Khoa học kĩ thuật quân sự

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Re: nóng người đấy

Nguyen Xuan Son đã viết:
có một đoạn phim mô tả MIG shot down in the northen vietnamese sky, chắc ai ái quốc sẽ sôi máu đấy, các bác load về xem nhé, thấy cái cánh delta nổ mà lòng đau nhói, phi công chết vì không có dù tung ra :(
http://www.ifrance.com/nguyenxuanson/MigShotDown.mpg
Xuân Sơn

Quả là đau lòng, nhưng đó là chiến tranh, hi sinh mất mát là không thể tránh khỏi. Bọn Mĩ mất 4.181 máy bay, coi như an ủi vậy.
Mất hơn 10 phút load về mà xem được có 1 tí
Dù sao : Không có vinh quang nào bằng hi sinh cho Tổ quốc !
 
Thêm bài nữa

Một người Việt xa quê đã hiến kế đánh B52
(sưu tầm)

Đây là câu chuyện về 1 người Việt Nam xa quê, sống ở Anh, có lẽ là một nhà khoa học.
Với tấm lòng hướng về Tổ quốc, ông đã nghiên cứu và hoàn thành 1 tài liệu gọi là "Hiến kế đánh máy bay B52", dài 16 trang đánh máy. Phần chủ yếu của tài liệu mang đề "Mìn trên không chống oanh tạc cơ B52".
Tài liệu được gửi qua đường Bộ Ngoại giao. Tác giả đã trình bày nó khá cụ thể :

Theo hình vẽ, đó là 1 quả mìn treo dưới khinh khí cầu với kích thước được hướng dẫn chi tiết và vẽ bằng bút màu. Tiếp theo, tài liệu trình bày cách bố trí những quả khinh khí cầu ở hướng B52 bay vào. Phần kết luận tác giả viết : "Ưu điểm của lưới khinh khí cầu nằm ở sự bất ngờ và tính chất toán học của lưới. sẽ không có chiếc B52 nào thoát khỏi do chúng bay nhanh, khó xoay sở quanh co. Thêm nữa, lưới khinh khí cầu hoàn toàn vô hình với ra đa của B52".

Tuy nhiên, lúc này (tháng 9-1972) tình hình đang rất khẩn trương và gấp gáp, lực lượng phòng không-không quân của ta đang tập trung chuẩn bị đối phó với âm mưu địch nên tài liệu đã được chuyển lên Bộ để nghiên cứu và chúng ta cũng không có điều kiện mời tác giả về nước trao đổi.

Chuyện đó rồi cũng qua đi vì "lưới mìn trên không" khó có cơ sở để thực hiện. Năm 1967 ta cũng từng thả khinh khí cầu để chống máy bay tầm thấp, dây thả bóng ngắn, mới chỉ vài km mà đã khó khăn. Giờ đây để chặn B52 bay ở 10km rõ ràng là quá khả năng của chúng ta. Ngay cả tên của tác giả đến nay chúng ta cũng chưa được biết.

Dẫu sao, qua câu chuyện này chúng ta cũng hiểu thêm tấm lòng đáng quý của những người Việt Nam ở nước ngoài, vẫn luôn hướng về đất nuớc, mong muốn được đóng góp cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 
Anh Sơn ơi, tài liệu em type để post lên không phải loại tài liệu mật đâu. Nó chỉ có tên như sau:
Khoa học kỹ thuật quân sự nước ngoài
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
Không có mật đâu!
2 bài của em Sơn khá hay! Ai có post lên để mọi ngườ tham khảo!
 
đúng rồi

đúng cái tạp chí đấy đó, lâu không đọc quên mất tên rồi :) Thế có gì hay thì post lên nhé.
chuyện phái phản lực , đúng là sáng tạo , nhất là ở hoàn cảnh VN. Nó giải quyết khâu bộ đội ta thiếu hỏa lực chi viện trầm trọng (bọn Mỹ uy thế hoàn toàn về do thám, hỏa lực pháo, hỏa lực bom..tốc độ phản ứng), cũng như đánh vào yếu tố bất ngờ , nhưng thay đổi hoàn toàn chiến sách với pháo hỏa lực: phương tây và Nga dùng pháo hỏa lực ( chiến tranh vùng vịnh Mỹ dùng pháo phản lực đấy) mang tính chất hủy diệt và uy hiếp tâm lý, VN thì dùng để gọi là có thịt có tôm, nhằm cái nhà kho to to hay cái lô cốt ngứa mắt mà diệt ....
Ngay cả việc chuyển từ dùng trung đoàn đánh sang đại đội cũng là do Mỹ phản đòn nhanh quá, bố trí cả trung đoàn thì đánh một trận xong là ngoài bắc sẽ phải gửi người và trang bị vào biên chế lại trung đoàn đó ngay (hơi quá ,nhưng ít nhất là trang thiết bị sẽ bị phá hủy cũng nhiều). Ngày xưa đánh DIỆT cứ điểm nào là phải rút ngay, vì khi biết đã mất hẳn là Mỹ hay có trò dội nước sôi làm thịt cả địch và ta lắm .... cho sạch sẽ ý mà ...
Thế nhé, nếu ai thích vũ khí, thích làm cho quân đội thì cố gắng học hành đi, thi vào DH khoa học kỹ thuật quân sự không dễ đâu, yên tâm học ra có việc làm và bằng của DH KHKT quan sự được đánh giá tốt về chất lượng.... Nghiên cứu vũ khí là khó khăn gian khổ lắm đấy, không như tán phét ở đây đâu ....
Xuân Sơn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Không phải chê học viện kỹ thuật quân sự đâu. Nhưng chỗ mẹ em làm có mấy chú học viện về. Điểm đầu vào thì rõ cao nhưng đầu ra thì kém tệ. Không thể chịu nổi. Trong phòng mẹ em làm có 5 chú mới về, 3 chú học viện đều tốt nghiệp loại ưu còn 2 chú BK tốt nghiệp trung bình nhưng 3 chú học viện thì chẳng biết cái quái gì cả. Gần như tụi mới về đều do bọn bách khoa dẫn đầu!!!:D Không hiểu học viện kỹ thuật quân sự đào tạo kiểu gì chứ cứ thế thì quân đội nhà ta đi giật lùi mất. Ngày xưa, các bác được đào tạo ở bên Nga nên giỏi chứ thời nay, người giỏi trong quân đội ít lắm.
Cũng có một thực tế là, bây giờ, dân vùng nông thôn đổ xô vào Học viện nhiều hơn dân Hà nội và các tỉnh lớn vì vào đó không phải đóng tiền học. Trong khi đó, vào học viện thì phải giỏi tiếng Nga (vì dù sao, quân đội VN vẫn thân Nga) nhưng các chú ra trường (như ở chỗ mẹ em) không dịch nổi một trang A4 về kỹ thuật ảnh nhiệt (trong khí tài nhìn đêm) cuối cùng, mẹ em phải làm tất :confused: than thở là mệt.
Em thì khuyên đừng có ai dại mà vào quân đội, vào đó không có đất dụng võ đâu, hehehe, tất nhiên trừ con em cháu cha!
 
Nhân dịp kỉ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không :

Các bài viết ở đây em lấy từ 1 cuốn sách có tựa đề ĐBP trên không, tác giả là Lưu Trọng Lân, nguyên phó phòng Tác huấn Bộ Tham mưu quân chủng PKKQ, do nó khá dài nên em sẽ cắt ra từng phần và cố gắng rút gọn, tập trung vào các vấn đề kĩ thuật.


Có hay không việc Việt Nam cải tiến nâng tầm bắn của tên lửa SAM2



Câu trả lời là không.
Thực tế là khí tài tên lửa SAM2 đã được quân giới Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô tiến hành cải tiến 5 lần. Nhưng những lần cải tiến đó nhằm mục đích chống nhiễu, chống tên lửa không đối đất Shrike, Standard, chống hiện tượng mất điều khiển đạn tên lửa... hoàn toàn không có việc nâng tầm bắn của SAM2.

SAM2 là viết tắt của Surface To Air Missile Type 2 do phương Tây đặt ra để gọi tên lửa đất đối không Đờ-vi-na của Liên Xô., kí hiệu CA-75M, được trang bị cho quân đội Việt Nam đầu 1965.

Bản thân SAM2 có thể bắn tới độ cao 27km, xa 34km trong khi B52 chỉ có thể bay tối đa ở 20km và ném bom trong khoảng 11-17km(11km là hiệu quả nhất). Ngay cả SAM1 cũng thừa khả năng đó.

Bằng chứng là ngày 1-5-1960 SAM1 đã bắn rơi máy bay do thám U2 của Mĩ ở độ cao 20km. Còn ở Việt Nam ngày 26-7-1965 SAM2 đã hạ máy bay trinh sát không người lái BQM34A ở độ cao 19km, ngày 7-2-1966 lại hạ tiếp 1 chiếc BQM34A ở độ cao 20km.

SAM2 có uy lực lớn. Đầu đạn của nó chứa 200 kg TNT, khi cách mục tiêu 60m, hiệu ứng vô tuyến sẽ kích thích đầu đạn tự nổ. B52 gặp SAM2 phải chịu đựng sóng xung kích rất mạnh, sức nóng hàng ngàn độ và 12.000 mảnh đạn phóng ra, rất khó sống sót.

Như vậy thực ra vấn đề chỉ nằm ở chỗ phải điều khiển được quả đạn đến mục tiêu (trong điều kiện địch gây nhiễu), còn nếu thành công nhất định sẽ hạ được B52.

Như vậy việc nâng tầm bắn của SAM2 là không cần thiết và thực tế là không diễn ra. Theo tác giả, nhầm lẫn này có thể là do nhầm với cải tiến nâng tầm bắn 1 loại tên lửa đất đối đất của Pháo binh. Còn SAM2 có cải tiến nhưng chỉ là để tránh nhiễu của địch.



Kì tới :

Nhiễu điện tử
 
Ê, em định thi KTQS nhưng anh nói thế làm em mất hứng quá.
 
Anh không có ý thuyết phục ai định thi HVKTQS. Anh con nhà nòi hẳn hoi anh còn chẳng thèm thi. Anh chỉ nói với em thế này: Trong chăn mới biết chăn có giận. Chọn ngành nghề học ĐH là vấn đề cả đời người. Anh không có ý định thuyết phục ai nên hay không nên thi HVKTQS. Anh chỉ nói với em một điều thế này: Hoài bão và ước mơ con người thì lớn vô cùng nhưng khả năng đất nước đáp ứng lại có hạn, hơn thế nữa, vào quân đội là đi làm chính trị. Nếu mình quá trung thực, thẳng thắn, e không có đường sống đâu! Em muốn nghiên cứu vũ khí quân sự. Ok không có gì, em cứ nghiên cứu nhưng liệu nhà nước có đủ tiền bảo trợ đề tài nghiên cứu cho em không? Hơn nữa nghiên cứu xong, liệu có thể đưa vào thực tiễn được không? Anh chỉ nói đơn giản thế này, AK cho đến bây giờ nước mình mới sản xuất được, còn lại nhập khẩu hết, kể cả loại tên lửa vác vai cơ động. Mà hiện nay, lý tưởng sống thôi không đủ, còn phải có cơm có áo mà sống nữa. Lương quân đội tuy cao nhưng chỉ là lương cứng, còn phần mềm, phải theo dây của thủ trưởng mới có cơ làm thêm. Mà như anh, anh ghét cái kiểu sống đạo đức giả ấy, suốt ngày phải nịnh bợ cái bọn thủ trưởng ấy. Người giỏi thì chúng nó sợ tranh chức của chúng nó, chúng nó dìm xuống cho đến chết thì thôi!
Anh thì thấy thế, còn lại thì tùy thôi. Anh khuyên em nên nghĩ lại, em học BK xong, xin vào quân đội cũng chưa muộn đâu! Chứ đừng có học HVKTQS, vào đó học em sẽ vỡ mộng hết đấy. Mà một con người vỡ mộng thì còn làm gì được nữa, chán nản là cái chắc!
Chúc em có sự lựa chọn đúng đắn
 
Nhưng mà thôi, cứ tán phét thế này cũng có cái hay. Thảo luận những gì mà mình có khả năng hiểu được là đủ rồi.

NHIỄU ĐIỆN TỬ


Khi dùng B52 đánh Hà Nội, để bảo vệ B52, Mĩ dùng khá nhiều thủ đoạn : dùng máy bay cường kích F111 bay thấp tránh ra đa ném bom vào các sân bay MiG, dùng tên lửa không đối đất Shrike, Standard bắn vào các đài điều khiển tên lửa, dùng hàng trăm F4, F105 đi bảo vệ B52 khỏi cuộc tấn công của MiG21, nhưng thủ đoạn chủ yếu nhất vẫn là gây nhiễu điện tử.
Nhiễu có nhiều loại :

- Nhiễu tích cực : nhiễu bằng sóng do các máy bay EA6A, EB66B, ÊC bay ở vòng ngoài cách khoảng 60-100km, gây nhiễu mạnh. Gọi là nhiễu ngoài đội hình.
Nhiễu còn được phát đi từ chính các máy bay B52, A6, A7, F4, F105 để che dấu đội hình bay, gọi là nhiễu trong đội hình.

- Nhiễu tiêu cực : là hàng triệu sợi kim loại màu trắng bạc, cực nhẹ và mỏng từ những quả "bom" do máy bay thả xuống, giăng kín bầu trời, tạo ra hành lang nhiễu dày đặc, cao 5-7km, dày 1-2km, dài 40-70km, chắn ngang mọi cánh sóng ra đa của ta.

Ngoài ra, địch còn cho những tốp F4 bay thăng bằng, ổn định ở 10km như B52, cùng phát nhiễu tạo thành dải nhiễu lớn rất giống B52. Máy bay địch còn phát ra nhiễu rãnh đạn, tác động lên tín hiệu điều khiển đạn tên lửa, khiến cho tên lửa rời bệ phóng là mất điều khiển, rơi xuống đất.

Vậy Việt Nam đã khắc phục nhiễu như thế nào. Tác giả chỉ nói rằng các trắc thủ ra đa phải cố gắng để phân biệt trong các dải nhiễu dày đặc trên màn hình ra đa đâu là nhiễu từ máy bay địch, đâu là nhiễu do các sợi kim loại, đâu là nhiễu B52 thật, B52 giả... để điều khiển những quả SAM2 diệt địch. Cũng có thể đây là bí mật quân sự.

Tuy nhiên thành công của chúng ta khá lớn. Trong chiến dịch 12 ngày đêm có 93% B52 và 86% F111 bị ra đa của ta phát hiện. 34 trên tổng số 193 B52, 5 trên tổng số 48 F111 bị bắn hạ.


 
Hehe đọc phần này thấy vũ khí kinh quá nhỉ, hồi bé nhớ bài hát
.. Hoan hô chú bộ đội bắn Mỹ tài ghê
Tàu bay Mỹ đến đây chú bắn cho tan tành...

Hehe không hiểu với khẩu súng trường thì chú bộ đội bắn tan máy trước, hay là bị nó bắn cho tan nhà truớc nhỉ :D
 
Cám ơn anh Bình, dù sao em vẫn còn 1 năm để quyết định.
Học BK xong vào quân đội em không chắc có ổn không, ít ra là cả GĐ em sẽ phản đối, còn nếu học KTQS thì lại khác.
Nhưng mà thôi, em thấy mình cứ thảo luận thế này cũng đủ vui rồi. Bây giờ em tìm hiểu những cái mà em có điều kiện thôi, biết cái gì hay cái đó.
Anh Bình có bài nào hay hay post tiếp đi.


VN đã khắc phục tình trạng thiếu đạn tên lửa như thế nào.
LX trang bị tên lửa cho VN từ đầu 1965, nhưng vì nhiều lí do (có thể liên quan đến chính trị) nên từ 1969, LX không viện trợ cho VN thêm 1 quả tên lửa nào. Sau khi kết thúc chiến tranh phá hoại lần thứ 1 (1964-1968), VN chỉ còn vài ngàn quả tên lửa. Một số đã nạp nhiên liệu sẵn sàng chiến đấu nhưng chưa dùng đến. Đến năm 1972, nhiều quả đã quá thời hạn sử dụng.

Vậy ta đã khắc phục như thế nào. Đã có 4 biện pháp được áp dụng :
-Bắn tiết kiệm đạn
-Chỉ sử dụng tên lửa để đánh B52
-Phục hồi những quả đã quá thời hạn sử dụng
-Cái tiến quy trình lắp ráp đạn

2 biện pháp cuối được áp dụng trứoc khi B52 đánh Hà Nội.

Đầu tiên là những viên đạn quá tuổi. Dựa vào tài liệu của quân đội LX, ta đã thực hiện thành công "quy trình lắp ráp ngược". Trước hết là lấy nhiên liệu ra, rửa sạch các khoang chứa, sấy khô, kiểm tra độ chịu đựng áp lực, xong cặp chì lại như mới. Bằng cách này, ta kéo dài tuổi thọ đạn thêm 48 tháng.

Về cải tiến quy trình : khi đạn được đưa sang VN đều ở dạng tháo rời, sau đó được các tiểu đoàn kĩ thuật lắp ráp lại. Ta đã có sáng kiễn nạp nhiên liệu sẵn, tiến hành lắp ráp ngay trên xe chở đạn, nhờ vậy năng suất tăng lên gấp đôi. Trong chiến dịch 12 ngày đêm, trên đã tăng cường cán bộ cho các tiểu đoàn kĩ thuật, nhờ đó đảm bảo được đạn cho các tiểu đoàn hỏa lực.

Về việc bắn tiết kiệm đạn. Ở Hà Nội lúc đánh B52 có 10 tiểu đoàn tên lửa, sau Noel có thêm vài tiểu đoàn từ các nơi đến tăng cường. Lượng đạn tiêu thụ lớn đến mức có tiểu đoàn trên bệ phóng không còn quả đạn nào trong khi máy bay địch vẫn kéo vào. Vì thế, trên đã chỉ thị cho các đơn vị phải bắn thật tiết kiệm. Lẽ ra phát hiện mục tiêu bắn 3 quả thì nay chỉ bắn 2.
+ Đêm 20-12, Hà Nội phóng 35 quả tên lửa hạ được 7 B52, đạt hiệu suất cao.
+ Đêm 20 rạng ngày 21-12-1972, trong khi B52 đang kéo vào thì tiểu đoàn 57 chỉ còn đúng 2 quả tên lửa. Lúc 05h09, ta bắn 1 quả hạ 1 B52, 05h19 quả cuối cùng được bắn lên, hạ 1 B52 rơi xuống Núi Đôi, Vĩnh Phú.
Sau chiến dịch tiểu đoàn trưởng được tặng danh hiệu AHLLVTND.
+ Đêm 26-12, tiểu đoàn 79 bắn 2 quả tên lửa diệt 1 B52 rơi ở Sơn La.
+ Riêng tiểu đoàn 77, lúc 4h30 ngày 19-12, ta bắn 2 quả hạ 1 B52 rơi ở Hà Tây; 20h34 ngày 20-12, bằng 2 quả khác hạ tiếp 1 B52 rơi ở Ba Vì; 5 giờ sáng hôm sau, cũng bằng 2 quả đạn ta diệt thêm 1 B52 rơi xuống thị xã Phúc Yên. Tiểu đoàn này được tặng danh hiệu AHLLVTND với chiến công bắn rơi tại chỗ 3 B52 chỉ bằng 6 quả đạn.

Cấp trên cũng ra mệnh lệnh đạn tên lửa chỉ dành để đánh B52. Nhưng chiều 26-12, 1 quả tên lửa được phóng lên giữa thanh thiên bạch nhật (B52 vào Hà Nội chỉ bay đêm). Thì ra đó là tiểu đoàn 72 trung đoàn H85 của Hải Phòng mới đến tăng cường, không rõ quy định nên đã vi phạm mệnh lệnh. Tuy nhiên quả đạn trên đã hạ 1 F4 rơi tại chỗ, nhờ đó đơn vị được miễn tội. Dường như để tạ lỗi, 23h đêm 27-12, tiểu đoàn này đã đánh 1 trận xuất sắc hạ 1 B52 bằng 2 quả đạn rơi cách Quảng Trường Ba Đình 600m.

Như vậy mặc dù khó khăn về vũ khí, phương tiện nhưng bằng sự sáng tạo, ta đã khắc phục được và lập nên những chiến công xuất sắc trong 12 ngày đêm.
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
Hehe đọc phần này thấy vũ khí kinh quá nhỉ, hồi bé nhớ bài hát
.. Hoan hô chú bộ đội bắn Mỹ tài ghê
Tàu bay Mỹ đến đây chú bắn cho tan tành...

Hehe không hiểu với khẩu súng trường thì chú bộ đội bắn tan máy trước, hay là bị nó bắn cho tan nhà truớc nhỉ :D

Em cũng nhớ bài hát ấy, hồi mẫu giáo hát suốt nhưng bây giờ chỉ nhớ 2 câu cuối.
Còn ai bắn tan ai trước thì còn tùy ạ. Nhưng máy bay Mĩ cần bắn tan cầu cống, nhà ga, kho vũ khí chứ nó cần gì bắn tan nhà chú bộ đội ạ.
Hạ máy bay bằng súng trường khoảng 90% là may mắn, bắn đón đầu, chỉ cần 1 viên đạn 7,62mm đập trúng máy bay khi nó đang bay ở 200-300m/s thì đủ tan nó rồi. Em nhớ có đơn vị dân quân còn xuất sắc đến mức bằng 3 phát bắn thủng ghế ngồi của phi công Mĩ:D , máy bay Mĩ "đao" luôn.
 
Phan Trường Sơn đã viết:
Tống Minh Tuấn đã viết:
... Em nhớ có đơn vị dân quân còn xuất sắc đến mức bằng 3 phát bắn thủng ghế ngồi của phi công Mĩ:D , máy bay Mĩ "đao" luôn.

Hahahah, nghe chuyện các chú kể làm anh không nhịn được cười, thanks :D. Bắn súng trường thủng ghế phi công Mỹ thì thật là hy hữu và "xuất chúng".
Lại nhớ hồi xưa đưa tin các cụ phụ lão Thanh Hóa bắn rơi máy bay Mỹ, có bài xuyên tạc rằng:
"Loa vang tin khắp nơi, các cụ già bắn rơi máy bay
Máy bay đằng đông, các cụ lại bắn đằng tây
Huân chương không lấy đâu, các cụ bảo rằng thịt trâu dễ chia
Máy bay đằng đông, các cụ lại bắn đằng tây..."

Còn bài hat hoan hô chú bộ đội theo anh nhớ là như sau:
" Hoan hô chú bộ đội bắn Mỹ tài ghê
Tàu bay Mỹ đến đây, chú bắn cho tan tành
Nòng súng cao chú giữ lấy trời xanh
Cho chúng em học hành dưới mái trường đỏ tươi"
right?

Trước đây, có lần được đi dự buổi họp gì đó của Hewlett Packard, có tay chuyên gia HP người Mỹ nói chuyện là trước đây bon tao (HP) design cái hệ thống gây nhiễu cho B52 xịn lắm mà sao bọn mày bắn tài thế. Hắn cứ tấm tắc khen VN tuy bé mà là thằng duy nhất "Kicked our ass" !

Đúng là trong chiến tranh, có một thứ gọi là "chủ nghĩa anh hùng cách mạng"!
 
Mịa cái thằng Nga ngố

Phan Trường Sơn đã viết:
LX trang bị tên lửa cho VN từ đầu 1965, nhưng vì nhiều lí do (có thể liên quan đến chính trị) nên từ 1969, LX không viện trợ cho VN thêm 1 quả tên lửa nào. Sau khi kết thúc chiến tranh phá hoại lần thứ 1 (1964-1968), VN chỉ còn vài ngàn quả tên lửa. Một số đã nạp nhiên liệu sẵn sàng chiến đấu nhưng chưa dùng đến. Đến năm 1972, nhiều quả đã quá thời hạn sử dụng.

Quan hệ giữa các nước lớn như LX và Mỹ có nhiều điều khó nói vì vậy thằng Nga ngố chỉ cung cấp cho VN những vũ khí không phải là tối tân nhất. Theo tớ biết ngay những quả SAM đầu tiên hay những phi công đầu tiên được dạy đánh B52 đều nhờ bác CUba cả.(Bác Cuba muôn năm!Mịa cái thằng Nga ngố!)

Cái tên lửa SAM vốn không có khả năng đánh B52 vì không chống được nhiễu vì vậy nước ta mới cải tiến, đa phần là giảm bớt độ nhạy bắt mục tiêu của tiên lửa ===> phải dựa nhiều vào điều khiển của mặt đất.
phất hiện ra B52 giữa đám nhiễu cũng đa phần dựa trên kinh nghiệm quan sát bằng mắt thường trên màn hình của các chiến sĩ ra-đa. Sau mỗi trận lại họp nhau phổ biến kinh nghiệm mới. Có đồng chí ngồi rađa nhiều quá sau bị ốm, thần kinh....

Dùng súng trường bắn máy bay có xảy ra nhưng rất ít, thường là để chống máy bay bắn bổ nhào(vì lúc ấy cao độ mới đủ thấp, đạn cũng chỉ cần đến được ngang tầm máy bay, còn vận tốc của chính máy bay sẽ giúp đạn xuyên thủng) hoặc trèo lên các ngọn núi để bắn. Ở Thanh Hóa, có đồng chí dân quân lên cầu Hàm Rồng để đón bắn máy bay Mỹ bổ nhào bắn phá cầu bị bom lao vào người, phần trên bay đi đâu không rõ, chỉ còn phần đưới mắc kẹt vào cầu. Đấy, chỉ được trang bị vũ khí kém thì diệt được một máy bay giặc bên ta cũng mất đi nhiều người. Cái cảnh trong file mpg của chú Xuân Sơn cũng thế ===> dùng không quân chống không quân Mỹ rất hạn chế.

Sắp tới chiếu bộ phim về DBP trên không đấy, sử dụng nhiều kỹ xảo, các chú đón xem nhé
 
Nói thêm về vũ khí, ở ngoài hàng đĩa CD có mấy cái đĩa về vũ khí, khí tài quân sự của bọn Mẽo. Chú nào có hứng thú ra đấy mà tìm
 
Nói thêm mấy câu nữa cho đỡ ngứa mồm. Theo trình bày ở trên có chú sẽ thắc mắc: súng trường dân quân bắn máy bay đạt hiệu quả thấp như vậy thì bắn để làm gì? Trên đài báo thì thường ra rả "lưới lửa phòng không tầm thấp, tầm cao"?
Đúng là súng bộ binh thịt được máy bay là hi hữu, nhưng vẫn phải tham gia để tạo một lưới lửa thị uy hỗ trợ cho binh chủng tên lửa đội hình mỏng, ít ỏi, thiếu thốn. Mấy chú phi công Mẽo trên máy bay nhìn xuống thấy đạn bay sáng rực cả trời là hoảng lên rồi, cóc biết đấy là đạn gì nữa.
Cái võ này dân ta đã dùng từ xưa: đánh trống trận để thị uy, hay năm 46 tự vệ thành Hà Nội đốt pháo trong hộp thiếc khiến quân Pháp tưởng có súng liên thanh...Mưu phạt tâm công, các bác, các chú ạ.

Thịt được hơn 60 ngàn thằng con hoang Mẽo thì dân Việt mình cũng chết không biết bao nhiêu mà kể. nhưng vẫn phải đánh. Đánh cho chúng nó biết Nam quốc anh hùng chi hữu chủ. Phải không các bác, hehe.
 
Còn có 1 nguyên nhân nữa : chắc các bác còn nhớ F111 "cánh cụp cánh xoè", vào thời điểm đó là máy bay cường kích hiện đại nhất, khi cụp cánh nó bay tới 300m/s. Lắp thiết bị khống chế độ cao nên có thể bay thấp tới 50m, mang lượng bom gấp 5 lần F4. Do chú này luồn lách giỏi như vậy nên tụi Mĩ cho nó bay thấp tránh ra đa đến ném bom phủ đầu các sân bay MiG, rất khó dùng SAM2 bắn trúng. 1 chiếc F111 giá đến 15 triệu $, đắt hơn cả B52.

Muốn bắn hạ F111 phải nghiên cứu đường bay nó có thể bay vào, đặt đài quan sát cẩn mật, bố trí các trận địa đón lõng bằng cao xạ, súng trường, súng máy (chỉ riêng ở Hà Nội lúc đó có 200 trận địa như vậy), nạp đạn sẵn, quay nòng về hướng ấy, có lệnh là bắn ngay. Có khi nhìn đường đạn của đơn vị khác bắn lên để kịp thời nổ súng. Đơn cử 2 Th : đêm 20-12 tự vệ nông trường Thanh Hà ở Hà Tây hạ 1 F111 rơi tại chỗ bằng trọng liên 12 ly 7; đêm 22-12 tự vệ 3 nhà máy quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng cũng hạ tại chỗ 1 F111 bằng trọng liên 14 ly 5. Trong 12 ngày đêm,5 chiếc F111 bị bắn hạ đều do lưới lửa tầm thấp.

Trước khi có bom dẫn đường bằng laser (1972), bọn Mĩ muốn đánh một cây cầu phải bổ nhào thấp mới ném bom hoặc phóng tên lửa được, đó là cơ hội rất thuận tiện cho dân quân dùng súng bộ binh bắn hạ. Trong kháng chiến chống Mĩ đã có hàng trăm máy bay Mĩ bị súng bộ binh bắn rơi. Lưới lửa tầm thấp và tầm trung cũng rất hiệu quả khi bảo vệ các trận địa tên lửa khỏi các cuộc oanh tạc củ F4.

Bây giờ mặc dù có nhiều loại máy bay, tên lửa hiện đại nhưng lưới lửa tầm thấp vẫn không hề mất đi vai trò. Năm 1999 quân đội Nam Tư đã bắn hạ 1 máy bay F117A của không quân NATO bằng cao xạ thì phải.
 
Thực ra, hiện nay, với trình độ khoa học công nghệ hạn chế cùng với vũ khí còn lạc hậu, VN chọn hình thức chiến tranh nhân dân để bảo vệ tổ quốc. Trong đó, chiến lược lưới lửa chiến tranh có vai trò khá quan trọng. Qua 2 cuộc chiến mà Mỹ tiến hành ở liên bang Nam Tư và Afghanistan thì chúng ta càng thấy, CN chiến tranh của Mỹ càng ngày càng hiện đại. Các loại máy bay chiến đấu của Mỹ chủ yếu tác chiến ban đêm (chiến tranh Nam Tư) nhờ các khí tài nhìn đêm. Vừa rồi em thấy mẹ em có làm cái đề tài nhìn đêm bằng 2 công nghệ: ảnh nhiệt và khuếch đại ánh sáng mờ. Nghe thì có vẻ cao siêu nhưng hiện nay ở VN cái này còn hạn chế lắm, không thể đưa vào trang bị hàng loạt được. Vì lý do bí mật, xin phép không nêu lên thực tế về khí tài này ở VN. Ví dụ, một cái kính nhìn đêm chế tạo theo công nghệ khuếch đại ánh sáng mờ tốn đến gần 1,000,000 US$. Như thế, chúng ta có làm cũng chỉ có thể trang bị cho các khu vực quan trọng khi mà không lực Mỹ chuyển từ tác chiến ngày sang tác chiến ban đêm.

to PTS: Phó Tiến sỹ này, hóa ra anh em mình quen nhau. Anh cũng ngờ ngợ nên hỏi em!!!!
 
Còn cái phim "Hà Nội 12 ngày đêm", nghe đâu được đầu tư 7 tỉ VND, ít so với TG nhưng cũng là thứ 3 ở VN rồi ( phim "Giải phóng Sài Gòn" đầu tư 15 tỉ, "Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông" đầu tư 21 tỉ), quảng cáo là có nhiều kĩ xảo (hình như làm ở Úc), có cảnh MiG-21 đánh B52, SAM bắn sáng loé cả bầu trời... nhưng mà xem mấy đoạn em thấy thất vọng quá.
Kĩ xảo dở tệ, bệnh viện Bạch Mai nhìn như làm bằng đất sét trong các phim hoạt hình con rối, cảnh B52 rơi thì nhìn rõ giả tạo, nói khí không phải chứ như thế thà đừng dựng cảnh trực tiếp còn hơn.
Nhưng mà được cái cảnh SAM phóng lên thì khá ấn tượng.
Nói thế thôi chứ cứ thử chờ xem đã, dù sao phim nội dung hay thì khán giả có thể bỏ qua được mấy lỗi nhỏ nhặt ấy.
 
tra loi

muc tieu dung sung truong la de chong may bay bo nhao, day may bay len cao, luc do phao cao xa va ten lua ra da moi phat huy duoc, chu bay tam thap thi khong phan ung noi. Hon nua phi cong my bay thap rat gioi, bon no co the lock in vao be mat dia hinh, bay chi cach mat dat do 150 met, co nguoi ke rang o Sontay thay may bay My leo nui roi xuong nui, cu nhu nguoi treo nui y, neu khong co chuyen dan quan nghe tieng may bay vac sung ra ban thi chung ta se con bi bat ngo nhieu , ton that con lon, do do vai tro cua dan quan la vo cung to lon , khong chi doa may bay My ma la mot yeu to trong chien luoc danh may bay....
Chuyen Nga khong vien tro thi dung la dau don that day, doc sach su quan doi, sach su cua cac binh doan, du la nguoi viet tranh noi ra nhung co rat nhieu chi tiet nghe soi mau , chang han vi thieu dan hay trang bi hoa luc nen chung ta it khi giu duoc cac diem cao sau khi chiem, Giong nhu nan nhot nhung khong boi thuoc tri tan chan nhot y, sau do lai phai ton quan de diet no....Thuc ra VN cung de phong chuyen Ngan ngung vien tro roi, nhung nhung thu thuat VN dung cung chi giup du tru duoc mot so luong vu khi nhat dinh (khong chi la chuyen thao ra bao quan lai dau...)
Viet den day thay hai ban da tra loi nhieu y minh viet, nhung thoi, cu de day, xoa ton cong qua
Ten lua danh B52 dung cho no ngau nhien, thuong de tranh bi nhieu thi chung ta giam do nhay di, va doi khi bo doi phai cho no ten lua theo cam tinh ma thoi, vi dam nhieu to qua, cai nay hoan toan la do nghe thuat cua nguoi si quan dieu khien. Dung la dieu khien ten lua rat met, lam viec trong moi truong buc xa dien tu vo cung manh, nhieu nguoi lam xong mot tran ra la non nao nguoi, va co the anh huong den co quan sinh san .... Nhung khong hieu co cach nao chong buc xa tot hon khong, so rang Nga khong nghiem tuc lam trong chuyen an toan.
Ngay xua hoc doi tuyen, thay thay Don khoe te bao quang dien, minh nghi ngay tro kinh nhin ban dem(cai nay goi la anh nhiet ?) . Nhung ma dúng la để lằm thật thì khó lám, chẳng hạn chóng oxi hóa, rồi tế bào của mình không nhạy... con khuếch dại trực tiếp ánh sáng mờ thì giống như cái TV deo trên mắt ý, có một trường điện rất mạnh gia tốc electron bị bứt ra từ một màng bán dẫn nhạy sáng ... Đúng lqf nếu chỉ sản xuất nghiên cứu thì rất đắt, chả hiểu có làm cái này bán rẻ cho Iraq được không nhỉ, có khi họ mua cả vài chực ngàn cái trang bị cho quân đội ý chứm sắp bão táp xa mạc rồi ...
Chúng ta còn phụ thuộc nhiều quá.
Sơn
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên