em mới đọc quyển Super Freakonomics của S. Levitt, chapter cuối của nó tập trung vào Global Warming. Hiện giờ em đang hơi bận nên không kịp viết ra, nhưng đại khái trong đấy em thấy có vài ý tưởng rất hay mọi người tham khảo ạ:
1. (Cái này đồng ý với ý kiến của anh Trung về tác hại của chăn nuôi): động vật như bò và cừu thải ra khí methane (qua chất thải, và qua cả farting) và chịu trách nhiệm cho lượng khí nhà kính lớn hơn khoảng 50% so với toàn bộ transportation sector. Ngành cong nghiệp chăn nuôi vì vậy
có chịu trách nhiệm cho hiệu ứng nhà kính
2. Nhà kinh tế học
Nicholas Stern đưa ra dự kiến chi 1.5% GDP cả thế giới mỗi năm) để chống lại hiệu ứng nóng lên toàn cầu ($1.2 nghìn tỷ USD cho năm 2009) >> quá tốn kém, phương án hiệu quả hơn là
đợi đến tương lai khi có các phương án hiệu quả và ít tốn kém hơn.
Lưu ý là việc ngưng sử dụng ngựa như một phương tiện giao thông và chuyển sang sử dụng ô tô là một phương án hiệu quả và ít tốn kém một cách tương tự (tính trên hiệu suất vận chuyển, ngựa gây hiệu ứng nhà kính
lớn hơn ô tô), và đã được đưa ra một cách hoàn toàn tự nhiên mà không cần một chiến dịch vận động. Nói cách khác, động cơ kinh tế đơn giản đã khiến con người tự tìm ra phương án hiệu quả và rẻ để chống lại hiệu ứng nhà kính.
3. Các phương tiện truyền thông về hiệu ứng nhà kính, nổi bật là bộ phim tài liệu An Inconvenient Truth của Al Gore, hướng con người đến một giải pháp bảo vệ môi trường hoàn toàn dựa trên chủ nghĩa vị tha (cụ thể như tự cắt giảm tiêu dùng và sản xuất) là
không thực tiễn.
4. An Inconvenient Truth của Al Gore cũng như nhiều hình thức truyền thông khác đã
nói quá vấn đề. Ví dụ, việc bang Florida chìm trong nước biển do trái đất nóng lên "don't have any basis in physical reality in any reasonable time frame". Các cỗ máy và phần mềm được sử dụng để dự đoán hậu quả của hiệu ứng nhà kính trong các nghiên cứu này đều chưa có đủ khả năng và sức mạnh cần thiết.
5. Sự tập trung chú ý vào khí CO2 như một khí thải nhà kính nghiêm trọng là
sai lầm. Lý do là CO2 không phải là khí thải nhà kính chủ đạo - mà là nước - H2O. Phần lớn các phần mềm mô tả khí hậu đều không có khả năng phân tích hơi nước nên đã không nhận định được điều này.
Quan trọng hơn, lượng khí thải trong những năm gần đây còn góp phần
làm mát Trái đất, dẫn đến chu kì
Global Cooling vào những năm 70.
6. Thêm nữa, 80 triệu năm trước đây lượng khí CO2 trong khí quyển đạt ít nhất 1000 ppm, lớn hơn 2-3 lần lượng khí CO2 hiện nay. Đây cũng là thời điểm các họ động vật có vú đang phát triển. Lượng khí CO2 1000ppm cũng thường được thấy trong các văn phòng hiện đại và là mức khí chuẩn của các thiết bị làm ấm và thông hơi.
Điều này cho thấy: CO2 không chỉ không độc, mà
thay đổi lớn về lượng CO2 còn không liên quan tới hoạt động của loài người, cũng như không liên quan trực tiếp tới hiện tượng Trái đất nóng lên. Theo
Ken Caldeira,
một lượng lớn gấp đôi CO2 chỉ giữ ít hơn 2% lượng bức xạ từ Trái Đất
7. Trồng cây lớn có thể
tăng hiệu ứng nhà kính bởi lá sẫm màu của các loài cây lớn thu nhiệt nhiều hơn lá, cỏ, hoặc rau vốn là thức ăn cho động vật chăn nuôi
Có nhiều kết luận có thể được đưa ra từ điều này, nhưng em, sau khi đọc xong, củng cố thêm được ý kiến của mình là:
- Không thể dựa vào chủ nghĩa vị tha, yêu cầu mỗi con người cùng sacrifice để giảm hiệu ứng nhà kính, cụ thể là phương án ăn chay toàn diện của anh Trung. Trước hết là phương án này không thực tiễn và cũng là vô lý đối với cá nhân con người. Thứ hai là phương án này không hiệu quả. Chân thành mà nói, em nghĩ những phương pháp kiểu này (hay xa hơn là chương trình Giờ Trái Đất) cũng chỉ giải quyết vấn đề về tinh thần cho người thực hiện hơn là đem lại hiệu quả thực tiễn. Nó giống như đi cầu nguyện cho thế giới hòa bình vậy, mặc dù đem lại good feelings nhưng thật sự không ảnh hưởng gì được cho hòa bình thế giới.
- Động lực sáng tạo của xã hội đủ sức để sáng tạo ra những phương án rẻ và hiệu quả, có lợi ích kinh tế và đem lại hiệu quả tốt cho môi trường, rất cụ thể là phương án sử dụng xe ô tô thay cho ngựa kéo như phương tiện giao thông chủ chốt. Cách tiếp cận hiệu quả với môi trường không phải là nghĩ ra một phương án thân thiện cho môi trường rồi thuyết phục con người sử dụng nó. Thay vào đó, cần có các phương án rẻ + tiện dụng và có side effects là tác dụng tốt với môi trường. Không có gì thuyết phục con người tốt hơn là hiệu quả kinh tế. Về mặt này em hoàn toàn đồng ý với phương án của anh Phương. Ăn chay có hiệu quả ít nhiều về mặt môi trường, nhưng cách tiếp cận đúng với ăn chay em nghĩ không phải là tuyên truyền, mà là việc biến ăn chay trở thành một economically profitable thing; khi đó tự khắc mọi ng` sẽ ăn chay mà không cần ai nhắc nhở.
============================================================
Còn đây là một phương án giúp giảm hiệu ứng nhà kính em cũng mới đọc được trong quyển sách này:
The Budyko's Blanket
Giả thiết: Phun trào núi lửa tạo ra khí SO2; khí SO2 khi ở tầng đối lưu gây ra mưa acid và các tác hại môi trường khác, nhưng khi ở tầng bình lưu lại có tác dụng làm mát trái đất. Các vụ phun trào núi lửa Pinatubo năm 1991 và núi lửa Tambora năm 1815 cho thấy đám mây bụi được tạo ra đã làm hạ nhiệt trái đất rất đáng kể. (trong 2 năm đám mây SO2 tạo ra bởi núi lửa Pinatubo còn ở tầng bình lưu, nhiệt độ trái đất hạ 0.5 độ C, đảo ngược lại quá trình tăng nhiệt hàng trăm năm trước của trái đất).
Phương án: Sử dụng công nghệ để đẩy khí SO2 lên tầng bình lưu hạ nhiệt trái đất, đảo ngược lại quá trình nóng lên.
Công nghệ: (cái này em không có nhiều chuyên môn nên dịch không sát, anh Phương giúp em ạ)
At a base station, sulfur would be burned into sulfur dioxide and then liquefied. The hose [used to transport the SO2 into the stratosphere] would be about eighteen miles long but extremely light... The hose would be suspened from a series of high-strenght, helium-filled balloons fasted to the hose at 100- to 300-yeard intervals... The liquefied sulfur dioxide would be sent skyward by a series of pumps "smaller than the pumps in my swimming pool"... At the end of the hose, a cluster of nozzles would spritz the stratosphere with a fine mist of colorless liquid sulfur dioxide... Thanks to stratospheric winds..., the spritz would wrap around the earth in roughtly ten days' time.
Tính thực tiễn: Lượng SO2 cần sử dụng là 100 000 tấn, trong khi lượng khí thải SO2 đã và đang được thải vào tầng đối lưu đã đạt đến 200 triệu tấn >> lượng khí thải không đáng kể. Tại Alberta, Canada có sẵn trữ lượng lớn sulfur, bảo đảm việc giảm thiểu chi phí vận chuyển. Dự kiến để cứu được Bắc cực, chi phí bỏ ra chỉ khoảng 20 triệu USD với chi phí bảo dưỡng hàng năm khoảng 10 triệu USD. Phiên bản mở rộng của dự án để hoàn toàn đảo ngược hiện tượng nóng lên toàn cầu tốn khoảng 150 triệu USD với chi phí bảo dưỡng hàng năm khoảng 100 triệu.
Điểm đặc biệt của dự án này là một khi nó đã hoạt động thì việc giảm thiểu sản xuất khí thải CO2 sẽ trở nên không cần thiết, do vậy công nghiệp có thể tiếp tục hoạt động và đem lại thu nhập cho người dân. Do vậy em đánh giá sơ qua là dự án đem lại lợi ích nhiều đáng kể hơn so với các kế hoạch giảm thải như Kyoto Protocol hay phong trào Earth Hour.
Thêm vào nữa, các tập đoàn tư bản nhờ vào dự án này sẽ không phải trả các khoản thuế ô nhiễm cũng như không phải mua quota CO2, do vậy hoàn toàn có thể willing trả chi phí bảo dưỡng và lắp đặt cho dự án này.
Xem thêm
G.Bala, Problems with geoengineering schemes to combat climate change, CURRENT SCIENCE, VOL. 96, NO. 1, 10 JANUARY 2009
*Bài post này em viết trong 2 ngày, đến ngày thứ 2 em cho bạn em mượn sách nên không có điều kiện dẫn nguồn ngay lập tức, nhưng có gì mọi người cứ yêu cầu chắc độ khoảng 1-2 ngày nữa là em có thể bổ sung nguồn vào ngay ạ. Tất cả nguồn cũng đều nằm trong note của quyển sách nên tạm thời em xin dẫn nguồn sách ra đây ạ:
S.Levitt, S. Dubner (2009),
SuperFreakonomics, HarperCollins Publishers, pg 165-203
*Phần thứ hai của bài này đặc biệt liên quan đến khoa học, anh Phương có điều kiện nghiên cứu đánh giá hộ em được không ạ