nhân loại của chúng ta. Vậy có thể kết luận rằng chắc chắn đến một lúc nào đó xã hội tư bản sẽ phải sụp đổ nhường chỗ cho những mô hình xã hội tiên tiến hơn, ổn định hơn, nhân văn hơn. Thời điểm đó có thể là vài chục năm hoặc thậm chí là 1, 2 trăm năm nhưng theo anh thì có lẽ cũng không quá 100 năm nữa đâu vì ngay bây giờ thôi thế giới đã và đang phải oằn mình hứng chịu rất nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng là hệ quả của sự phát triển quá nhanh, quá mạnh mẽ, vô tội vạ của chủ nghĩa tư bản từ việc thiếu hụt năng lượng một cách trầm trọng cho tới việc môi trường thiên nhiên bị hủy diệt với một tốc độ kinh hoàng và đặc biệt là các giá trị tôn giáo, tâm linh đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng, ẩn chứa vô vàn xung đột mang tính tiềm ẩn có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Có thể CNTB sẽ phải đánh dấu chấm hết bằng một cuộc chiến tranh thế giới thư 3 hay những xung đột mạnh mẽ trên diện rộng. Hoặc có thể chấm hết bằng một thảm họa thiên nhiên nào đó hay thậm chí nhẹ nhàng nhất là một cú 'big crunch' ngoạn mục của nền kinh tế tư bản toàn cầu. Chúng ta hãy cứ chờ đợi và đón xem.

Vậy nếu các nhà hoạch định chiến lược và sách lược ở VN có thể đoán trước được thực tiễn này để chuẩn bị đón lấy thời cơ này, gieo mầm mống ngay từ bây giờ, thay vì nhắm mắt chạy theo guồng quay của CNTB thì VN chúng ta hoàn toàn có thể xoay chuyển được tình thế để trở thành cường quốc trên thế giới. Theo anh nghĩ để làm được điều này thì chúng ta cần chú trọng đến 2 "core competencies" cơ bản là môi trường và các giá trị tinh thần, đạo đức, thuần phong mỹ tục. Vì chắc chắn đây sẽ là 2 nhân tố đại diện chính cho các giá trị tinh thần mà một mô hình xã hội mới sẽ rất cần tới khi chủ nghĩa tư bản, vật chất đã vượt qua tới hạn của nó. Và bản thân VN chúng ta cũng đang có được những lợi thế trời cho trong 2 lĩnh vực này khi chúng ta đang sở hữu một đất nước với nhiều danh lam thắng cảnh, rừng vàng biển bạc, người Việt Nam chúng ta vỗn dĩ cúng rất hiền hòa, nhân hậu, coi trọng văn hóa, lễ nghĩa, tình cảm gia đình. Ngay như bây giờ rất nhiều nhà tư bản khi sang VN cũng đều có cảm giác rất an bình, gần gũi và thanh thản vậy nếu chúng ta không biết gìn giữ lợi thế này mà lại vứt bỏ hết để chạy theo CNTB thì e rằng trong tương lai con cháu đời sau sẽ rất oán hận chúng ta.


Thưa anh, em thì cho rằng người Mỹ vốn là những người yêu tự do (bắt nguồn từ truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước, con người họ) nên quyền lợi cá nhân luôn được đề cao, bảo vệ. Đồng thời với thể chế Nhà nước như thế cũng cho phép và tạo điều kiện cho nhân dân Mỹ có tầm ảnh hưởng hơn trong việc xây dựng, quyết định, thi hành các chính sách nước nhà ở mọi lĩnh vực. Vì thế mà xã hội Mỹ đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Xã hội Mỹ, theo em, mang nặng chủ nghĩa cá nhân hơn là thực dụng và vật chất.

Và mong anh đừng quên là không ít các giá trị nhân văn cao quí cũng được xã hội và con người Mỹ tôn trọng, đề cao, bảo vệ như nhân quyền, động vật quyền.

Anh công nhận là có một bộ phận không nhỏ dân chúng Mỹ nhất là những người mộ đạo tuy ở trong một môi trường đầy cạm bẫy và cám dỗ nhưng họ vẫn có cuộc sống rất lành mạnh và đó cũng là một điều vớt vát lại cho sự tự do kiểu Mỹ. Nó khiến cho ai sống được thì sống thật là khỏe mà ai chết thì cũng chết thật là thảm thương. Nhưng đáng tiếc rằng đó chỉ là thiểu số mà thôi vì Mỹ vẫn là thành trì của CNTB và mô hình chính trị, xã hội của nó cũng sặc mùi tư bản nhất và tất nhiên khi sụp đổ thì nó cũng sẽ phải đi đầu.

Anh rất hiểu sự ngưỡng mộ của em về khái niệm free will & free choice kiểu Mỹ nhưng như anh đã phân tích ở trên hay anh nói một cách hình tượng đơn giản nhất là để lợi dụng một người đàn bà thì có 2 cách, một là cưỡng ép bằng vũ lực 2 là tán tỉnh ngọt ngào để cô ta tự nguyện, vui vẻ dâng hiến. Cách 1 thì chỉ có thể khiến đối phương đau khổ vô cùng nhưng rồi cũng có thể quên đi và vượt qua được còn cách 2 thì sẽ khiến đối phương sống không ra sống, chết không ra chết, mơ mơ tỉnh tỉnh dù biết bị lợi dụng mà đôi khi vẫn không thể nào từ bỏ được và cuộc đời sẽ là những chuỗi ngày lầm lỡ nối tiếp lầm lỡ đôi khi đến chết vẫn không thể tỉnh ngộ được.

Cheers.
 
Theo thiển ý của em thì hiện thực lịch sử (với sự thất bại của mô hình xã hội cào bằng của chủ nghĩa cộng sản) là một minh chứng hùng hồn rằng: động lực thúc đẩy con người lao động chính là vật chất.

Cho nên chuyện 'có hay không chủ nghĩa vật chất' đã không còn gì để bàn cãi nữa rồi. Mà vấn đề là 'chủ nghĩa vật chất nhiều hay ít' thôi. Về điều này thì em đồng quan điểm với anh Minh rằng của xã hội Mỹ là thái quá ạ.


Anh rất hiểu sự ngưỡng mộ của em về khái niệm free will & free choice kiểu Mỹ nhưng như anh đã phân tích ở trên hay anh nói một cách hình tượng đơn giản nhất là để lợi dụng một người đàn bà thì có 2 cách, một là cưỡng ép bằng vũ lực 2 là tán tỉnh ngọt ngào để cô ta tự nguyện, vui vẻ dâng hiến. Cách 1 thì chỉ có thể khiến đối phương đau khổ vô cùng nhưng rồi cũng có thể quên đi và vượt qua được còn cách 2 thì sẽ khiến đối phương sống không ra sống, chết không ra chết, mơ mơ tỉnh tỉnh dù biết bị lợi dụng mà đôi khi vẫn không thể nào từ bỏ được và cuộc đời sẽ là những chuỗi ngày lầm lỡ nối tiếp lầm lỡ đôi khi đến chết vẫn không thể tỉnh ngộ được.

Một điểm nữa em cũng muốn lặp lại nhấn mạnh ở đây đó là với nền lịch sử, văn hóa của con người, đất nước Mỹ như thế vốn là dân nhập cư từ nhiều chủng tộc, quốc gia khác nhau tới. Nên một mặt, nếu ở thời điểm hiện tại xã hội Mỹ có thiếu tình người vì thiếu tính cộng đồng e cũng là một điều không thể tránh khỏi. Mặt khác, người dân họ có thể cùng nhau chung sống, làm việc, phát triển trong hòa bình, yên ổn như hiện nay đã là cả một thành tựu không nhỏ rồi ạ.
 
@Nhật Minh: em không hoàn toàn bác bỏ những gì anh nói, tuy nhiên em phản đối bởi anh đang nghiêng về rhetorical extremism, tức là chỉ toàn nhìn vào mặt trái của vấn đề mà quên đi một thực tế đó là cái gì cũng có mặt trái và phải của nó.

Xã hội Mỹ cũng như tất cả các xã hội khác có mặt tốt và xấu, tuy nhiên có điều nó có một số cái tốt đáng để học hỏi cho nên những du học sinh Việt Nam có gắng giới thiệu những cái tốt đó để mà chúng ta học hỏi như tự do kinh tế, khoa học kỹ thuật, sự khoan dung với những sự khác biệt về tôn giáo, dân tộc, tư tưởng vv hay anh thấy họ giới thiệu mấy chục loại cracks and weeds?

Những gì anh viết rejecting tất cả những gì xấu lẫn tốt với một giọng điệu rất thù địch và bảo thủ (radically hostile and isolationistic).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Hoàng Linh đã viết:
Cái này ko lấy gì làm chắc lắm em ạ. Người Việt Nam anh nghĩ ở mức trung bình: ko kém, nhưng cũng ko thật có gì nổi trội so với thiên hạ, nếu cần cù và kiên trì thì có thể thành công, nhưng "tài năng xuất chúng tầm cỡ thế giới" e có phần hiếm.

Anh Linh Kính mến, cái này là quan niệm mang tính chủ quan của em mà thôi và em cũng mới chỉ giới hạn ở tầm cỡ khu vực và châu lục và có lẽ ngay cả việc này cũng không thể nào thống kê để đưa ra các so sánh một cách chính xác được. Em đưa ra nhận xét này là dựa trên những quan sát thực tiễn của cá nhân và một số bạn bè, kết hợp và kiểm chứng với một số thông tin của báo chí, các tài liệu lịch sử, khoa học. Về lĩnh vực khoa học cơ bản thì em thấy VN có rất nhiều vị giáo sư tầm cỡ thế giới hoặc đã sản sinh ra các lý thuyêt khoa học mang tầm cỡ thế giới mà gần đây báo chí cũng có đăng tải, giới thiệu vài vị. Có thể nêu đích danh vài cái tên như Hoàng Tụy với lý thuyết Tuy's cut rồi Ngô Bảo Châu với giải thưởng Clay hay Trịnh Xuân Thuận với hàng loạt lý thuyết, tác phẩm vũ trụ học nổi tiếng thế giới. Về tôn giáo, triết học có Thích Nhất Hạnh nổi tiếng toàn cầu với cuốn "The Miracle of Mindfulness" về CNTT có Bill Nguyen với Onebox...etc. Nhìn lại lịch sử thì cũng không thể ko nhắc tới một vài tên tuổi lớn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp...etc.Trong xã hội Mỹ thì nhìn chung người Việt thành đạt và giàu có hơn các kiều dân khác trong khu vực.
Xét về các mặt phong thủy, địa lý thì từ ngàn xưa các bậc thánh nhân đã có nhiều nhận xét về địa thế, thủy thổ của nước Việt khiến cho nó sẽ sản sinh ra nhiều nhân tài sau này. Lịch sử cũng cho thấy VN đã từng có thời kỳ Lý Trần Lê phát triển một cách huy hoàng rực rỡ trong khu vực chỉ chịu thua kém mỗi TQ mà thôi. Hơn thế thiết nghĩ khả năng của con người là vô tận mà người Việt thì lại nổi tiếng thế giới về ý chí quật cường bất khuất vậy thì chỉ cần chúng ta không chịu lùi bước khuất phục mà không ngừng phấn đấu, vươn lên thì chắc chắn cũng sẽ không thua kém bất kỳ đất nước nào cả.



Nhu cầu và các giá trị tinh thần ở các nước tư bản hiện tại, anh lại thấy rất mạnh mẽ :) Ngoài trừ thời kỳ "tư bản rừng rú", may ra những gì em nói có phần đúng thôi.


Em nghĩ là anh nói đúng, có rất nhiều người sống trong xã hội tư bản đều cảm thấy rất ngột ngạt đè nén nên họ thường rất quý trọng và đề cao các giá trị tinh thần đích thực nhưng như em đã nói ở trên nhưng điều mà em nói tới là thể chế, triết lý tồn tại và phát triển của xã hội tư bản chứ em không nói tới nhu cầu của các cá nhân trong đó. Mà ngược lại chính vì xã hội tư bản khắc nghiệt và tàn nhẫn như vậy nên nó mới khiến người ta cảm thấy thiếu thốn và coi trọng các giá trị tinh thần hơn.


Xã hội tư bản dĩ nhiên vẫn có nhiều khiếm khuyết, nhưng cái hay là nó có khả năng tự điều chỉnh, tụ đổi mới mình, vì nó ko bị vướng víu trong khuôn khổ một học thuyết xơ cứng, giáo điều nào. Cho nên, anh ko thấy có "viễn cảnh đen tối" gì đặc biệt trong xã hội tư bản, hoặc ít nhất, xã hội tư bản ko có gì "đen tối" hơn các "loại" xã hội khác :)

L.


Em nghĩ là anh nói đúng một phần, đúng là xã hội tư bản có thể điều chỉnh và tự đổi mới mọi thứ ngoại trừ triết lý tồn tại và phát triển của chính nó. Vì đơn giản là nó không thể dừng lại hay kiềm chế tốc độ phát triển của chính nó vì làm như vậy sẽ khiến toàn bộ nền kinh tế sụp đổ nên ngược lại nó chỉ có thể càng ngày càng tiến nhanh hơn và mạnh hơn về phía trước mà thôi. Em chỉ đơn cử 2 ví dụ rõ nhất hiện nay là môi trường và năng lượng. Về môi trường, dù biết là môi trường thế giới hiện nay đang bị đe dọa nghiêm trọng với tốc độ chóng mặt nhưng các nền kinh tế tư bản đã đang và sẽ không bao giờ có thể dừng việc hủy hoại môi trường vì đơn giản là nó phải phát triển, phải bành trướng phải xâm lấn môi trường bằng mọi giá, nếu ko thì nó sẽ chết, đây là một chân lý và là một nhược điểm cố hữu không bao giờ có thể khắc phục được. Về năng lượng thì mối hiểm họa ngày càng trở nên rõ rệt và tiềm tàng, với sự phát triển quá nhanh và quá mạnh của các nền kinh tế tư bản các nguồn năng lượng thiên nhiên ngày một hao hụt và không đủ để cung ứng cho nhu cầu của nó. Nhưng xu thế thiếu hụt này sẽ không bao giờ có thể dừng lại mà chỉ có thể trầm trọng hơn và hệ quả tất yếu sẽ là hoặc nền kinh tế toàn cầu sẽ sụp đổ do hệ quả của việc thiếu hụt năng lượng hoặc các nước sẽ phải đổ máu để tranh giành quyền lợi, duy trì sự sống còn của chính bản thân mình.


Đoàn Trang đã viết:
Theo thiển ý của em thì hiện thực lịch sử (với sự thất bại của mô hình xã hội cào bằng của chủ nghĩa cộng sản) là một minh chứng hùng hồn rằng: động lực thúc đẩy con người lao động chính là vật chất.

Cho nên chuyện 'có hay không chủ nghĩa vật chất' đã không còn gì để bàn cãi nữa rồi. Mà vấn đề là 'chủ nghĩa vật chất nhiều hay ít' thôi. Về điều này thì em đồng quan điểm với anh Minh rằng của xã hội Mỹ là thái quá ạ.

Sở dĩ CNCS không thắng được CNTB vì nó đã nhận định sai tử huyệt của CNTB. Vấn đề của CNTB không phải là bóc lột, không phải là công bằng xã hội, không phải là mâu thuẫn giai cấp vì mọi cái đó nó đều có thuốc trị cả đó chính là chiêu bài tự do, đó chính là nghệ thuật marketing. Tử huyệt của CNTB đúng như em nói đó chính là sự biến thái quá độ của chủ nghĩa vật chất tạo ra sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa các giá trị tinh thần và vật chất, tạo ra sự mất cân bằng nghiêm trọng trong hệ sinh thái, thiên nhiên đe dọa đến sự sinh tồn và phát triển của loài người.

Trong đó có thể nhìn nhận là sự biến thái quá độ này là một hệ quả tất yếu không thể cưỡng lại của CNTB trong suốt quá trình phát triển của nó dựa trên lý thuyết kinh tế cổ điển của Adam Smith.

Nhìn nhận một cách đơn giản và cụ thể hơn có thể liên tưởng đến câu nói "Thương trường như chiến trường" một nhà tư bản khi đã được đặt trong CNTB, được đặt trong thương trường chỉ có 2 lựa chọn hoặc là phải giẫm đạp lên các đối thủ để mà sống còn không chỉ cân chần chừ một tích tắc thì tất yếu sẽ bị kẻ khác giết chết. Từng cá nhân trong xã hội đã như vậy nên sự phát triển thái quá của chủ nghĩa vật chất là không thể tránh khỏi mà chỉ ngày càng trở nên trầm trọng hơn mà thôi.

Một điểm nữa em cũng muốn lặp lại nhấn mạnh ở đây đó là với nền lịch sử, văn hóa của con người, đất nước Mỹ như thế vốn là dân nhập cư từ nhiều chủng tộc, quốc gia khác nhau tới. Nên một mặt, nếu ở thời điểm hiện tại xã hội Mỹ có thiếu tình người vì thiếu tính cộng đồng e cũng là một điều không thể tránh khỏi. Mặt khác, người dân họ có thể cùng nhau chung sống, làm việc, phát triển trong hòa bình, yên ổn như hiện nay đã là cả một thành tựu không nhỏ rồi ạ.

Em nói đúng trên bình diện ngắn và trung hạn, cái này thì anh cũng đã phân tích rồi trong vòng 1 2 chục năm tới thì Mỹ vẫn là nhất (đánh giá vậy dựa trên tình hình nóng bỏng hiện nay là lạc quan lắm rồi đấy), xã hội tư bản vẫn còn tươi đẹp lắm, thế hệ 8x 9x chúng ta sẽ vẫn còn được tận hưởng lạc thú dài dài. Nhưng e rằng tới đời con cháu của chúng ta thì mọi thứ sẽ đảo lộn.

Nhìn lại lịch sử của nước Mỹ cũng sẽ thấy rằng không phải lúc nào dân Mỹ cũng có quyền tự do ngôn luận tự do phát biểu tư tưởng chính trị đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh lạnh khi Mỹ còn có LX làm đối trọng, khi đó đã có biết bao người theo tư tưởng CS bị bịt miệng, đàn áp và trừ khử thẳng tay. Sau khi LX sụp đổ Mỹ không còn đối trọng một mình một chợ nên tất nhiên chiêu bài tự do không những không làm cho thể chế xã hội của Mỹ bị ảnh hưởng mà ngược lại còn giúp nó rêu rao khắp thế giới nâng cao hình ảnh Mỹ và tạo ảnh hưởng lan rộng khắp thế giới. Nhưng cho đến nay, nếu để ý kỹ thì từ sau sự kiện 911 tự do của Mỹ đã được thắt chặt, hàng loạt scandal về vi phạm nhân quyền của chính phủ, của CIA bị phanh phui nhưng đó mới chỉ là khởi đầu vì kẻ thù của Mỹ sẽ ngày một lớn mạnh hơn nữa.


Trần Thiên Phước đã viết:
@Nhật Minh: em không hoàn toàn bác bỏ những gì anh nói, tuy nhiên em phản đối bởi anh đang nghiêng về rhetorical extremism, tức là chỉ toàn nhìn vào mặt trái của vấn đề mà quên đi một thực tế đó là cái gì cũng có mặt trái và phải của nó.

Xã hội Mỹ cũng như tất cả các xã hội khác có mặt tốt và xấu, tuy nhiên có điều nó có một số cái tốt đáng để học hỏi cho nên những du học sinh Việt Nam có gắng giới thiệu những cái tốt đó để mà chúng ta học hỏi như tự do kinh tế, khoa học kỹ thuật, sự khoan dung với những sự khác biệt về tôn giáo, dân tộc, tư tưởng vv hay anh thấy họ giới thiệu mấy chục loại cracks and weeds?

Những gì anh viết rejecting tất cả những gì xấu lẫn tôt với một giọng điệu rất thù địch và bảo thủ (radically hostile and isolationistic).

Mặt tốt tức là về ngắn hạn và trung hạn thì anh cũng đã phân tích rồi, cái anh đang nói là về tầm nhìn dài hạn vì bạn chất của chủ đề này là liệu VN có cơ hội và có cách nào vươn lên tầm cỡ thế giới được không thì vấn đề anh đang phân tích chính là một cơ hội mà em nên hiểu và nhìn nhận một cách khách quan. Chúng ta không thể nào vươn lên nếu cứ luôn ở trong tình trạng bám đuổi, chỉ có thể bứt phá nếu chúng ta biết trước được xu thế thời đại và đón đầu hợp lý.

Còn về vấn đề giọng điệu thì vì bản chất của vấn đề là extreme trên góc độ long-term nên nếu em tạm thời bỏ qua những gì đang xảy ra trong hiện tại, tương lai gần mà nhìn xa ra một chút thì cũng sẽ thấy vấn đề đúng là thực sư rất đáng báo động.

-------------------------


Để làm cho vấn đề trở nên rõ ràng, mạch lạc hơn nữa thì mình sẽ bàn đến khái niệm "phát triển". Nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm trước khi Trung Quốc còn là một quốc gia phồn vinh thịnh vượng nhất thế giới với sự phát triển, bùng nổ mạnh mẽ của văn hóa, lễ nghĩa, tôn giáo và vô vàn các giá trị tinh thần khác, nhiều bạn sẽ nghĩ rằng cũng chính vì vậy nên bây giờ nó mới trở thành lạc hậu cũng như hầu hết các sách giáo khoa vẫn thường dạy chúng ta rằng chế độ phong kiến là chế độ cổ hủ, lạc hậu, duy ý chí, gò bó, hạn chế tự do...etc. Nhưng sự thật có phải là như vậy không?

Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì xã hội phong kiến cách đây hàng ngàn năm chẳng qua cũng chỉ là một thời kỳ phát triển cao trào, quá độ của chủ nghĩa tinh thần, duy ý chí mà thôi. Hay nói cách khác xã hội đó giống như một xã hội đối trọng với xã hội tư bản thiên về vật chất ngày nay vậy. Khi nó đã lên đến cực điểm ắt hẳn sẽ phải có lúc thoái trào. Đó hoàn toàn không phải là sự tiến lên hay là một sự phát triển theo hướng đi lên mà chỉ đơn thuần là một xu thế tất yếu tạo ra sự giao động, đổi cực giữa 2 thái cực, 2 nhân tố tinh thần và vật chất mà thôi. Nếu nói những người trong xã hội TQ thời xưa đó thiếu thốn, nghèo khổ, ko văn minh thì cũng không đúng bởi vì tuy so với dân thường thời nay thì mức hưởng thụ của bậc vua chúa thời đó vẫn còn kém xa nhưng đối với người dân trong thời kỳ đó thì hưởng thụ vật chất như vậy đã là tột đỉnh của sự xa hoa rồi hay nói cách khác là họ đều cảm thấy thoải mái với điều kiện sinh sống trong xã hội của họ cũng giống như chúng ta cũng luôn thoải mái về điều kiện sinh sống trong xã hội của chúng ta. Điều này chứng tỏ một thực tế là nhu cầu của con người đối với cả 2 nhân tố tinh thần và vật chất đều có một biên độ giao động vô cùng lớn, rất ít vẫn có thể là rất nhiều và rất nhiều hoàn toàn có thể trở thành rất ít. Do vậy nếu nói rằng chỉ có sự phát triển về vật chất mới có thể coi là sự phát triển đích thực, mới có thể cân đo đong đếm được là một điều hết sức sai lầm và ngộ nhận mà trái lại tinh thần cũng hoàn toàn có thể trở thành thước đo của sự phát triển. Người xưa khi so sánh sự phát triển của nước mình với các nước lân bang họ không đem GDP hay ngân khố của triều đình ra để thi thố mà họ nhìn vào sự phát triển của văn hóa, sự tinh sảo của các công trình kiến trúc, sự sành điệu trong lễ nghĩa, sự uyên thâm trong hiểu biết xã hội, văn hóa, con người và vũ trụ. Đó chính là những thước đo mang tính chất tinh thần tượng trưng cho sự phát triển của người xưa so với GDP là thước đo mang tính vật chất tượng trưng cho sự phát triển của xã hội ngày nay. Vậy nói rằng xã hội phát triển theo chiếu hướng đi lên là không đúng mà phải nói rằng xã hội ngày nay đang di chuyển theo chiều hướng ngày càng nghiêng nặng về thái cực vật chất và tất yếu cũng không thể nào thoát khỏi quy luật giống như xã hội xưa là khi đã đạt tới cực điểm rồi ắt sẽ phải thoái trào.

Vậy có thể kêt luận rằng sự phát triển của nhân loại thực chất không phải là sự phát triển theo chiều hướng đi lên mà là sự giao động qua lại giữa 2 thái cực vật chất và tinh thần. Trong đó, xã hội mà chúng ta đang sống đang nằm trong khoảng cuối nửa sau của chu kỳ giao động thứ nhất.


Kết luận này càng làm sáng tỏ thêm về một sự sụp đổ tất yếu của CNTB trong tương lai vấn đề hiện nay chỉ là câu hỏi điều này sẽ xảy ra trong bao lâu nữa và chúng ta có thể làm được những gì ngay từ bây giờ.
 
cái phân tích của chú Minh về chuyện "phong kiến là văn hóa tinh thần, tư bản là văn hóa vật chất" anh nghĩ là nghe hay nhưng mà chưa được thuyết phục lắm. ví dụ chú bảo là "xưa nó khoe văn hóa, giờ nó khoe GDP." cái này cũng chả hẳn. ngày xưa, 1 nhỏ là nó chưa có GDP để mà khoe. 2 nhỏ là chẳng phải nó dựa vào văn hóa để mà phát triển. chú không tách tinh thần và vật chất riêng biệt ra thế được vì 2 cái này nó gắn chặt với nhau. tất nhiên anh nghĩ chú nói đúng, chuyện phong kiến thiên về tinh thần và bây giờ thiên về vật chất, nhưng mà muốn nó nghe convincing thì chắc phải thêm cái gì nữa vào. chú đọc cái này ở đâu ra hay là chú tự nghĩ ra nhỉ?
còn chuyện phê phán phong kiến là cổ hủ lạc hậu là đúng rồi còn gì nữa. cho dù nó là một nền xã hội coi trọng văn hóa tinh thần, có vô số giá trị của nó không hợp với giá trị nhân văn cơ bản của con người (ví dụ như chuyện ngược đãi phụ nữ, chế độ nô lệ v.v...) nói thế không có nghĩa là phủ nhận những cái tốt của nó. chú nói là xã hội không move forward mà chỉ dao động giữa vật chất và tinh thần như thế, theo anh nghĩ là sai. ít ra cũng phải thấy là nó move forward và dao động cùng 1 lúc.
 
anh Minh:
Nếu nói những người trong xã hội TQ thời xưa đó thiếu thốn, nghèo khổ, ko văn minh thì cũng không đúng bởi vì tuy so với dân thường thời nay thì mức hưởng thụ của bậc vua chúa thời đó vẫn còn kém xa nhưng đối với người dân trong thời kỳ đó thì hưởng thụ vật chất như vậy đã là tột đỉnh của sự xa hoa rồi hay nói cách khác là họ đều cảm thấy thoải mái với điều kiện sinh sống trong xã hội của họ cũng giống như chúng ta cũng luôn thoải mái về điều kiện sinh sống trong xã hội của chúng ta. Điều này chứng tỏ một thực tế là nhu cầu của con người đối với cả 2 nhân tố tinh thần và vật chất đều có một biên độ giao động vô cùng lớn, rất ít vẫn có thể là rất nhiều và rất nhiều hoàn toàn có thể trở thành rất ít. Do vậy nếu nói rằng chỉ có sự phát triển về vật chất mới có thể coi là sự phát triển đích thực, mới có thể cân đo đong đếm được là một điều hết sức sai lầm và ngộ nhận mà trái lại tinh thần cũng hoàn toàn có thể trở thành thước đo của sự phát triển. Người xưa khi so sánh sự phát triển của nước mình với các nước lân bang họ không đem GDP hay ngân khố của triều đình ra để thi thố mà họ nhìn vào sự phát triển của văn hóa, sự tinh sảo của các công trình kiến trúc, sự sành điệu trong lễ nghĩa, sự uyên thâm trong hiểu biết xã hội, văn hóa, con người và vũ trụ. Đó chính là những thước đo mang tính chất tinh thần tượng trưng cho sự phát triển của người xưa so với GDP là thước đo mang tính vật chất tượng trưng cho sự phát triển của xã hội ngày nay.

Thứ 1. Em không nghĩ rằng dưới thời kì chế độ phong kiến con người ta lại "thấy thoải mái với điều kiện sinh sống trong xã hội" đâu. Người dân thời đó ít ham muốn vật chất đơn giản là vì họ không được phép và có quyền ham muốn. Xã hội phân chia đẳng cấp rõ rệt làm 2 thành phần: tầng lớp thống trị, và tầng lớp bị trị. Của cải, vật chất thì hầu hết do tầng lớp đầu nắm giữ.

Chắc hẳn chúng ta vẫn còn chưa quên các tác phẩm văn học trào lưu Hiện thực phê phán như Lão Hạc (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố) mà trong đó hiện thực sống tan thương và bi đát của những số phận người nông dân VN trong quá khứ được phản ảnh rõ rệt đến mức độ nào.


Thứ 2. Lịch sử Thế giới từ thời kỳ phục hưng, cận đại, cho tới hiện đại đều là lịch sử chiến tranh. Thế chiến II mới vừa kết thúc vào năm 1945 đấy thôi?

Chính vì vậy trong một môi trường thời chiến như thế làm sao thương mại phát triển được? Hơn nữa việc giao thương giữa các nước, khu vực, châu lục với nhau khó có thể diễn ra do sự lạc hậu, nghèo nàn của Khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ.

Vậy có thể kêt luận rằng sự phát triển của nhân loại thực chất không phải là sự phát triển theo chiều hướng đi lên mà là sự giao động qua lại giữa 2 thái cực vật chất và tinh thần. Trong đó, xã hội mà chúng ta đang sống đang nằm trong khoảng cuối nửa sau của chu kỳ giao động thứ nhất.

Quan điểm và tư duy này khá thú vị đấy ạ. ;) :> Song em vẫn thiên về của Marx hơn rằng lịch sử nhân loại là lịch sử đấu tranh giữa 2 tầng lớp thống trị và bị trị. Bởi nó giải thích tại sao nhu cầu vật chất của con người ngày càng được bình thường hóa và công nhận hóa như ngày nay.

Kết luận này càng làm sáng tỏ thêm về một sự sụp đổ tất yếu của CNTB trong tương lai vấn đề hiện nay chỉ là câu hỏi điều này sẽ xảy ra trong bao lâu nữa và chúng ta có thể làm được những gì ngay từ bây giờ.

Thưa anh, em không nghĩ rằng trên Thế giới tính cho đến thời điểm này còn tồn tại xã hội nào là CNTB thuần túy cả, kể cả Mỹ. Và cũng không còn tồn tại xã hội nào là CNCS thuần túy cả, kể cả Trung Quốc.

Nếu nói về sự sụp đổ của CNTB thì em nghĩ nó đã xảy ra ngay từ thời kỳ Great Depression những thập niên 30 ở Mỹ rồi. Cũng như của CNCS mà ở VN ta là từ khi Nhà nước chính thức từ bỏ chế độ Bao Cấp và tiến lên Đổi Mới.
 
Anh Minh nói về nhiều điểm khác nhau trong bài của mình. Cách anh nhìn về marketing, em nghĩ là có phần hơi cực đoan. Dân chúng có một nhu cầu nào đó, việc của marketing chỉ là thuyết phục người mua rằng sản phẩm của nhà sản xuất thoả mãn nhu cầu đó, làm cuộc sống của người tiêu dùng dễ chịu hơn. Thế có nghĩa là những gì mà số đông không muốn thì marketing có muốn làm sao cũng không thuyết phục người ta mua được. Nói cách khác, marketing chỉ là phản ánh nhu cầu của người dùng trong hiện tại, đôi lúc cả tương lai. Nếu như anh học về marketing, nhất là về phần product selection and development thì anh sẽ thấy là nhu cầu thực sự của người tiêu dùng mới là yếu tố thống trị sản phẩm gì sẽ được bán ra chứ không phải là do nhà sản xuất muốn. Như vậy thì bản chất, giá trị, cách suy nghĩ, lỗi sống của người mua mới mang tính quyết định, chứ không phải là do thủ thuật của người bán. Thủ thuật chỉ là để bán nhiều hơn thôi, không bắt khách mua cái gì họ không muốn được.

Tuy nhiên phần về marketing không quá hay, phần em nghĩ đặc sắc, đáng để nói tới là cách anh nói về tương lai lâu dài của chủ nghĩa tư bản. Anh có nói về cách con người đánh giá độ quan trọng của vật chất và tinh thần biến thiên theo thời gian và nói chung có tiếng nói quyết định trong việc một xã hội sẽ ứng xử thế nào. Em nghĩ là lập luận đó hợp lý nhưng vẫn cảm thấy lập luận đó chưa thật căn bản.
Theo như anh nói thì bởi vì chủ nghĩa tư bản mà con người sẽ bị sa hoá về đạo đức và lối sống. Em lấy ví dụ như thế này, bây giờ xét 2 người, một người thuận tay trái, một người thuận tay phải. Em sẽ nói rằng coi như mọi yếu tố như nhau, 2 người sẽ có khả năng đến cùng 1 quyết định giống nhau trong trường hợp giống nhau, ở đây là bán linh hồn cho quỷ để được giầu sang. Vậy lấy 2 người khác, một người giàu và một người nghèo, trong 2 người đó, người nào sẽ dễ bán linh hồn cho quỷ để được nhiều của cải hơn ? Em nghĩ là cái đó hoàn toàn phụ thuộc vào bản chất của con người, nếu nói chung bản chất con người là tốt thì nói chung là khó bán linh hồn hơn, còn nếu xấu thì dễ bán hơn, không phụ thuộc vào ai có bao nhiêu tiền. Người giầu có thể là người xấu mà người nghèo cũng có thể là người xấu. Theo em nghĩ thì nếu mà 30% người giầu là người xấu thì 30% người nghèo cũng là người xấu.

Bây giờ vào gần với vấn đề hơn, thực chất thì CNXH và CNTB khác nhau ở cách phân chia, quản lý, sử dụng tài nguyên. Từ sự khác biệt đó dẫn tới sự khác biệt về cách nhìn nhận đối với các giá trị khác nhau. Theo như anh nói thì anh có vẻ tin rằng cách con người quản lý tài nguyên như thế nào sẽ dẫn tới bản chất của họ sẽ trở thành như thế nào, đã chui vào đường CNTB là không muốn ra hoặc không có đường ra (em không chắc lắm là ý anh muốn nói là không muốn hay không thể nhưng dù là bên nào chăng nữa cũng không ra). Con người mà theo CNTB là sẽ dẫn tới thoái hoá về đạo đức và giá trị tinh thần. Mặt khác, em hoàn toàn có thể nói là sau một thời gian CNTB phát triển, họ sẽ trở thành CNXH. Ví dụ như ở châu Âu, rất nhiều nước đánh thuế rất cao, biến của riêng thành của chung, phục vụ cho nhu cầu chung của xã hội. Đó là hiện tại, có thể về sau họ sẽ đi các bước khác tới gần CNXH hơn. Có một số dạng của "làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu", dựa vào sự tự giác cao của mỗi thành viên trong xã hội cũng đang hiện diện ở các nước phát triển. Ví dụ như là việc trả tiền điện thoại 1 tháng còn gọi trong thành phố bao nhiêu cũng được. Với những thứ mà tương đối rẻ, việc hưởng theo nhu cầu không phải là hiếm nữa. Giả sử như mọi người không tự giác, cố tình lạm dụng việc hưởng theo nhu cầu này thì các công ty nước, điện thoại, một vài thứ khác sẽ khốn khổ. Không phải là một ví dụ thật sát nhưng mà khái niệm cũng khá gần nhau.

Em nghĩ CNTB có thể không phải là mô hình xã hội chuẩn mực trong tương lai xa nhưng mà có thể nó là bước mà xã hội phải đi qua. Ví dụ như anh đi xe thì ở tốc độ nào nên ở vào số đó. Đi số thật thấp ở tốc độ cao không ổn mà đi số cao ở tốc độ thấp cũng không ổn. Xã hội phát triển tới đâu thì nên dùng mô hình xã hội thích hợp tới đó. Có thể khi con người đã có đầy đủ về mặt vật chất rồi thì muốn giá trị tinh thần, có thể khi con người đã đầy đủ về mặt tinh thần có thể lại đi tìm giá trị vật chất. CNXH có thể là cái đích chúng ta nên hướng đến nhưng không có nghĩa là phải dùng nó vào bất cứ thời điểm nào. CNTB có thể không phải là đích đến cuối cùng về mặt lâu dài nhưng không có nghĩa là phải loại bỏ nó ngay lập tức, không đi qua nó.
 
Kết luận này càng làm sáng tỏ thêm về một sự sụp đổ tất yếu của CNTB trong tương lai vấn đề hiện nay chỉ là câu hỏi điều này sẽ xảy ra trong bao lâu nữa và chúng ta có thể làm được những gì ngay từ bây giờ.

Có thể em có cách nhìn nhận thật kém, tuy nhiên, cái xã hội chúng ta đang sống không hẳn là "pure," not even "largely" capitalistic, mà là democratic liberalism như Mr. Francis Fukuyama nói tới trong cuốn sách The End of History and the Last Man, quyển sách mà em tính sẽ đọc.

Bằng chứng, đúng là Mỹ làm ô nhiễm môi trường, nhưng anh đã hoàn toàn bỏ qua những restrictions cản trở những việc tác hại môi trường do những environmental groups lobbyed để mà giành được như Clean Air Act, rỗi evironmental standards, rồi sự cấp khai thác dầu hỏa ở các vùng được gọc là environmental significant ở Alaska.

Supply và demands tuy mạnh mẽ, nhưng nhiều khi bi subjected to public regulations nhầm hạn chế tính tàn phá của nó: minimum wages (lương tối thiểu), ceiling prices (1 giá nhất định nào đó mà hàng hóa không được vược qua), anti-trust law (chống độc quyền) etc

Progressive tax system: thuế dựa trên thu nhập, càng giàu càng đóng nhiều.

vv

Tất cả những gì em nói, một lần nữa không bác bỏ những mặt trái của capitalism. Tuy nhiên muốn chỉ ra, capitalism bây giờ không phải là capitalism 1 hay 2 centuries về trước, giống như Communism ở Trung Quốc bây giờ không phải là cái communism 4 hay năm chục năm về trước. Bây giờ xã hội đã matured hơn và bắt đầu kiểm soát tốc độ và những điểm xấu của nó, cân bằng giữa sự cuốn hút của vật chất và bảo tồn văn hóa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1. Về cái vụ CNCS vs CNTB anh nghĩ là tại CNCS trong thế kỷ 20 tự điểm vào tử huyệt của mình thì đúng hơn (vì thế mới phải phê và tự phê rất nhiều, hoặc là chuyển đổi sang CHTB).

2. Các lý thuyết của Marx không bao giờ nói là "tinh thần" quyết định cả. Marx luôn đặt nặng yếu tố "vật chất". Ông cho rằng sở dĩ con người có thể đạt đến CNXH, rồi CNCS chính là nhờ vào yếu tố vật chất, tức là khoa học kỹ thuật phát triển mạnh đến mức mà sản xuất ra của cải dư thừa, thỏa mãn được nhu cầu của tất cả mọi người. Marx nhấn rất mạnh vào chuyện CNXH phải trải qua CNTB trước đã, là giai đoạn tích lũy của cải vật chất.
 
Đoàn Trang đã viết:
Thứ 1. Em không nghĩ rằng dưới thời kì chế độ phong kiến con người ta lại "thấy thoải mái với điều kiện sinh sống trong xã hội" đâu. Người dân thời đó ít ham muốn vật chất đơn giản là vì họ không được phép và có quyền ham muốn. Xã hội phân chia đẳng cấp rõ rệt làm 2 thành phần: tầng lớp thống trị, và tầng lớp bị trị. Của cải, vật chất thì hầu hết do tầng lớp đầu nắm giữ.

Nếu Trang thích Marx thì em sẽ phải biết câu "ở đâu có mâu thuẫn thì ở đó phải có đấu tranh" kết hợp với câu "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi" của HCM thì em có lý giải được là tại sao chế độ phong kiến bất công như vậy mà nó lại có thể tồn tại và phát triển tới vài ngàn năm hay không?

Chế độ phong kiến đã từng có những khoảng thời gian vô cùng huy hoàng và rực rỡ nhất là tại Trung Quốc trong thời Đường. Đất nước thái bình, nhân dân an lạc, văn hóa phát triển cực thịnh mà vô vàn tác phẩm thành tựu của nó còn lưu truyền mãi cho tới tận ngày nay. Hiển nhiên vào thời kỳ đó có là thánh cũng không ai có thể tưởng tượng được một viễn cảnh đen tối cho chế độ phong kiến hàng ngàn năm sau. Lý do rất đơn giản là hồi đó nta không bị đói, được ăn mo mặc ấm, được an cư lạc nghiệp, được tận hưởng các giá trị tinh thần phong phú nên cuộc sống như vậy đối với họ là quá đủ rồi và thời đó con người không sống thiên về vật chất hay có nhiều nhu cầu vật chất như ngày nay. Còn anh thấy CNTB mới tồn tại được có vài trăm năm mà hiện giờ đã nảy sinh vô số mẫu thuẫn, nguy hiểm tiềm tàng, tuy con người có tự do hơn nhưng liệu có phải sự tự do và lòng tham của con người đang hủy hoại và đe dọa sự tồn vong của chính bản thân họ và con cháu họ không?

Chắc hẳn chúng ta vẫn còn chưa quên các tác phẩm văn học trào lưu Hiện thực phê phán như Lão Hạc (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố) mà trong đó hiện thực sống tan thương và bi đát của những số phận người nông dân VN trong quá khứ được phản ảnh rõ rệt đến mức độ nào.

Đây là thời kỳ "hậu mãn vận" của chế độ phong kiến rồi nên những thực tiễn này có lẽ khỏi phải bàn cãi chỉ tiếc là người phương đông chúng ta đi chậm hơn người phương tây 1 bước có lẽ cũng chỉ vì phương đông là thành trì của chủ nghĩa phong kiến nên không dễ gì có thể thay đổi ngay được.


Thứ 2. Lịch sử Thế giới từ thời kỳ phục hưng, cận đại, cho tới hiện đại đều là lịch sử chiến tranh. Thế chiến II mới vừa kết thúc vào năm 1945 đấy thôi?

Chính vì vậy trong một môi trường thời chiến như thế làm sao thương mại phát triển được? Hơn nữa việc giao thương giữa các nước, khu vực, châu lục với nhau khó có thể diễn ra do sự lạc hậu, nghèo nàn của Khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ.

Giao thương buôn bán chỉ thực sự cần thiết và có cơ hội phát triển khi con người có tham vọng làm giàu và hướng tới vật chất, nền kinh tế của chế độ phong kiến là nền kinh tế tự cung tự cấp hay nói cách khác nó khong phải là một nền kinh tế hoàn chỉnh vì nó tạo ra rất ít các giá trị thặng dư. Con người chỉ cần trao đổi hàng hóa qua lại cho nhau để đảm bao cơm ngày 3 bữa, sáng tập võ, chiều làm thơ, đêm về ngắm sao ôm vợ thì đối với họ đã là hạnh phúc vô bờ rồi. Nói chung triết lý sống và sự hạnh phúc của họ khác với chúng ta bây giờ nhiều. Đừng nghĩ là người xưa ngu hơn người nay, chúng ta nghĩ ra được ô tô máy bay còn họ thì không mà đơn giản là vào thời kỳ đó chả có một động lực nào thúc đẩy họ phải phát minh ra những thứ như vậy cả hay nói một cách tổng quát là tuy cách thức sống của người xưa và người nay có khác nhau nhưng mức độ hạnh phúc của 2 bên thì chưa biết ai đã hơn ai. Mà chúng ta hiện nay cắm đầu cắm cổ vào làm giàu để làm gì có phải cũng chỉ để mưu cầu hạnh phúc thôi đúng không ạ?


Thưa anh, em không nghĩ rằng trên Thế giới tính cho đến thời điểm này còn tồn tại xã hội nào là CNTB thuần túy cả, kể cả Mỹ. Và cũng không còn tồn tại xã hội nào là CNCS thuần túy cả, kể cả Trung Quốc.

CNCS chỉ là thứ nằm trên giấy chẳng qua nhờ thời mà ngoi ngóp được một chút chứ làm sao đi so với CNTB vốn là quy luật tất yếu của lịch sử được. Như anh đã nói ở trên CNCS đặt vấn đề về bóc lột, về giá trị thặng dư, về mâu thuẫn giai cấp đều là chỉ nhìn thấy ngọn mà không thấy gốc vấn đề chính hoàn toàn không phải là như vậy. Còn chủ nghĩa tư bản ở đây là thể hiện trong hiến pháp, trong thể chế chính trị, trong phương pháp luận của xã hội, của nền kinh tế. Bất kỳ nước nào có cơ chế trị thường và vận hành tuân theo quy luật của thị trường thì có thể gọi đó là một nước tư bản cái này có trong sách của Marx rồi.

Còn đúng là hiện giờ chỉ có TQ là một thứ khá thú vị khi nó áp dụng kinh tế thị trường theo kiểu nửa vời, có kiểm soát, trung ương tập quyền nhưng với tốc độ phát triển kinh tế của nó như hiện nay, kéo thêm vài chục năm nữa thì không hiểu là nó chết trước hay Mỹ sẽ chết trước.

Nếu nói về sự sụp đổ của CNTB thì em nghĩ nó đã xảy ra ngay từ thời kỳ Great Depression những thập niên 30 ở Mỹ rồi. Cũng như của CNCS mà ở VN ta là từ khi Nhà nước chính thức từ bỏ chế độ Bao Cấp và tiến lên Đổi Mới.

Great Depression chưa phải là sụp đổ đâu, mới chỉ ốm đau quặt quẹo một chút thôi, sự sụp đổ mà anh muốn nói tới là sự sụp đổ toàn diện triệt để và hoàn toàn không thể cưỡng lại được cũng như không có bất kỳ lối thoát nào cả.



Hoàng Long đã viết:
cái phân tích của chú Minh về chuyện "phong kiến là văn hóa tinh thần, tư bản là văn hóa vật chất" anh nghĩ là nghe hay nhưng mà chưa được thuyết phục lắm. ví dụ chú bảo là "xưa nó khoe văn hóa, giờ nó khoe GDP." cái này cũng chả hẳn. ngày xưa, 1 nhỏ là nó chưa có GDP để mà khoe. 2 nhỏ là chẳng phải nó dựa vào văn hóa để mà phát triển. chú không tách tinh thần và vật chất riêng biệt ra thế được vì 2 cái này nó gắn chặt với nhau. tất nhiên anh nghĩ chú nói đúng, chuyện phong kiến thiên về tinh thần và bây giờ thiên về vật chất, nhưng mà muốn nó nghe convincing thì chắc phải thêm cái gì nữa vào. chú đọc cái này ở đâu ra hay là chú tự nghĩ ra nhỉ?
còn chuyện phê phán phong kiến là cổ hủ lạc hậu là đúng rồi còn gì nữa. cho dù nó là một nền xã hội coi trọng văn hóa tinh thần, có vô số giá trị của nó không hợp với giá trị nhân văn cơ bản của con người (ví dụ như chuyện ngược đãi phụ nữ, chế độ nô lệ v.v...) nói thế không có nghĩa là phủ nhận những cái tốt của nó. chú nói là xã hội không move forward mà chỉ dao động giữa vật chất và tinh thần như thế, theo anh nghĩ là sai. ít ra cũng phải thấy là nó move forward và dao động cùng 1 lúc.

Bác Long kính mến, tất nhiên để chứng minh rốt ráo việc này không thể nào chỉ gói gọn trong vài 3 bài posts lẻ tẻ. Cần phải có sự đào sâu nghiên cứu hơn nữa nhưng rất tiếc hiện giờ em chưa có nhiều thời gian nên cũng hy vọng qua đây có thể tìm ra được những người đồng quan điểm để có thể cùng chia sẻ, nghiên cứu.

+ Trước tiên về câu hỏi nền văn minh nhân loại có move forward hay không hay là chỉ dao động thôi. Thì em xin được đưa ra 2 cột mốc hay 2 hệ quy chiếu như sau:

Nếu lấy nền kinh tế toàn cầu, GDP và thước đo vật chất ra để so sánh thì hẳn nhiên câu trả lời phải là có vì như đã phân tích ở trên xã hội ngày nay là xã hội thiên về vật chất nên tất nhiên thước đo của nó phải là thước đo vật chất.

Nhưng nếu suy nghĩ sâu hơn thì sẽ phải lấy một thước đo khác, khách quan hơn để nhìn nhận sự phát triển mà theo em đó là chỉ số hạnh phúc hay Happiness Index (HI).

Vì sao vậy? Có phải con người từ lúc sinh ra cho tới lúc chết đi tất cả những hành động của họ đều chỉ hướng tới một mục tiêu duy nhất là mưu cầu hạnh phúc cho dù đó có là một tỉ phú, ông hoàng bà chúa hay một kẻ ăn mày. Việc kiếm tiền triệu, cưới vợ hoa hậu, người mẫu, mua BMW...etc cũng đều không nằm ngoài 2 từ "hạnh phúc". Cũng tương tự như vậy đối với việc làm thơ, làm văn, xây đình chùa, tiến hành nghi lễ, phong tục, thờ cúng thần thánh, tổ tiên...etc. Xã hội có phát triển hơn tât cả cũng chỉ đều nhằm mục đích là đem lại nhiều hạnh phúc hơn cho từng cá nhân trong xã hội đó, khiến cho các cá nhân cảm thấy vui vẻ hơn, thỏa mãn hơn và hài lòng hơn với cuộc sống của mình.

Một yếu tố nữa cũng khá thụ vị rằng việc lấy HI ra làm thước đo chuẩn sẽ giúp chúng ta có khả năng so sánh một cách khách quan nhất xã hội qua nhiều thời kỳ khác nhau mà hoàn toàn không bị lệ thuộc vào chuẩn mực tinh thần hay chuẩn mực vật chất từ đó càng thấy rõ xu thế phát triển mang tính dao động thay vì tiến lên của xã hội loài người.

Vậy nếu xét trên góc độ này thì có thể thấy khá rõ rằng HI trong thời kỳ cực thịnh của phong kiến có lẽ cũng không khác HI trong thời kỳ TBCN ngày nay là mấy. Người xưa tập trung vào đạo giáo, lễ nghĩa, văn học nghệ thuật, các giá trị tâm hồn, tinh thần để boost HI thì người ngày nay tập trung vào nhà lầu, xe hơi, cuộc sống xa hoa giàu có để boost HI. Người xưa HI bị hạn chế bởi sự hà khắc trong xã hội, bởi những phong tục tập quán giới hạn quyền con người thì người ngày nay HI bị hạn chế bởi mâu thuẫn giai cấp, bởi sự cạnh tranh khốc liệt trong cuộc sống, bởi sự phân hóa giàu nghèo, bởi môi trường sống bị ô nhiễm, bởi quan hệ thực dụng, vật chất, thiếu tình người giữa các cá nhân trong xã hội.

Một thực tiễn nữa cũng rất đáng quan tâm đó là hầu hết các tôn giáo chính hiện nay đều khởi thủy từ vài ngàn năm trước khi chủ nghĩa tinh thần hay chủ nghĩa duy tâm đang ở trong thời kỳ cực thịnh trong khi đó ở thời đại ngày nay tôn giáo ngày càng bị chà đạp, lợi dụng và đàn áp. Vậy nói một cách khách quan thì tôn giáo thực sự là gì, để làm gì và liên quan gì đến HI?
Nếu làm một so sánh khách quan thì có thể phát hiện ra rằng tôn giáo thực chất cũng chỉ là một công cụ tuyên truyền cho chủ nghĩa duy tâm mà thôi, hay nói cách khác nó chính là nghệ thuật Marketing của xã hội duy tâm. Thông qua tôn giáo xã hội duy tâm có thể khiến cho con người bị cuốn sâu vào dòng xoáy duy tâm từ đó giảm thiểu các nhu cầu về vật chất hay chấp nhận sự khổ hạnh mà vẫn giúp người đó duy trì được HI ở mức không đổi. Hay nói cách khác là tôn giáo giúp xã hội thiên về các giá trị tinh thần thời xưa khắc phục được sự thiếu hụt về các giá trị vật chất mà vẫn bảo toàn được HI. Còn ngày nay marketing là một thứ tôn giáo giúp xã hội tư bản lôi kéo con người vào dòng xoáy vật chất từ đó giảm thiểu các nhu cầu về tinh thần hay tạm thời chấp nhận một sự sa đà về vật chất để quên đi sự thiếu hụt về mặt tinh thần. Như vậy Marketing cũng giúp xã hội ngày nay khắc phục được sự thiếu hụt về các giá trị tinh thần mà vẫn bảo toàn được HI.


Vậy có thể kết luận rằng nếu nhìn nhận xã hội trên khía cạnh hạnh phúc thì xã hội ngày nay không move forward mà chỉ giao động từ xu thế mưu cầu hạnh phúc thông qua các giá trị tinh thần sang mưu cầu hạnh phúc thông qua các giá trị vật chất mà thôi.
 
Lê Nguyễn Ngọc Tâm đã viết:
Anh Minh nói về nhiều điểm khác nhau trong bài của mình. Cách anh nhìn về marketing, em nghĩ là có phần hơi cực đoan. Dân chúng có một nhu cầu nào đó, việc của marketing chỉ là thuyết phục người mua rằng sản phẩm của nhà sản xuất thoả mãn nhu cầu đó, làm cuộc sống của người tiêu dùng dễ chịu hơn. Thế có nghĩa là những gì mà số đông không muốn thì marketing có muốn làm sao cũng không thuyết phục người ta mua được. Nói cách khác, marketing chỉ là phản ánh nhu cầu của người dùng trong hiện tại, đôi lúc cả tương lai. Nếu như anh học về marketing, nhất là về phần product selection and development thì anh sẽ thấy là nhu cầu thực sự của người tiêu dùng mới là yếu tố thống trị sản phẩm gì sẽ được bán ra chứ không phải là do nhà sản xuất muốn. Như vậy thì bản chất, giá trị, cách suy nghĩ, lỗi sống của người mua mới mang tính quyết định, chứ không phải là do thủ thuật của người bán. Thủ thuật chỉ là để bán nhiều hơn thôi, không bắt khách mua cái gì họ không muốn được.

Anh rất hiểu ý của Tâm bản thân major của anh cũng là Business nên anh cũng có học qua về marketing tuy nhiên nếu chỉ đọc sách vở thôi thì chưa đủ mà nên dựa vào đó để có một cách nhìn nhận tổng quát hơn nữa. Bản thân marketing cũng có nhiều cấp độ, nhẹ thì như em nói còn nặng thì là kiểu bán hàng đa cấp như anh đã đề cập tới. Còn về câu hỏi marketing có khả năng khiến nta từ không cần thành rất thích không thì câu trả lời hiển nhiên là có. Anh lấy ví dụ hết sức đơn giản thế này. Chắc em cũng biết quần áo của Louis Vuiton đắt đến cỡ nào vậy anh có 1 cái case là giả dụ có một cái quần lót với mác Louis Vuiton giá cỡ khoảng 100 USD, ta đem bóc cái mác đấy ra, dán mác may 10 vào chất đống một chỗ và thông báo cho mọi người biết là ai thích đến lấy thì lấy, free vậy theo em thì số lượng cái quần đó với mác Louis Vuiton sẽ được bán ra nhiều hơn hay số người đến nhặt free với mác may 10 sẽ đông hơn? (mặc dầu là cùng 1 thứ chỉ khác mỗi cái nhãn thôi). Tóm lại là các lý thuyết trong sách vở tất nhiên họ luôn có cách trình bày hoa mỹ chứ không bao giờ nói thẳng ra là để lừa được nhiều khách hàng hơn thì chúng ta phải áp dung chiêu bài này, chiến thuật kia. Còn sở dĩ anh dùng luận điệu tiêu cực như vậy để nói là vì anh không đặt mình vào thời đại ngày nay để nhận xét mà anh đang đang nhìn nhận ở góc độ lâu dài, long term, đứng ở tương lai để nhìn vào hiện tại. Chứ còn hiển nhiên với chúng ta thì marketing là thứ không thể thiếu trong làm ăn buôn bán, bản thân anh cũng đã từng "lừa" nhiều người rồi. Và những gì anh nói ở trên cũng không phải là quan điểm thực tiễn của cá nhân anh mà là anh đứng trên góc độ lý thuyết để nói. Muốn nhìn nhận một vấn đề thật khách quan thì ta phải thoát ra được cái cảm giác chủ quan của cá nhân mình mà bám chặt vào tính logic của các mệnh đề, luận điểm, chứng cứ khách quan thì mới thấy rõ được.



Theo như anh nói thì bởi vì chủ nghĩa tư bản mà con người sẽ bị sa hoá về đạo đức và lối sống. Em lấy ví dụ như thế này, bây giờ xét 2 người, một người thuận tay trái, một người thuận tay phải. Em sẽ nói rằng coi như mọi yếu tố như nhau, 2 người sẽ có khả năng đến cùng 1 quyết định giống nhau trong trường hợp giống nhau, ở đây là bán linh hồn cho quỷ để được giầu sang. Vậy lấy 2 người khác, một người giàu và một người nghèo, trong 2 người đó, người nào sẽ dễ bán linh hồn cho quỷ để được nhiều của cải hơn ? Em nghĩ là cái đó hoàn toàn phụ thuộc vào bản chất của con người, nếu nói chung bản chất con người là tốt thì nói chung là khó bán linh hồn hơn, còn nếu xấu thì dễ bán hơn, không phụ thuộc vào ai có bao nhiêu tiền. Người giầu có thể là người xấu mà người nghèo cũng có thể là người xấu. Theo em nghĩ thì nếu mà 30% người giầu là người xấu thì 30% người nghèo cũng là người xấu.

Em hiểu nhầm ý của anh rồi, sa hóa về lối sống hay đạo đức của các cá nhân không phải là thứ có thể khiến cho xã hội sụp đổ mà thứ khiến cho nó sụp đổ là xu thế phát triển thái quá giữa 2 thái cực vật chất và tinh thần. Do vậy kể cả xã hội mà đạo đức quá, duy ý chí quá, thiên về tinh thần nhiều quá thì tất cũng sẽ phải sụp đổ như vậy thôi. Anh nghĩ là em nên đọc kỹ hơn các luận điểm của anh thì sẽ dần dần hiểu được vấn đề.

Bây giờ vào gần với vấn đề hơn, thực chất thì CNXH và CNTB khác nhau ở cách phân chia, quản lý, sử dụng tài nguyên. Từ sự khác biệt đó dẫn tới sự khác biệt về cách nhìn nhận đối với các giá trị khác nhau. Theo như anh nói thì anh có vẻ tin rằng cách con người quản lý tài nguyên như thế nào sẽ dẫn tới bản chất của họ sẽ trở thành như thế nào, đã chui vào đường CNTB là không muốn ra hoặc không có đường ra (em không chắc lắm là ý anh muốn nói là không muốn hay không thể nhưng dù là bên nào chăng nữa cũng không ra). Con người mà theo CNTB là sẽ dẫn tới thoái hoá về đạo đức và giá trị tinh thần. Mặt khác, em hoàn toàn có thể nói là sau một thời gian CNTB phát triển, họ sẽ trở thành CNXH. Ví dụ như ở châu Âu, rất nhiều nước đánh thuế rất cao, biến của riêng thành của chung, phục vụ cho nhu cầu chung của xã hội. Đó là hiện tại, có thể về sau họ sẽ đi các bước khác tới gần CNXH hơn. Có một số dạng của "làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu", dựa vào sự tự giác cao của mỗi thành viên trong xã hội cũng đang hiện diện ở các nước phát triển. Ví dụ như là việc trả tiền điện thoại 1 tháng còn gọi trong thành phố bao nhiêu cũng được. Với những thứ mà tương đối rẻ, việc hưởng theo nhu cầu không phải là hiếm nữa. Giả sử như mọi người không tự giác, cố tình lạm dụng việc hưởng theo nhu cầu này thì các công ty nước, điện thoại, một vài thứ khác sẽ khốn khổ. Không phải là một ví dụ thật sát nhưng mà khái niệm cũng khá gần nhau.

Đúng như em nói mô hình xã hội của các nước bắc Âu như Sweeden, Norway, Holland là rất lý tưởng nhưng sở dĩ các nước này đạt được như vậy là do những đặc thù riêng về mặt lịch sử, địa lý, con người và họ cũng không đủ sức mạnh để cản bước sự phát triển quá đà của CNTB. CNTB hiện nay vẫn là đại diện cho xu thế phát triển của thời đại và nó đang là mô hình chuẩn để các nước đang phát triển như VN noi theo. Rất tiếc là VN không có đủ điều kiện cần thiết để áp dụng các mô hình xã hội kiểu như ở Bắc Âu.

Em nghĩ CNTB có thể không phải là mô hình xã hội chuẩn mực trong tương lai xa nhưng mà có thể nó là bước mà xã hội phải đi qua. Ví dụ như anh đi xe thì ở tốc độ nào nên ở vào số đó. Đi số thật thấp ở tốc độ cao không ổn mà đi số cao ở tốc độ thấp cũng không ổn. Xã hội phát triển tới đâu thì nên dùng mô hình xã hội thích hợp tới đó. Có thể khi con người đã có đầy đủ về mặt vật chất rồi thì muốn giá trị tinh thần, có thể khi con người đã đầy đủ về mặt tinh thần có thể lại đi tìm giá trị vật chất. CNXH có thể là cái đích chúng ta nên hướng đến nhưng không có nghĩa là phải dùng nó vào bất cứ thời điểm nào. CNTB có thể không phải là đích đến cuối cùng về mặt lâu dài nhưng không có nghĩa là phải loại bỏ nó ngay lập tức, không đi qua nó.

Chính thế đấy, chính vì CNTB chỉ là quá độ của sự phát triển xã hội và sớm muộn gì cũng sẽ phải sụp đổ nên chúng ta cần phải thấy được điều này để chớp thời cơ chuẩn bị ngay từ bây giờ vì anh thấy tương lai đó không còn quá xa vời nữa. Em có thể nghĩ là nó sẽ không sụp đổ như anh nói mà chỉ chuyển đổi dần dần sang mô hình xã hội kiêu khác thôi thì anh có thể nói luôn là không thể dần dần được đây sẽ là một sự sụp đổ rất khốc liệt, rất mạnh mẽ có khi còn tàn khốc hơn là sự sụp đổ của chủ nghĩa phong kiến hay CNXH thời kỳ LX nữa và đó cũng là một quy luật tất yếu của lịch sử thôi.


Trần Thiên Phước đã viết:
Bằng chứng, đúng là Mỹ làm ô nhiễm môi trường, nhưng anh đã hoàn toàn bỏ qua những restrictions cản trở những việc tác hại môi trường do những environmental groups lobbyed để mà giành được như Clean Air Act, rỗi evironmental standards, rồi sự cấp khai thác dầu hỏa ở các vùng được gọc là environmental significant ở Alaska.

Không cứu vãn nổi đâu, chỉ kéo dài thêm được chút ít thời gian thôi. Đến ngay như Kyoto Protocol urgent như vậy mà Mỹ còn từ chối tham gia lại còn đưa ra sáng kiến mua tiêu chuẩn pollution của nước khác để bù vào. Không phải là Mỹ không muốn bảo vệ môi trường đâu, thật ra anh thấy Mỹ là một nước mà người dân khá chú ý đến vấn đề môi trường, nói chung là còn hơn VN nhiều nhưng vấn đề là nó không thể làm gì được, nó không thể hy sinh nền kinh tế vốn là trái tim của nước Mỹ để cứu lấy môi trường được chỉ có thể cố gắng hết sức nhưng sẽ không thể nào đủ được đâu. Nói chung vấn đề môi trường là một vấn đề vô cùng cấp bách hiện nay nhưng thực sự là hoàn toàn không có lối thoát khả dĩ nào cả cho các nền kinh tế TBCN.


Supply và demands tuy mạnh mẽ, nhưng nhiều khi bi subjected to public regulations nhầm hạn chế tính tàn phá của nó: minimum wages (lương tối thiểu), ceiling prices (1 giá nhất định nào đó mà hàng hóa không được vược qua), anti-trust law (chống độc quyền) etc

Progressive tax system: thuế dựa trên thu nhập, càng giàu càng đóng nhiều.

như trên, good but not and never enough.


Một vấn đề nữa anh muốn xác định lại ở đây là cá nhân anh hoàn toàn không muốn bài bác chế độ tư bản một chút nào cả, trái lại là một người sống trong đó anh cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì nó đem lại cho anh rất nhiều lạc thú, rất nhiều cơ hội, rất nhiều quyền lợi, rất nhiều hạnh phúc. Nhưng những gì anh nói ở trên là nói theo góc độ tương lai xa, tương lai lâu dài và nhằm để giải quyết vấn để to nhỏ của VN nên tất nhiên là ngôn ngữ nhiều khi cũng hơi khó nghe, khó hiểu, khó chấp nhận nhưng tất cả những gì anh đưa ra đều dựa trên các chứng cứ luận điểm cụ thể. Nếu em có gì thắc mắc hay chưa hiểu về những luận điểm đó thì cứ nói rõ cho anh biết anh sẽ giải thích cặn kẽ để mọi người hiểu.
 
@Phan Minh: Xin anh đừng hiểu lầm, em không hoàn toàn phủ nhận những luận điểm của anh về những mặt trái của capitalism. Và em ủng hộ những biện pháp hạn chế những cái xấu này.

Tuy nhiên em chỉ muốn rạch rõ ranh giới giữa sự khác biệt của cái capitalism mà anh nói đến so với cái thế giới ngày nay nơi mà globalization, neo-liberalism, consumer consciousness, public concern và quan trọng nhất true democratic institutions đã và đang hộ trợ lẫn nhau tạo ra thế lực cân bằng những cái tốt và xấu, kinh tế và văn hóa, hoàn toàn khác biệt. Và những cái này là những cái mà chúng ta nên embrace để mà phát triển thay vì tẩy chay và bài trừ nó, trừ khi có một system nào đó tốt hơn nữa. Em xin lỗi nhưng đọc những post của anh, đó là cái most visible message em nhìn thấy. Nếu em có hiểu lầm, xin anh thứ lỗi và chỉ rõ cho.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đề tài này thực ra quá rộng lớn nên bàn.. vạn kiếp chắc cũng chưa rốt ráo được :)

Anh chỉ có 1 ý kiến rất nhỏ:

Phan Nhật Minh đã viết:
Chính thế đấy, chính vì CNTB chỉ là quá độ của sự phát triển xã hội và sớm muộn gì cũng sẽ phải sụp đổ nên chúng ta cần phải thấy được điều này để chớp thời cơ chuẩn bị ngay từ bây giờ vì anh thấy tương lai đó không còn quá xa vời nữa. Em có thể nghĩ là nó sẽ không sụp đổ như anh nói mà chỉ chuyển đổi dần dần sang mô hình xã hội kiêu khác thôi thì anh có thể nói luôn là không thể dần dần được đây sẽ là một sự sụp đổ rất khốc liệt, rất mạnh mẽ có khi còn tàn khốc hơn là sự sụp đổ của chủ nghĩa phong kiến hay CNXH thời kỳ LX nữa và đó cũng là một quy luật tất yếu của lịch sử thôi.

Mình bàn cãi nhiều về CNTB và CNXH, hay CNCS, nhưng có khi cần lưu ý rằng CNTB là một "thực thể" hiện thực, nó sống và phát triển (hay... tụt hậu), với những ưu và nhược như mình đã biết.

Ngược lại, CNXH hay CNCS đều chỉ mới tồn tại trên... giấy tờ, sách vở, mà nhiều khi các vị cha đẻ của hai chủ nghĩa này lại mỗi nơi nói một phách, mình đã biết đầu cua tai nheo nó sao đâu? Ngay cả dạng trên sách vở của nó, lắm khi cũng đầy mâu thuẫn và có những điểm rất... ko hay ho gì (nhìn ở tầm gần, chứ tầm xa quá anh ko nhìn được :).

Cho nên bàn nhiều về nó là việc ít nghĩa lý. CNTB có chết đi thì cũng chả biết chủ nghĩa gì sẽ lên thay, nói gì đến CNXH hay CNCS? :)

Ấy là chưa nói đến chuyện chắc gì CNTB đã chết, vì nó có thể tự sửa chữa những mâu thuẫn nội tại (mà có người cho là "trầm kha", nhưng chắc gì đã như thế?) Mà nó có chết đi nữa (đó là quy luật tất yếu? sao lại tất yếu?), biết bao giờ mới chết? :)

Có mấy chuyện tiếu lâm của Tây liên quan đến CNXH và CNTB, khá buồn cười (với anh):

1. Chết hoành tráng

Sau cách mạng Hung 1956, bác Kohn di tản ra ngoại quốc. Mấy năm sau, với tấm hộ chiếu nước ngoài trong tay, bác về Hung thăm làng cũ. Hàng xóm quây quanh bác và hỏi:

- Bác ở tư bản, chắc được chứng kiến cảnh nó hấp hối?

- Ồ, quả vậy! Nhưng cái chết của tư bản nó mới hoành tráng làm sao! :)


2. CNXH

- Cái hay của CHXH là gì?

- Là ở chỗ, CNXH hiện thực thì ko tồn tại, mà CNXH đang tồn tại, thì lại ko hiện thực :)


L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hê hê, anh Minh vất vả, khổ sở quá nhở. Một mình chiến đấu đa mặt trận thế này.:p:>

Để xét đến sự tồn vong, hưng thịnh của mỗi quốc gia (mà ở đây anh Minh đang nói về là Mỹ, TQ, VN) thì cần nhìn vào cả 4 địa hạt của nó: Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội mà đánh giá.

Mà em thấy ở đây anh Minh đã và đang thảo luận đồng thời cả 4 lĩnh vực đấy ạ! Ặc ặc! 8-} b-)


Nếu Trang thích Marx thì em sẽ phải biết câu "ở đâu có mâu thuẫn thì ở đó phải có đấu tranh" kết hợp với câu "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi" của HCM thì em có lý giải được là tại sao chế độ phong kiến bất công như vậy mà nó lại có thể tồn tại và phát triển tới vài ngàn năm hay không?

Vậy theo anh, chẳng hạn như nước Việt ta đây bị đô hộ 1000 năm Bắc thuộc, 100 năm Pháp thuộc thì sở dĩ là chế độ thực dân tốt đẹp, huy hoàng và người dân VN ta không có nhu cầu độc lập, tự do vì cuộc sống vốn hạnh phúc, no đủ?


Chế độ phong kiến đã từng có những khoảng thời gian vô cùng huy hoàng và rực rỡ nhất là tại Trung Quốc trong thời Đường. Đất nước thái bình, nhân dân an lạc, văn hóa phát triển cực thịnh mà vô vàn tác phẩm thành tựu của nó còn lưu truyền mãi cho tới tận ngày nay. Hiển nhiên vào thời kỳ đó có là thánh cũng không ai có thể tưởng tượng được một viễn cảnh đen tối cho chế độ phong kiến hàng ngàn năm sau. Lý do rất đơn giản là hồi đó nta không bị đói, được ăn mo mặc ấm, được an cư lạc nghiệp, được tận hưởng các giá trị tinh thần phong phú nên cuộc sống như vậy đối với họ là quá đủ rồi và thời đó con người không sống thiên về vật chất hay có nhiều nhu cầu vật chất như ngày nay.

Rất có thể, rất có thể.

Song đồng thời cũng có thể là vì người dân ở thế yếu hơn. Hơn nữa, người dân không đứng lên làm cách mạng lật đổ sự chuyên quyền thời bấy giờ vì họ sợ chết (theo lẽ tự nhiên).


Còn anh thấy CNTB mới tồn tại được có vài trăm năm mà hiện giờ đã nảy sinh vô số mẫu thuẫn, nguy hiểm tiềm tàng, tuy con người có tự do hơn nhưng liệu có phải sự tự do và lòng tham của con người đang hủy hoại và đe dọa sự tồn vong của chính bản thân họ và con cháu họ không?

Đến ngay VN ta với chế độ dân chủ ngày nay mà Tự do ngôn luận còn đang thiếu hụt thì làm sao dưới chế độ phong kiến người dân TQ có thể mở miệng cất tiếng nói của mình thời xưa? Nếu không có Quyền được nói thì rất có thể xã hội thuở phong kiến TQ kể cả trong những thời đại huy hoàng, tốt đẹp nhất của nó giống hệt 1 tảng băng trôi 1 phần nổi, 99 phần chìm.

1 trong những cái tốt của chế độ dân chủ là xã hội của nó tương đối mở. Chứ không khép kín như của chế độ quân chủ.


Giao thương buôn bán chỉ thực sự cần thiết và có cơ hội phát triển khi con người có tham vọng làm giàu và hướng tới vật chất, nền kinh tế của chế độ phong kiến là nền kinh tế tự cung tự cấp hay nói cách khác nó khong phải là một nền kinh tế hoàn chỉnh vì nó tạo ra rất ít các giá trị thặng dư. Con người chỉ cần trao đổi hàng hóa qua lại cho nhau để đảm bao cơm ngày 3 bữa, sáng tập võ, chiều làm thơ, đêm về ngắm sao ôm vợ thì đối với họ đã là hạnh phúc vô bờ rồi. Nói chung triết lý sống và sự hạnh phúc của họ khác với chúng ta bây giờ nhiều. Đừng nghĩ là người xưa ngu hơn người nay, chúng ta nghĩ ra được ô tô máy bay còn họ thì không mà đơn giản là vào thời kỳ đó chả có một động lực nào thúc đẩy họ phải phát minh ra những thứ như vậy cả hay nói một cách tổng quát là tuy cách thức sống của người xưa và người nay có khác nhau nhưng mức độ hạnh phúc của 2 bên thì chưa biết ai đã hơn ai. Mà chúng ta hiện nay cắm đầu cắm cổ vào làm giàu để làm gì có phải cũng chỉ để mưu cầu hạnh phúc thôi đúng không ạ?

Em lại nghĩ người xưa ngu hơn người nay (theo cách trình bày của anh). Còn nói cách khác là người nay thông minh hơn người xưa. Cho nên não bộ của con người càng cần hoạt động liên tục, liên tục, và liên tục. Thế mới xuất hiện những Karl Marx mà hạnh phúc chính là lao động. Thời nay không ít người làm việc chỉ vì niềm vui (từ học giả, đến doanh nhân, rồi chính trị gia, v.v...). Nhu cầu vật chất không phải là động lực sống của tất cả, hay thậm chí của nhiều người thời nay.


Great Depression chưa phải là sụp đổ đâu, mới chỉ ốm đau quặt quẹo một chút thôi, sự sụp đổ mà anh muốn nói tới là sự sụp đổ toàn diện triệt để và hoàn toàn không thể cưỡng lại được cũng như không có bất kỳ lối thoát nào cả.

Nhân đây em nghĩ cũng phải nhấn mạnh điểm này với anh Minh rằng: Mỹ là CNTB nhưng CNTB không là Mỹ.

Nếu ở đây anh đang dự đoán về tương lai xa của CNTB lại chỉ nhắm vào và phân tích mỗi Mỹ sẽ là sai lạc. Mà nên xét đến cả các nước CNTB khác như anh Tâm đã nói:

anh Tâm đã viết:
Bây giờ vào gần với vấn đề hơn, thực chất thì CNXH và CNTB khác nhau ở cách phân chia, quản lý, sử dụng tài nguyên. Từ sự khác biệt đó dẫn tới sự khác biệt về cách nhìn nhận đối với các giá trị khác nhau. Theo như anh nói thì anh có vẻ tin rằng cách con người quản lý tài nguyên như thế nào sẽ dẫn tới bản chất của họ sẽ trở thành như thế nào, đã chui vào đường CNTB là không muốn ra hoặc không có đường ra (em không chắc lắm là ý anh muốn nói là không muốn hay không thể nhưng dù là bên nào chăng nữa cũng không ra). Con người mà theo CNTB là sẽ dẫn tới thoái hoá về đạo đức và giá trị tinh thần. Mặt khác, em hoàn toàn có thể nói là sau một thời gian CNTB phát triển, họ sẽ trở thành CNXH. Ví dụ như ở châu Âu, rất nhiều nước đánh thuế rất cao, biến của riêng thành của chung, phục vụ cho nhu cầu chung của xã hội. Đó là hiện tại, có thể về sau họ sẽ đi các bước khác tới gần CNXH hơn. Có một số dạng của "làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu", dựa vào sự tự giác cao của mỗi thành viên trong xã hội cũng đang hiện diện ở các nước phát triển. Ví dụ như là việc trả tiền điện thoại 1 tháng còn gọi trong thành phố bao nhiêu cũng được. Với những thứ mà tương đối rẻ, việc hưởng theo nhu cầu không phải là hiếm nữa. Giả sử như mọi người không tự giác, cố tình lạm dụng việc hưởng theo nhu cầu này thì các công ty nước, điện thoại, một vài thứ khác sẽ khốn khổ. Không phải là một ví dụ thật sát nhưng mà khái niệm cũng khá gần nhau.

Thì em thấy tương lai xa của CNTB phương Tây đúng là sẽ đi đến diệt vong, tàn lụi như anh Minh nói. Nhưng là vì CNTB khi ấy đã hoàn thành xứ mạng của nó và quá độ lên CNXH và mở ra một thiên đường hạnh phúc mới cho con người và xã hội họ. Cũng như CNCS của phương Đông ta đang nỗ lực phấn đấu đồng thời đã trên đường đổi mới nhắm thẳng đích CNXH để đi.

Giai đoạn đổi mới, thích nghi của chủ nghĩa nào cũng đã, đang, và sẽ gặp nhiều thử thách, khó khăn, bất cập như con tằm trong vỏ kén nhầy nhụa, xấu xí. Song đó là một quá trình tự nhiên và bắt buộc trước khi nó chuyển mình hóa bướm đẹp đẽ, rực rỡ và đập cánh tung bay muôn phương.
 
Back
Bên trên