Em nói ăn chay thuộc phần consumption tất nhiên là không sai, nhưng không đủ. Ý của anh Trung là ăn chay tương đương với không ăn thịt, không ăn thịt tương đương với không phải giết hại và chế biến động vật, không có nhu cầu giết hại và chế biến thì sẽ không cần phải tăng cường chăn nuôi, giảm bớt chăn nuôi gia súc (vì mục đích làm thịt) thì sẽ bớt được nhu cầu thức ăn cho tụi nó, nghĩa là có thể bảo tồn được các mảnh đất để trồng rừng.
Nếu nói "ăn chay" mà em chỉ coi đó là một hành động tiêu thụ thôi thì rất hạn chế, thiếu sót.
Ừ anh hiểu vấn đề của em. Tại anh Trung ăn chay nên anh ý dùng khái niệm đó một cách chung chung, nhưng qua những gì anh ý đã viết thì em vẫn có thể hiểu anh ý muốn nói gì mà, phải không?
Anh ý có giải thích cụ thể rồi, nếu em thấy cần khai thác thêm thì cứ đặt câu hỏi cho anh ý đã, chứ đừng vội kết luận việc anh ý bảo "ăn chay" là chỉ thuộc phần tiêu thụ.
Đây không phải lỗi của em, việc đặt câu hỏi qua lại rất mất thời gian và thiếu tính chuyên nghiệp, khi trình bày bất kì một vấn đề nào em cũng yêu cần complete argument, diễn giải tất cả các trường hợp người viết có thể nghĩ tới để tránh hiểu lầm và suy diễn ngoài lề. Đây là phương pháp luận cơ bản mà khi viết bất kì 1 paper nào trình độ ĐH trở lển, người viết đương nhiên phải biết (take it for granted).
Tiếp theo, em muốn support lập luận của anh Nghĩa về việc hấp thụ CO2 và photosynthesis. Em đồng tình với anh Nghĩa là nên dùng công nghệ để giải quyết vấn đề này, ăn chay thông thể hiện đấy là 1 intelligent solution. Sau đây em sẽ trình bày 1 trong những công nghệ mà chính em đang cố gắng hoàn thiện.
Vấn đề anh Nghĩa muốn làm sáng tỏ ở đây là chu trình của nguyên tố C, dù được lưu giữ dưới bất kì dạng hợp chất nào đi chăng nữa thì rồi sẽ có lúc bị chuyển hóa thành green house gas. Chính vì vậy hướng nghiên cứu carbon storage, xử lí CO2 không được đánh giá cao, do đó người ta bắt buộc phải tìm đến những nguồn năng lượng carbon-free để tăng độ bền vững, renewable energy (sunlight, wind, rain, tides) là một trong những nguồn như vậy. Trong các dạng renewable energy thì solar energy là nguồn năng lượng dồi dào nhất.
Vấn đề là các phương pháp capture sunlight có giá thành rất cao , không phù hợp với developing countries, thành phần cần sử dụng nhiều năng lượng nhất và có dân số đông nhất. Vậy hướng nghiên cứu ở đây là phải tìm ra cách để generate solar energy efficiently, cheap, and in a large scale (globally). Tạo ra một phương pháp có thể mô phỏng quá trình photosynthesis là một trong những hướng nghiên cứu như vậy.
Photosynthesis là một quá trình cực kì phức tạp, em chỉ muốn point out 2 quá trình quan trọng nhất.
Dùng sunlight để hợp H2O để tạo ra NADPH, ATP (
light-dependent reactions)
2 H2O + 2 NADP+ + 3 ADP + 3 Pi + light → 2 NADPH + 2 H+ + 3 ATP + 3 H2O + O2 (1)
Dùng NADPH, ATP tạo ra để chuyển hóa CO2 thành đường và H2O(
chu trình Calvin-Benson)
3 CO2 + 9 ATP + 6 NADPH + 6 H+ → C3H6O3-phosphate + 9 ADP + 8 Pi + 6 NADP+ + 3 H2O (2)
2 phương trình trên đều có thể tìm thấy trong sách Sinh Học THPT. Để mô phỏng được toàn bộ quá trình photosynthesis thì sẽ rất phức tạp, nên các nhà khoa học tập trung vào một phần nhỏ của phương trình (1), đấy là làm thế nào để dùng năng lượng của sunlight tách nước, quá trình này gọi là
photosystem II.
2H2O + light = 2H2 + O2 (3)
Sau đó hợp H2 và O2 lại để tạo ra năng lượng với byproduct là nước, hợp chất carbon-free.
2 H2 (g) + O2 (g) -> 2 H2O (l) + 572 kJ (286 kJ /mol) (4)
Vấn đề lớn nhất ở đây là ở phương trình (3), làm thế nào để break down H-O bonding một cách hiệu quả nhất. Trong quang hợp tự nhiên thì cây xanh dùng enzyme, nhưng khi mô phỏng quá trình nhân tạo, thì năng lượng để tạo ra enzyme tương tự còn lớn hơn cả năng lượng có thể tạo ra ở phương trình (4)
Đã có rất nhiều nỗ lực để tìm chất xúc tác kích thích cho phương trình (3), cụ thể có thể xem paper ở đây (cần subscription)
http://www.rsc.org/publishing/journals/EE/article.asp?doi=b923793n
Vấn đề tồn tại lâu nay là tốn khá nhiều energy, pressure, temperature để tách H20, để làm giảm những obstacles này người ta dùng electrocatalyst. Tuy nhiên một vấn đề nữa lại phát sinh là các catalyst đó có giá thành rất cao, và đều là kim loại hiếm, ví dụ như Ir,Rh,Pt -- > điều này làm giảm đi độ practical khiến khó có thể ứng dụng massively trong công nghiệp.
Một trong những thành tựu bất ngờ nhất được thực hiện bởi
Daniel Nocera tại MIT năm 2008, ông này tạo ra được catalyst có thể tách nước với giá thành rất rẻ, và được operated ở nhiệt độ phòng, áp suất khí quyển.
Catalyst này làm từ Cobalt2+ và phosphate(HPO4 2-) ion, để tách oxy ra khỏi H2O, điều đặc biệt nhất của electrocatalyst này có thể operated in room temperature và asmosphere pressure, và quan trọng hơn nữa là giá thành của cobalt rất rẻ, đồng thời là abundant resource.
Paper 3 trang viết khá dễ hiểu, background tối thiểu cần biết là coordinate chemistry và electrochemistry .
http://www.sciencemag.org/cgi/content/abstract/321/5892/1072
Với paper này, trong vòng 20 năm tới, Nocera rất nhiều khả năng được đề cử Nobel Prizes.
Với hướng nghiên cứu mới được mở ra khá triển vọng này, trong vòng 10 năm tới sẽ xuất hiện personalized energy cho các nước developing countries. Nocera đã tính toán cụ thể là chỉ cần khoảng 5 lít nước/ ngày có thể generate electricity cho 1 hộ gia đình với chi phí xấp xỉ 100USD/năm. What a revolutionary! Paper đọc ở đây.
http://www3.interscience.wiley.com/journal/122370836/abstract
Em có thể nói thêm rất nhiều nhưng sẽ đi sâu vào technical terms, but I think I made my point.
Tất cả các papers trên, nếu ai không có subcriptions thì có thể download tại đây, mình vừa upload lên hộ.
http://www.mediafire.com/?lmwljwdtmzj