Climate Change va Vietnam

Em không tự nhận mình là nhà khoa học nhé, nhưng em nhận luôn là em tinh vi, tự kiêu và cao ngạo nhé. Anh có mong một ngày hay mong 1 năm thì em cũng khó có thể buông bớt bản chất cao ngạo của mình đi được, cái đấy thuộc về bàn chất của em rồi, xin lỗi làm anh thất vọng.
Anh có kì vọng gì đâu mà phải thất vọng. Điều anh mong thì là mong cho lợi ích của em, nếu em không cần thì chỉ thiệt cho em.
Việc thừa nhận sự cao ngạo của mình chẳng phải cái gì đáng tự hào cả, em chỉ vừa tự khẳng định một điểm yếu kém của mình.
Rất hiếm tính cách thuộc về "bản chất" (đặc điểm khó thay đổi của con người), đặc biệt là sự cao ngạo.

Ok, từ giờ em khỏi cần trích sách nữa, chẳng cần academic papers, nói bằng trải nghiệm thức tế luôn, gì chứ nói chuyện bằng tầm nhìn hữu hạn của cá nhân thì dễ không ý mà, khỏi phải edit, kiểm chứng nguồn, dài dòng, đúng kiểu lên forum chém gió.

Ok, vậy là anh muốn làm giảm nỗi đau bị giết thịt của các động vật đẹp xinh, quý hiếm khỏi bàn tay con người. Phần lớn các động vật quý hiếm bây giờ bị giết thịt ở chấu Á và châu Phi để giúp con người tăng cường ham muốn tình dục (sừng tê giác, mật gấu, chân gấu...). Để giảm việc giết động vật này, thay vì ngăn cấm mọi người ăn chúng, tại sao ta không tăng cường sản xuất Viagra (cương dương) và Cialis (cương âm) rồi phát miễn phí cho vùng sâu vùng xa, đi kèm với vận động ý thức người dân rằng tích cực uống thuốc hiệu quả hơn giết động vật quý hiếm. So sánh hiệu quả thì rõ ràng Viagra makes your dick harder and for cheap price hơn là mật gấu và sừng tê giác. Từ đó mà mọi người sẽ giảm giết động vật quý hiếm đi và đương nhiên là các con vật đó cũng "bớt đau đớn". Vừa chống khai thác tài nguyên, vừa được sung sướng trên giường.
Thế đấy, không có academic papers, em không biết tư duy tối thiểu để thấy cái hại của những thứ em kể bên trên như viagra với cialis à? Toàn bộ những lí luận sau đó đều chỉ dựa trên sự bông đùa chứ không có cơ sở thực tế, không có gì là khoa học hết. Em có biết là những thứ đó cực kì nguy hại cho sức khỏe của con người không, làm sao chúng ta có thể nhẫn tâm khuyên người bệnh sử dụng những cái đó được?

Tiếp theo đến phần động vật không quý hiếm, thay vì khuyên can không được ăn thịt thì ta sản xuất vài tỉ cái bao cao su, rồi phát miễn phí cho dân ít học rồi tuyên truyền là khi bem nhau thì đeo cái này vào. Chẳng mấy chốc mà dân số thế giới giảm (các nước phương Tây dân số giảm tỉ lệ nghịch với tần suất dùng condom), dân số giảm thì lượng năng lượng tiêu thụ cũng giảm, tức là lương thực tiêu thụ cũng giảm, ít động vật bị giết thịt hơn. Dân số giảm thì GDP tăng, GDP tăng tức là nhà giàu hơn, nhà giàu hơn thì có khả năng nuôi thú cưng hơn, các con vật từ đó có thể tha hồ tận hưởng tình thương yêu, thế là một mũi tên bắt trúng hàng chục dick, tha hồ mà phấn khởi.
Chuyện này thì anh không biết rõ nên không thể trả lời em đầy đủ ngay được. Tuy nhiên anh biết là ham muốn tình dục vô độ cũng là một vấn đề về nhận thức của con người, là yếu tố bộc lộ sự yếu kém trong cái nhìn và trong tư duy của con người. Khi gặp một vấn đề về nhận thức như thế, chúng ta phải tích cực tăng cường giáo dục (có thể cần đến nhiều biện pháp mới) để thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của con người, chứ không nên làm những điều thể hiện sự đồng tình với cách nhận thức yếu kém và thúc đẩy cái yếu kém đó. Em lấy cơ sở là sự nhận thức yếu kém để đề xuất một giải pháp cứu nguy cho sinh loại thì lại một lần nữa em đã bộc lộ tầm nhìn hạn hẹp của mình khi không có academic papers trong tay.

Em thử suy nghĩ và trải nghiệm thêm để mở rộng sự nghe, sự thấy, sự hiểu của chính mình đi, đặc biệt là đối với những vấn đề thuộc về cuộc sống, những điều mà em có vô số cơ hội để quan sát. Còn những "academic papers" thì quả là rất cần thiết cho nghiên cứu chuyên môn của em, cho công nghệ kĩ thuật mà em đang học và thử nghiệm; vì đấy là những công thức, những phương pháp sẵn có mà em cần tham khảo để lắp ghép lại, chứ không nên tốn thời gian tự tìm hiểu từ đầu.
 
Anh có kì vọng gì đâu mà phải thất vọng. Điều anh mong thì là mong cho lợi ích của em, nếu em không cần thì chỉ thiệt cho em.
Việc thừa nhận sự cao ngạo của mình chẳng phải cái gì đáng tự hào cả, em chỉ vừa tự khẳng định một điểm yếu kém của mình.
Rất hiếm tính cách thuộc về "bản chất" (đặc điểm khó thay đổi của con người), đặc biệt là sự cao ngạo.


Thế đấy, không có academic papers, em không biết tư duy tối thiểu để thấy cái hại của những thứ em kể bên trên như viagra với cialis à? Toàn bộ những lí luận sau đó đều chỉ dựa trên sự bông đùa chứ không có cơ sở thực tế, không có gì là khoa học hết. Em có biết là những thứ đó cực kì nguy hại cho sức khỏe của con người không, làm sao chúng ta có thể nhẫn tâm khuyên người bệnh sử dụng những cái đó được?

Em thử suy nghĩ và trải nghiệm thêm để mở rộng sự nghe, sự thấy, sự hiểu của chính mình đi, đặc biệt là đối với những vấn đề thuộc về cuộc sống, những điều mà em có vô số cơ hội để quan sát. Còn những "academic papers" thì quả là rất cần thiết cho nghiên cứu chuyên môn của em, cho công nghệ kĩ thuật mà em đang học và thử nghiệm; vì đấy là những công thức, những phương pháp sẵn có mà em cần tham khảo để lắp ghép lại, chứ không nên tốn thời gian tự tìm hiểu từ đầu.

]Cái phần in đậm này chứng tỏ anh chưa bao giờ nghiên cứu khoa học thật sự, nếu không nói là trình độ khoa học của anh bộc lộ tầm nhìn hạn hẹp của mình vẫn chỉ dừng ở mức tốt nghiệp high school thì mới phát biểu câu này.
Em có thể trích dẫn vài chục papers về phân tích các chất có trong Viagra có tác dụng để chữa một vài bệnh cụ thể chứ không phải hoàn toàn có hại. Anh nghĩ một loại thuốc phần lớn có hại cho con người lại được cho phép bán công khai vài triệu viên mà không qua kiểm tra chắc (đương nhiên có cả tạp chất có hại), mỗi tội anh có thích papers đâu, thế nên em cũng chả còn cách nào khác để giải thích cho anh, đưa papers anh chẳng chịu đọc nên cuộc trò chuyện dần dần trở nên pointless.

Chuyện này thì anh không biết rõ nên không thể trả lời em đầy đủ ngay được. Tuy nhiên anh biết là ham muốn tình dục vô độ cũng là một vấn đề về nhận thức của con người, là yếu tố bộc lộ sự yếu kém trong cái nhìn và trong tư duy của con người. Khi gặp một vấn đề về nhận thức như thế, chúng ta phải tích cực tăng cường giáo dục (có thể cần đến nhiều biện pháp mới) để thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của con người, chứ không nên làm những điều thể hiện sự đồng tình với cách nhận thức yếu kém và thúc đẩy cái yếu kém đó. Em lấy cơ sở là sự nhận thức yếu kém để đề xuất một giải pháp cứu nguy cho sinh loại thì lại một lần nữa em đã bộc lộ tầm nhìn hạn hẹp của mình khi không có academic papers trong tay.

Tóm lại biện pháp mới của anh là gì? Anh đã tự nhân rằng mình không biết rõ rồi lại còn chê em yếu kém về nhận thức, điều này có chăng phí lí? Em đề xuất giải pháp đeo bao cao su để ngăn chặn tăng dân số, anh bảo giái pháp này là thúc đẩy cái yếu kém, em bó tay không thể hiểu nổi. Tại sao đeo bao cao su lại thể hiện nhận thức yếu kém và thúc đấy nhận thức yếu kém.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có thể ví hâm nóng toàn cầu như căn bệnh ung thư đối với con người hiện nay. Y học bó tay. Những người có nhiều tiền thì qua Nhật Bản, Singapor, hay tiến hành mổ bởi những bác sĩ trung ương tại các bệnh viện có uy tín ... Những người ít tiền thì đành ăn gạo lứt muối mè và tin tưởng. Cả 2 phương pháp đều không có cơ sở khoa học đảm bảo 100% là sẽ khỏi dù cả 2 đều có cơ sở lý luận của nó. Tuy nhiên số lượng những người theo phương pháp ít tiền đẩy lùi được căn bệnh ung thư nhiều hơn rất nhiều số lượng những người theo phương pháp nhiều tiền. Có nhiều trường hợp mổ xong chết sau đấy 1 tháng hoặc một năm, còn những người không mổ mà ăn gạo lứt muối mè chắc chắn là không chết nhanh như vậy, tuy không hết hẳn ung thư nhưng vẫn cứ sống tiếp 10 năm, 20 năm. Không phải cái gì chứng minh được thì mới là đúng. Chẳng có lý thuyết khoa học nào là đúng tuyệt đối cả. Bây giờ có bệnh thì vái tứ phương. Nếu như có 1 phương pháp xác xuất trên 50% thành công và không có hại gì thì tại sao lại không thử trong khi không có 1 cách nào khác tại thời điểm hiện nay.
 
Cái phần in đậm này chứng tỏ anh chưa bao giờ nghiên cứu khoa học thật sự, nếu không nói là trình độ khoa học của anh bộc lộ tầm nhìn hạn hẹp của mình vẫn chỉ dừng ở mức tốt nghiệp high school thì mới phát biểu câu này.
Em có thể trích dẫn vài chục papers về phân tích các chất có trong Viagra có tác dụng để chữa một vài bệnh cụ thể chứ không phải hoàn toàn có hại. Anh nghĩ một loại thuốc phần lớn có hại cho con người lại được cho phép bán công khai vài triệu viên mà không qua kiểm tra chắc (đương nhiên có cả tạp chất có hại), mỗi tội anh có thích papers đâu, thế nên em cũng chả còn cách nào khác để giải thích cho anh, đưa papers anh chẳng chịu đọc nên cuộc trò chuyện dần dần trở nên pointless.
Trước khi em trích các tài liệu, em hãy trình bày quan điểm của riêng em (tức là biện luận bằng lí lẽ mà tự em nghiệm thấy) đi đã, chứ đừng phản bác người khác chỉ bằng cách mang các tài liệu mà em cho là "đáng tin cậy" ra để phản bác.
Chẳng hạn, bây giờ nói về tác dụng của viagra đi, em đọc bao nhiêu sách anh chưa cần biết, nhưng trước hết em thử trình bày những gì em đang biết theo cách hiểu và diễn đạt của em đi đã, rồi hãy nói tới việc trích các nguồn sách báo, sẽ xem xét tới độ tin cậy của tài liệu sau.
(Tất nhiên bây giờ anh em mình đang nói về vấn đề khí hậu, nên lôi viagra vào thì không cần thiết lắm, cái này tùy em)

Trong các bài thảo luận của em ở đây, anh thấy rõ là em hiểu biết nhiều về công nghệ môi trường, em nắm vững nhiều kiến thức về công nghệ, rồi sau đấy em biết trích dẫn các nguồn tài liệu tương ứng, rất tốt. Nhưng về vấn đề lựa chọn giải pháp thuộc về công nghệ hay là tâm lí xã hội thì em lại rất phiến diện. Chẳng hạn như em nhiều lần phản đối bọn anh, cho rằng các hoạt động kêu gọi con người thay đổi ý thức đều là những chuyện phù phiếm; trong khi, em cũng đã thấy rõ là các hiện tượng gây ô nhiễm môi trường ngày nay hầu hết đều xuất phát từ ý thức của con người, phải không?
Em có thể là người sáng chế ra thiết bị hiện đại nhất để lọc nước sông Thị Vải, nhưng việc chế tạo ra thiết bị đó cũng góp thêm một phần làm ô nhiễm môi trường, và nó cũng chỉ có hiệu quả nhất định đối với sự ô nhiễm ở nơi đó, trong thời điểm đó thôi. Nếu như thay đổi thái độ, ý thức của con người (cụ thể là những người điều hành nhà máy bột ngọt), thì sẽ tránh được việc con sông bị phóng uế, tức là cũng khỏi cần đến thiết bị hiện đại của em luôn, như thế có hơn không?

Theo quan điểm của anh thì ăn chay không phải điều duy nhất mà chúng ta cần làm bây giờ, nhưng cũng là 1 trong những điều cần làm, vì việc đó giúp giới hạn chăn nuôi, giới hạn trồng trọt cho chăn nuôi, chung quy là sẽ giảm bớt được khí nhà kính và nhu cầu sử dụng nước sạch cho các ngành đó, để giữ nước sạch cho sinh hoạt khác của con người.
Bây giờ anh không dùng từ "ăn chay" nữa, anh sẽ chỉ nói là "giảm ăn thịt" thôi đã. Giảm ăn thịt có những lợi ích thiết thực, liên quan đến việc chăn nuôi và trồng trọt toàn cầu, có tác động trực tiếp đến vấn đề khí hậu. Em có lí lẽ gì để phản bác thì trình bày bằng lời văn của em đi đã nhé, chứ đừng phản biện theo kiểu "type vào phần search của trang pdf chữ "vegetarian", chỉ có 1 suggestion liên quan đến việc ăn chay". Bởi vì như em thấy đấy, không nhất thiết phải dùng từ "vegetarian", mà có thể phát biểu ý đó bằng những cách khác, ví dụ như "giảm tiêu thụ thịt". Anh không biết cái cách "type vào phần search của trang pdf" một từ gì đó để rồi rút ra một kết luận là "vì chỉ có 1 chỗ liên quan nên tóm lại là nó không đáng kể" có phải là một phương pháp khoa học không, điều này anh cần em hướng dẫn thêm.

Tóm lại biện pháp mới của anh là gì? Anh đã tự nhân rằng mình không biết rõ rồi lại còn chê em yếu kém về nhận thức, điều này có chăng phí lí? Em đề xuất giải pháp đeo bao cao su để ngăn chặn tăng dân số, anh bảo giái pháp này là thúc đẩy cái yếu kém, em bó tay không thể hiểu nổi. Tại sao đeo bao cao su lại thể hiện nhận thức yếu kém và thúc đấy nhận thức yếu kém.
Anh tự nhận mình không biết rõ về sự tác động của việc khuyến khích con người dùng bao cao su đối với xu hướng dân số, cho nên anh không dám lạm bàn về phần đó.
Nhưng về sự ham muốn tình dục vô độ (thuộc về nhận thức) thì anh đã có quan điểm, và đã trình bày với em như trên rồi.
Tại sao ham muốn tình dục lại là sự yếu kém trong nhận thức à? Tại sao khuyến khích việc đó lại là thúc đẩy nhận thức yếu kém à?
Đơn giản vì những ham muốn như thế khiến cho con người hành động theo bản năng giống các loài động vật khác, cứ trông thấy hay thậm chí chỉ cần nghĩ đến đối tượng nào có thể thực hiện được hành vi tình dục là ham muốn của họ nổi lên, nếu có điều kiện để thỏa mãn là họ thực hiện, còn hoàn cảnh không cho phép thì ham muốn đó bị kìm nén, sinh ra bệnh tâm thần. Sống theo một chuỗi những hành vi mang tính bản năng như thế, chẳng phải là nhận thức (với trí óc con người) rất yếu kém sao?

Thực tế là chẳng có vấn đề gì trong xã hội mà không liên quan và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của ý thức cả. Mà ý thức là gì? Ý thức là sự phản ứng của con người ta trước mọi thứ xung quanh, dựa vào những kiến thức đã học, những kinh nghiệm đã thu được, những xu hướng của xã hội..., nói chung là ý thức bắt nguồn từ nhận thức, và ý thức đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt các quyết định hành động của con người; những quyết định đó sẽ đều góp phần thay đổi thế giới.
Em có cố gắng mấy về mặt công nghệ kĩ thuật, thì cũng chỉ giải quyết được những hậu quả, hoặc dự đoán được trước một vài hậu quả sẽ xảy ra để phòng bị cách giải quyết thôi. Nhưng nếu không tác động đến nhận thức của con người, không làm thay đổi được ý thức của họ, thì em sẽ chỉ bỏ thời gian cả đời mình ra để đi giải quyết hậu quả.

Công việc của em thì anh vẫn mong là tiến triển tốt đẹp!
 
em thấy anh Việt nói đúng :D theo em các biện pháp như sản xuất ra các dụng cụ công nghệ cao để bảo vệ môi trường chỉ là biện pháp tình thế :D , bởi vì như ví dụ của a Việt, chả nhẽ khi có 1 cái máy siêu hiện đại lọc nc sông thị vải thì dân tình cứ thế vô ý thức phóng uế thoải mái và ỷ lại chiếc máy sao :D . Khi mà ý thức của con người đã nâng cao thì môi trường sẽ được bảo vệ mà !

( vài dòng em viết có j sai sót các đàn anh sửa chữa giúp e nhé :D )
 
Em có cố gắng mấy về mặt công nghệ kĩ thuật, thì cũng chỉ giải quyết được những hậu quả, hoặc dự đoán được trước một vài hậu quả sẽ xảy ra để phòng bị cách giải quyết thôi. Nhưng nếu không tác động đến nhận thức của con người, không làm thay đổi được ý thức của họ, thì em sẽ chỉ bỏ thời gian cả đời mình ra để đi giải quyết hậu quả.

Trái lại, khoa học kĩ thuật chính là thứ thay đổi sâu sắc ý thức con người. Chỉ khoảng 100 năm trước đây thôi, Việt Nam vẫn còn là nước nông nghiệp lạc hậu, trọng nam khinh nữ. Bởi vì lúc đấy lao động chính là nam. Lúc đấy anh có hô hào nam nữ bình quyền khản cổ thì người ta vẫn trọng nam khinh nữ. Nhưng bây giờ, nhờ cách mạng khoa học kĩ thuật, xã hội văn minh lên, nữ giới kiếm tiền giỏi chả kém đàn ông, chả cần hô hào nam nữ bình đẳng mấy mà nữ giới vẫn có vị trí ngang hàng với đàn ông.

Theo em, thay đổi nhận thức của con người bằng cách tuyên truyền thì hiệu quả rất hạn chế, sử dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật thì tính hiệu quả cao hơn.

Với cả bây giờ, bảo em yêu thương môi trường yêu thương mọi người, thì tốt thôi, em cứ yêu thôi, nhưng bảo em không được sử dụng máy tính, tivi, không được ăn thịt bò vì môi trường, nói chung đụng chạm đến quyền lợi của em, thì em không chịu đâu ;))

Nói chung em nghĩ cách giải quyết vấn đề của Phương hợp lí hơn
 
Trước khi em trích các tài liệu, em hãy trình bày quan điểm của riêng em (tức là biện luận bằng lí lẽ mà tự em nghiệm thấy) đi đã, chứ đừng phản bác người khác chỉ bằng cách mang các tài liệu mà em cho là "đáng tin cậy" ra để phản bác.
Chẳng hạn, bây giờ nói về tác dụng của viagra đi, em đọc bao nhiêu sách anh chưa cần biết, nhưng trước hết em thử trình bày những gì em đang biết theo cách hiểu và diễn đạt của em đi đã, rồi hãy nói tới việc trích các nguồn sách báo, sẽ xem xét tới độ tin cậy của tài liệu sau.

Em đã trình bày về việc viagra, anh dè bỉu là "em không đủ tư duy tối thiểu để thấy cái hại của viagra". là " không có gì khoa học hết"
Em bảo rằng nào trích dẫn vài tài liệu khoa học cho anh thấy viagra nếu dùng đúng liều thì còn có lợi, anh bảo là em trình bày quan điểm của riêng em đi đã.
=> Tóm lại là em muốn em trình bày ở level nào, ngôn ngữ nào để anh có thể hiểu được?

Viagra có tác dụng cương dương, dùng đúng liều thì tác hại luôn ở mức minimum, trước khi sản xuất hàng loạt đã được kiểm định qua 4 phase (trên động vật, trên 1 người, trên 10 người, trên 100 người) thì mới đến tay người tiêu dùng, giá thành lại rẻ hơn mật gấu và sừng tê giác, từ đó viagra gián tiếp làm giảm nạn săn bắn động vật quý hiếm, giúp con người đạt được thỏa mãn trên giường :D, giúp ông già đi tiểu không bị ướt chân :)). What else do you want?

Em có thể là người sáng chế ra thiết bị hiện đại nhất để lọc nước sông Thị Vải, nhưng việc chế tạo ra thiết bị đó cũng góp thêm một phần làm ô nhiễm môi trường, và nó cũng chỉ có hiệu quả nhất định đối với sự ô nhiễm ở nơi đó, trong thời điểm đó thôi. Nếu như thay đổi thái độ, ý thức của con người (cụ thể là những người điều hành nhà máy bột ngọt), thì sẽ tránh được việc con sông bị phóng uế, tức là cũng khỏi cần đến thiết bị hiện đại của em luôn, như thế có hơn không?
Em có cố gắng mấy về mặt công nghệ kĩ thuật, thì cũng chỉ giải quyết được những hậu quả, hoặc dự đoán được trước một vài hậu quả sẽ xảy ra để phòng bị cách giải quyết thôi. Nhưng nếu không tác động đến nhận thức của con người, không làm thay đổi được ý thức của họ, thì em sẽ chỉ bỏ thời gian cả đời mình ra để đi giải quyết hậu quả.

Solution của anh là "thay đổi ý thức con người, có hiệu quả vĩnh cửu" thực tế cho thấy là solution này không có 1 cái result thực tế, hoặc ít nhất là đến bây giờ chưa có một xã hội nào đạt được result như thế cả. Anh chỉ ra cho em 1 ví dụ nào mà xã hội không ăn thịt, yêu thương nhau hạnh phúc trường tồn, không có bất kì trắc trở nào cả đi?

Tiếp theo, ừ thì cho là những 1 thằng như em tạo ra công nghệ chỉ có hiệu quả nhất định ở thời điểm đó, không bền vững mãi mãi được. Điều này đúng nếu chỉ có 1 cái tạm thời. Nhưng thực tế cho thấy là không chỉ có 1 thằng Trần Tâm Phương quan tâm đến việc tạo ra công nghệ để giải quyết vấn đề, mà có đến vài chục ngàn những thằng giỏi hơn thằng Trần Tâm Phương đang ngày đêm tạo ra những công nghệ mới để giải quyết những vấn đề hiện tại.
Nếu thằng Trần Tâm Phương này chỉ giải quyết được vấn đề A, thế rồi khi nó chết đi lại có vấn đề A' xuất hiện, ngay lập tức có thằng Phương Tâm Trần khác xuất hiện và tạo ra công nghệ để giải quyết vấn đề A' đấy. Chuỗi giải quyết vấn đề được hình thành từ rất nhiều những cái tạm thời để hình thành những chuỗi unlimited những cái tạm thời, coi như là vĩnh cửu.
Ví dụ nhé ,ngày xưa người ta muốn tính phép tính cộng trừ từ 1-10, người ta đếm ngón tay. Xã hội phát triển yêu cầu phép tính tầm 9 chữ số , thế là 1 thằng engineer cổ đại nào đấy sáng tạo ra bàn tính gỗ. Tiếp đó nữa con người muốn tính toán với tốc độ nhanh hơn vài trăm phép tính/giây, thế là 1 thằng nào đấy tạo ra calculator. Tiếp theo con người lại muốn tính toán với tốc độ vài triệu phép tính/ giây, thế là computer lại được thằng nào đó tạo ra... cứ thế mà xã hội phát triển, chúng ta chưa biết ending là bao giờ cả.
Thực tế cho thấy đây là hướng xã hội đang phát triển, chứ không phải như solution của anh.
Note một chút, mặc dù nói là "tạm thời", nhưng thời gian của 1 solution cũng ít nhất được tính bằng đơn vị năm, relative so với cảm nhận của con người là khá dài.
Anh tự nhận mình không biết rõ về sự tác động của việc khuyến khích con người dùng bao cao su đối với xu hướng dân số, cho nên anh không dám lạm bàn về phần đó.
Nhưng về sự ham muốn tình dục vô độ (thuộc về nhận thức) thì anh đã có quan điểm, và đã trình bày với em như trên rồi.
Tại sao ham muốn tình dục lại là sự yếu kém trong nhận thức à? Tại sao khuyến khích việc đó lại là thúc đẩy nhận thức yếu kém à?
Đơn giản vì những ham muốn như thế khiến cho con người hành động theo bản năng giống các loài động vật khác, cứ trông thấy hay thậm chí chỉ cần nghĩ đến đối tượng nào có thể thực hiện được hành vi tình dục là ham muốn của họ nổi lên, nếu có điều kiện để thỏa mãn là họ thực hiện, còn hoàn cảnh không cho phép thì ham muốn đó bị kìm nén, sinh ra bệnh tâm thần. Sống theo một chuỗi những hành vi mang tính bản năng như thế, chẳng phải là nhận thức (với trí óc con người) rất yếu kém sao?

Chính anh nói "Thịt người và thịt các loài khác chẳng có gì khác nhau cả, có khác thì chỉ khác về thành phần dinh dưỡng thôi." Ừ thì theo cái logic đó, em cũng nói "having sex giữa người với người và having sex giữa động vật và động vật chẳng có gì khác nhau cả, có khác thì chỉ khác về tư thế thôi." Vậy thì cái mà anh nói "ham muốn tình dục vô độ" cũng giống như ham muốn của động vật vậy, con người thông minh hơn ở chỗ là biết cách đeo bao cao su để kìm hãm bùng nổ dân số và dế chăm sóc con cái và thể hiện tình thương giữa người với người hơn. Nếu con người mà yêu thương nhau như động vật yêu thương nhau, thì chúng ta đã đẻ cực kì nhiều, thế rồi vì ko thể chăm sóc toàn bộ lượng con cái đẻ ra, chúng ta làm như động vật vậy, vứt con ra ngoài đường cho nó tự kiếm ăn, tự sống và tự tồn tại rồi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em đã trình bày về việc viagra, anh dè bỉu là "em không đủ tư duy tối thiểu để thấy cái hại của viagra". là " không có gì khoa học hết"
Em bảo rằng nào trích dẫn vài tài liệu khoa học cho anh thấy viagra nếu dùng đúng liều thì còn có lợi, anh bảo là em trình bày quan điểm của riêng em đi đã.
=> Tóm lại là em muốn em trình bày ở level nào, ngôn ngữ nào để anh có thể hiểu được?
Về cách trình bày thì thế nào cũng được, về ngôn ngữ thì tiếng Anh anh ít dùng nên sẽ không linh hoạt bằng em, tiếng Việt là dễ nhất. Nhưng chỉ cần em trình bày theo cách diễn đạt của em thì nói chung anh sẽ hiểu được thôi.

Viagra có tác dụng cương dương, dùng đúng liều thì tác hại luôn ở mức minimum, trước khi sản xuất hàng loạt đã được kiểm định qua 4 phase (trên động vật, trên 1 người, trên 10 người, trên 100 người) thì mới đến tay người tiêu dùng, giá thành lại rẻ hơn mật gấu và sừng tê giác, từ đó viagra gián tiếp làm giảm nạn săn bắn động vật quý hiếm, giúp con người đạt được thỏa mãn trên giường :D, giúp ông già đi tiểu không bị ướt chân :)). What else do you want?
Anh có suy nghĩ thêm về ý kiến của em trong những bài trước. Mặc dù bây giờ anh vẫn chưa tìm hiểu kĩ về vấn đề này nhưng qua những gì em đã nói, anh thấy đấy cũng có thể là 1 hướng đi có lợi hơn cho sinh loại nói chung, khá là đáng quan tâm. Anh được biết là ngày nay người ta nghiên cứu về các lợi ích của viagra để phục vụ cho việc điều trị các loại bệnh khác. Nếu việc sử dụng viagra đúng liều lượng có thể giúp ích cho con người và còn cứu thoát các loài động vật hoang dã, thì đây là một vấn đề nên được khai thác cụ thể hơn!

Solution của anh là "thay đổi ý thức con người, có hiệu quả vĩnh cửu" thực tế cho thấy là solution này không có 1 cái result thực tế, hoặc ít nhất là đến bây giờ chưa có một xã hội nào đạt được result như thế cả. Anh chỉ ra cho em 1 ví dụ nào mà xã hội không ăn thịt, yêu thương nhau hạnh phúc trường tồn, không có bất kì trắc trở nào cả đi?
Những phương pháp của anh em mình khác nhau về bản chất, nhưng đều có điểm giống là trong quá khứ đều chưa có, hay có chăng là những ý tưởng vốn có chưa được lắp ghép lại đủ để tạo thành giải pháp thực tiễn hiệu quả. Cho nên công việc của anh em mình nhìn chung lại có điểm giống là phải vượt qua sự hạn chế của con người trong quá khứ (tất nhiên điều này không có gì mới lạ, vì mọi ngành khoa học đều phải thế). Em phải đọc nhiều sách, làm nhiều thí nghiệm để nghiên cứu. Anh cũng như em thôi, phải nghiên cứu bằng thực nghiệm. Chỉ là anh em mình sử dụng những phương tiện khác nhau, đặt ra những mục tiêu ngắn hạn khác nhau thôi.

Tiếp theo, ừ thì cho là những 1 thằng như em tạo ra công nghệ chỉ có hiệu quả nhất định ở thời điểm đó, không bền vững mãi mãi được. Điều này đúng nếu chỉ có 1 cái tạm thời. Nhưng thực tế cho thấy là không chỉ có 1 thằng Trần Tâm Phương quan tâm đến việc tạo ra công nghệ để giải quyết vấn đề, mà có đến vài chục ngàn những thằng giỏi hơn thằng Trần Tâm Phương đang ngày đêm tạo ra những công nghệ mới để giải quyết những vấn đề hiện tại.
Nếu thằng Trần Tâm Phương này chỉ giải quyết được vấn đề A, thế rồi khi nó chết đi lại có vấn đề A' xuất hiện, ngay lập tức có thằng Phương Tâm Trần khác xuất hiện và tạo ra công nghệ để giải quyết vấn đề A' đấy. Chuỗi giải quyết vấn đề được hình thành từ rất nhiều những cái tạm thời để hình thành những chuỗi unlimited những cái tạm thời, coi như là vĩnh cửu.
Ví dụ nhé ,ngày xưa người ta muốn tính phép tính cộng trừ từ 1-10, người ta đếm ngón tay. Xã hội phát triển yêu cầu phép tính tầm 9 chữ số , thế là 1 thằng engineer cổ đại nào đấy sáng tạo ra bàn tính gỗ. Tiếp đó nữa con người muốn tính toán với tốc độ nhanh hơn vài trăm phép tính/giây, thế là 1 thằng nào đấy tạo ra calculator. Tiếp theo con người lại muốn tính toán với tốc độ vài triệu phép tính/ giây, thế là computer lại được thằng nào đó tạo ra... cứ thế mà xã hội phát triển, chúng ta chưa biết ending là bao giờ cả.
Thực tế cho thấy đây là hướng xã hội đang phát triển, chứ không phải như solution của anh.
Note một chút, mặc dù nói là "tạm thời", nhưng thời gian của 1 solution cũng ít nhất được tính bằng đơn vị năm, relative so với cảm nhận của con người là khá dài.
Ừ, đúng thế, cho nên anh cũng đồng ý với chỗ Kiên nói: "khoa học kĩ thuật chính là thứ thay đổi sâu sắc ý thức con người".
Khoa học kĩ thuật thay đổi nhận thức của con người rất nhiều, nhưng vấn đề là nó không chỉ làm thay đổi nhận thức một cách tích cực mà còn có cả nhiều phần tiêu cực nữa. Khoa học kĩ thuật, suy cho cùng cũng chỉ là phương tiện, nên nếu nó có gây ra cái tiêu cực thì cũng không thể trách nó được, có trách là trách những người sử dụng phương tiện đó thôi. Mà khi ta trách những người sử dụng phương tiện, là ta đang trách nhận thức và ý thức của họ. Cho nên cuối cùng, điều mà chúng ta cần lưu ý để cải thiện vẫn là từ nhận thức đến ý thức của con người, bất kể là dùng phương tiện nào.

Không chỉ có 1 Trần Tâm Phương mà còn có rất nhiều người giỏi bằng và giỏi hơn. Cũng không chỉ có 1 mình anh, mà còn có vô số người có cùng lí tưởng với anh, và tất nhiên là họ giỏi giang hơn anh nhiều. Nếu như tất cả những người vừa được đề cập đến có thể chung sức, chung chí để đạt mục đích chung thì còn gì bằng, phải không?

Vì thế anh luôn nói là: những người như em và những người như bọn anh cần phải hợp tác với nhau, chứ không nên bài bác, chia rẽ với nhau. Phương tiện mà anh em mình dùng không hề xung khắc với nhau, mà thậm chí khi biết cách kết hợp thì cả 2 đều tiến bộ nhanh hơn.

Chính anh nói "Thịt người và thịt các loài khác chẳng có gì khác nhau cả, có khác thì chỉ khác về thành phần dinh dưỡng thôi." Ừ thì theo cái logic đó, em cũng nói "having sex giữa người với người và having sex giữa động vật và động vật chẳng có gì khác nhau cả, có khác thì chỉ khác về tư thế thôi." Vậy thì cái mà anh nói "ham muốn tình dục vô độ" cũng giống như ham muốn của động vật vậy, con người thông minh hơn ở chỗ là biết cách đeo bao cao su để kìm hãm bùng nổ dân số và dế chăm sóc con cái và thể hiện tình thương giữa người với người hơn. Nếu con người mà yêu thương nhau như động vật yêu thương nhau, thì chúng ta đã đẻ cực kì nhiều, thế rồi vì ko thể chăm sóc toàn bộ lượng con cái đẻ ra, chúng ta làm như động vật vậy, vứt con ra ngoài đường cho nó tự kiếm ăn, tự sống và tự tồn tại rồi.
Người với người, động vật với động vật, về hành vi tình dục thì đúng là chẳng khác gì nhau. Nhưng cái khác biệt giữa người và động vật là khả năng suy nghĩ tổng quát cho toàn nhân loại, hay rộng hơn nữa là toàn sinh loại. Động cơ, động lực sống của con người không hề giống với các loài động vật khác. Cho nên cách giải quyết vấn đề ham muốn tình dục cũng phải thông minh hơn chứ.
Bao cao su cũng chỉ là một phương tiện tạm thời trong lúc con người quá khao khát thực hiện ham muốn tình dục thôi. Có thể việc sử dụng bao cao su sẽ giúp cho dân số giảm, nhưng nguyên nhân là do có phương tiện ngăn chặn sinh đẻ, chứ không phải do nhận thức đúng đắn và toàn diện của con người về cuộc sống. Em là người làm khoa học, phục vụ cho xã hội, em có thể hiểu rất rõ sự khác biệt giữa việc một người tự nguyện lánh xa những thứ độc hại (hoặc tiết chế những ham muốn vô độ) vì lợi ích chung của bản thân và người khác, với một người tự cách li mình khỏi cái gì đó vì các lí do tầm thường khác, phải không? Tất cả là vấn đề nhận thức, chứ không phải là vấn đề lựa chọn phương tiện. Một khi nhận thức đã thông, thì phương tiện nào cũng sẽ có ích, cũng có thể đưa ta đến đích. Còn khi nhận thức không thông, cứ ỷ lại vào phương tiện, thì tránh vỏ dưa sẽ gặp vỏ dừa thôi.

Thử dừng lại một chút để nghĩ xem có thể kết hợp các phương pháp của 2 bên lại với nhau như thế nào nhé, thay vì nhất quyết tin rằng chỉ có cách của mình mới mang lại thành công. Cảm ơn các em!
 
Định luật bảo toàn năng lượng : Không có gì tan biến cả; nó chỉ chuyển hoá sang dạng năng lượng khác hay được cân bằng bởi những hành động khác chứ không mất đi. Vì thế, nếu chúng ta còn giết hại, còn thảm sát hàng loạt, thì tất cả những thú vật này còn phải chịu đau đớn. Vì chúng cũng có ý thức, suy nghĩ và lòng sân hận nên tất cả những sự thù hận, sợ hãi này sẽ tự thân hợp thành một từ trường mãnh liệt và lơ lửng trong không gian. Từ trường này quá dày sẽ tạo ra những hậu quả khốc liệt cho nhân loại.
 
Định luật bảo toàn năng lượng : Không có gì tan biến cả; nó chỉ chuyển hoá sang dạng năng lượng khác hay được cân bằng bởi những hành động khác chứ không mất đi. Vì thế, nếu chúng ta còn giết hại, còn thảm sát hàng loạt, thì tất cả những thú vật này còn phải chịu đau đớn. Vì chúng cũng có ý thức, suy nghĩ và lòng sân hận nên tất cả những sự thù hận, sợ hãi này sẽ tự thân hợp thành một từ trường mãnh liệt và lơ lửng trong không gian. Từ trường này quá dày sẽ tạo ra những hậu quả khốc liệt cho nhân loại.

Chính vì những phát biểu như thế này mà mình chán chả muốn tranh luận nữa ^:)^
 
Thì a có cần em tranh luận với a đâu, nói về hiểu thấu đáo sự việc, chúng ta cùng lắm thì cũng chỉ là thầy bói sờ voi, mỗi người sờ 1 chỗ khác nhau, rồi ai cũng bảo mình là đúng, người kia là sai, thôi thì mỗi người tả một tỉ, may ra tả hết được con voi.
 
http://gdtd.vn/channel/2779/201006/UN-An-it-thit-de-cuu-hanh-tinh-1927834/


UN: Ăn ít thịt để cứu hành tinh

(GD&TĐ) – Theo một báo cáo mới của Liên hợp quốc (UN), thế giới cần chuyển sang chế độ ăn nhiều rau hơn để tăng cơ hội đối phó thành công với biến đổi khí hậu.

Nhóm các nhà khoa học quốc tế nói rằng nguyên nhân lớn nhất dẫn đến khí thải nhà kính là do quá trình sản xuất thực phẩm và sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu..).

Tuy nhiên, trong khi việc sử dụng than và dầu có thể dần dần được thay thế bằng các nguồn năng lượng tái chế như gió và mặt trời, thì thế giới vẫn luôn cần phải ăn.

Việc sản xuất ra thực phẩm sẽ góp phần làm biến đổi khí hậu.
images367977_2.jpg


Khi dân số thế giới tăng lên, người ta sợ rằng việc sản xuất ra thực phẩm sẽ trở thành nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và làm suy thoái môi trường.

Một nhóm quốc tế về quản lý nguồn bền vững chỉ ra rằng sản xuất nông nghiệp chiếm dụng 70% lượng nước ngọt thế giới tạo ra, 38% đất và tạo ra 19% khí thải nhà kính.

Bản báo cáo sẽ được đưa ra cho các chính phủ trên thế giới này nói rằng cách duy nhất để vừa cung cấp thực phẩm cho thế giới, vừa giảm sự biến đổi khí hậu là chuyển sang chế độ ăn nhiều rau hơn.

Chế độ ăn nhiều rau quả vừa có lợi cho sức khỏe, vừa có lợi cho khí hậu
images367957_1.jpg


Achim Steiner, Giám đốc điều hành chương trình Môi trường của UN nói rằng những người tiêu dùng bình thường cũng có thể giúp chống lại sự biến đổi khí hậu bằng cách ăn ít thịt. Ông nói rằng các chính phủ có thể khuyến khích người dân ăn bớt thịt bằng cách cải cách lại hệ thống thuế, trợ cấp để thực phẩm từ rau quả trở nên rẻ hơn.
 
Mình cũng chơi trò post link báo lá cải xem sao :-"
http://gdtd.vn/channel/2779/201006/UN-An-it-thit-de-cuu-hanh-tinh-1927834/


UN: Ăn ít thịt để cứu hành tinh

(GD&TĐ) – Theo một báo cáo mới của Liên hợp quốc (UN), thế giới cần chuyển sang chế độ ăn nhiều rau hơn để tăng cơ hội đối phó thành công với biến đổi khí hậu.

Nhóm các nhà khoa học quốc tế nói rằng nguyên nhân lớn nhất dẫn đến khí thải nhà kính là do quá trình sản xuất thực phẩm và sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu..).

Tuy nhiên, trong khi việc sử dụng than và dầu có thể dần dần được thay thế bằng các nguồn năng lượng tái chế như gió và mặt trời, thì thế giới vẫn luôn cần phải ăn.

Việc sản xuất ra thực phẩm sẽ góp phần làm biến đổi khí hậu.

Khi dân số thế giới tăng lên, người ta sợ rằng việc sản xuất ra thực phẩm sẽ trở thành nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và làm suy thoái môi trường.

Một nhóm quốc tế về quản lý nguồn bền vững chỉ ra rằng sản xuất nông nghiệp chiếm dụng 70% lượng nước ngọt thế giới tạo ra, 38% đất và tạo ra 19% khí thải nhà kính.

Bản báo cáo sẽ được đưa ra cho các chính phủ trên thế giới này nói rằng cách duy nhất để vừa cung cấp thực phẩm cho thế giới, vừa giảm sự biến đổi khí hậu là chuyển sang chế độ ăn nhiều rau hơn.

Chế độ ăn nhiều rau quả vừa có lợi cho sức khỏe, vừa có lợi cho khí hậu

Achim Steiner, Giám đốc điều hành chương trình Môi trường của UN nói rằng những người tiêu dùng bình thường cũng có thể giúp chống lại sự biến đổi khí hậu bằng cách ăn ít thịt. Ông nói rằng các chính phủ có thể khuyến khích người dân ăn bớt thịt bằng cách cải cách lại hệ thống thuế, trợ cấp để thực phẩm từ rau quả trở nên rẻ hơn.
Hà Châu (Theo Telegraph)

Bà nhà báo Hà Châu dịch bài này từ bản gốc của Telegraph ở đây.
http://www.telegraph.co.uk/earth/earthnews/7797594/Eat-less-meat-to-save-the-planet-UN.html

Cũng trên Telegraph, có bài này:
http://www.telegraph.co.uk/earth/en...law-in-report-on-meat-and-climate-change.html
UN admits flaw in report on meat and climate change
UN admits flaw in report on meat and climate change
The UN has admitted a report linking livestock to global warming exaggerated the impact of eating meat on climate change.

By Alastair Jamieson
Published: 7:16AM GMT 24 Mar 2010

Dr Frank Mitloehner said the UN comparison between meat farming and transport emissions was 'lopsided'
A 2006 study, Livestock’s Long Shadow, claimed meat production was responsible for 18 per cent of greenhouse gas emissions – more than transport.Its conclusions were heralded by campaigners urging consumers to eat less meat to save the planet. Among those calling for a reduction in global meat consumption is Sir Paul McCartney.
However, one of the authors of the report has admitted an American scientist has identified a flaw in its comparison with the impact of transport emissions. Dr Frank Mitloehner, from the University of California at Davis (UCD), said meat and milk production generates less greenhouse gas than most environmentalists claim and that the emissions figures were calculated differently to the transport figures, resulting in an “apples-and-oranges analogy that truly confused the issue”.
The meat figure had been reached by adding all greenhouse-gas emissions associated with meat production, including fertiliser production, land clearance, methane emissions and vehicle use on farms, whereas the transport figure had only included the burning of fossil fuels.
Pierre Gerber, a policy officer with the UN’s Food and Agriculture Organization, told the BBC he accepted Dr Mitloehner's criticism.
"I must say honestly that he has a point – we factored in everything for meat emissions, and we didn't do the same thing with transport," he said.
"But on the rest of the report, I don't think it was really challenged."
He said a more comprehensive analysis of emissions from food production was being produced and should be available by the end of the year.
Dr Mitloehner told a meeting of the American Chemical Society in San Francisco that producing less meat and milk would only result in “more hunger in poor countries” and that efforts should be focused on “smarter farming, not less farming”.
Earlier this year, the UN's Intergovernmental Panel on Climate Change apologised after wrongly claiming the Himalayan glaciers could vanish within 25 years.

Chính ra mấy bạn ở UN nợ một lời xin lỗi với những người ăn chay. Thôi mình đi ăn thịt :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Không sao, ít nhất có 2 điều này vẫn đúng:

1. Toàn bộ quá trình sản xuất ra thịt diễn ra hàng ngày tạo ra khí nhà kính nhiều hơn lượng khí nhà kính mà các phương tiện giao thông thải ra hàng ngày. Trong khi đó ng ta đang phải tốn rất nhiều tiền và thời gian chỉ để nghiên cứu ra 1 công nghệ chỉ để giảm đi lượng khí nhà kính mà các phương tiện giao thông thải ra hàng ngày. Kết quả thì vẫn chưa ra đâu vào đâu.

2. Ăn nhiều rau quả và ít thịt đi vừa có lợi cho sức khỏe cho bản thân vừa có lợi cho môi trường, mà có lợi cho môi trường cũng là có lợi cho bản thân luôn.
 
Không sao, ít nhất có 2 điều này vẫn đúng:

1. Toàn bộ quá trình sản xuất ra thịt diễn ra hàng ngày tạo ra khí nhà kính nhiều hơn lượng khí nhà kính mà các phương tiện giao thông thải ra hàng ngày.
1.Chẳng hiểu đọc cái bài tiếng Anh kia có hiểu nó nói gì không, thôi thì dịch ra vậy.
- Năm 2006, báo cáo của liên hợp quốc (UN) cho rằng toàn bộ quá trình sản xuất thịt thải ra 18% khí nhà kính toàn cầu nhiều hơn lượng khí nhà kính mà các phương tiện giao thông thải ra hàng ngày.
- Tuy nhiên, Giáo sư Frank Mitloehner, từ trường đại học California at Davis (UCD), cho rằng quá trình sản xuất thịt thải ra ít hơn nhiều so với những gì UN báo cáo đồng thời cho rằng bản báo cáo của UN so sánh không đồng nhất và thể hiện lỗi tính toán khi định lượng khí nhà kính của các phương tiện giao thông.
- Cụ thể hơn, lượng khí nhà kính khi sản xuất thịt được cộng gộp từ tất cả các công đoạn làm mới đất, sản xuất phân bón, phương tiện vận chuyển lương thực trong khi lượng khí nhà kính của các phương tiện chỉ bao gồm lượng đốt các nhiên liệu hóa thạch chứ không bao gồm lượng khí thải ra khi sản xuất các phương tiện.
- Đại diện của UN, ông Pierre Gerber, thừa nhận rằng quá trình so sánh đã không đồng nhất giữa 2 quá trình sản xuất thịt và các phương tiện giao thông.
- Giáo sư Mitloehner cũng cho rằng sàn xuất ít thịt chỉ dẫn đến “more hunger in poor countries” và chúng ta nên tập trung vào “smarter farming, not less farming”.

Giải thích rõ ràng đến thế này rồi mà vẫn còn cố cãi, bó cả tay ^:)^
Trong khi đó ng ta đang phải tốn rất nhiều tiền và thời gian chỉ để nghiên cứu ra 1 công nghệ chỉ để giảm đi lượng khí nhà kính mà các phương tiện giao thông thải ra hàng ngày. Kết quả thì vẫn chưa ra đâu vào đâu.

Ừ, nhận luôn là kết quả thì vẫn chưa ra đâu vào đâu, thế các bạn ăn chay đã có kết quả ra đâu vào đâu để giảm lượng khí nhà kính chưa ;;). Nhớ là show mình cái kết quả nhé, đừng show cái lí luận hô hào "nếu toàn bộ chúng ta ăn chay, chúng ta sẽ cứu thế giới", "nếu... nếu... nếu..." chỉ thể hiện nói được mà không làm được, nhạt lắm :eek:
2. Ăn nhiều rau quả và ít thịt đi vừa có lợi cho sức khỏe cho bản thân vừa có lợi cho môi trường, mà có lợi cho môi trường cũng là có lợi cho bản thân luôn.

2.Một điều đơn giản ai cũng biết là dinh dưỡng cho 1 cơ thể khỏe mạnh là ăn nhiều rau hơn nhiều thịt, thể hiện ở tháp dinh dưỡng.
Skewed_pyramid-746384.gif


=>Ăn ít thịt hơn rau có lợi cho sức khỏe bản thân thì đúng quá rồi. Tuy nhiên ăn ít thịt không đồng nghĩa với việc ăn chay, có lơi cho sức khỏe không đồng nghĩa có lợi cho môi trường. Vấn đề là ăn chay thì có lợi cho môi trường hay không, chả thấy chứng minh gì cả, toàn chém gió theo kiểu " có lợi cho môi trường cũng là có lợi cho bản thân luôn." Halleluja\:d/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ái chà, chú em Tâm Phương này quả có vấn đề về thần kinh, học nhiều mà vẫn ngu. Nếu học, làm research với project bận thế thì lên đây tán dóc làm gì. Chú cứ trích ông này ông kia paper này nọ cũng xxx ai đọc đâu mà. Mà có khi chú em cũng chưa đọc nốt ấy chứ.
 
Ái chà, chú em Tâm Phương này quả có vấn đề về thần kinh, học nhiều mà vẫn ngu. Nếu học, làm research với project bận thế thì lên đây tán dóc làm gì. Chú cứ trích ông này ông kia paper này nọ cũng xxx ai đọc đâu mà. Mà có khi chú em cũng chưa đọc nốt ấy chứ.

Chính xác, đáng ra không nên lên đây tán dóc làm gì, đáng ra những cái paper này thì cũng chẳng nên post lên đây làm gì, vì:
- trên forum tồn tại những cái thằng "không có vấn đề về thần kinh" như anh: đé0 thích đọc (nguyên nhân chính) hoặc đọc thì đé0 hiểu. (nguyên nhân phụ)
- trên forum tồn tại những người không hiểu được công việc của mình dù mình có cố gắng giải thích (như anh ĐV và anh Trung).
=> Điều này là hoàn toàn bình thường, làm việc ở đâu cũng thế thôi, luôn luôn có những mâu thuẫn không thể tránh khỏi giữa người với người, có những người không thể hiểu được và cũng không muốn hiểu mình và ngược lại. Việc của mình cũng chỉ cần ignore họ, it's an easy pie.
- Đáng ra nên dành dụm công sức để cite những cái papers đấy vào research của mình hơn là vứt links lên trên này một cách cẩu thả như thế. Vừa ít người đọc mà cũng khiến phong cách trình bày của mình bị ảnh hưởng ít nhiều.

Lí do em post ở đây:
- Ít người đọc không đồng nghĩa với việc không có người đọc. Giả sử trong 7331 views topic thì có 7330 thằng như anh, đé0 hứng thú vào paper em post, dạng này thì em ignore dễ dàng. Tuy nhiên chỉ cần 1 thằng đọc hiểu, và có hứng thú, there's possibility that he or she will directly PM me and ask for more information, which I still have a lot to discuss. <-- Đây là thành phần hiếm hoi mà em cần. Tỉ lệ 1/7330 người có vẻ như nhỏ nhưng chỉ cần đến thế là tốt lắm rồi, em không cần yêu cầu hơn.
Vậy thì tại sao em post ở HAO? Sao không phải là diễn đàn khác?
- Những cái post trên này vẫn chỉ là những gì thuộc big picture, technical discussion thì phải đi bàn luận với người khác và ở nới khác, kiểu kiểu như muốn trao đổi về Matlab thì vào Mathworks, kiểu kiểu thế.Đương nhiên em cũng đã post vấn đề của em ở hoahocvietnam (đã sập), PhDVn, đến giờ vẫn chờ người có chung common interest contact. Tuy nhiên HAO khác forum khác là có chế độ minh bạch profile, không ẩn dưới nick. Giả sử khi nhận được PM thì dễ dàng nắm bắt được educational background của người đấy, chỉ cần đọc lướt qua vài bài post là hiểu được the credibility of his/her words, and maybe how passionate he/she is. <-- Đây là những characteristics cần quan tâm của 1 đồng nghiệp tốt. Em đánh giá love with the product > passion > Education background > Working experience.
Vậy tại sao lại tìm kiềm ở diễn đàn VN? Sao không phải tìm đồng nghiệp Tây, vừa có trình độ lại vừa dễ trao đổi hơn?
- Em thích về VN làm việc, và làm việc với người VN có cái thú vị riêng mà không tìm thấy được ở bọn Tây.

Cuối cùng là về cái nghi ngờ của anh về việc em cũng chưa đọc paper do chính tay em post. Anh thích đọc rồi chỉ ra lỗi sai trong lập luận bằng paper của em thì em tiếp chuyện với anh. Còn đã không đọc thì nói thật là em cũng chả muốn giải thích với anh làm gì, giải thích xong để nghe vài dòng compliments nhạt toẹt, lại đé0 phải của advisor hoặc collègue, của 1 người chả hứng thú và đếch có background thì không những lời khen có giá trị zero, em còn cảm thấy nhục nhục kiểu gì ý, cảm tưởng như công sức của mình bị thằng khác chế diễu, tức bỏ mẹ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có lẽ Phương hơi nhầm một chút khi kết luận là bọn anh không hiểu công việc của em. Nói đúng hơn thì em mới là người không hiểu công việc của anh.
Trong khi anh năm lần bảy lượt nhấn mạnh là tất cả anh em mình cần kết hợp với nhau (vì anh có ý thức rõ ràng về tầm quan trọng của những nghiên cứu mà em đang theo đuổi) chứ không nên bài trừ phương pháp của ai, thì em chỉ lăm lăm quả quyết là cách của mình mới là trên hết, còn các biện pháp xã hội của bọn anh là đồ bỏ. Điều này để những người khác đọc họ cũng tự thấy được.

Dù sao, anh vào lại đây không phải để phản đối em, nên dưới đây anh sẽ nói những điều cần nói thôi.

*
* *​

Trong thời gian dài vừa qua, những người có xu hướng hành động vì môi trường đều biết đến một số tác nhân chính gây ra nhiều khí nhà kính đến mức làm cho khí hậu thay đổi theo chiều hướng tiêu cực đối với sinh loại nói chung. Trong số các tác nhân đó có:
- Khí thải từ các phương tiện giao thông.
- Khí thải và sự lãng phí nước sạch do chăn nuôi, chế biến, sản xuất và tiêu thụ thịt cá.
- Khí thải, chất thải độc hại từ các ngành công nghiệp khác.

Thế thì nếu chúng ta muốn góp phần làm giảm tác động của các nhân tố đó đến môi trường, làm giảm hiệu ứng nhà kính, thì cần phải thay đổi thói quen sản xuất và sử dụng trong tất cả các nhân tố được đề cập, chứ không nên chỉ tập trung vào cái này mà coi thường cái khác. Điều này chắc mọi người đều đồng ý?

Có thể các kết quả nghiên cứu hiện nay vẫn chưa thật chính xác, chưa có kết luận đúng đắn về những con số khi so sánh tầm ảnh hưởng của khí thải từ phương tiện giao thông hay do ngành công nghiệp thịt cá đến môi trường, nhưng chúng ta đều có thể tạm coi là những con số đó có tính chất "kẻ tám lạng, người nửa cân", để chú trọng vào vấn đề đáng quan tâm hơn là: cả 2 nhân tố đó đều có tầm ảnh hưởng lớn đến môi trường.

- Về nhân tố phương tiện giao thông: các nhà sản xuất vẫn tiếp tục nghiên cứu và chế tạo những phương tiện thân thiện với môi trường hơn, để giảm bớt lượng CO[sub]2[/sub] thải ra trên từng km; các nước tiến bộ kêu gọi người dân sử dụng phương tiện công cộng và đi xe đạp thay vì dùng ôtô và xe máy riêng, v.v...

- Về nhân tố tiêu thụ thịt cá: các nhà khoa học đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi toàn thế giới đi từ việc giảm tiêu thụ cho đến loại trừ thịt cá ra khỏi khẩu phần. Tất nhiên điều này không đơn giản, vì nhiều lí do.

- Về các nhân tố khác: có thể kể đến việc khai thác quá đáng tài nguyên thiên nhiên, mà biện pháp khắc phục là kêu gọi toàn thế giới có ý thức tiết kiệm.

* Nếu chúng ta đồng ý rằng phương tiện giao thông làm ô nhiễm môi trường thì cũng không thể bác bỏ ý kiến rằng việc sản xuất và tiêu thụ thịt cá cũng làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vấn đề là sau đó chúng ta sẽ hành động như thế nào dựa vào sự hiểu biết của mình. Cần biết rằng phương án giảm tiêu thụ thịt cá hay "ăn chay" là một cách giúp tiết kiệm tài nguyên rất hiệu quả.

Ở đây có lẽ chúng ta nên tách riêng vấn đề ăn chay vì môi trường, ăn chay vì động vậtăn chay vì sức khỏe ra, để chỉ đề cập đến vấn đề ăn chay vì môi trường trong chủ đề này thôi. Hai vấn đề còn lại có thể được bàn luận trong chủ đề khác, chúng ta có thể mở thêm chủ đề mới để nói chuyện cho tiện.

Riêng về vấn đề ăn chay vì môi trường: nếu chúng ta chưa thể chuyển ngay từ chế độ ăn thịt sang chế độ ăn chay hoàn toàn, thì có thể đi qua bước trung gian là ăn chay 1 ngày hay 2 ngày trong tuần đã, nếu thấy ổn thì tiếp tục tích cực hơn.
 
Bây giờ đính chính lại thế này nhé, không cần phải ăn chay mà ăn ít thịt đi là góp phần giảm hâm nóng toàn cầu và bảo vệ môi trường. Anh biết là so sánh khập khiễng nhưng kết luận nó như thế này và nó vẫn cứ đúng :

Producing 1kg beef is responsible for the equivalent of the amount of CO2 emitted by the average European car every 250 km, and burns enough energy to light a 100-watt bulb for 20 days.

Nói chung là e Phương không chịu hiểu thì cũng bó tay, e cứ việc làm theo cách hiểu của e.
 
Hoi 18h thu 5 ngay 30 thang 09 nam 2010, chieu lai cuoc hoi thao tai Copenhagen dien ra thang 12 nam 2009, chu de "Bien doi khi hau". Phim keo dai 1h20 phut, vao cua mien phi, chieu tai Auditorium de l'Espace- Trung Tam Van Hoa Phap, 24 Trang Tien, Hanoi. Kinh moi ba con den xem.
 
Back
Bên trên