Climate Change va Vietnam

Cám ơn e Việt, không lỗi thời đâu em, vì e viết được những cái mà a không viết ra được. Viết nhiều bài luận dài dòng rồi mệt quá. Như vậy là em Nghĩa với em Phương đã đồng ý là ăn chay có ảnh hưởng tốt để giảm hâm nóng toàn cầu rồi nhé. Anh đã có nghe nói ý tưởng tạo ra những cái xe ô tô chạy bằng nước. Ý tưởng này rất hay, hy vọng là nó có thể được đưa vào hiện thực sớm hơn 10 năm. Cả hai giải pháp này đều cần thiết và đều có chỗ khó đúng không. Giải pháp công nghệ thì về mặt kỹ thuật chắc chắn sẽ mất 10 đến 20 năm. Giải pháp ăn chay thì có thể mất 1 năm cũng có thể mất 100, 1000 năm hoặc không bao giờ được. Người ta nói sông núi dễ dời, bản tính khó đổi mà. Có thể chúng ta sẽ có đủ 10 hay 20 năm. Nếu như chúng ta không có đủ 10 hay 20 năm để sửa chữa sai lầm thì thật là đáng tiếc. Nếu như chúng ta tiến hành cùng lúc cả 2 biện pháp thì sau này dù cho có chuyện gì xảy ra, chúng ta vẫn có thể nói rằng chúng ta đã cố hết sức mình. Chúng ta không có gì phải hối hận.
 
@anh Nghĩa:

1. Đoạn anh trích đó có nói là kết luận đó được áp dụng cho mọi loại cây không, hay là chỉ là dựa vào thí nghiệm trên 1 loại cây để tính sự tác động của các yếu tố bên ngoài ạ?

2. Theo quan điểm của anh thì vấn đề giảm global warming không bao gồm việc giảm CO[sub]2[/sub], nhưng theo quan điểm của họ (những người hàng ngày làm việc kêu gọi ấy) thì có đấy. Anh không thấy trên thế giới người ta suốt ngày kêu gọi cắt giảm lượng CO[sub]2[/sub] ạ? Rồi tại sao các công ty sản xuất ôtô phải cố làm ra những chiếc xe thải ít CO[sub]2[/sub], tại sao người ta kêu gọi sử dụng các phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân (ví dụ ở Pháp)? Em thấy quan điểm của anh lạ quá ạ.

3. Về nước sạch, anh có cho rằng nước sạch trên trái đất này thừa thãi đến mức cứ dùng thoải mái rồi lại có thể xử lí nước bẩn thành sạch không? Có lẽ anh nên tìm thêm tài liệu và tin tức về việc sử dụng nước sạch trên thế giới ạ.
 
Anh ủng hộ sự nghiên cứu chuyên sâu của Phương để đề ra các giải pháp dựa vào khoa học công nghệ.

Tuy nhiên nếu em nói việc ăn chay là một giải pháp không thông minh thì anh rất thắc mắc. Khoa học công nghệ không phải là phương tiện duy nhất và luôn hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề trong xã hội và cuộc sống nói chung. Khoa học có thể tạo ra vũ khí hiện đại, bom nguyên tử... nhưng không giải quyết được vấn đề suy nghĩ tiêu cực, tham lam, hiếu chiến của con người. Tương tự như thế, khoa học chỉ có thể dùng phương tiện mới để giải quyết hậu quả của vấn đề cũ, nhưng không thể xử lí triệt để nguồn gốc của các vấn đề. "Giảm ăn thịt", ở một khía cạnh nào đó, giúp giải quyết được khá nhiều vấn đề, cho nên không phải tự nhiên người ta kêu gọi nhiều như thế, kể cả các nhà khoa học.

Em bảo rằng "ăn chay" không phải là intelligent solution, chứ không nói "ăn chay" là immoral solution. Cách tiếp cận vấn đề của anh dựa trên cảm tính chứ không dựa trên lý tính (moral-based, not logic-based).
Với anh và anh Trung, tiếp cận vấn đề theo cảm tính, kích thích tinh thần của xã hội,psychological. "Làm như thế này thì tâm hồn ta thấy thanh thản, mọi người cùng vui sướng, xã hội từ đó mà tốt đẹp hơn"
Với em và anh Nghĩa tiếp cận vấn đề theo logic, engineering, science "Vấn đề này phải được giải quyết như thế này này, để giải thích cho vì sao lại nên làm như thế nhé, dựa theo định luật này, nguyên lí này, chúng ta có..."

Một xã hội phát triển toàn diện, xử lí triệt để nguồn gốc thì phải yêu cầu cả 2 khía cạnh. Dân Scientist and Engineers bọn em làm hết sức theo hướng tư duy logic của bọn em, chứ không muốn động đến dân social scientist (mặc dù trong tư tưởng thì bọn phần lớn dân scientist và engineers vô cùng đả kích cách tiếp cận vấn đề morally)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em bảo rằng "ăn chay" không phải là intelligent solution, chứ không nói "ăn chay" là immoral solution. Cách tiếp cận vấn đề của anh dựa trên cảm tính chứ không dựa trên lý tính (moral-based, not logic-based).
Em kết luận giải pháp thay đổi thói quen ăn uống là cảm tính, còn giải pháp sử dụng các công nghệ là lí tính à? Ngộ nhỉ :D

Với anh và anh Trung, tiếp cận vấn đề theo cảm tính, kích thích tinh thần của xã hội,psychological. "Làm như thế này thì tâm hồn ta thấy thanh thản, mọi người cùng vui sướng, xã hội từ đó mà tốt đẹp hơn"
Với em và anh Nghĩa tiếp cận vấn đề theo logic, engineering, science "Vấn đề này phải được giải quyết như thế này này, để giải thích cho vì sao lại nên làm như thế nhé, dựa theo định luật này, nguyên lí này, chúng ta có..."
Chỗ này em nói hoàn toàn võ đoán nhé. Trên kia anh Trung và anh đã nói các lí lẽ về khả năng cải thiện tình hình qua việc giảm tải tiêu thụ thịt động vật. Em coi đấy là cảm tính thì anh cũng chịu rồi. Hay là cứ phải có những công thức hóa học, phải trích từ sách này sách kia ra hay là dùng những khái niệm chuyên ngành thì mới là logic-based?

Một xã hội phát triển toàn diện, xử lí triệt để nguồn gốc thì phải yêu cầu cả 2 khía cạnh. Dân Scientist and Engineers bọn em làm hết sức theo hướng tư duy logic của bọn em, chứ không muốn động đến dân socialist (mặc dù trong tư tưởng thì bọn phần lớn dân scientist và engineers vô cùng đả kích cách tiếp cận vấn đề morally)
Anh nghĩ là chẳng ai nên đả kích ai cả. Tất cả nên hợp tác để cùng đi đến những giải pháp hiệu quả nhất.
Hãy nhớ máy bay (khoa học) ra đời nhờ sự quan sát những cánh chim (tự nhiên), các tấm năng lượng mặt trời hay chong chóng phát điện (khoa học) nhờ có ánh sáng mặt trời và gió (tự nhiên) mới hoạt động được. Vậy bọn anh cũng đang nói về những giải pháp thuận theo tự nhiên thôi, có gì phi logic đâu nhỉ?
 
Em kết luận giải pháp thay đổi thói quen ăn uống là cảm tính, còn giải pháp sử dụng các công nghệ là lí tính à? Ngộ nhỉ :D

Chỗ này em nói hoàn toàn võ đoán nhé. Trên kia anh Trung và anh đã nói các lí lẽ về khả năng cải thiện tình hình qua việc giảm tải tiêu thụ thịt động vật. Em coi đấy là cảm tính thì anh cũng chịu rồi. Hay là cứ phải có những công thức hóa học, phải trích từ sách này sách kia ra hay là dùng những khái niệm chuyên ngành thì mới là logic-based?
Chẳng có gì là ngộ cả. Những gì không hoàn toàn giải thích được bằng logic thì theo em chưa thể gọi là logic-based. Anh Trung chưa đưa ra lí lẽ, số liệu đầy đủ để đi đến kết luận "Ăn chay sẽ ngăn chặn được climate change". Vì vậy em tạm coi lập luận đấy dựa trên cảm tính. Lí lẽ mà không có số liệu chúng minh thì ai cũng có thể nói được. Khi đọc những lí lẽ như thế, em thấy vô cùng khó chịu vì nó không hoàn chỉnh (mặc dù có thể phần nào đúng).Để bẻ lại những lí lẽ như thế thì rất dễ, vì chỉ cần nói một luận điệu khác mà không cần đưa ra số liệu gì cả. Hoàn toàn chung chung và mơ hồ.
Em đưa ra các papers và các số liệu cho anh Trung đọc để thấy thiếu xót trong lập luận của anh ý (not complete), chi đển khí nào lập luận hoàn chỉnh để rút ra conclusion, lúc đấy em mới coi lập luận đấy là logic-based. Đấy là phương pháp tư duy khoa học cơ bản.

Anh nghĩ là chẳng ai nên đả kích ai cả. Tất cả nên hợp tác để cùng đi đến những giải pháp hiệu quả nhất.
Hãy nhớ máy bay (khoa học) ra đời nhờ sự quan sát những cánh chim (tự nhiên), các tấm năng lượng mặt trời hay chong chóng phát điện (khoa học) nhờ có ánh sáng mặt trời và gió (tự nhiên) mới hoạt động được. Vậy bọn anh cũng đang nói về những giải pháp thuận theo tự nhiên thôi, có gì phi logic đâu nhỉ?

Để em hoàn chỉnh logic của anh nhé.
Sau khi quan sát chim, rất nhiều thằng bị tai nạn vì nghĩ là chỉ cần gắn lông vũ lên người hoặc đập đập 2 cái cánh là có thể bay được. Anh em nhà Wright thiết kế được chiếc máy bay đầu tiên, chắc chắn họ phải tính toán đầy đủ trọng lượng, lực tương tác, năng lương...
Sau khi nhìn mặt trời, tận hưởng gió trời, đâu phải chỉ giơ một cái tấm bản hoặc chong chóng ra là có điện ngay được. Solar Panel là một trong những sản phẩm của nanotechnology, mất hàng trăm năm, hàng ngàn thất bại mới ra được, nó phải xuất phát từ gốc, từ khoa học cơ bản.

Có thể cái định nghĩa logic của anh là "nghe nó xuôi tai", định nghĩa logic của em là "các con số chứng minh"
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chẳng có gì là ngộ cả. Những gì không hoàn toàn giải thích được bằng logic thì theo em chưa thể gọi là logic-based. Anh Trung chưa đưa ra lí lẽ, số liệu đầy đủ để đi đến kết luận "Ăn chay sẽ ngăn chặn được climate change". Vì vậy em tạm coi lập luận đấy dựa trên cảm tính. Lí lẽ mà không có số liệu chúng minh thì ai cũng có thể nói được, và khi đọc những lí lẽ như thế, em thấy vô cùng khó chịu vì nó không hoàn chỉnh (mặc dù có thể phần nào đúng).Em đưa ra các papers và các số liệu cho anh Trung đọc để thấy thiếu xót trong lập luận của anh ý (not complete), chi đển khí nào lập luận hoàn chỉnh để rút ra conclusion, lúc đấy em mới coi lập luận đấy là logic-based. Đấy là phương pháp tư duy khoa học cơ bản.
Hì, anh em mình rơi vào 1 cuộc thảo luận về "cảm tính và tư duy khoa học" :D
Anh rất tiếc vì không muốn đưa ra cho em những số liệu chính xác, bởi vì đối với anh, trong vấn đề bảo vệ môi trường không có một số liệu thống kê nào chính xác hết, số nào cũng chỉ là tương đối thôi.
Nếu em muốn tìm hiểu thêm về những con số tương đối đó thì lên mạng kiếm sẽ thấy đầy: diện tích rừng, diện tích băng phủ trên trái đất xưa và này, nồng độ CO[SUB]2[/SUB] trong khí quyển theo các thời kì, lượng CO[SUB]2[/SUB] và CH[SUB]4[/SUB] thải ra do nông nghiệp (đặc biệt là chăn nuôi), v.v... Em cứ tìm thì sẽ thấy là các tài liệu khác nhau đưa ra những con số không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều phản ánh một thực trạng là rừng bị tàn phá nặng nề, băng đã tan rất nhiều và nồng độ CO[SUB]2[/SUB]+CH[SUB]4[/SUB] trong khí quyển đã tăng đến mức báo động. Em có thể tiếp tục đi tranh cãi với người ta về sự "cảm tính" trong những con số đó.

Còn nếu phải lập luận hoàn chỉnh và rút ra conclusion như em nói, thì chúng ta nên dừng hết những thảo luận này lại, ngồi nhà mà nghiên cứu cho tới khi ra giải pháp triệt để thấu đáo từ A đến Z rồi hẵng mang lên trình bày, để cho đỡ bị phán là "moral-based" :p

Để em hoàn chỉnh logic của anh nhé.
Sau khi quan sát chim, rất nhiều thằng bị tai nạn vì nghĩ là chỉ cần gắn lông vũ lên người hoặc đập đập 2 cái cánh là có thể bay được. Anh em nhà Wright thiết kế được chiếc máy bay đầu tiên, chắc chắn họ phải tính toán đầy đủ trọng lượng, lực tương tác, năng lương...
Sau khi nhìn mặt trời, tận hưởng gió trời, đâu phải chỉ giơ một cái tấm bản hoặc chong chóng ra là có điện ngay được. Solar Panel là một trong những sản phẩm của nanotechnology, mất hàng trăm năm, hàng ngàn thất bại mới ra được, nó phải xuất phát từ gốc, từ khoa học cơ bản.

Có thể cái định nghĩa logic của anh là "nghe nó xuôi tai", định nghĩa logic của em là "các con số chứng minh"
"Nghe nó xuôi tai"? Anh chưa từng nói thế nhé, và cũng không thể hiện quan điểm theo cách này (nếu có, em hãy chỉ ra!).

Cũng như những người sáng chế máy bay, phải tính toán nhiều và phải chịu các thiệt hại trước khi thành công, những người sáng tạo ra tấm năng lượng mặt trời phải mất hàng trăm năm nghiên cứu như em nói... bọn anh cũng phải suy nghĩ về biện pháp khắc phục tình trạng hâm nóng trái đất ở khía cạnh con người, bởi vì con người là nhân tố gây ra rất nhiều vấn đề cho trái đất này. Về phía em, em đi về hướng nghiên cứu để tạo ra các phương tiện tự động hóa. Em nghiêng về khoa học ứng dụng (có các con số, làm nên những cái khuôn máy móc), bọn anh nghiêng về khoa học xã hội (có ít số liệu, tùy biến theo thực tại xã hội).

Anh không biết em đã tìm hiểu nhiều về logic chưa, mà cứ khăng khăng logic đòi hỏi phải có những con số.
Giờ nếu em nhất quyết cho rằng phải có những con số mới gọi là khoa học, là logic-based, thì anh xin rút khỏi cuộc thảo luận với những bài viết phi logic của mình.
 
Còn nếu phải lập luận hoàn chỉnh và rút ra conclusion như em nói, thì chúng ta nên dừng hết những thảo luận này lại, ngồi nhà mà nghiên cứu cho tới khi ra giải pháp triệt để thấu đáo từ A đến Z rồi hẵng mang lên trình bày, để cho đỡ bị phán là "moral-based" :p

Cái phần tô đậm này được phần lớn những người được giải Nobel chọn, và để có được lập luận hoàn chỉnh thì mất rất nhiều thời gian, chính vì thế phần lớn Nobel Laureates có tuổi đời >60. Anh có thể tìm hiểu của các Nobel Laureates để biết rằng quá trình nghiên cứu đầy đủ mất rất nhiều thời gian để đọc, phân tích thấu đáo một vấn đề dù chỉ là nhỏ nhất. Tuy nhiên achievement của họ được đánh giá vô cùng cao, rất đáng tin cậy. Chứ nếu lập luận suông thì chúng ta đã quá thừa thãi các forum, bloggers, news tha hồ mà tán láo rồi.

"Nghe nó xuôi tai"? Anh chưa từng nói thế nhé, và cũng không thể hiện quan điểm theo cách này (nếu có, em hãy chỉ ra!).

Cũng như những người sáng chế máy bay, phải tính toán nhiều và phải chịu các thiệt hại trước khi thành công, những người sáng tạo ra tấm năng lượng mặt trời phải mất hàng trăm năm nghiên cứu như em nói... bọn anh cũng phải suy nghĩ về biện pháp khắc phục tình trạng hâm nóng trái đất ở khía cạnh con người, bởi vì con người là nhân tố gây ra rất nhiều vấn đề cho trái đất này. Về phía em, em đi về hướng nghiên cứu để tạo ra các phương tiện tự động hóa. Em nghiêng về khoa học ứng dụng (có các con số, làm nên những cái khuôn máy móc), bọn anh nghiêng về khoa học xã hội (có ít số liệu, tùy biến theo thực tại xã hội).

Chính vì cái tính chất tùy biến theo thực tại xã hội này khiến dân scientists, engineers rất khó nói chuyện với dân social, và chính vì thế chúng ta thường ignore lẫn nhau trong các cuộc tranh luận, vì cả hai bên không cùng phương pháp tiếp cận vấn đề, và cuộc tranh luận thường không đi đến đâu cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái phần tô đậm này được phần lớn những người được giải Nobel chọn, và để có được lập luận hoàn chỉnh thì mất rất nhiều thời gian, chính vì thế phần lớn Nobel Laureates có tuổi đời >60. Anh có thể tìm hiểu của các Nobel Laureates để biết rằng quá trình nghiên cứu đầy đủ mất rất nhiều thời gian để đọc, phân tích thấu đáo một vấn đề dù chỉ là nhỏ nhất. Tuy nhiên achievement của họ được đánh giá vô cùng cao, rất đáng tin cậy. Chứ nếu lập luận suông thì chúng ta đã quá thừa thãi các forum, bloggers, news tha hồ mà tán láo rồi.
Ừ, anh biết là quá trình nghiên cứu nghiêm túc cần nhiều thời gian lắm mà. Anh cũng biết là anh không có kiến thức khoa học như em. Cũng vì thế mà anh vào đây trao đổi với những người như em.

Chính vì cái tính chất tùy biến theo thực tại xã hội này khiến dân scientists, engineers rất khó nói chuyện với dân social, và chính vì thế chúng ta thường ignore lẫn nhau trong các cuộc tranh luận, vì cả hai bên không cùng phương pháp tiếp cận vấn đề, và cuộc tranh luận thường không đi đến đâu cả.
Vì thế mà bây giờ anh bảo là cả 2 bên không nên đả kích, cũng không nên ignore nhau. Em có thể thấy là trên kia anh không hề phản đối sự đóng góp kiến thức khoa học ứng dụng của em, nhưng bọn anh cũng trình bày những quan điểm về khoa học xã hội. Cả hai có thể lắng nghe nhau để hiểu rõ nhau hơn, chứ không cần phải chê bai, đả kích lẫn nhau, sẽ không mang lại lợi ích gì cả.
Đoạn em nói về "cảm tính" với "tư duy khoa học" thì anh bảo là "ngộ", coi như nói thế cho vui thôi. Còn tất cả những gì em trình bày với luận chứng khoa học thì anh đều trân trọng cả.

Nói chung là qua đoạn trao đổi trong 2 trang vừa rồi, anh em mình đã hiểu ý nhau rồi. Anh đã nói hết những điều có thể nói, giờ nếu em có tài liệu hay kiến thức nào hay để chia sẻ với mọi người thì tiếp tục gửi lên nhé! Cảm ơn em!
 
Dẹp qua các tranh cãi ko liên quan đến chủ đề Global warming đc ko?

@Phương: research của em nói đến có phải là sử dụng Cobalt làm xúc tác cho quá trình điện phân nước tại nhiệt độ và áp suất thường? đồng ý là việc sử dụng xúc tác có thể làm quá trình điện phân thuận lợi hơn rất nhiều. nhưng anh chỉ có 1 thắc mắc là, energy input vẫn là điện. nếu điện này là điện ko sạch (đốt than đá, nhiệt điện chẳng hạn) thì có giúp gì cho việc giảm thiểu global warming ko?

@Việt: cái quote của anh về quang hợp ko nói cụ thể cho bất kì loại cây nào. và tất cả các tác nhân đó đều phụ thuộc vào nguồn sáng và nồng độ CO2, tức là môi trường ngoài.

về vấn đề CO2, trong các standard cho xe cộ hiện tại đang đc áp dụng tại EU, có qui định về lượng CO2 per km, hoặc CO2 per power unit. Cái này nên đc hiểu là nhắm đến việc nâng cao energy efficiency, chứ ko phải để giảm lượng CO2. việc khuyến khích đi xe bus cũng vậy.

vấn đề nước, anh ko nói đến việc sử dụng bừa bãi và phung phí nguồn nước sạch. tuy nhiên, việc gì cần dùng thì vẫn phải dùng chứ. anh nghĩ nên gia tăng hiệu quả sử dụng nước, hơn là cố gắng hạn chế số đầu việc cần sử dụng nước.

@anh Trung: lúc đầu em có một số thắc mắc về sự liên quan giữa ăn chay và global warming. nói chung, anh và Việt nói em cũng hiểu đc là có sự liên quan. em muốn hỏi anh là, việc thuyết phục một người, vì global warming mà chuyển từ ăn thịt sang ăn chay, nó dễ hay khó ạ? ý em muốn nói đến tính khả thi của ý kiến của anh thôi ạ.
 
@Việt: cái quote của anh về quang hợp ko nói cụ thể cho bất kì loại cây nào. và tất cả các tác nhân đó đều phụ thuộc vào nguồn sáng và nồng độ CO2, tức là môi trường ngoài.
Chúng ta đều biết là cấu trúc sinh học của mọi loài trên đời này đều khác nhau, dù là động vật hay thực vật.
Trên thực vật, ngoài chiều cao trung bình của cây, kích thước trung bình của lá, còn có sự khác biệt về số lượng lục lạp trên lá cây (lục lạp chứa chất diệp lục). Càng nhiều diệp lục, quá trình quang hợp càng hiệu quả. Chắc anh có thể thấy sự khác biệt giữa diện tích hấp thụ ánh sáng và số lục lạp của một cây thân gỗ nhiều lá và những cây lúa, cây lạc rồi chứ ạ? Từ đó suy ra được sự chênh lệch về khả năng quang hợp của chúng.

về vấn đề CO2, trong các standard cho xe cộ hiện tại đang đc áp dụng tại EU, có qui định về lượng CO2 per km, hoặc CO2 per power unit. Cái này nên đc hiểu là nhắm đến việc nâng cao energy efficiency, chứ ko phải để giảm lượng CO2. việc khuyến khích đi xe bus cũng vậy.
Qui định về lượng CO[SUB]2[/SUB]/km là thế nào ạ? Qui định đấy được tạo ra để làm gì ạ? Tại sao người ta cứ nói về việc cắt giảm CO[SUB]2[/SUB] thế nhỉ? (ở đây, ở đây, ở đây...)

vấn đề nước, anh ko nói đến việc sử dụng bừa bãi và phung phí nguồn nước sạch. tuy nhiên, việc gì cần dùng thì vẫn phải dùng chứ. anh nghĩ nên gia tăng hiệu quả sử dụng nước, hơn là cố gắng hạn chế số đầu việc cần sử dụng nước.
Vâng ạ, "việc gì cần dùng thì vẫn phải dùng". Vấn đề là con người ta đã đi quá xa so với cái gọi là "việc cần dùng" rồi, vì thế mà bây giờ mới phải kêu gọi nhau kìm hãm nhiều thứ lại.
 
Dẹp qua các tranh cãi ko liên quan đến chủ đề Global warming đc ko?

@Phương: research của em nói đến có phải là sử dụng Cobalt làm xúc tác cho quá trình điện phân nước tại nhiệt độ và áp suất thường? đồng ý là việc sử dụng xúc tác có thể làm quá trình điện phân thuận lợi hơn rất nhiều. nhưng anh chỉ có 1 thắc mắc là, energy input vẫn là điện. nếu điện này là điện ko sạch (đốt than đá, nhiệt điện chẳng hạn) thì có giúp gì cho việc giảm thiểu global warming ko?
Good question!
Cây cối dùng photosynthesis để store energy khi mặt trời lặn. Quá trình này cũng thế, store sunlight energy dưới dạng H2 và O2, khi mặt trời lặn thì hợp lại để tạo ra năng lượng.
Điện năng để tách nước được lấy từ Solar Panel (Photovoltaic cell). Để vận hành cho 1 hộ gia đình thì nhược điểm của solar panel là diện tích lớn(thường được đặt trên mái nhà), phụ thuộc vào sunshine, đồng thời giá thành vật liệu đắt.
Với phương pháp này thì chỉ cần Solar Panel diện tích nhỏ để cung cấp một lượng điên năng nhỏ cho việc splitting water. Cụ thể:

Chỉ cần dòng điện 1.29 V, dung dịch chứa 0.5 mM Co2+ và 0.1M HPO4+ (tổng cộng là 0.2mg), có thể tách được 95 mmol O2 từ nước, tương đương với 3.0 mg O2 từ 1 lít H20. ĐÂY LÀ MỘT HIỆU SUẤT RẤT LỚN.

Vậy toàn bộ device hoạt động thế này
Solar Panel captures sunlight energy -> Using that energy to split water to H2 + O2 -> Store H2 and O2 -> When the sun goes down, using those H2 and O2 to regenerate energy. And we are happy all day.

Phương pháp này đã được phát hiện từ khoảng 15 năm trước, nhưng giá thành của catalyst rất đắt. Nay, nhờ research này, giá thành catalyst được giảm đáng kể, và phù hợp với hộ gia đình. Chính vì thế người ta mới gọi là personalized energy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Việt:
vậy em giải thích sao về việc cây mía đc coi là có hiệu suất quang hợp cao nhất, khoảng 8%? (source)

CO2/km nó tương tự như GPM (gallon per mile), để đánh giá hiệu suất động cơ thôi. thế giới kêu gọi giảm lượng CO2, là hướng đến việc sử dụng hợp lí hơn, tiết kiệm hơn. anh không hề nói là quan điểm đó sai, anh chỉ hứng thú hơn với việc sử dụng công nghệ để cân bằng với những tổn hại môi trường.

quan điểm của em là ủng hộ việc ăn chay, tức là không ăn thịt, tức là không cần sử dụng nước trong quá trình chế biến thức ăn từ gia súc? anh không phản đối, em có lựa chọn của em.

@Phương:
nếu ngay từ đầu em đã có năng lượng điện từ solar panel, tại sao ko sử dụng trực tiếp? Nếu nói là solar energy quá nhiều, sử dụng không hết vào ban ngày, thì research này chỉ là một giải pháp về storage thôi?
 
@Việt:
@Phương:
nếu ngay từ đầu em đã có năng lượng điện từ solar panel, tại sao ko sử dụng trực tiếp? Nếu nói là solar energy quá nhiều, sử dụng không hết vào ban ngày, thì research này chỉ là một giải pháp về storage thôi?

Chính xác hơn, đây là một giải pháp cheap storage. Bởi vì solar panel có giá thành rất đắt, đồng thời do kích thước của panel, cần vị trí đặt phù hợp (với hộ gia đình thì không phải gia đình nào cũng có đủ diện tích đủ lớn để đặt 1 tấm pin mặt trời, và với developing countries thì không phải gia đình nào cũng sẵn sàng bỏ ít nhất 1000$/ panel)

Bằng công nghệ này, cách nhìn của em về giảm thiểu global warming có khác một chút. Công nghệ này dành cho developing countries, chiếm % dân số lớn nhất thế giới. Ở developing countries thì priority khi sử dụng 1 sản phẩm không phải là "sản phẩm đó có thân thiên môi trường không?" hoặc "sản phẩm đó có phải hiệu suất cao nhất không?". In developing countries, price is the first priority. "Sản phẩm đó có rẻ không?". Bây giờ so sánh 2 scenerio này nhé:

- Anh Trung bảo :"Nên ăn chay đi, nó có thể ngăn chặn global warming". Theo em dự đoán thì sẽ không nhiều người nghe theo lời khuyên này, vì priority ở developing countries là "có cái ăn đã, chay hay thịt tính sau"
- Em bảo : "Sử dụng cái device này đi, chỉ cần bỏ 100$ là có điện chạy suốt ngày, khỏi phải phụ thuộc vào công ty điện lực với giá điện đắt đỏ". Vì priority ở developing countries là price, customers sẽ nghĩ "Có điện rẻ à, ok, điện rẻ thì tội gì ta không mua". Key point ở đây là "Luckily, this product is carbon-free", người sử dụng sẽ vô tình contribute vào việc giảm global warming, chứ không phải nghe theo lời khuyên nhủ của ai cả.

This device can generate electricity cheaply, all that matters.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Việt: cái quote của anh về quang hợp ko nói cụ thể cho bất kì loại cây nào. và tất cả các tác nhân đó đều phụ thuộc vào nguồn sáng và nồng độ CO2, tức là môi trường ngoài.
@Việt:
vậy em giải thích sao về việc cây mía đc coi là có hiệu suất quang hợp cao nhất, khoảng 8%? (source)
Vậy là có đọc có khác :p Giờ anh công nhận là hiệu suất quang hợp ở các cây là không giống nhau rồi phải không ạ?

- Thứ nhất: anh lái từ ngũ cốc sang mía là đã có một sự khác biệt rất lớn rồi. Diện tích lá của ruộng mía lớn hơn rất nhiều so với các loại ngũ cốc.

- Thứ hai: về mặt chuyển hóa (quang hợp), mía là loại thực vật dạng C4, có hiệu suất quang hợp cao hơn các loại thực vật khác (dạng C3). Ngoài mía ra thì ngô cũng là một loài thực vật C4, hiệu suất quang hợp cũng cao hơn bình thường ("bình thường" tức là so với các loài khác).

- Thứ ba: cho dù mía và ngô là các loại thực vật C4, nhưng mà người ta không thể trồng mía và ngô chỉ với mục đích cho chúng quang hợp. Chúng ta vẫn phải ưu tiên các cánh rừng chuyên làm chức năng quang hợp và tích nước. Những cánh rừng gồm các cây thân gỗ sẽ bền vững lâu dài hơn so với các ruộng mía, đồng ngô.

CO2/km nó tương tự như GPM (gallon per mile), để đánh giá hiệu suất động cơ thôi. thế giới kêu gọi giảm lượng CO2, là hướng đến việc sử dụng hợp lí hơn, tiết kiệm hơn. anh không hề nói là quan điểm đó sai, anh chỉ hứng thú hơn với việc sử dụng công nghệ để cân bằng với những tổn hại môi trường.
Nói chuyện về các phương thức để giảm hiệu ứng nhà kính, mà anh lại nói chuyện "hứng thú" vào đây. Sự thật vẫn là sự thật, các nhà chuyên môn trên thế giới vẫn không ngừng kêu gọi vì sự thật ấy, việc này chẳng liên quan gì đến cái hứng thú của anh cả. Việc này để em Phương xem xét và nhắc nhở anh về tư duy khoa học nhá!! :p

quan điểm của em là ủng hộ việc ăn chay, tức là không ăn thịt, tức là không cần sử dụng nước trong quá trình chế biến thức ăn từ gia súc? anh không phản đối, em có lựa chọn của em.
Đây không phải là vấn đề "lựa chọn của em" (em không làm những việc này vì "hứng thú" đâu ạ). Đây là vấn đề do các nhà khoa học đặt ra để khuyên nhủ nhân dân toàn cầu. Cá nhân em thì em không đi theo quan điểm khuyên tất cả mọi người ăn chay, mà em có xu hướng tìm hiểu về cách ăn uống hợp lí để vừa tốt cho sức khỏe chúng ta, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
 
@Việt:

anh có nói là tất cả các cây có hiệu suất quang hợp như nhau đâu? hiện tại mình đang nói đến việc trồng ngũ cốc làm thức ăn cho gia súc, ngô cũng đc sử dụng làm thức ăn gia súc đó?

anh cũng chưa thấy em chứng minh đc là rừng có hiệu suất quang hợp cao hơn cây lương thực?

anh cũng phản đối việc phá rừng để trồng cây lương thực.

trong vấn đề CO2 emission, anh chỉ đưa ra giải pháp mà anh sẽ chọn để theo đuổi. anh ko nói đó là giải pháp duy nhất hay chứng minh là các giải pháp khác là sai. anh chỉ cố gắng để chứng tỏ là giải pháp anh chọn cũng có hiệu quả.

@Phương:
em nói là công nghệ này hướng đến đối tượng là hộ gia đình ở các nước đang phát triển, và các hộ gia đình sẽ không phải bỏ tiền đầu tư cho solar panel. vậy ai sẽ đầu tư solar panel? energy input của em vẫn là solar energy mà?

câu hỏi khác: sau khi em thu được H2 và O2 rồi thì em store ở dạng nào? dạng khí sẽ cần thể tích bồn chứa rất lớn, dạng lỏng sẽ yêu cầu nén với áp suất cực cao. cả hai đều sẽ rất tốn kém.
 
@Phương:
em nói là công nghệ này hướng đến đối tượng là hộ gia đình ở các nước đang phát triển, và các hộ gia đình sẽ không phải bỏ tiền đầu tư cho solar panel. vậy ai sẽ đầu tư solar panel? energy input của em vẫn là solar energy mà?

Em không nói là trong hệ thống này không có solar panel, hệ thống này có solar panel nhưng diện tích nhỏ hơn rất nhiều. Bình thường thì để cung cấp đủ electricity cho 1 ngôi nhà thì solar panel có diện tích xấp xỉ 1 mái nhà. Với hệ thống này, solar panel chỉ bằng 1 màn hình ti vi 25 inch. Lợi thế là portable hơn ,chi phí rẻ hơn, dễ lắp đặt hơn solar panel thông dụng.

Anh xem trang 13 của bản pdf này để thấy được hình dạng của cái device (bình màu trắng chứa electrode, bên trái cái bình màu trắng là solar panel, phía dưới cái solar panel là bình đựng H2O). Giá thành ~ 100USD.
http://arpa-e.energy.gov/portals/0/...DirectSolarFuels/DirectSolarFuels2/Nocera.pdf
câu hỏi khác: sau khi em thu được H2 và O2 rồi thì em store ở dạng nào? dạng khí sẽ cần thể tích bồn chứa rất lớn, dạng lỏng sẽ yêu cầu nén với áp suất cực cao. cả hai đều sẽ rất tốn kém.
Rất tinh ý :)), nhận ra được consequences :)). Có background Mỏ địa chất có khác. Đây chính là vấn đề key point em đang nghiên cứu thấy cần giải quyết.
2 H2 (g) + O2 (g) -> 2 H2O (l) + 572 kJ (286 kJ /mol)

Một hộ gia đình ở VN tiêu thụ 445 kWh/ tháng = 1602000 kJ/ tháng = 53400 kJ/ ngày. Để sản xuất được 53400 KJ thì cần khoảng 53400/572= 93 mol O2 và 186 mol H2.

Đấy là tổng cộng của 1 ngày, nhưng vì H2 và O2 khi được tách ra, sẽ được cộng hợp lại để tạo ra điện, nên con số sẽ không lớn như vậy. This is how it works:
- When sunlight, device sẽ là continuous process, vừa splitting water ->H2 và O2 -> tổng hợp H2 và O2 -> electricity. Khoảng thời gian này estimated là 12 hours từ 6h sáng đến 6h tối. Phần này thì lượng H2 , O2 storage không lớn.
- When there's no sunlight, device sẽ là batch-process, dùng H2 và O2 được storage để tạo ra điện. Việc cần làm là estimate volume của H2 và O2 storage đủ dùng vào buổi tối (no sunlight).Volume Storage này là bao nhiêu? Có lớn không? Hiện giờ em đang cố gắng tính toán cụ thể tỉ lệ cần thiết. Tuy nhiên, dự tính của em là không quá lớn, vì trong 12h không có sunlight, 1 hộ gia đình đã có ~ 7hours dành cho việc ngủ (demand dùng điện minimum), chỉ còn khoảng 5 hours là có demand trung bình. Estimation của em là chỉ cần storage khoảng < 40 mol O2 và < 80 mol H2 / 1 ngày -> Con số này không lớn, tuy nhiên cũng rất đáng quan tâm.

Storing O2 thì rất đơn giản, em không muốn nói nhiều về chi tiết, anh có thể thấy các bệnh viện có rất nhiều loại oxygen storage tanks đơn giản và hiệu quả .Problem tồn tại là việc store H2, mặc dù với thể tích nhỏ nhưng H2 là chất dễ nổ, nên bắt buộc phải store in specialized container (compressed containers), và người sử dụng cũng cần careful-handle.

Tóm lại, vấn đề quan trọng nhất là spliting water in cheap price đã được Nocera giải quyết. Research em đang tiến hành bao gồm những phần sau:
- Volume estimation cho O2 và H2.
- H2 Storage method. (Đã có rất nhiều methods, nhưng vẫn cần phát triển để tăng độ an toàn và thể tích storage). Potential materials might be nanomaterials, nhưng em không chắc chắn về vấn đền này.
- Catalyst của Nocera có giá thành rẻ, tuy nhiên, catalyst này chỉ tác dụng ở trên anode (coating một lớp Cobalt lên anode), Nocera vẫn dùng cathode coated with Pt(Plantinium), Pt là costly and non-suistainable material. Vì vậy cần tìm ra 1 new material có hiệu suất tương đương như Pt, but cheaper and more suistainable. I'm working on that :D. Nếu có thể thực hiện được phần này thì giá thành của device sẽ chỉ còn khoảng 70USD, đây là 1 remarkable success.

More questions welcome!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Việt:

anh có nói là tất cả các cây có hiệu suất quang hợp như nhau đâu?
Dạ, thế thì em hiểu lầm anh khi đọc câu dưới đây?
Quá trình quang hợp chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt lá đc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không phụ thuộc vào kích thước cây, khả năng hút nước

hiện tại mình đang nói đến việc trồng ngũ cốc làm thức ăn cho gia súc, ngô cũng đc sử dụng làm thức ăn gia súc đó?

anh cũng chưa thấy em chứng minh đc là rừng có hiệu suất quang hợp cao hơn cây lương thực?
Trả lời được hết các các câu hỏi của anh Nghĩa thì chắc em có thể chuyển ngành, đi làm nghề nông hoặc cố vấn nông nghiệp cho các bác bảo vệ môi trường :p

- Thứ nhất: sức sống của cây rừng mạnh hơn ngũ cốc rất nhiều, cây rừng có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt một chút, còn ngũ cốc thì không cẩn thận là tiêu. Riêng về mía, khi nhiệt độ xuống tới 12-13°C thì nó ngừng trao đổi chất, nghĩa là ngừng quang hợp, còn xuống 5°C thì ruộng mía trở thành bãi rác; mía chỉ được trồng để sử dụng với mục đích tiêu thụ, không để cho quang hợp, cho nên thời gian mỗi ruộng mía thực sự góp phần cho quá trình xử lí CO[SUB]2[/SUB] không nhiều. Ngô cũng được trồng để ăn, là loài có tuổi thọ thấp, không phải biện pháp lâu dài cho việc xử lí CO[SUB]2[/SUB]. Cây rừng có thể hiệu suất quang hợp không bằng mía và ngô nhưng nó bền vững lâu dài.

- Thứ hai: là một cây nhiệt đới nên mía đòi hỏi độ ẩm cao, nó cũng cần có nhiều ánh sáng hơn các loại cây khác. Mà thiên nhiên thì đâu biết được lúc nào thuận lúc nào nghịch.

- Thứ ba: như đã nói, rừng là nhà máy khổng lồ để hút và lưu giữ nước. Trái lại, lúa, ngô, mía... tuy cần nước nhưng rất dễ bị úng. Úng thì tiêu rồi.

* Vậy xét về mặt lâu dài, cây rừng chắc chắn có hiệu suất xử lí CO[SUB]2[/SUB] cao hơn ngũ cốc và mía.

anh cũng phản đối việc phá rừng để trồng cây lương thực.
Em cảm ơn. Thế giờ anh nghĩ sao về việc hạn chế chăn nuôi để hạn chế việc các cánh rừng bị phá để làm chỗ chăn nuôi và trồng trọt đồ ăn cho tụi nhai lại ạ?

trong vấn đề CO2 emission, anh chỉ đưa ra giải pháp mà anh sẽ chọn để theo đuổi. anh ko nói đó là giải pháp duy nhất hay chứng minh là các giải pháp khác là sai. anh chỉ cố gắng để chứng tỏ là giải pháp anh chọn cũng có hiệu quả.
Em không hề nói giải pháp nào của anh là không hiệu quả. Cái em đang muốn nói là bản chất của vấn đề hạn chế hiệu ứng nhà kính: cắt giảm khí nhà kính gồm có CO[SUB]2[/SUB] và CH[SUB]4[/SUB]. Nếu anh tham gia bảo vệ môi trường mà lại không quan tâm tới việc cắt giảm CO[SUB]2[/SUB] thì rất phiến diện và vô tình bỏ qua các vấn đề rất nghiêm trọng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em không nói là trong hệ thống này không có solar panel, hệ thống này có solar panel nhưng diện tích nhỏ hơn rất nhiều. Bình thường thì để cung cấp đủ electricity cho 1 ngôi nhà thì solar panel có diện tích xấp xỉ 1 mái nhà. Với hệ thống này, solar panel chỉ bằng 1 màn hình ti vi 25 inch. Lợi thế là portable hơn ,chi phí rẻ hơn, dễ lắp đặt hơn solar panel thông dụng.

Anh xem trang 13 của bản pdf này để thấy được hình dạng của cái device (bình màu trắng chứa electrode, bên trái cái bình màu trắng là solar panel, phía dưới cái solar panel là bình đựng H2O). Giá thành ~ 100USD.
http://arpa-e.energy.gov/portals/0/...DirectSolarFuels/DirectSolarFuels2/Nocera.pdf

Rất tinh ý :)), nhận ra được consequences :)). Có background Mỏ địa chất có khác. Đây chính là vấn đề key point em đang nghiên cứu thấy cần giải quyết.
2 H2 (g) + O2 (g) -> 2 H2O (l) + 572 kJ (286 kJ /mol)

Một hộ gia đình ở VN tiêu thụ 445 kWh/ tháng = 1602000 kJ/ tháng = 53400 kJ/ ngày. Để sản xuất được 53400 KJ thì cần khoảng 53400/572= 93 mol O2 và 186 mol H2.

Đấy là tổng cộng của 1 ngày, nhưng vì H2 và O2 khi được tách ra, sẽ được cộng hợp lại để tạo ra điện, nên con số sẽ không lớn như vậy. This is how it works:
- When sunlight, device sẽ là continuous process, vừa splitting water ->H2 và O2 -> tổng hợp H2 và O2 -> electricity. Khoảng thời gian này estimated là 12 hours từ 6h sáng đến 6h tối. Phần này thì lượng H2 , O2 storage không lớn.
- When there's no sunlight, device sẽ là batch-process, dùng H2 và O2 được storage để tạo ra điện. Việc cần làm là estimate volume của H2 và O2 storage đủ dùng vào buổi tối (no sunlight).Volume Storage này là bao nhiêu? Có lớn không? Hiện giờ em đang cố gắng tính toán cụ thể tỉ lệ cần thiết. Tuy nhiên, dự tính của em là không quá lớn, vì trong 12h không có sunlight, 1 hộ gia đình đã có ~ 7hours dành cho việc ngủ (demand dùng điện minimum), chỉ còn khoảng 5 hours là có demand trung bình. Estimation của em là chỉ cần storage khoảng < 40 mol O2 và < 80 mol H2 / 1 ngày -> Con số này không lớn, tuy nhiên cũng rất đáng quan tâm.

Storing O2 thì rất đơn giản, em không muốn nói nhiều về chi tiết, anh có thể thấy các bệnh viện có rất nhiều loại oxygen storage tanks đơn giản và hiệu quả .Problem tồn tại là việc store H2, mặc dù với thể tích nhỏ nhưng H2 là chất dễ nổ, nên bắt buộc phải store in specialized container (compressed containers), và người sử dụng cũng cần careful-handle.

Tóm lại, vấn đề quan trọng nhất là spliting water in cheap price đã được Nocera giải quyết. Research em đang tiến hành bao gồm những phần sau:
- Volume estimation cho O2 và H2.
- H2 Storage method. (Đã có rất nhiều methods, nhưng vẫn cần phát triển để tăng độ an toàn và thể tích storage). Potential materials might be nanomaterials, nhưng em không chắc chắn về vấn đền này.
- Catalyst của Nocera có giá thành rẻ, tuy nhiên, catalyst này chỉ tác dụng ở trên anode (coating một lớp Cobalt lên anode), Nocera vẫn dùng cathode coated with Pt(Plantinium), Pt là costly and non-suistainable material. Vì vậy cần tìm ra 1 new material có hiệu suất tương đương như Pt, but cheaper and more suistainable. I'm working on that :D. Nếu có thể thực hiện được phần này thì giá thành của device sẽ chỉ còn khoảng 70USD, đây là 1 remarkable success.

More questions welcome!

tao mất công đọc mấy cái paper rồi nghe mày trả lời mệt vãi đái vì tiếng Anh có hạn @.@ ném đá nhẹ nhàng thôi, tình hình là sao k cho máy chạy cả ngày rồi nạp thẳng vào battery dung lượng lớn cho nhanh, lúc đấy thì cần gì storage :-??
 
tao mất công đọc mấy cái paper rồi nghe mày trả lời mệt vãi đái vì tiếng Anh có hạn @.@ ném đá nhẹ nhàng thôi, tình hình là sao k cho máy chạy cả ngày rồi nạp thẳng vào battery dung lượng lớn cho nhanh, lúc đấy thì cần gì storage :-??

Đúng, đây là 1 kiểu rechargeable battery nhưng phải yêu cầu storage vì các chemical thoát ra từ anode và cathode là thể khí (gas). Các recharagebale battery khác có nhược điểm:
- Giá thành cao
- các materials dùng để phản ứng ở 2 điện cực là non-abundant elements.Ví dụ: lithium-ion, Alkaline, Lead Acid... (quá trình sản xuất các elements này sẽ bao gồm những công đoạn có hại cho môi trường). Xem table of rechargeable battery technologies này của wikipedia http://en.wikipedia.org/wiki/Rechargeable_battery

Bây giờ lấy ví dụ cụ thể để so sánh thử: pin Lithium-ion (dùng trong laptop), để tạo ra electricity thì irriversible reaction là
bdfdb4de2cb8104ee9831be5a2b3eeef.png
+ ENERGY​
Vậy thì cái battery phải có dung lượng lớn đủ để store Li+ và LiCoO2
-Voltage :3.6 V
-Energy density: 0.54-0.72 MJ/kg. Để sản xuất 53400 KJ/1 ngày thì battery cần đủ lớn để store ~75Kg nhiên liệu.
-Efficiency: 99.9%

Phương pháp mới này,(tạm gọi là Co-OEC)
H2 + O2 -> H2O + ENERGY​
-Voltage: 1.8 V (dòng điện nạp có hiệu điện thế thấp, First advantage)
-Energy density: của H2 bonding (compressed gas) là 143 MJ/Kg = 5.6 MJ/L. Để sản xuất 53400 KJ/1 ngày thì thùng storage cần đủ lớn để chưa 9.5 Litres H2 (BIG Advantage)
-Efficiency: ~80% ( Đây là disadvantage của phương pháp này, tuy nhiên, như đã nói ở post trước, ở developing countries thì efficiency không phải là first priority. Giá thành là quan trọng nhất)

Trong 3 tiêu chí quan trọng nhất này thì Co- OEC đã có 2 advantages, thêm vào đó tính về độ abundant để sản xuất thì Cobalt trữ lượng nhiều hơn Lithium, công đoạn sản xuất Cobalt cũng không bao gồm nhiều quá trình làm hại môi trường như sản xuất Lithium.

Btw, mấy hôm nay tao đang đọc paper này về việc dùng silicon nanowires sản xuất anode, khắc phục điểm yếu của cái Co-OEC này (dùng PtO làm anode, Pt là kim loại hiếm, và đắt)
http://www.nature.com/nnano/journal/v3/n1/full/nnano.2007.411.html
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tài liệu nghiên cứu khoa học ở đây:
http://www.fao.org/docrep/010/a0701e/a0701e00.HTM

Theo tài liệu này, công nghiệp chăn nuôi thải ra 9% CO2, 35-40% CH4, 65%N2O trên tổng số khí thải trên toàn cầu.

Khí CH4 có hậu quả làm nóng địa cầu gấp 21 lần so với CO2, còn N2O gấp 296 lần so với CO2.

Không biết như thế này đã đủ chứng minh chưa nhỉ em Phương. À khi nào em hoàn thành nghiên cứu xong phần sản xuất ra điện bằng mặt trời thì anh sẵn sàng làm ngay một cái. Anh đang rất muốn làm cái này mà ở VN thì chưa có chỗ nào làm được.
 
Back
Bên trên