Khoa học kĩ thuật quân sự

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Lê Hải Bình đã viết:
Thực ra, hiện nay, với trình độ khoa học công nghệ hạn chế cùng với vũ khí còn lạc hậu, VN chọn hình thức chiến tranh nhân dân để bảo vệ tổ quốc. Trong đó, chiến lược lưới lửa chiến tranh có vai trò khá quan trọng. Qua 2 cuộc chiến mà Mỹ tiến hành ở liên bang Nam Tư và Afghanistan thì chúng ta càng thấy, CN chiến tranh của Mỹ càng ngày càng hiện đại. Các loại máy bay chiến đấu của Mỹ chủ yếu tác chiến ban đêm (chiến tranh Nam Tư) nhờ các khí tài nhìn đêm. Vừa rồi em thấy mẹ em có làm cái đề tài nhìn đêm bằng 2 công nghệ: ảnh nhiệt và khuếch đại ánh sáng mờ. Nghe thì có vẻ cao siêu nhưng hiện nay ở VN cái này còn hạn chế lắm, không thể đưa vào trang bị hàng loạt được. Vì lý do bí mật, xin phép không nêu lên thực tế về khí tài này ở VN. Ví dụ, một cái kính nhìn đêm chế tạo theo công nghệ khuếch đại ánh sáng mờ tốn đến gần 1,000,000 US$. Như thế, chúng ta có làm cũng chỉ có thể trang bị cho các khu vực quan trọng khi mà không lực Mỹ chuyển từ tác chiến ngày sang tác chiến ban đêm.

to PTS: Phó Tiến sỹ này, hóa ra anh em mình quen nhau. Anh cũng ngờ ngợ nên hỏi em!!!!

Không phải quen mà là rất quen. Thế mà bây giờ anh em mình mới nhận ra nhau.
Thực ra tác chiến đêm đã được quân đội Mĩ áp dụng từ rất lâu rồi, B52 khi đánh Hà Nội đều bay đêm, mục đích là để loại trừ khả năng của các đài quan sát dưới đất, hệ thống ngắm quang học của khí tài SAM2 cũng như khả năng nhìn bằng mắt thường của phi công MiG. Trong khi đó rađa cảnh giới, rađa điều khiển của SAM, rađa ngắm bắn của MiG-21 đều nhiễu nặng, có thể hiểu vì sao người Mĩ cho rằng Bắc Việt không thể bắn hạ B52.
Còn chiến tranh nhân dân, trong thời đại nào cũng đóng vai trò quan trọng. Rất nhiều chiến thuật đã ra đời là do những người trên chiến trường sáng tạo ra. Lối đánh của quân đội Việt Nam không giống với lối đánh của quân đội Mĩ, quân đội LX, Anh, Pháp, Đức quốc xã hay Nhật Bản. Chính những chỉ huy quân sự hàng đầu của Việt Nam đã tuyên bố như vậy. Bởi thế, không thể lí giải thắng lợi của người Việt Nam nếu chỉ xét đến yếu tố số quân, trang bị, vũ khí.

Năm 1971 :

A. Coxyghyn (chủ tịch HĐBT LX) : đ/c Giáp, đ/c nói VN thắng Mĩ, vậy tôi xin hỏi các đ/c có bao nhiêu sư đoàn và Mĩ có bao nhiêu, xe tăng, máy bay, pháo các đ/c có bao nhiêu và Mĩ có bao nhiêu, khả năng về ra đa, tên lửa của các đ/c như thế nào ?

Đai tướng Võ Nguyên Giáp : Tôi hiểu câu hỏi của đ/c, đ/c muốn nói đến so sánh lực lượng giữa chúng tôi và Mĩ. Theo học thuyết quân sự LX thì như vây, HTQSLX rất ưu việt, đã chiến thắng phát xít Đức, nhưng tôi xin nói rằng nếu chúng tôi đánh theo cách của các đ/c thì chúng tôi không đứng nổi 2 tiếng.
Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của VN và chúng tôi sẽ thắng.
 
Anh Sơn ơi, anh có thể viết Tiếng việt có dâu được không, em đọc mờ cả mắt vì phải dịch.
A, anh đang học bên Pháp ạ? Bây giờ thì hơi sớm mà có phần lạc đề nhưng em cứ hỏi cái đã. Em có ý định làm master bên đó mà bây giờ thì mù tịt thông tin, chẳng biết cái quái gì cả, từ các trường ĐH, hệ thống giáo dục, chi phí học tập và ăn ở, nếu rỗi, anh có thể tư vấn cho em được không ạ (Mà anh học ngành gì thế??). Nếu học TELECOM thì theo anh học ở đâu tốt nhất ạ???
 
tra lờii Bình

xin lỗi về khâu tiếng Việt, đôi lúc anh viết từ LINUX nên không type được.

đi học ở Pháp có nhiều cơ hội lắm, chẳng hạn IFI , trung tâm đào tạo tin học Pháp ngữ ở DHBK có hàng chục học sinh sang thực tập và sau đó thừong ở lại làm PhD. Ăn ở sinh hoạt ở Pháp không đắtg đỏ và học phí nhìn chung là thấp. Em có thể vào www.nnb.cjb.net để có nhiều thông tin hơn, cũng như đăng ký vào mailing list của NNB (vào www.yahoogroups.com tìm NNB và đăng ký)

Tuy nhiên các chủ đề hay thì không thể tiếp cận bằng cách này được , lý tưởng là em sang học deuxieme cycle bên này để thích nghi tiếng Pháp, tìm hiểu hệ thống cách làm việc và có thể tiếp cận với các nhóm làm việc .

Học đại học và MS thì có thể ở www.enst.fr là trường chuyên về viễn thông , ngoài ra tìm thêm ở www.INRINA.fr hay www.cea.fr (các dự án của CEA anh nghĩ là hay vì nó có thể là ứng dụng công nghiệp mũi nhọn, quân sự thì không làm được đâu).

Cuối cùng đừng bao giờ đi qua công ty du học tự túc, họ làm việc bố láo và vô nhân đạo và vô trách nhiệm :(. Em có thể tự làm các thủ tục cần thiết . Ngoài ra cũng nên có mục tiêu rõ ràng trong chuyện đi học, tránh tình trạng vật vờ như nhiều bạn sang bên này, bao gồm hứóng học , chuyên ngành gì.... Nói thế không phải để có một fixed time table.....

Xuân Sơn
 
Moi nguoi viet hay qua. Tiep tuc nhe.
Co mot cai anh thoi 1972.
Jackel33VietPaper.JPG
 
Một số tên lửa chống hạm tàng hình

Những nghiên cứu kỹ thuật tàng hình của nước ngoài.

Kỹ thuật tàng hình không những được áp dụng trong tên lửa chống hạm và tên lửa loại hình khác mà còn áp dụng trong các loại vũ khí khác như máy bay, hạm tàu.

Kỹ thuật tàng hình được áp dụng đầu tiên cho máy bay trinh sát không người lái và máy bay trinh sát thông thương. Những nước có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật tàng hình và ứng dụng công nghệ này là Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật và Thụy Điển.

Mỹ là nước đầu tư lớn cho nghiên cứu kỹ thuật tàng hình. Thành công gần đây là nghiên cứu vật liệu nanômét có hiệu suất hấp thụ sóng ra đa rất cao, tới 95%.

Nga cũng là nước nghiên cứu toàn diện về kỹ thuật tàng hình. Điểm đáng chú ý nhất là nghiên cứu kỹ thuật tàng hình ion (tàng hình plasma), trong lĩnh vực này Nga đang dẫn đầu thế giới. Theo báo cáo, tên lửa chống hạm X-65 C-) của Nga cũng áp dụng kỹ thuật tàng hình này.

Nhật Bản đã nghiên cứu tên lửa chống hạm ASM-2 có tính năng tàng hình.

Các tên lửa chống hạm tàng hình.
Hiện nay, tên lửa chống hạm xếp vào loại tàng hình chỉ có 2 loại: Loại thứ nhất là tên lửa chống hạm tàng hình do Nauy nghiên cứu chế tạo. Loại thứ hai là tên lửa chống hạm tàng hình "Ottomant" do Pháp và Ý liên kết chế tạo.

Tên lửa chống hạm tàng hình của Nauy có hai loại: Tên lửa hạm đối hạm và tên lửa không đối hạm. Tên lửa dài 4m, tầm bắn 120km, có khả năng bay cơ động giai đoạn cuối, có đầu dẫn ảnh hồng ngoại.

Kỹ thuật tàng hình chủ yếu của tên lửa là dùng vật liệu hấp thụ và lớp sơn hấp thụ sóng ở bề mặt tên lửa. Đây là loại tên lửa của thế kỷ XXI, nếu như công tác nghiên cứ chế tạo tiến triển thuận lợi, nó sẽ được trang bị cho quân đội vào năm 2004.

"Ottomant" dài 5.6 mét, tầm bắn 300 km, tốc độ bay bán siêu âm. Cơ chế điều dẫn là dẫn quán tính, hiệu chỉnh theo GPS, đầu tự dẫn phức hợp ra đa - hồng ngoại.

Kỹ thuật tàng hình của tên lửa này chủ yếu về thiết kế nogaij hình tên lửa. Tuy được nghiên cứu từ năm 1992 nhưng phải đến năm 2003 loại tên lửa này mới được đưa vào trang bị.

Tên lửa chống hạm RBS-15 Mk3 của thụy điển cũng có tính năng tàng hình. Tên lửa dài 4.3 mét, tầm bắn 200 km. Biện pháp tàng hình của tên lửa chủ yếu áp dụng vật liệu hấp thụ sóng và cửa hút khí.
 
Em cảm ơn anh Sơn nhiều, chỉ có một điều, 3 web cuối anh cho em .fr toàn tiếng Pháp, em thì mù tịt !!!!
 
Re: tra loi

Nguyen Xuan Son đã viết:
Chuyen Nga khong vien tro thi dung la dau don that day, doc sach su quan doi, sach su cua cac binh doan, du la nguoi viet tranh noi ra nhung co rat nhieu chi tiet nghe soi mau , chang han vi thieu dan hay trang bi hoa luc nen chung ta it khi giu duoc cac diem cao sau khi chiem, Giong nhu nan nhot nhung khong boi thuoc tri tan chan nhot y, sau do lai phai ton quan de diet no....Thuc ra VN cung de phong chuyen Ngan ngung vien tro roi, nhung nhung thu thuat VN dung cung chi giup du tru duoc mot so luong vu khi nhat dinh (khong chi la chuyen thao ra bao quan lai dau...)
...

Chuyện này có thể do nhiều nguyên nhân, nếu đi sâu e lại đụng đến chính trị.
Sự viện trợ của Nga cho VN dù lớn nhưng cũng chỉ có giới hạn, và đó cũng không phải những vũ khí tốt nhất mà họ có. Trong bảo tàng KQ đường Trường Chinh có 1 khẩu cao xạ, Nga thu được của quân Đức, sau đó giao cho quân đội Trung Quốc tham chiến ở Triều Tiên, sau đó nó mới đến VN.
Nhưng điều quan trọng là với số vũ khí ít ỏi, lạc hậu ấy VN đã sử dụng 1 cách sáng tạo để sức mạnh của nó được phát huy hết. Chuyện kéo dài tuổi thọ cho SAM, cải tiến Katyusha... là những VD điển hình.
Trong kc chống Mĩ, quân Mĩ-ngụy đã từng sử dụng tập trung 40-50 thậm chí lên đến hàng trăm xe tăng thiết giáp trong 1 trận nhưng vẫn bị hỏa lực chống tăng (chủ yếu là B40, B41, ĐKZ, về sau có một số tên lửa B72) của QGP đập nát, trong khi đó những trận của chúng ta cao lắm là dùng 1-2 đại đội tăng (khoảng 5-20 chiếc) nhưng vẫn giành thắng lợi mà tổn thất rất ít, trong khi quân Mĩ-ngụy trang bị hỏa lực mạnh hơn ta rất nhiều.
 
Vào đọc thấy các chú viết hay quá nên anh muốn hỏi một cái:

Bộ đội mình giỏi vậy, vũ khí mình tốt thế thì tại sao năm 2000 vừa rồi (chứ không phải hồi 72 nhá) có một cái máy bay chuồn chuồn 4` bay từ Campuchia sang thả tryền đơn ở TP HCM rồi bay vòng vèo một lúc nữa mà chẳng thấy SAM hay MiG 21 hay Su 27 hay súng lục, súng trường bắn phát nào cả ????????

FYI: cái máy bay 4` í bay còn thấp hơn B52 nhiều và chậm hơn F111 nhiều, có khi thằng oắt con nào ấy nó bắn súng cao su cũng trúng.
 
Hay!
Tình hình thế giới nóng bỏng, giải trừ quân bị, cấm chạy đua vũ trang ầm ầm mà các anh vẫn say mê thật đáng quý :mrgreen:.
Hiểu biết thêm nhiều điều, xin cảm ơn.

Anh Nguyễn Đức Thắng: nếu là bác Thắng bác sĩ thì anh em mình bắt tay nhau cái nhể :D. Cái máy bay thằng Lý Tống đấy phải cái nó bay ở Xì Gòn xa thủ đô, các bác điều động không kịp ạ. Phê bình anh luận điệu bỉa bai, các anh chưa ai khen quân đội mình tân tiến hiện đại cả, tiền xây cầu, đường xá còn chưa có lấy đâu ra ạ.
 
Vấn đề anh Thắng nói là hơi đụng đến chính trị nên không nên đi sâu. Nhưng mà cái cách chị Trang giải thích cũng chưa chính xác.
Đơn giản thế này : Su-27 đặt ở Tân Sơn Nhất, muốn bắn dễ như trở bàn tay, còn vì sao không bắn thì chịu ạ.
Nhưng mà ta dừng cái đó ở đây thôi ạ, kẻo bị lock thì phiền.
 
To Trang: anh không phải là Thắng bác sỹ đâu, thế thì có bắt tay được không ;)

To Sơn: Anh nghe nói là chú phi công lái Su-27 hôm ấy vào xóm tán gái nên không về kịp , không biết thực hư thế nào. Mà thôi không nói ở đây không liên lụy đến anh em thì khổ :D
 
Cậu PTS quả thật là ngây thơ vô số tội. Không biết là cậu có nghe câu "Dĩ dật dãi lao, lấy nhàn rỗi thắng bệnh tật"(Tôn Tử ?) chưa ? Có mỗi thằng Lý Tống mà mang Mig với Su ra tiếp đãi nó thì hóa ra đề cao nó một cách quá đáng, hay nói cách khác là tự phung phí bừa bãi nhở. Mà phải nói số chú ấy cũng may, nhảy dù sao mà rơi ngay miệt Nhà Bè Rừng Sác, cá sấu bị câu hết rùi nên vẫn còn đủ vài chân mà chạy trốn trong bốn tiếng đồng hồ. Phải chi dù chú ấy rơi chếch vào trong TP một tí ngay khu Tôn Đản hai mươi thước thì cũng ăn mã tấu của đàn em Năm Cam rồi, còn mạng đâu mà ngồi tù mấy năm.
:D
 
hic

nghe nói là bộ đội biên phòng sợ trách nhiệm, gội điện lên xin chỉ thị thì các đồng chí ấy đang làm việc gì đó không cho chỉ đạo ngay, sau vụ này nhiều đồng chí bị kỷ luật lắm.
Sau vụ đấy , ở tất cả doanh trại quân đội miền nam đều có súng 12 ly 7 trực chiến cả.... Tiếc là chả có cái bà già nào vào để anh em tập bắn cả, chứ vào thì chắc bắn thủng đít máy bay ngay :) (không thèm bắn cháy)
Các đồng chí từ tốn nhé, SU27 hay MIG không thể bắn được bà già đâu, vì tốc độ bà già chậm quá, chỉ có thể dùng trực thâng hay cánh quạt hay dân quân bắn thôi ....
Xuân Sơn
 
Cái vụ đó xảy ra lâu chưa vậy. Sao mình không biết nhỉ??? Mà bắn máy bay trực thăng thì xài Stinger hay cái loại tên lửa vác vai cơ động nào đó, quên tên rồi, của Nga ý. Mình hình như cũng có đâu 20 - 30 quả thì phải???
 
Chú Hải Bình đọc nhiều tin mật nhưng cái tin ai cũng biết thì chú ấy chả biết. Lạ nhỉ?

Định bốt tặng các chú 1 quả Stinger nhưng cóc biết bốt ảnh thế nào.
 
Các chú đi xa chả biết cái đếch gì cả
Hồi đó ông Bil Clinton ở sài gòn, Ông Bil sang chơi, mình bắn để thành scanđan à.
Biết chắc là nó chẳng làm gì được rồi, không bắn sẽ có nhiều cái lợi hơn.
 
Vụ Lý Tống này xảy ra vào mùa thu năm 1992, còn khi Clinton sang VN cũng có một vài vụ khác, nhưng chú Lý Tống lần này lái tàu lượn vào Cu Ba sau một thời gian nằm bóc lịch trại K4
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên