Vũ khí viba
Hàng về, mời các vị quan tâm đến KHKTQS lại tiếp tục vào góp ý kiến, đừng để cái chủ đề này phải đóng băng thêm.
CUỘC CHẠY ĐUA CHẾ TẠO VŨ KHÍ VIBA GIỮA NGA VÀ MĨ
Được đánh giá là "sạch", hiệu quả, vô hình, không gây tiếng động, sóng điện từ đã thu hút sự quan tâm của các nhà quân sự. Trong những thập kỉ qua, đã diễn ra cuộc chạy đua sử dụng sóng điện từ làm vũ khí giữa Mĩ và Nga.
Cuối thập niên 50, đàu thập niên 60, LX bắt tay vào xây dựng chương trình nghiên cứu với sự tham gia của 20 phòng thí nghiệm để chế tạo vũ khí viba. Loại vũ khí này sử dụng năng lượng chùm sóng cực mạnh (M.O) có vận tốc ánh sáng nhằm vô hiệu hóa đối phương. tần số bức xạ của nó có thể lên tới 300 tỉ hertz. Bức xạ tuy không làm chết người nhưng làm cho hệ thần kinh và tim mạch rối loạn, không thể điều khiển các loại vũ khí, khí tài. Người ngồi trong xe tăng, máy bay, hầm ngầm cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra bức xạ viba còn làm nhiễu loạn hệ thống ra đa và thông tin vô tuyến. Nếu tăng thời lượng chiếu xạ thì các thiết bị thông tin sẽ bị thiêu hủy vì hiệu ứng nhiệt.
Cuối thập niên 60, Mĩ cũng tăng tốc trong nghiên cứu vũ khí viba. Mục đích của chương trình là chế tạo vũ khí sử dụng sóng viba tần số thấp (RF-MO) và cao (MFP).
Đầu thập niên 90, Mĩ chế tạo được loại MFP có thể phát ra chấn động về sóng điện từ tương đương vũ khí hạt nhân loại nhỏ, còn gọi là bom điện từ (BDT). Chúng sẽ được phóng đến mục tiêu bằng tên lửa Tomahawk hoặc Âpche. Khi phát nổ BDT sẽ phát ra bức xạ điện từ lên đến hàng triệu ampe trong vài phàn trăm giây. Năm 1992 lần đầu tiên Mĩ công nhận từng cho thử nghiệm BDT trong chiến tranh Vùng Vịnh.
LX giữ bí mật hoàn toàn về việc chế tạo của họ. Theo GS Daniel Depris, chuyên viên về sóng điện từ và ra đa của liên minh châu Âu thì những năm 1983-1984 LX cũng cho thử nghiệm RF-MO. Ngoài ra, người Nga còn phát triển loại vũ khí viba có thể phát ra những làn sóng điện từ liên tục. Do thời lượng chiếu xạ kéo dài khiến mật độ năng lượng tập trung trên bề mặt kim loại, hình thành các dòng điện cảm ứng. Dòng điện này sẽ thâm nhập vào hệ thống máy móc trên máy bay, tên lửa, tàu chiến... làm chúng tê liệt hoàn toàn, thậm chí bị thiêu hủy, tương tự như dưới hiệu ứng mạnh của xung điện từ do 1 vụ nổ hạt nhân.
Một báo cáo của BQP Mĩ năm 1990 đã thừa nhận sự tụt hậu trong cuộc chạy đua này. Trong khi LX thử nghiệm thành công RF-MO từ giữa thập niên 80 thì cuối thập niên 90 mới xuất hiện những thông tin về việc Mĩ cơ bản hoàn thành chưong trình sản xuất RF-MO.
Tờ The New York Time cho biết Mĩ đã đưa vào sử dụng loại vũ khí viba mới gây khó thở và rát da cho con người trong bán kính 500m.
Không chỉ nghiên cứu chế tạo vũ khí viba trên tên lửa, máy bay, xe quân sự... Nga và Mĩ còn bắt đầu chạy đua nghiên cưứ vũ khí viba cá nhân cho binh lính, công suát phát sóng từ nhỏ đến trung bình. Theo đánh giá của các chuyên gia, vũ khí viba cá nhân sẽ trở thành vũ khí chiến thuật cho 1 cuộc chiến tranh sạch trong vòng 20 năm tới.