Xin chào mọi người,
Em nhận thấy các anh đặc biệt quan tâm chất vấn em Anh Thư. Đấy là điều đáng mừng lắm ạ bởi vì nó chứng tỏ lòng nhiệt thành của các anh đối với chị em nói riêng và với phong trào HAO nói chung. Hơn thế, các câu hỏi mà mấy anh đưa ra rất thâm thúy, sắc bén, em hoàn toàn khâm phục.
Thế nhưng em xin được có vài ý kiến "ngây ngô" như sau ạ, kính mong các anh và mọi người rộng lượng bỏ qua cho em.
Thứ nhất, về chuyện bài viết tự giới thiệu của Bảo Thư, có thể có nhiều ý kiến khen chê khác nhau, có thể là em Thư nói đúng sự thật mà cũng có thể là ngụy tạo, giả dối v.v, cái này thì chắc là mọi người sẽ còn tranh cãi nhiều. Tuy nhiên có một điều không thể phủ nhận, đó là tất cả các thí sịnh đi thi đều có
QUYỀN nói tốt về bản thân mình. Ta tạm không xét đến mục đích sâu xa của việc tự tôn cá nhân ấy (nào là để mua chuộc lòng người, nào là để mọi người hiểu rõ hơn về con người thật của mình, nào là để chứng tỏ mình, nào là thi cho vui v.v).
Em nói đơn giản như thế này, đi thi và dành nhiều công sức chuẩn bị cho cuộc thi (chụp ảnh, viết bài rồi trả lời giao lưu), ai lại không muốn được giải đúng không? Mà muốn được giải thì phải tranh thủ lòng người, không chỉ của BGK mà của toàn thể các anh chị em - những người sẽ trực tiếp bình chọn.
Ta cứ lấy ví dụ các chính khách muốn kêu gọi cử tri thì vị nào cũng phải mang cho mình bộ mặt của một thiên sứ vì dân và do dân. Ai cũng biết mấy ông này nhiều khi "lừa đảo chuyên nghiệp" nhưng mà mọi người vẫn cứ bầu cho người nói hùng hồn, thuyết phục - chứ có ai bầu cho một ông ngờ nghệch, wishy-washy, nói năng chẳng có chút ấn tượng đâu. (Em xin lỗi em lấy ví dụ so sánh hơi khâp khiễng). Hay như nhiều anh chị ở đây đều đã biết đến viếc tự viết bài giới thiệu về cá nhân để xin vào các trường DH nước ngoài. Em không khẳng định, nhưng cũng trộm nghĩ ít nhất 1/3 bài viết này là phóng đại dựa trên những gì có thật (hoặc thậm chí không có thật). Thế nhưng cái quan trọng ở đây không phải là bài viết nói thật hay không (điều náy thì mấy người tuyển sinh đều biết thừa) mà cái chính là cách thí sinh đặt vấn đề và qua đó xây dựng được một cái TÔI riêng biệt và tự hào về cái TÔI đó.
Em không có ý nói chân thực, thật thà là không hay nhưng không phải ai cũng biết dùng lời nói để bộc lộ bản thân mình, điếu này ở em Thư và nhiều chị em khác là rất đáng trân trọng.
Có một bài thơ hay ca dao gì đó của Nga như sau:
Gieo
lời nói, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt
tính cách
(không biết có liên hệ gí không ...haha)
Thứ hai, các anh là những người có tuồi đời gần gấp đôi, gấp rưỡi các em ấy; mà lại đi nhiều, từng trải, hơn nữa lại đã công tác trong nhiếu ngành mũi nhọn của VN, thì đương nhiên việc các anh hiểu rõ về nền kinh tế, chính trị của Việt Nam là đương nhiên rồi, và hiểu rõ hơn em Thư la điều không cần phải bàn cãi. Các chuyên gia mà lại đi tranh cãi với một đứa "con nít" còn đang đi học (xin lỗi em Thư) thì có phải là hơi ;
:x ....đúng không, các anh? Đương nhiên em không phủ nhận là Thư rất thông minh. Tuy thế các anh chắc cũng không phản đối suy nghĩ của em là các ngành khoa học xã hội này đòi hỏi kinh nghiệm thực tiễn nhiều hơn lý thuyết + thực hành trên lớp ạ.
Thứ ba (cuối cùng), em xin có một vài suy nghĩ rất thực lòng của một người đã từng theo học một trường tư của Mỹ tại Pháp trong vòng 1 năm. Nói ngắn gọn là trường cho bọn con nhà giàu không chỉ tại Pháp mà trên toàn châu Âu, và cũng là điểm dừng chân của con các đại sứ thiện chí, các chủ doanh nghiệp của các nước Á, Phi v.v
Về chuyện quần áo đầu tóc thì đến bây giờ em vẫn tự nhận là chưa bằng ai, không nói gì lúc đấy. Thế nên các bạn nếu có kì thị thì cũng là chuyện không tránh khỏi, em đồng ý và chẳng trách cứ gì ai.
Đương nhiên trong thời gian học nhiều lúc em cũng cảm thấy khó hòa nhập. Các bạn ấy sành điệu, hút thuốc la phì phèo, quần áo toàn đồ hiệu (lúc đấy em còn không biết thế nào là đồ hiệu đâu ạ - bác em cho gì em mặc nấy) và rất am hiểu về chuyện hò hẹn với các bạn trai. Hiểu biết của em về mấy chuyện này lúc đó là số không va số không.
Hơn thế nữa, em lại vào học trong một lớp văn học Anh + Mĩ với toàn người bản ngữ (Mĩ, Úc, Canada) nên nhiều khi thấy mình rất lạc lõng. Đơn giản là bởi vì vốn tiếng Anh của mình thật kém cỏi. Nhất là những lúc phải bình thơ, phân tích tác phẩm văn học hiện đại, hoặc phải lên nói một mình trước lớp về một tác phẩm.
Thế nhưng, ai cũng biết đi du học thì sẽ gặp nhiều khó khăn, và người ta làm được thì mình ắt cũng làm được. Thế nên Bảo Thư cố gắng lên em.
Chị Hà Anh nói rất đúng về sự nhạy cảm của con gái. Đúng là có những cái mình chỉ mơ hồ cảm thấy thôi mà không biết diễn tả như thế nào và mọi người cũng không có biểu hiện rõ ràng gì cả.
Nhưng ma em nghĩ, không phải ai cũng như thế, không phải ai cũng xa lánh, kì thị mình. Chính vì thế mà em may mắn có được những người bạn thật sự trong thời gian theo học tại Pháp và chúng em vẫn thân nhau đến tận bây giờ (có rất nhiều bạn Anh, Mỹ).
Nếu như mình suốt ngày chỉ để ý xem người ta có kì thị gì mình không thì sẽ rất đau khổ. Chính vì thế mà mình đã cố hết sức để phát biểu ý kiến liên tục trong giờ triết bằng tiếng Pháp (trường em là trướng song ngữ), mặc kệ mọi người cười chê vốn tiếng Pháp tậm tịt của mính. Rốt cuộc lại thì mình đâu phải là người Anh hay người Pháp đâu? Mình cũng cố gắng để học giỏi các môn khác bù lại cho môn văn học Anh + Mĩ. Kết quả là các bạn ấy dần dần nhận thấy sự có mặt của mình và không còn có thể tảng lờ mình đi được nữa.
Còn đứa nào tảng lở mình đi thì mình đi chơi với đứa khác, chân lý hết sức đơn giản. Cái chính la chúng nó có thể lờ mình đi, nhưng không thể coi thường mình.
Thôi nói dài quá, xin lỗi mọi người nhiều ạ. Em xin hết ạ.