Cánh đồng bất tận! Nguyễn Ngọc Tư

:)) ;) Vậy mà sao trong "Cứ Ấy Đi Club" cũng có một topic về truyện CĐBT nhỉ... Chị thấy trong đó các "cụ" nhiều năng lượng lắm cơ, vui vẻ là chính chứ sợ gì ai đánh giá!














---​
 
:) anh Linh : ''Cánh đồng bất tận'' thu hút được sự chú ý của nhiều độc giả khi nó xuất hiện, nhưng em muốn nói đến một cái nhìn, một cách đánh thức độc giả chúng ta nhiều hơn. Chính vì sự kỉ luật ấy mà tác phẩm không chỉ còn nằm trong lòng những người đọc riêng mà nó làm làn sóng sống dậy cái phần đời trong con người chúng ta. Điều đấy không có nghĩa nếu không có án kỉ luật thì tác phẩm không được đông đảo công chúng biết đến. Sự quan tâm của độc giả không chỉ dừng lại ở sự tồn tại đơn thuần mà họ đấu tranh bảo vệ, nói nhiều hơn về cái nhìn của cá nhân mình. Tác phẩm vẫn thu hút được sự chú ý của độc giả, nhưng làn sóng dấy lên mãnh mẽ hơn, đánh thức cái tôi trong con người ta nhiều hơn. Em nghĩ không thể nào phủ nhận ảnh hưởng của chuyện kỉ luật chị Nguyễn Ngọc Tư với số lượng độc giả, cũng giống như 1 phần cảm tính mà em đã nói đến ở trên, chính vì sự vận động của giới trẻ, của những con người xung quanh chúng ta khiến chúng ta cũng muốn vận động, tham gia vào vòng xoáy đấy - để ít nhất cũng biết được - dưới góc nhìn của mình - câu chuyện sẽ như thế nào và cũng là đón nhận ý kiến của các độc giả khác nữa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Thu Hiền đã viết:
:)) ;) Vậy mà sao trong "Cứ Ấy Đi Club" cũng có một topic về truyện CĐBT nhỉ... Chị thấy trong đó các "cụ" nhiều năng lượng lắm cơ, vui vẻ là chính chứ sợ gì ai đánh giá!


Ấy, "đánh giá" ở đây là về cái khác mà... Cứ phải cho rõ ràng chứ em. :)

L.
 
Nguyễn Vân Trang đã viết:
:) anh Linh : ''Cánh đồng bất tận'' thu hút được sự chú ý của nhiều độc giả khi nó xuất hiện, nhưng em muốn nói đến một cái nhìn, một cách đánh thức độc giả chúng ta nhiều hơn. Chính vì sự kỉ luật ấy mà tác phẩm không chỉ còn nằm trong lòng những người đọc riêng mà nó làm làn sóng sống dậy cái phần đời trong con người chúng ta. Điều đấy không có nghĩa nếu không có án kỉ luật tác phẩm không được đông đảo công chúng biết đến. Sự quan tâm của độc giả không chỉ dừng lại ợ sự tồn tại đơn thuần mà họ đấu tranh bảo vệ, nói nhiều hơn về cái nhìn của cá nhân mình. Tác phẩm vẫn thu hút được sự chú ý của độc giả, nhưng làn sóng dấy lên mãnh mẽ hơn, đánh thức cái tôi trong con người ta nhiều hơn. Em nghĩ không thể nào phủ nhận ảnh hưởng của chuyện kỉ luật chị Nguyễn Ngọc Tư với số lượng độc giả, cũng giống như 1 phần cảm tính mà em đã noi đến ở trên, chính vì sự vận động của giới trẻ, của những con người xung quanh chúng ta khiến chúng ta cũng muốn vận động, tham gia vào vòng xoáy đấy - để ít nhất cũng biết được - dưới góc nhìn của mình - câu chuyện sẽ như thế nào và cũng là đón nhận ý kiến của các độc giả khác nữa.

Em nói đều đúng cả, tuy nhiên anh chỉ muốn nhắc là CĐBT ko cần bị trù dập, cũng đã được đón nhận rất nhiệt tình rồi. (Dĩ nhiên bị cấm thì càng nhiều người tò mò hơn nữa).

Trái với một số tác phẩm khác, nội dung thực tế ko có gì thật đặc sắc, nhưng vì lý do gì đó (ví dụ: chính trị) nên bị cấm, mà thực tế chỉ sau khi bị cấm, mới được biết đến nhiều...

L.
 
Ngày xưa khi chú Nguyễn Thanh Sơn, bạn của cô chủ nhiệm em đến lớp và thầy Hiếu dạy văn trường mình cũng đã đặt câu hỏi : khi đọc một tác phẩm văn học em quan tâm đến điều gì đầu tiên. Một trong những đứa bạn em đã nói là '' tên tuổi tác giả'' - nếu đấy không là một tác giả nổi tiếng nó sẽ không đọc, phí thời gian - chắc cũng có nhiều người không đồng ý với ý kiến này - khi trẻ con còn bé bố mẹ thường dạy chuyện chọn lọc thông tin để đọc - nhưng điều đấy có lẽ khó có thể bao hàm được trong cái thế giới văn chương vốn rộng lớn và nhiều tranh luận, nhiều cái tôi cá nhân này. Nhưng cũng có những ý kiến chúng ta nên xem xét, đọc những tác phẩm lớn của những tên tuổi lớn để nâng cao trau dồi cái vốn kiến thức văn chương hạn hẹp của mình, để bắt gặp cái nhìn lớn của thời đại, để cái cảm nhận văn chương chưa kịp ló mầm đã bị nhưng tác phẩm thời đại thị trường làm tha hóa. Nhưng ai đã định ra nấc thang cho những tác phẩm văn học, để khi nó đi đôi chân trần đến với bạn đọc và đặt bước chân lên bậc thang đấy bỗng cũng thấy những đôi bàn chân khác cũng đang chen lấn xô đẩy nhau. Cái chỗ đứng trên nấc thang kia liệu có vô tình cản trở sự nảy mầm của những đôi bàn chân đang đi trên mảnh đất của văn chương không? Sự cạnh tranh có mặt xấu mặt tốt của nó, nhưng sự tồn tại về giá trị của một tác phẩm thì nấc thang kia chưa chắc đã có thể bao hàm trọn vẹn.

Người thi ca đi đôi chân trần của mình đến với cuộc sống này. Vậy người đọc chúng ta có đang cảm nhận tác phẩm bằng một trái tim thuần không?
Nếu đấy thực sự là sự đồng cảm chia sẻ trong tâm hồn, cuộc sống thì có thiết chăng cho sự tồn tại của những kiến thức bác học rât hoành tráng để làm cho bài viết của mình thêm hoa mĩ và có học hơn? Trước khi biết đến những kíên thức bác học ấy hãy thử cảm nhận một cách đời thường nhất bằng những hành trang mình đang mang theo bên mình. Một cái nhìn trung thực trực diện từ chính cá nhân mình đôi lúc dường như vẫn còn thiếu. Nhưng sống cũng chính là quá trình cho và nhận, là sự bồi đắp cho cái thế giới văn chương, cho cuộc sống này đẹp thêm - đáng để hi vọng lăm chứ cho một ngày mai - có khen có chê - có cho đi và nhận lại - có một đôi chân trần và một trái tim thuần nguyên cùng đi.
 
Mỗi cá nhân thường có những triết lí sống cho riêng mình - chỉ có điều khó có thể gọi đấy là copy và paste nếu mỗi người trong chúng ta đều có lí giải cho ngọn đuốc sống đấy của riêng mình. Nếu những triết lí đấy chỉ hoa mĩ, chỉ mang tính xuông thì hãy tự đặt câu hỏi cho những người đã coi nó là một phần trong đời sống của riêng mình - họ sống và họ sẽ bảo vệ cái triết lí ấy theo cái cách của riêng mình, dù là điểm nhìn vòng xoáy của xã hội - nhưng trước hết là chính bản thân họ.

Có thể lắm chứ và hình như điều này hiển nhiên tồn tại - cùng là một luận điểm nhưng ở những góc nhìn khác nhau chúng ta có những ý kiến trái ngược nhau. Em vẫn nhớ đến một lão Hạc cùng hình ảnh con chó Vàng - tình thương yêu mà người cha dành cho người con, giữa người và vật, giữa cái tình yêu hữu hình và vô hình - nó sống như một giá trị nhân đạo và nhân văn mà ngay từ những năm cấp 2 chúng ta đã được học. Em nhớ đến chị em Sơn trong '' Gió lạnh đầu mùa'' cái tình cảm sẻ chia giữa người với người - cái giá lạnh của mùa đông làm sao có thể khiến con người ta tê buốt bằng cái giá lạnh cùa lòng người. Những tác phẩm văn học từ những năm cấp 2 - và nếu chúng ta bỏ nó ra ngoài cái khuôn khổ của học đường nó vẫn là chân lý sống trong mỗi con người chúng ta. Đưa vào học đường những tác phẩm mang tính nhân văn và nhân đạo - mang những tác phẩm ấy ra làm chuẩn mực cho cuộc sống, cho đạo làm người - để học trò biết yêu thương nhiều hơn - biết sống bằng lòng nhân ai vị tha - mà như trong những câu triết lí của Phật - con người ta sống ở đời khó nhất là học ''cái đạo làm người'' - bài học đầu tiên và bài học cuối cùng của một đời người. Nó bắt nguồn từ khi sự sống được sinh ra, đơm hoa kết trái và nảy nở cho đến mai sau. Hoặc giả như Cacmac từng nói ''Lúc con sinh ra mọi người cười con khóc , con hãy sống sao cho để đến lúc con chết đi mọi người khóc còn con mỉm cười mãn nguyện'' - sống và tồn tại với những ý nghĩa và giá trị đích thực mà bản thân ai trong chúng ta vẫn đang học để lớn lên và trưởng thành dần dần.

Nhắc đến giá trị nhân văn, nhân đạo của một tác phẩm văn học dù có những khuôn khổ riêng nhưng cái mầm nhân ái yêu thường có bao giờ là cạn kiệt, nó có trăm ngàn lối đi của riêng mình, và nó vẫn đang ngày đem gieo rắc trên mảnh đất của nhân loại. '' Cánh đồng bất tận'' cũng mang trong mình hạt mầm của yêu thương đấy thôi và nó đang được nuôi dưỡng từng ngày, nhưng hạt mầm đấy vươn lên từ những khổ đau, bóng tối những khoảng lấp mà không phải ai trong chúng ta cũng nhìn thấy được. Hay nói một cách khác về mạch nguồn của tác phẩm nó cũng đi ra từ xã hội, nhưng không chỉ từ những mảnh đời chua xót lam lũ như của '' Lão Hạc'' hay chân chất đời thường như ngọn gió Thạch Lam trong '' Gió lạnh đầu mùa'' , mà nó nói nhiều hơn về cái chất ''đời'' về ''cái phần con song song tồn tại trong phần người'' - đi từ những điểm xuất phát khác nhau nhưng nó vẫn hướng đến một ngọn nguồn nhân ái đấy thôi. Hay như họa sĩ Võ Đình từng bàn về cái sự ''nghiệp'' trong nghệ thuật : ''Chuyên nghiệp và nghiệp dư, thật ra, là những hình thái có tính cách xã hội hơn là nghệ thuật. Chị A vẽ thì vẽ nhưng cứ kiễng chân nhìn vói qua sự an toàn nghề nghiệp và kinh tế của anh B, họa sĩ chuyên nghiệp. Trong khi ấy, anh B lại cứ trằn trọc tiếc nuối cái tự do mà anh đã có, mà chị A, họa sĩ nghiệp dư, đang có.''. Đúng ''Làm nghệ thuật chuyên nghiệp hay nghiệp dư không phải là điều cốt tủy của cá nhân người nghệ sĩ. Phẩm chất của sự sáng tạo mới là mục tiêu tối hậu'' - '' Nói đến nghệ thuật là nói đến phẩm chất. Chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp, nói đến phẩm chất là đã xem người nghệ sĩ như kẻ có bổn phận đầu tiên, và trách nhiệm cuối cùng. Bổn phận đối với bản thân, và trách nhiệm đối với tha nhân'' .

Chúng ta những độc giả hãy thử một lần tự đặt mình vào dấu chân của ngưởi nghệ sĩ, dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp - hãy có bổn phận với tác phẩm như một trách nhiệm đấu tiên - là sự trung thực, thẳng thắn, là cái nhìn cống tâm - đó là phẩm chất của người nghế sĩ - phẩm chất của sự sáng tạo đang nảy mầm sống dậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái truyện CDBT này tớ đọc thấy xây dựng và miêu tả tâm lý nhân vật rất gượng gạo, cốt truyện không có tính thuyết phục, tâm lý thì buồn thê lương thảm thiết , than vãn kêu ca, tôi đáng thương thế này, tôi chết đây, thương tôi đi, con người thiếu tính đấu tranh tự bảo vệ , thiếu động lực phát triển, nếu có bàn tính hiện thực thì chắc chắn không có, nếu chỉ để câu khách vì nội dung thê lương thì cũng chưa đạt trình độ sướt mướt, chỉ là sản phẩm của một trí tưởng tưởng kỳ quái, một tâm lý tự ti yếm thế, một cái nhìn không tích cực về cuộc sống, thiếu tính nhân văn. Tóm lại tớ chấm điểm thì tớ cho F.
 
ở chỗ tớ (NGO) IT down truyện này về generate cho toàn bộ nhân viên đọc và để trực tiếp trên mạng văn phòng. -> Chả ai comment la tục hay câu khách, mọi người kêu nó cũng khá được việc_> Vấn đề bình đẳng giới :)
Góc nhìn này cũng thú vị đấy chứ nhỉ :)
Đúng là văn học, mỗi người một cách nhìn. Chả trách riêng môn văn lại phải đẻ thêm cái môn Phê bình văn học, chứ Toán học hay Lý Hóa thì đâuc có cần nhỉ
 
Dưới đây là bài phỏng vấn Phạm Thanh Khương

Phạm Thanh Khương sẵn sàng đối thoại với Ngọc Tư
Theo vnexpress.net Anh Vân - Lưu Hà thực hiện


Khi dư âm của vụ kiểm điểm nữ nhà văn Cà Mau vẫn còn âm ỉ thì mới đây, dư luận lại lên tiếng về việc "Cánh đồng bất tận" và truyện ngắn "Dòng sông tật nguyền" (tác phẩm dự thi in trên báo Văn Nghệ Quân Đội) của Phạm Thanh Khương quá giống nhau. VnExpress trò chuyện với các tác giả về việc này.

Phạm Thanh Khương: "Giống hàng xóm nhưng vẫn là con mình"

- Ông nhận xét thế nào về truyện "Cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư?

- Bây giờ trong tay tôi vẫn chưa có gì. Tôi cũng chưa đọc cả những bài đã đăng trên báo chí mấy hôm nay.

- Nói như thế nghĩa là đến nay ông vẫn chưa đọc “Cánh đồng bất tận”?

- Chưa. Có hôm ai đó đưa cho tôi xem. Tôi có xem qua rất nhanh rồi thì cậu phóng viên lại lấy đi ngay.

- Tại sao ông lại có thái độ thờ ơ với những dư luận liên quan đến tác phẩm của mình như vậy?

- Bởi vì tôi đã ở cái tuổi "ngũ thập nhi tri thiên mệnh". Tôi không quan tâm nhiều đến những chuyện ầm ĩ xung quanh. Hơn nữa tôi còn có nhiều việc để làm: công việc, chăm sóc vợ con, đấy là chưa kể thời điểm này đang diễn ra World Cup. Tôi chưa bỏ trận nào.

- Khi so sánh giữa "Cánh đồng bất tận" và "Dòng sông tật nguyền", người ta phát hiện ra những điểm tương đồng về mặt ý tưởng, nhân vật (truyện của ông có 4 nhân vật thì cả 4 đều có sự tương đồng với nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư), các chi tiết then chốt… Với sự giống nhau diễn ra trên một cấp độ và phạm vi như thế thì ông nghĩ sao?

- Thế thì tôi phải kể một câu chuyện rất vui và rất thật như sau: Khi vợ tôi sinh con, người ta cứ bảo rất giống ông hàng xóm. Như thế cũng tốt thôi, nhưng nó vẫn là con của tôi.

- Nhưng ở đây, chúng ta đang nói đến sự giống nhau kỳ lạ giữa hai tác phẩm văn học. Ông nghĩ sao khi tác phẩm của ông ra đời bị dư luận cho là giống với một tác phẩm khác?

- Về dư luận thì thế này… Tôi cho rằng chúng ta đang sống trong một môi trường xã hội dân chủ, trong một nền báo chí dân chủ, nói thế nào, hiểu thế nào là quyền của bạn đọc.

- Ông có nói, truyện của ông được xây dựng từ chính tuổi thơ của mình. Ông có thể nói rõ thêm về những ngày tháng tuổi thơ này?

Về tác giả Phạm Thanh Khương:

Sinh ngày 15/4/1959

Tốt nghiệp: Học viện Biên phòng, Học viện Chính trị - Quân sự

Hiện là Phó tổng biên tập báo Biên Phòng.

Các tác phẩm đã xuất bản:

Nước mắt thời con gái - tập truyện ngắn 2003.
Tiếng gọi đời sau - tập truyện ngắn 2005.

- Tôi sinh ra ở Thái Bình. Dòng sông được đề cập đến trong tác phẩm là sông Sứ. Gia đình tôi là gia đình thuyền chài nhiều đời. Đến đời tôi mới lên được bờ và lưu lạc qua rất nhiều nơi. Tôi chính là chú bé con ông thuyền chài.

- Lấy nguyên mẫu là chính mình, vậy tại sao khi đưa vào tác phẩm, ông lại xây dựng nhân vật “tôi” là con gái ông thuyền chài?

- Tôi nghĩ rằng nếu để nhân vật là nữ giới, sức chịu đựng sẽ lớn hơn.

- Những ai được đọc tác phẩm này của ông đầu tiên?

- Người đầu tiên là anh Vũ Mạnh Thường - tổng biên tập cũ của báo Biên Phòng. Tôi kể toàn bộ câu chuyện cho anh ấy nghe. Anh Thường góp ý, văn chương cần phải nhân văn, chính vì vậy, tôi đã viết thêm đoạn cuối.

- Ông nghĩ sao nếu Nguyễn Ngọc Tư muốn được đối thoại với ông?

- Tôi rất mong muốn được trao đổi trực tiếp và thẳng thắn với không chỉ Nguyễn Ngọc Tư mà tất cả những bạn đọc nào quan tâm. Nhà tôi ở số 19, ngách 11/2 Đường Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội, số điện thoại 04.8777098.

Còn Nguyễn Ngọc tư nói gì:

Nguyễn Ngọc Tư: "Tôi luôn tin tưởng vào bản thân mình"

- Chị có thể nhắc lại mốc thời gian chị hoàn thành tác phẩm "Cánh đồng bất tận"?

- Tôi đã nói về điều này rất nhiều trên các báo trước đây rồi nên xin được phép không nhắc lại nữa.

- Trong quá trình sáng tác "Cánh đồng bất tận", chị có đọc văn bản nào na ná như những gì mình có ý định viết?

- Hoàn toàn không. Tôi viết "Cánh đồng" trong tâm trạng trăn trở và lấy tư liệu từ cuộc sống là chính. Thời gian đó tôi cũng chẳng đi đâu xa khỏi quê hương mình.

- Khi tác phẩm hoàn thành, ai là người chị cho xem đầu tiên?

- Nhà báo Huỳnh Kim, một người bạn của tôi hiện ở thành phố Cần Thơ.

- Trước nhiều sự việc xảy ra quanh tác phẩm của mình, chị cảm thấy thế nào?

- Tôi hoàn toàn tin tưởng vào bản thân tôi và tôi vẫn đang viết.

- Hiện giờ tâm trạng chị ra sao?

- Hiện tại, tôi rất mệt mỏi. Tôi vẫn đang viết và viết báo là nhiều. Mới đây trên một tờ báo có phỏng vấn lấy ý kiến tôi về việc này nhưng lại diễn đạt không đúng như ý tôi muốn nói. Tôi không muốn có gì ầm ĩ, xôn xao, cũng không có gì đến nỗi phải lên báo làm căng thẳng. Đây là chuyện giữa tôi và tác giả Phạm Thanh Khương. Đến lúc nào đó, tôi và tác giả Phạm Thanh Khương sẽ phải đối thoại với nhau.


Người ngoài cuộc nói gì:

VnExpress đã liên lạc với ông Huỳnh Kim, hiện là nhà báo ở thành phố Cần Thơ, và được ông cho biết:

Vào khoảng tháng 4/2005, tôi nhận được e-mail từ Cà Mau của Nguyễn Ngọc Tư truyện Cánh đồng bất tận. Lúc đó Tư chỉ mới viết dang dở phân nửa câu chuyện mới chừng chục trang. Ngọc Tư cũng thường mail cho bạn bè những truyện đang viết dở để lấy ý kiến như thế. Tôi đọc xong thấy quá thích nên chuyền cho nhiều người bạn khác nữa cùng đọc và ai cũng khen hay. Tôi viết mail thúc Tư viết nốt phần còn lại. Đến tháng 7/2005, Ngọc Tư hoàn thành tác phẩm này và có mail cho tôi. Lúc đó truyện được phân làm 7 đoạn, nhưng tôi có góp ý Tư tách đoạn 7 ra thêm 1 đoạn nữa để cho mạch truyện được rõ hơn. Vì thế, hiện tại truyện này được phân làm 8 đoạn.

Vào tháng 8/2005, thày Trần Hữu Dũng, người từng lập thư viện online về các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, từ Mỹ về dự hội nghị ở Đà Nẵng đã lặn lội về Cà Mau thăm Ngọc Tư. Sau đó, tôi có gặp anh Hữu Dũng ở Cần Thơ. Hai anh em bàn về tác phẩm mới của Nguyễn Ngọc Tư với rất nhiều tình cảm mến phục.

Tôi nhớ hình như có đọc trên báo Tư trả lời phỏng vấn là viết truyện này trong khoảng 6 tháng. Vậy làm một phép tính nhẩm có thể suy đoán Tư bắt tay vào viết Cánh đồng bất tận từ khoảng tháng giêng năm 2005.


Câu chuyện còn dài, chí lớn gặp nhau - sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lại là đạo văn ? Hạ hồi phân giải.

Chào Thân ái!
 
Trần Thị Thùy Dương đã viết:
Cái truyện CDBT này tớ đọc thấy xây dựng và miêu tả tâm lý nhân vật rất gượng gạo, cốt truyện không có tính thuyết phục, tâm lý thì buồn thê lương thảm thiết , than vãn kêu ca, tôi đáng thương thế này, tôi chết đây, thương tôi đi, con người thiếu tính đấu tranh tự bảo vệ , thiếu động lực phát triển, nếu có bàn tính hiện thực thì chắc chắn không có, nếu chỉ để câu khách vì nội dung thê lương thì cũng chưa đạt trình độ sướt mướt, chỉ là sản phẩm của một trí tưởng tưởng kỳ quái, một tâm lý tự ti yếm thế, một cái nhìn không tích cực về cuộc sống, thiếu tính nhân văn. Tóm lại tớ chấm điểm thì tớ cho F.

-Chời ơi chời, Dương nói cái chi mà khủng khiếp vậy Dương?:eek:
-Chỗ nào "than vãn kêu ca"? Chỗ nào "tôi đáng thương thế này, tôi chết đây, thương tôi đi"?:-/
-Còn "động lực phát triển" thì xuyên suốt tác phẩm, Dương chắc phải phát hiện nhanh hơn tớ chứ!b-)
-Với "tính hiện thực" như Dương bàn thì, chẳng lẽ Dương mũ ni che tai, ko thấy các "cốp" Cà Mau kỷ luật tác giả, chỉ vì tính hiện thực đó ư?
-"Thật là 1 bạn Dương!" (em mượn câu của Chi bộ Tam Đảo tý)

----------

Vân Trang viết văn khiếp quá! Bái phục, bái phục!
 
Phạm Thu Hà đã viết:
-Chời ơi chời, Dương nói cái chi mà khủng khiếp vậy Dương?:eek:
-Chỗ nào "than vãn kêu ca"? Chỗ nào "tôi đáng thương thế này, tôi chết đây, thương tôi đi"?:-/
-Còn "động lực phát triển" thì xuyên suốt tác phẩm, Dương chắc phải phát hiện nhanh hơn tớ chứ!b-)
-Với "tính hiện thực" như Dương bàn thì, chẳng lẽ Dương mũ ni che tai, ko thấy các "cốp" Cà Mau kỷ luật tác giả, chỉ vì tính hiện thực đó ư?
-"Thật là 1 bạn Dương!" (em mượn câu của Chi bộ Tam Đảo tý)

Tớ cũng rất băn khoăn không hiểu các bác Cà Mau tại sao lại chụp mũ CDBT nói về hiện thực nhỉ. Tớ chịu không thấy tác phẩm này thuyết phục tớ về một hiện thực nào cả. Tớ chỉ thấy cách diễn tả tâm lý nhân vật thật là thiếu hiện thực, diễn biến như chỉ diễn ra trong trí tưởng tượng của tác giả thôi. Những nhân vật đều không rõ hình hài,tính cách, và đọc truyện có cảm tưởng tất cả đều câm.

Còn "tôi đáng thương thế này, tôi chết đây, thương tôi đi" là một giọng xuyến suốt các tác phẩm của NNT chứ chả riêng gì chuyện này. Không một truyện nào nhân vật có tính đấu tranh, tự vươn lên, tự cứu lấy bản thân mình, truyện nào cũng rủ rì một tiếng khóc buồn và một lời tuyệt vọng tôi thật thà đáng yêu nhưng mà tôi khổ thế này đây, có ai thương tôi với, cứu tôi với không. Truyện nào cũng đầy những nạn nhân, nạn nhân của kẻ hiếp dâm, của kẻ lừa đảo, của người chồng độc ác, của bố mẹ chia uyên rẽ thúy. Cái tâm lý " tôi là nạn nhân" này thật là thiếu tính đấu tranh, thiếu đông lực phát triển. Tự nhìn mình như người yếu đuối, tự nhìn mình thiếu khả năng bảo vệ cho bản thân mình, tự nhìn mình là nạn nhân nói chung không nên là một tiếng nói được xã hội cổ vũ. Điều đáng ngạc nhiên hơn cả xã hội vẫn cổ vũ, ít ra là được sự đồng tình của dòng văn "chính thống".

Đấy là chưa kể đến việc truyện hoàn toàn không có tính giải trí.
 
Trần Thị Thùy Dương đã viết:
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả xã hội vẫn cổ vũ, ít ra là được sự đồng tình của dòng văn "chính thống".

Đấy là chưa kể đến việc truyện hoàn toàn không có tính giải trí.

1. Đấy, Dương thấy không, chính Dương cũng phải công nhận là tại sao nó lại được sự đồng tình của dòng văn chính thống! Chỉ có điều là Dương ko hiểu tại sao thôi.
Nhân tiện, Dương cho tớ cái định nghĩa "dòng văn chính thống".
Câu này thì rất thật lòng: Tớ học văn tệ lắm, nhất là các khái niệm, các định nghĩa thì tớ chữ thày trả thày (trả thế thày Việt Anh trường mình ý luôn phải "khóc thét" vì văn của tớ, tớ cũng xấu hổ!)

2. Nhân chuyện mấy cái khái niệm trên, tớ chẳng nhớ là nhất định 1 tác phẩm văn học nhất quyết phải có "tính giải trí" ko nữa (ôi thày Việt Anh ơi, em dập đầu xin lỗi thày). Nhưng nếu nhất định có thì mới thành 1 tác phẩm thì, e hèm, tớ đâu thấy CĐBT ko đáp ứng được điều đó. Ví dụ nhé, chỉ là ví dụ thôi: chuyện "Mò sâm panh" (của cụ nào ko nhớ nữa, mong các cụ đại xá!) có đáp ứng về "tính giải trí" không? Và nhiều tác phẩm 30-45 nữa...
 
Chưa đọc truyện này nhưng mình cũng không thích kiểu truyện than thở
Dù sao thì tác phẩm này cũng rất đáng khen vì nó đã giúp văn học VN được quan tâm hơn mà mình cũng phải thông cảm cho tác giả, có phải ai cũng vượt qua được khó khăn để vươn lên đâu, chính mình nhiều lúc cũng rất nản thấy cuộc đời thật đen tối[-(
 
Đào Huy Kiên đã viết:
Chưa đọc truyện này nhưng mình cũng không thích kiểu truyện than thở
Dù sao thì tác phẩm này cũng rất đáng khen vì nó đã giúp văn học VN được quan tâm hơn [-(

Chời ơi chời, sao chú khen ba la tùm lum vậy?:-/
Mấy cái lá cải, người ta cũng xôn xao tìm đọc vì bị chê quá trời, thì cũng có nghĩa là nó "đã giúp văn học nước nhà được quan tâm hơn" hay seo?|-)
 
Thôi Hà ơi, tớ với cậu đi kiếm chuyện gì khác vui vẻ hơn nói, tớ thấy truyện này không đáng để mất thời gian đến vậy.

Và những triết lý văn chương thôi tớ cũng lười bàn lắm. Ngày xưa đi học rồi thi đại học phải bàn mãi rồi. Tớ học thầy Việt Anh, thầy Túc, cô Duyên, và một số thầy cô khác, gần như là hầu hết các thầy cô dạy Văn trường Ams.

Không phải bài văn bài thơ nào cũng nhất thiết phải có tính giải trí, nhưng giải trí là một chức năng quan trọng của văn học, giải trí quan trọng trong cuộc sống lắm, và đừng nghĩ rằng viết được một bài văn có tính giải trí là dễ nhé. Cái này tớ nói, không phải thấy Việt Anh nói. :)
 
Trần Thị Thùy Dương đã viết:
Thôi Hà ơi, tớ với cậu đi kiếm chuyện gì khác vui vẻ hơn nói, tớ thấy truyện này không đáng để mất thời gian đến vậy.

Không phải bài văn bài thơ nào cũng nhất thiết phải có tính giải trí, nhưng giải trí là một chức năng quan trọng của văn học, giải trí quan trọng trong cuộc sống lắm, và đừng nghĩ rằng viết được một bài văn có tính giải trí là dễ nhé. Cái này tớ nói, không phải thấy Việt Anh nói. :)

Tớ nhất trí với cậu là chẳng nên mất thời gian làm gì!=D>
Nhưng mà ôi trời ơi Dương ơi, tớ đang hăng tiết vịt, cậu cho quả gáo nước đánh "xèo" 1 tiếng....->tắt ngúm! Chán cậu quá đi:* (Đôi khi tớ rất thích tranh luận, chỉ đơn giản là tranh luận thôi, vui hơn là xem "Gặp nhau cuối tuần"):))
 
CỨ ấy đi là CLB gì thế :-/

EM vừa đọc Bóng đè , chả hiểu gì cả, ai cao tay giải thik hộ :))
 
Trần Phương Hoa đã viết:
CỨ ấy đi là CLB gì thế :-/

EM vừa đọc Bóng đè , chả hiểu gì cả, ai cao tay giải thik hộ :))

Chịu!
Cái nàng Đỗ Thị Hoàng Diệu ấy! Chịu.
Không thích!
 
Trần Phương Hoa đã viết:
CỨ ấy đi là CLB gì thế :-/
EM vừa đọc Bóng đè , chả hiểu gì cả, ai cao tay giải thik hộ :))

Ai bảo em đọc "Bóng đè" làm gì? Đọc xong... bị cái bóng ấy nó... đè cho, làm sao kịp hiểu? :))

Nói vậy chứ "Bóng đè" người ta cũng nói chán ra rồi, em cứ google thì lắm bài đến mức tẩu hỏa nhập ma là chắc. Trao đổi trên HAO này ko thể cặn kẽ được đâu (để mà em hiểu...)

L.
 
Back
Bên trên