Lưu Công Thành đã viết:
@Thư: Em nói là nước Mỹ sẽ đóng vai trò quan trọng có lẽ là chưa đủ - và những số liệu em đưa ra chưa nói lên được hết tầm cỡ ảnh hưởng của nước Mỹ đối với VN vì những thứ như thế thì EU và Nhật Bản đều có thể đáp ứng được. Em nghĩ sao về những tiến bộ trong thời gian qua của VN trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền? Và em biết là đằng sau đó Mỹ đóng vai trò như thế nào? Tất nhiên, em kô cần trả lời dài, và không cần trích dẫn đâu.
- Về việc anh nói là câu trả lời của em ko đấy đủ, theo em là ko chính xác
. Bởi vì câu hỏi của anh là: "Mĩ sẽ có vai trò gì trong tương lai của Việt Nam chúng ta?". Câu hỏi rất chung chung, tóm lại cũng chỉ rút ra được 3 từ khóa để hỏi: "vai trò gì?". Như thế em hoàn toàn có thể dùng một tính từ để trả lời: "quan trọng". Anh ko hỏi tại sao nhưng em vẫn lấy dẫn chứng để chứng minh tại sao lại "quan trọng". 2 dẫn chứng được lấy từ lĩnh vực Kinh tế và Giáo dục, có nghĩ là Mĩ sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển Kinh tế và Giáo dục của Việt Nam.
- Em ko muốn viết dài hơn, bởi vì đây là cuộc thi MISS HAO, với mục tiêu đi tìm vẻ đẹp ngoại hình cũng như trí tuệ của các bạn gái, chứ ko phải là diễn đàn giáo dục, nếu đưa những thuật ngữ kinh tế mà em đã học vào, ko những ko phù hợp, mà còn gây khó hiểu cho nhiều người đọc. Phải nói rằng câu hỏi là ko đầy đủ chứ ko phải câu trả lời. Một câu hỏi như thế này là ko phù hợp với khuôn khổ của cuộc thi. Trả lời câu hỏi đã khó, mà đặt câu hỏi cũng là một nghệ thuật tinh vi ko kém. Mong anh có những cân nhắc kĩ càng hơn trong việc đặt câu hỏi
.
- Cũng tương tự như thế, câu hỏi của anh về quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền của Việt Nam cũng là ko phù hợp với khuôn khổ và ý nghĩa của cuộc thi. Và cho dù muốn đánh giá trình độ hiểu biết của thí sinh đi chăng nữa thì cũng phải dựa trên một mặt bằng câu hỏi chung. Ko thể với một người thì hỏi:
Lưu Công Thành đã viết:
Em nghĩ sao về những tiến bộ trong thời gian qua của VN trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền?
Còn với người khác lại:
Lưu Công Thành đã viết:
Ở đây có một số người hỏi vì sao em lại xinh thế - anh nghĩ đơn giản có lẽ chắc mẹ em cũng rất đẹp có phải không?
Như thế là ko công bằng
.
- Tuy nhiên, em ko muốn có một câu hỏi nào ko được trả lời, và em cũng có một chút hiểu biết về vấn đề này, nên em sẽ đưa ra một câu trả lời "đầy đủ" theo giới hạn hiểu biết của em. Hi vọng từ sau đây em sẽ ko phải đưa ra câu trả lời ngắn gọn: "Ko phù hợp" cho những câu hỏi của anh
.
- Tại kì họp Quốc hội khóa 5 năm 1982, lần đầu tiên lí tưởng Xã hội chủ nghĩa về vấn đề ban hành pháp luật được đưa lên bàn cân. Những nhà cải cách kêu gọi một sự tách biệt giữa lí trí của Đảng cầm quyền và công việc điều hành đất nước của Chính phu Trung Ương. Tuy nhiên những thay đổi thực sự chỉ đi vào thực tế từ sau kì họp thứ 6 năm 1986, khi Quốc hội nhất trí rằng sự vận hành của đất nước sẽ được dựa trên pháp luật thay vì những khái niệm đạo đức đơn thuần của Đảng cộng sản như trước đó. Điều cần thiết là phải thực thi và hoàn thiện một cách có hệ thống quy chế pháp lí để đảm bảo rằng bộ máy Nhà nước hoạt động hài hòa với những quy định của pháp luật. (1)
- Sự chuyển mình của nền kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường nhiều thành phần kéo theo sự cần thiết của một khuôn khổ pháp luật với chức năng trao quyền tự quyết cho những doanh nghiệp quốc doanh cũng như các tập đoàn kinh tế tư nhân. Từ đó cũng nảy sinh sự cần thiết phải thay thế những quan hệ kinh tế mang tính bí mật nội bộ bằng những văn bản pháp luật xác đáng. Với sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa "Nhà nước pháp quyền", những nhà cải cách pháp luật kêu gọi
sự ra đời của một bộ luật hoàn chỉnh, ổn định, có thẩm quyền tối cao và mang tính bắt buộc; sự bình đẳng của mọi thành phần kinh tế trước pháp luật; sự can thiệp của pháp luật trong việc thực thi và giám sát những hoạt động kinh tế; và một bộ máy tư pháp được đổi mới để đưa ra những phán quyết phù hợp trong những tranh chấp mang tính tư nhân. (2)
- Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền đã đem lại cho Việt Nam những bước tiến nhất định như: kí kết thành công Hiệp định thương mại song phương với Mĩ, được xem xét để trở thành thành viên của WTO,... bởi lẽ những doanh nghiệp quốc tế rất chú trọng đến vai trò và sức mạnh của pháp luật tại nước mà họ tham gia hoạt động kinh tế, như vai trò của một trọng tài phân xử khi diễn ra tranh chấp trong hoạt động thương mại. Ngoài ra, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng mang lại cho Việt Nam sự ổn định tương đối về kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 khu vực trong 3 năm qua. (3)
- Bên cạnh đó, quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng còn nhiều hạn chế, khi mà việc tuân thủ pháp luật chưa trở thành hơi thở của cuộc sống. Sự chuyển mình của hệ thống pháp luật từ chỗ dựa trên quyền tự quyết mang tính quan liêu sang những định chế pháp luật tiêu chuẩn mang tính quốc tế vẫn còn bị cản trở bởi: thói quen xử lí tranh chấp thông qua "luật bất thành văn", sự xa lạ với những quy tắc pháp lí từ bên ngoài, và một thể chế chính trị đưa Đảng cầm quyền lên trên tầm kiểm soát của giới hạn pháp luật. (3)
- Về vai trò của Mĩ trong vấn đề này: Mĩ vẫn luôn là một trong những quốc gia ủng hộ và khuyến khích quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam tích cực nhất. Lí do là bởi điều đó có lợi cho những tập đoàn tư nhân của Mĩ khi đầu tư vào Việt Nam. Điều này giống như khi ta đi thi đấu trên sân khách, một trong những điều ta mong muốn nhất là có một trọng tài công minh. Một bộ máy Nhà nước vận hành dựa trên những văn bản pháp quy cụ thể và rõ ràng luôn đem lại công bằng tốt hơn là một Nhà nước hoạt động chỉ dựa trên những giá trị đạo đức mang tính trìu tượng. (3)
Sources:
(1) : Truong Chinh, Introduction to the Political Report VIETNAM NEWS AGENCY Dec. 15, 1986 at Part 4.
(2) : Do Muoi at the 7th Party Congress in 1991, Sua Doi Hien Phap Xay Dung Nha Nuoc Phap Quyen Viet Nam Day Manh Su Nghiep Doi Moi, pg.30, 32-3, 37.
(3) : Nguyen Bao Anh Thu, "Vietnam - US relations: what have fostered and what have hindered?", March 2005.
- Việc anh bảo ko cần trích dẫn, em ko thể làm thế, bởi thứ nhất, kiến thức của em quá nhỏ bé
, thứ hai, trích dẫn cụ thể khi chứng minh điều mình nói đã trở thành thói quen của em từ khi sang đây học
. Mong rằng đây là lần cuối em phải làm phiền những thành viên HAO tham gia topic này bằng một bài trả lời dài cho một câu hỏi ko phù hợp
.
Cảm ơn anh
.