Khoa học kĩ thuật quân sự

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Ngày xưa pháo 130 không nhiều, chỉ đủ trang bị cho mỗi quân khu, quân đoàn vài tiểu đoàn. Ít đến nỗi năm 1975 trước khi Đà Nẵng giải phóng các tiểu đoàn xe tăng và pháo 130 của các quân khu, quân đoàn vẫn do Tổng tư lệnh ngoài Bắc nẵm, được TTL cho phép mới được sử dụng. Về cuối mới cho phép các quân đoàn toàn quyền sử dụng.
Chính xác thì tầm bắn hiệu quả của pháo 122 là 17km. Pháo 85, 122, 130 đều thuộc họ pháo nòng dài, có khả năng bắn thẳng, độ chính xác cao và tầm bắn khá lớn. Ngoài pháo 130 chỉ sử dụng ở những trận mang tính chiến lược, pháo 85 và 122 được sử dụng để đánh tàu chiến Mĩ (các cô gái Ngư Thủy nổi tiếng cũng bắn bằng 85) và yểm hộ cho bộ binh. Đặc biệt là pháo 85, gọn nhẹ, có thể đi cùng bộ binh, ngắm bắn trực tiếp diệt lô cốt hoặc xe tăng, sức sát thương và công phá lớn, với tầm bắn 14 km có thể đánh cả tàu chiến. Khi đánh vào Sài Gòn, các mũi tiến công ngoài xe tăng và cao xạ đều có xe kéo pháo 85 đi trong đội hình, sẵn sàng triển khai bắn và các hỏa điểm địch.
Nhưng mà pháo được dùng nhiều nhất là 105, hồi 75 ở Buôn Ma Thuột lấy được nhiều pháo và đạn 105 đến mức phải vứt bớt 122 ở lại để mang được nhiều pháo 105 hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
North Vietnam's Soviet-built M-46 130mm field gun was the most deadly artillery piece of the war.

(Tiếp)

(Cắt bỏ 1 phần về quá trình nghiên cứu và phát triển M-46. Đó là việc của các bác Nga xô, không liên quan gì tới VN mình cả ;) )
...

Moscow bắt đầu cung cấp M-46 cho các nước Đông Âu và Trung Đông cuối những năm 60. Mặc dù không có thông tin chính xác về thời gian loại pháo này được đưa vào VN, sự xuất hiện của nó lần đầu tiên được khẳng định ở Lào trong chiến dịch Lam Sơn 719. Tuy nhiên, 1 số chuyên gia tin rằng lần đầu tiên BV sử dụng pháo 130mm là tại Khe Sanh năm 1968. M-46 chứng tỏ sức mạnh hủy diệt của nó trong các trận chiến phía bắc vùng I. Từ các vị trí được ngụy trang kỹ tại Nam Lào, M-46 có thể pháo kích các vị trí của VNCH và US Marines mà gần như không bị giáng trả, vì pháo binh ở các đơn vị này chỉ được trang bị pháo 105mm và 155mm với tầm bắn ngắn hơn nhiều.

M-46 có vai trò lớn trong cuộc tấn công xuân 1972 của BV. Chiến dịch mang tên Nguyễn Huệ, hay được biết đến ở Mỹ dưới cái tên "The Easter Offensive", là cuộc phối hợp tấn công của 3 sư đoàn trên toàn bộ vùng phi quân sự. Chiến dịch này mở màn ngày 30/3 với các đợt pháo kích bằng súng cối, hỏa tiễn, và pháo tầm xa. Pháo binh BV sử dụng M-46 nhằm vào các trận địa pháo, sở chỉ huy và các căn cứ vành đai của sư đoàn 3 VNCH. Chỉ trong vòng vài giờ, các khẩu đội pháo của VNCH và các trung tâm liên lạc trọng yếu đều bị vô hiệu hóa hoặc tiêu diệt.

Cũng như ở Lào 1 năm trước, pháo binh BV chứng tỏ ưu thế của họ so với lực lượng VNCH. Thêm nữa, pháo binh BV đã đạt tới hiệu quả cao trong hiệp đồng với bộ binh. Pháo kích dọn đường được thực hiện trước mọi cuộc tấn công của bộ binh BV, và uy lực tầm xa cộng với sự chính xác của M-46 nhằm vào các điểm tập trung quân của VNCH hiệu quả tới mức độ hủy diệt. 2 trong số 3 trung đoàn của sư đoàn 3 VNCH bị tàn sát do trúng pháo trong quá trình chuyển quân. Sử dụng các đội bay trinh sát cùng với máy bay AC-130 mang súng máy, chỉ huy lực lượng không quân Mỹ hy vọng có thể tìm và diệt các khẩu đội pháo BV khi họ đang phát hỏa. Tuy nhiên, ánh lửa đầu nòng pháo rất khó phát hiện, trừ phi các máy bay trinh sát bay rất thấp và gần với các khẩu pháo đang bắn.

Chiến thuật tìm và diệt càng trở nên nguy hiểm khi BV bắt đầu sử dụng tên lửa đất đối không SA-7 để bảo vệ các đơn vị pháo binh. Loại máy bay trinh sát tốc độ chậm Cessna O-2E rất dễ bị bắn hạ bởi SAM vác vai, vì vậy chúng phải bay ở độ cao lớn, điều đó làm việc phát hiện mục tiêu trên mặt đất càng trở nên khó khăn. Thêm nữa, M-46 là loại vũ khí rất khó bị phá hủy, muốn phá chúng phải bắn chính xác vào vị trí đặt pháo. Cuối cùng, bộ chỉ huy Mỹ và đồng minh phải huy động một số lớn máy bay để phát hiện và phá hủy từng vị trí của pháo binh BV. Trong một số trường hợp, B-52 được gọi tới ném bom rải thảm cả một vùng bị nghi là có trận địa M-46. Tất cả những nỗ lực đó chỉ nhằm chống lại vài chục khẩu pháo M-46.

(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phan Trường Sơn đã viết:
...
Đặc biệt là pháo 85, gọn nhẹ, có thể đi cùng bộ binh, ngắm bắn trực tiếp diệt lô cốt hoặc xe tăng, sức sát thương và công phá lớn, với tầm bắn 14 km có thể đánh cả tàu chiến. Khi đánh vào Sài Gòn, các mũi tiến công ngoài xe tăng và cao xạ đều có xe kéo pháo 85 đi trong đội hình, sẵn sàng triển khai bắn và các hỏa điểm địch.
...

Pháo 85 được thiết kế là pháo chống tăng, nhưng dùng bắn cầu vồng cũng được. Ngày xưa, trước khi vào chiến trường, ông già tớ tốt nghiệp ĐH KTQS (Học viện KTQS bây giờ) với đề tài cải tiến pháo 85, nhưng cải tiến cái gì thì tớ chịu ;)
 
Le V. Ha đã viết:
North Vietnam's Soviet-built M-46 130mm field gun was the most deadly artillery piece of the war.

(Tiếp)

(Cắt bỏ 1 phần về quá trình nghiên cứu và phát triển M-46. Đó là việc của các bác Nga xô, không liên quan gì tới VN mình cả ;) )
...

Moscow bắt đầu cung cấp M-46 cho các nước Đông Âu và Trung Đông cuối những năm 60. Mặc dù không có thông tin chính xác về thời gian loại pháo này được đưa vào VN, sự xuất hiện của nó lần đầu tiên được khẳng định ở Lào trong chiến dịch Lam Sơn 719. Tuy nhiên, 1 số chuyên gia tin rằng lần đầu tiên BV sử dụng pháo 130mm là tại Khe Sanh năm 1968. M-46 chứng tỏ sức mạnh hủy diệt của nó trong các trận chiến phía bắc vùng I. Từ các vị trí được ngụy trang kỹ tại Nam Lào, M-46 có thể pháo kích các vị trí của VNCH và US Marines mà gần như không bị giáng trả, vì pháo binh ở các đơn vị này chỉ được trang bị pháo 105mm và 155mm với tầm bắn ngắn hơn nhiều.

M-46 có vai trò lớn trong cuộc tấn công xuân 1972 của BV. Chiến dịch mang tên Nguyễn Huệ, hay được biết đến ở Mỹ dưới cái tên "The Easter Offensive", là cuộc phối hợp tấn công của 3 sư đoàn trên toàn bộ vùng phi quân sự. Chiến dịch này mở màn ngày 30/3 với các đợt pháo kích bằng súng cối, hỏa tiễn, và pháo tầm xa. Pháo binh BV sử dụng M-46 nhằm vào các trận địa pháo, sở chỉ huy và các căn cứ vành đai của sư đoàn 3 VNCH. Chỉ trong vòng vài giờ, các khẩu đội pháo của VNCH và các trung tâm liên lạc trọng yếu đều bị vô hiệu hóa hoặc tiêu diệt.


(Còn tiếp)


Khoan khoan, thông tin này liệu có chính xác không ạ. Chiến dịch Nguyễn Huệ diễn ra ở miền Đông Nam Bộ. Theo hồi kí của thượng tướng Hoàng Cầm, người đã tham gia chỉ huy chiến dịch này thì trước khi mở màn, pháo binh mà QGP được tăng cường từ ngoài Bác chỉ có 2 tiểu đoàn 85 và 1 tiểu đoàn 122 cùng 1 đại đội tên lửa chống tăng B72, hoàn toàn không thấy nhắc đến tiểu đoàn 130 nào cả. Mặc dù đến 73, 74 ở đây cũng có 130 nhưng có vẻ như là được đưa vào sau hiệp định Pari. rất có thể tác giả bài viết nhầm chiến dịch NH với chiến dịch Trị-Thiên, hoặc nhầm 122, 85 với 130. Có lẽ là khả năng thứ 2, vì đây là lần đầu tiên pháo tầm xa xuất hiện ở nam Bộ, tụi ngụy nghe tiếng đạn nổ là hoảng hồn rồi, còn biết loại nào với loại nào nữa.
 
Trong tài liệu của bọn Mẽo, the Easter Offensive, hay Nguyễn Huệ Offensive, refers tới cuộc tấn công xuân 72 trên 3 mặt trận: Quảng Trị, Nam Bộ, và Tây Nguyên. Có thể phía VN dùng tên chiến dịch Nguyễn Huệ chỉ riêng cho mặt trận Nam Bộ, anh không có tài liệu của VN nên không đối chiếu được. Trong bài trên thì rõ ràng là tác giả nói tới mặt trận Quảng Trị (vùng phi quân sự).

 
Pháo 130 vừa rồi vẫn được Taliban và liên minh phương Bắc sử dụng ở Afghanistan, nhưng các chú lại buộc dây vào pháo để điểm hỏa, không rõ vì sao
 
hi

ngày xưa bố mình trước khi đi B là lính pháo binh bờ biển (nhưng sau đó bố mình vào B từ năm 60 , vào loại kỳ cựu nhất đấy, hơn nữa do nghê nghiệp ông phải đi rất nhiều mặt trận, và thường là những nơi ác liệt nhất :D

Cái tên lửa vác vai lạc hậu mình nói la SA7, nó trong thật đơn giản với một cái type phóng ...

Anh L.V.HA em nhầm về cỡ pháo, ý em nói cái loại 152 anh nói, loại này nòng ngắn ma to, trông thô thiển :) Lại còn nặng nữa chứ , nói chung là không thuận lợi cho đánh nhau rừng rú lắm.

Pháo 85 thiết kế bắn thẳng chống tăng nhưng có thể bắn cầu vồng, thế nhưng pháo cối thiết kế bắn cầu vồng lại có thể bắn "thẳng " được đấy ... Cái này thì mình ngày xưa nghe kể vỗ đùi đen đét vì sướng :D

Có cảnh quay pháo liên quân Mỹ bắn I Raq hồi vùng vịnh, pháo tự hành cỡ 175, bắn giữa xa mạc, bầu trời như có những dải lụa vắt ngang trời , thật đẹp ...

À, chuyện Scud nâng tầm thì OK, nhưng 500km thì cũng chả bắn được tới Pekking, nếu ai làm được tên lửa bắn tới Pekking thì chúng ta có thể gội tổng bí thư TQ ra bàng chuyện Hoàng Sa được đây (đùa thôi nhé, chú nào tưởng bỏ làm thế thì chết cả VN đấy).

Chuyện buộc dây điểm hỏa là bình thường đấy chứ, thường là quay đầu đi, giật dây điểm hỏa cho nó dễ chịu chứ sao....
Xuân Sơn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thêm một chi tiết nữa : hồi chiến dịch Hồ Chí Minh, chỉ có pháo 130 đủ sức bắn vào nội đô Sài Gòn. Riêng ngày 29-4-1975 đã có 300 viên đạn 130 của pháo binh quân đoàn 2 bắn vào Tân Sơn Nhất để triệt mọi khả năng đường không của ngụy. Bọn Mĩ tổng kết lại là tên lính Mĩ cuối cùng chết trong chiến tranh VN là vào ngày 29-4-1975, 2 chú đã thiệt mạng ở Tân Sơn Nhất, chắc chắn là do pháo 130.
 
Bố em là lính công binh cầu đường, đến lúc GP rồi vẫn chưa biết mặt thằng Mĩ nào.:)
Hiện nay với sự phát triển của tên lửa, hình như pháo binh không được các cường quốc quân sự coi trọng lắm, còn các nước nhỏ bé hơn như VN ta chẳng hạn thì vẫn sử dụng.
Hồi đánh Pháp quân giới VN do ông Trần Đại Nghĩa lãnh đạo đã chế tạo ra khá là nhiều thứ hay. Đến chống Mĩ thì đánh tuyền bằng vũ khí Nga thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài viết về pháo 130mm còn 1 phần về chiến dịch 75, nhưng thông tin trong đó không có gì đặc biệt nên tớ cho qua.

Định post một bài của sử gia Nga Sergei Blagov viết về vai trò của Liên xô trong việc xây dựng hệ thống phòng không ở Bắc VN, nhưng không thể đăng nguyên văn vì dài quá và vì nó động chạm tới nhiều chuyện trong quan hệ VN-LX-TQ. Để tớ tóm tắt vài điểm đáng chú ý vậy:

Missile ambush: Soviet air defense aid.
(by Sergei Blagov, in Vietnam magazine, 8/2001)

1. Về sự hiện diện của chuyên gia quân sự Soviet ở BV.
Blagov dẫn con số của hội cựu chiến binh Nga trong chiến tranh VN, theo đó tổng số chuyên gia quân sự Soviet tới VN trong giai đoạn 65-73 là 22 ngàn, có 18 người tử trận tại VN (killed in action). Đặc biệt, có một tuyến bay vận tải bí mật từ Bắc VN tới Lào do 100 phi công Soviet đảm nhiệm. Chuyện này nghe cứ như copy của Air America: do quốc hội Mỹ cấm sự có mặt của nhân viên quân sự Mỹ tại Lào, CIA lập ra một hãng hàng không dân sự mang tên Air America, danh nghĩa là bay dịch vụ ở Lào, nhưng thực tế là để do thám và tiếp vận vũ khí cho phe chống cộng.

Phần lớn trong số 22 ngàn chuyên gia quân sự Soviet tới VN là chuyên gia về phòng không. Trong giai đoạn đầu triển khai SAM ở VN, các khẩu đội SAM đều do chuyên gia Soviet điều khiển và họ đã bắn rơi vài chục máy bay Mỹ trong tháng 4 và 5/1965, sau vài tháng thì việc điều khiển trực tiếp được chuyển giao lại cho VN.

2. Tại sao LX không muốn đưa các vũ khí hiện đại nhất của họ tới VN.
Theo Blagov, khi Nikita Khrushchev còn là TBT, ông này không muốn dính líu sâu vào cuộc chiến ở VN vì sợ làm xấu đi mối quan hệ đang được cải thiện với Mỹ. Khi Leonid Brezhnev lên, LX mới quyết tâm trợ giúp VN trong cuộc chiến và vì thế SAM mới được đưa vào VN bắt đầu từ năm 65. Tuy nhiên, vào thời điểm đó quan hệ LX-TQ đang xấu đi và LX không muốn bí mật về vũ khí của họ lọt vào tay TQ, nhất là sau khi họ phát hiện ra rằng vũ khí của họ chuyển cho VN qua TQ bị TQ bí mật khám xét, thậm chí đánh tráo. LX cũng phàn nàn sau khi biết VN cho phép chuyên gia TQ điều khiển một số giàn SA-2 tại Hải Phòng. Còn VN thì phàn nàn là LX chỉ chuyển giao các tên lửa thuộc thế hệ đã lạc hậu, thậm chí là second-hand. Nhiều tên lửa được chuyển giao lại từ quân đội Đông Đức và Ba Lan.

3. Vai trò của chuyên gia tên lửa Soviet trong việc cải tiến hệ thống tên lửa ở VN.
Sau giai đoạn đầu, nhiệm vụ của các chuyên gia tên lửa Soviet chủ yếu là nghiên cứu cách chống lại các chiến thuật của không quân Mỹ, nhất là chống nhiễu. Nhiễu là vấn đề đau đầu nhất với họ. Theo thống kê của người Nga, nếu như vào năm 65 tỷ lệ trung bình là 1/1,5, nghĩa là số tên lửa bắn lên chỉ gấp rưỡi số máy bay bị hạ, thì tới cuối năm 67 tỷ lệ đó hạ xuống mức thê thảm 1/10, vì không quân Mỹ có các phương pháp gây nhiễu hữu hiệu. Trong khi các sĩ quan tên lửa VN cùng các chuyên gia Soviet tìm các chiến thụât mới để phá nhiễu và chống lại tên lửa chống radar, người Nga cũng tìm cách hiện đại hóa hệ thống tên lửa ở VN. LX đưa hẳn các nhà thiết kế tên lửa của họ sang VN, trực tiếp ngồi trong xe điều khiển để nghiên cứu về nhiễu. Điều đó dẫn tới sự ra đời các thế hệ SA-2 mới là SA-2 Desna và SA-2M Volkhov thay thế cho thế hệ SA-2M Dvina không có khả năng chống nhiễu. Các hệ thống Desna được đưa tới VN đã làm tăng tỷ lệ bắn hạ máy bay Mỹ lên 1/4,9 vào năm 72, góp phần vào việc bắn rơi B-52.

Cũng phải nói thêm là tụi Nga được lợi rất nhiều từ những thông tin thu thập ở VN. Điển hình là việc ra đời của SA-6, loại này vô hiệu hóa tất cả các loại nhiễu mà Mỹ đã sử dụng ở VN. Vì vậy khi SA-6 xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc chiến năm 73, F-4 của Israel đã bị SA-6 của Egypt bắn rụng như sung. Tuy nhiên phải thán phục trí tuệ của bọn Do Thái, chỉ sau vài ngày chúng đã phát hiện ra điểm yếu của SA-6 và tìm được cách chế ngự.
 
Vũ khí hiện đại mãi rồi, ta thử nói về một loại cổ xưa cho thay đổi không khí nhé.
Đó là cái bom ba càng mà các cảm tử quân VN dùng để phá xe tăng. Em có mấy thắc mắc về nó đây.
Bố em bảo nó dùng nguyên tắc nổ do va đập giữa kíp nổ (tức mấy cái càng) và mục tiêu, cách này đơn giản dễ làm, hợp lí trong hoàn cảnh khó khăn của VN khi ấy. Nhưng mà có sách lại nói là ở Hà Nội tự vệ nhiều cho nổ bom ba càng đánh sập vị trí của quân Pháp, chẳng lẽ để diệt mấy thằng Tây mũi lõ trên gác mà lại phải hi sinh tính mạng mấy đ/c ta à (đâm bom vào tường ??? :confused: )--->rất có thể có cách khác làm bom ba càng nổ.
Bố của bạn em (QĐ) thì nói nó theo kiểu hàng rào điện tử ở dinh ĐL nhưng đơn giản hơn, đâm vào xe thì cái càng thứ 3 thụt vào---> tạo mạch điện kín--->bom nổ, và nếu rút cái càng thứ 3 ra thì cũng tạo ra mạch kín--->bom nổ. Nhưng mà cách này phức tạp quá, em không nghĩ là Vn đủ sức chế tạo. :confused:
Ngoài ra có 1 lần duy nhất em đã đọc được ở đâu đó là bom ba càng là vũ khí cảm tử của quân Nhật, VN đã cải tiến thành vũ khí đánh tăng mà người sử dụng không nhất thiết phải hi sinh (cái này không phải không có cơ sở, có đ/c đánh xong xe tăng mà chỉ mất 1 chân, vẫn được truyền hình phỏng vấn).
Các anh thử giải thích xem.

À, ngoài ra có ai giải thích cho em nguyên lí đạn lõm là thế nào (thấy B40, bazooka toàn dùng cái này), em rất rất cảm ơn.
 
Hehe, hơi xấu hổ nhưng hỏi mọi người cái. Người ta nói đến pháo phòng không 150mm chẳng hạn, đó là đường kính nòng ống à???
 
Bom ba càng hay B40 đều theo nguyên lý đạn lõm: chất nổ trong đầu đạn được dàn trong lòng một hình nón để khi nổ năng lượng sẽ tập trung vào 1 điểm (tương tự cách dùng anten parabol để hội tụ sóng vào 1 điểm, vậy nên mới gọi là đạn lõm), vì vậy bom ba càng mới có hình nón, trong quả đạn B40 chất nổ cũng chỉ nằm ở cái nón đằng sau, còn trong phần chóp đằng trước thì rỗng.

1 điểm quan trọng là đầu đạn lõm cần nổ cách bề mặt vỏ xe tăng một khảng cách nhất định để đạt được mức xuyên thủng tối đa. Nổ gần quá hay xa quá sẽ làm năng lượng không tập trung được hoặc bị tiêu phí. Vì vậy mấy cái càng của bom 3 càng không chỉ để kích nổ mà còn để đảm bảo khỏang cách đó. Độ dài phần chóp đạn B40 cũng phải được tính toán theo khỏang cách này.

Nguyên tắc kích nổ thì vô vàn. Với bom 3 càng thì chắc là đơn giản. Đầu kích nổ của đạn B40 cũng nằm ở mũi, nhưng hình như khi bắn quả đạn B40 phải quay đủ 1 số vòng nhất định thì khóa an toàn mới nhả, vì vậy nếu bắn gần quá nó sẽ không nổ. Cái này thì tớ chỉ nghe nói thôi chứ không biết chắc.

Anh phải biến thôi. Christmas vacation. Chúc các nhóc vui vẻ.

 
Lê Hải Bình đã viết:
Hehe, hơi xấu hổ nhưng hỏi mọi người cái. Người ta nói đến pháo phòng không 150mm chẳng hạn, đó là đường kính nòng ống à???

Yes ! nhưng hình như pháo phòng không không có đến cỡ 150mm, cao nhất chỉ là 100mm thôi, lớn quá lại đâm ra khó khăn trong bắn máy bay.


Cám ơn anh Ha nhiều !
 
Đạn B40 được kích nổ theo quán tính . Khi đạn chạm mục tiêu , kim hỏa theo quán tính sẽ lao vào kích nổ ( thế nên phải bắn ở cự ly nhất định mới đủ vận tốc và quán tính cho kim hỏa) còn đạn B41 kích nổ bằng điện . Khi bắn 2 cực điện theo lực ly tâm tách ra , khi chạm mục tiêu thì số vòng xoay/phút của đạn giảm , 2 cực sẽ chạm vào nhau gây nổ . Thế nên loại lưới mà ta hay gọi là luới B40 chỉ chống được B40 ( khi cháy hết thuốc đẩy thì không tự kích nổ được ) còn B41 thì tự nổ.
Sức công phá của hai loại đạn chống tank trên là do xuyên cháy . Khi đạn được kích nổ sẽ tạo nhiệt độ cao làm thủng và nóng chảy vỏ thép , nhiệt tỏa ra lớn sẽ làm thành phận nhôm trong vỏ tank cháy theo ( khoảng 2000 độ ) ---> mấy chú lái đơ luôn . Hiệu quả bắn cao khi bắn vào mặt phẳng vuông góc với phương bắn thế nên xe tăng mới hay chế tạo vỏ có vát góc . Ngoài ra B40 , B41 còn dùng để phá công sự hay lô cốt.

Ps: chủ đề này càng ngày càng hay , các bác cố post nhiều bài vào . À mà bác nào xem " Hà Nội 12 ngày đêm " chưa , có hay không ạ .
 
Có ai thích nghe kể chuyện cái bác anh hai Trung Quốc hiện nay tiềm lực quân sự thế nào không? Em đây đang có một tập tài liệu về phương hướng phát triển quân sự của TQ (mà VN là một trong số 5 kẻ thù chính của TQ đấy)!!! các bác thích, em post dần lên cho, còn phải gõ mà!
 
em co 1 tap chi wan su... ko biet tieng Anh nhung nhin hinh ve cung du thay thich mat roi, nhat la loai may bay trinh tham cua Boeing... ten tap chi la Jane's.. ko nho ro lam, cua bon Isarel.. co bac nao biet ko?
 
Anh em chịu khó gõ một tý , cái chủ đề đang hay đừng để nó nghẻo sớm
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên