Nguyễn Bảo Anh Thư
(annie_honey)
Điều hành viên
Đặng Hải Quang đã viết:Nếu Anh Thư vẫn nghĩ "con người ko thể thay đổi được số phận", thì suy nghĩ và hành động của em quả là trái ngược nhau. Có lẽ càng nghĩ thế, em càng muốn và khao khát chứng minh điều ngược lại. Việc chọn Hồ Tây cũng cho thấy em quả là con người thích phiêu lưu và chinh phục :> . Đấy là thành kiến của anh về em đấy. :|
Ờ, anh thấy em quả là thông minh khi vận dụng khéo léo một chút lập luận, một chút "giương đông kích tây" cộng với một chút số liệu siêu hợp lý. Điều này cho thấy riêng về môn văn hẳn em cũng có ít nhiều tự tin. Vậy Anh Thư có thể cho anh biết, em nhận xét thế nào về câu ca dao " Trong đầm gì...gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" với câu tục ngữ "Gần mực thì đen gần đèn thì sáng". >-
Còn về vụ con gà, em có thể nói thêm cho anh biết đó là cảm giác "kinh sợ" hay "tội nghiệp" ko :-/
- Anh Dũng này, anh hiểu nhầm câu trả lời của em thì phải , ý em hoàn toàn ngược lại, em tin là "con người có thể thay đổi được số phận" đấy chứ anh, em quote lại nguyên văn em viết cho anh nhé :
bản thân đã viết:Và biết đâu con người lại chả thay đổi được số phận, như em vẫn tin? Biết đâu em tìm ra được cách để chàng trở thành người chia sẻ tổ ấm với em Cho nên em cứ Hồ Tây thẳng tiến anh Quang ạ :smoking:
Anh đọc lại giúp em nhé .
- Về ví dụ câu ca dao và câu tục ngữ của anh, nếu thoáng qua thì có thể nghĩ 2 câu ấy thật là trái ngược nhau, tại sao các cụ lại có thể cùng lúc nghĩ ra 2 câu đối nghĩa như thế? Nhưng nếu nghĩ kí thì nó khác hẳn nhau đấy anh ạ . Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" là câu khuyên răn của người xưa để mình biết lựa chọn hoàn cảnh xung quanh sao cho có lợi nhất với sự phát triển của mình. Câu ấy nói lên rằng con người, cũng như mọi thực thể khác trong xã hội, chịu ảnh hưởng của môi trường sống xunh quanh mình . Vì thế, nếu biết chọn những người tốt làm bạn, biết gần những điều hay lẽ phải, thì con người ta cũng dễ tiếp thu những cái hay cái đẹp ấy mà trở thành người có ích cho xã hội.
Còn câu ca dao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng,
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng,
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Lại nói về một ý nghĩa khác. Câu ca dao này ca ngợi vẻ đẹp của những con người giữ được cốt cách, phẩm giá của mình, bất chấp hoàn cảnh xung quanh. Ý của ông cha là muốn nói đến những người "phi thường" biết vượt lên trên số phận, hoàn cảnh của mình để tỏa sáng. Trong trường hợp này, theo em, xét về bối cảnh, câu ca dao này có thế ngụ ý nói đến những vị quan thanh liêm, sống giữa vòng vây chế độ phong kiến mục nát, đầy tham quan nhũng nhiễu dân lành mà vẫn giữ được phẩm giá của mình... Có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác .
- Suy nghĩ như thế, 2 câu nay ko có gì là mâu thuẫn cả . Điều tự nhiên hợp lí là con người dễ bị ngoại cảnh tác động làm thay đổi (câu tục ngữ), nhưng cũng có những người có thể thắng được ngoại lực đó, vẫn giữ được cái đẹp trong tâm hồn của mình, và những người đó đáng được ca ngợi (câu ca dao).
- Về chuyện con gà, em ko hiểu sao anh lại băn khoăn nhiều đến vậy :-/. Nhưng nói chung, em thấy cả hai, ghê rợn, và tội nghiệp con gà .
Chỉnh sửa lần cuối: