Cánh đồng bất tận! Nguyễn Ngọc Tư

Ông Vưu Nghị Lực đã tỏ ra coi thường văn chương của Cánh Đồng Bất Tận, chỉ vì tác giả của nó chỉ mới học lớp 11 mà thôi

Ai chà, chị Nguyến Ngọc Tư đó mới học lớp 11 a' :eek:
Sao bảo thuộc hội nhà văn của Cà Mau gì gì đó cơ mà ạ :-/
 
Không gian và thời gian đa chiều - có những thước đo cụ thể được vạch ra nhưng tại sao con người ta vẫn không khỏi thảng thốt khi chợt thấy có một cái gì đó vừa thoáng nhẹ qua mình, cái thoáng rợn đấy nhẹ nhàng, miên man, nhưng cũng tựa như một cái gì đó rờn rợn. Thoáng đến thoáng đi, cái nhịp bước của nó khiến con người ta phải ít nhất một lần tự đặt mình vào cái miền tiềm thức tâm khảm để được sống cùng nó - để được sống với chính mình.

Tầm vóc của một tác phẩm - phải chăng cái giới hạn của ngôn từ quá chật hẹp, nó đang bó buộc sự tung hoành, cái mạch máu của văn chương đang bị kìm nén lại. Vô tình thay, nếu bó hẹp đấy không phải do chính mạch nguồn nó sinh ra mà xuất phát từ chuẩn mực của cuộc sống, của văn chương. Hãy cứ coi văn chương như là một địa hạt được bao gồm trong lòng nghệ thuật. Vẫn biết dễ để nói văn chương, nghệ thuật không có giới hạn nhưng cũng dễ dàng để nhận ra cuộc sống xã hội này vẫn luôn có những sợi dây vô hinh, những chiếc mạng nhện trong suốt bao lây văn chương. Đó có thể là sự đùm bọc nuôi dưỡng nhưng có quá chăng nếu sự đùm bọc đấy không để cho đứa con văn chương được đi trên đôi chân của chính minh - được đi bằng chính đôi chân hình hài này do chính cuộc sống ban tặng ?

Như cái không gian đa chiều mà chúng ta đang sống, tầm vóc nếu được đặt vào trong đấy sẽ là nông hay sâu, là xa hay gần, là cao hay thấp. Khó ai có thể định nghĩa được. Nhìn nhận, đánh giá - soi minh vào tâm gương đa chiều ấy có lẽ con người ta cần tìm được bản thân mình trước hết- định vị - để cho đôi chân dù đang lạc trong không gian 3 chiều nhưng nó biết mình nên đi - phải có điểm khởi đầu - để có cái tiếp nối - điểm kêt thúc ư - hãy để cho bản thân nó tự dẫn dắt - nó đang đi và thế là đủ.

Nhận định về tầm vóc một tác phẩm - một con người có điểm nhìn riêng - điều này thuộc về cả người viết cũng như người đọc.

'' Sẽ bắt đầu từ đâu? Sẽ triển khai như thế nào? Và rồi nó sẽ đi về đâu '' - người viết tự hỏi - câu hỏi đặt ra trước hay cái nhìn đến trước? Mục tiêu là cái tôi cá nhân hay là tầm vóc tác phẩm khi nó đến với công luận?

'' Tác phẩm sẽ nói về gì? Nó sẽ đi theo hướng nào? Cuộc sống này hiện lên như thế nào trong con mắt tác giả - có ngay gần trước mắt hay mang ta đến một thể giới xa hơn, khác hơn cái thực tai này? '' - người đọc tự hỏi chính mính.

Một xã hội bản thân nó đã bao gồm những mâu thuẫn đấu tranh lẫn nhau. Khi văn chương lấy cuộc sống làm hơi thở của mình - nhịp thở đấy hòa lẫn vào nhau...từng phách một lúc mạnh lúc nhẹ nhưng nó đang sống.

Chiều sâu của một tác phẩm - những giá trị mà nó mang đến cho nhân loại nhiều khi chính là từ cái đời thường nhất - biết đánh giá thế nào khi nói rằng xã hội càng lớn thì phạm vi hoạt động của các nhà văn càng mạnh,khai quật càng nhiều và tác phẩm càng được nuôi lớn bổng lên. Ngay khi nằm trong lòng một xã hội thu nhỏ, con người ta vẫn phải đang giằng xé đấu tranh cái được gọi là ''sự sống'' kia đấy thôi. Những tác phẩm lao đi như một mũi tên vào cái đáy sâu vực thẳm của xã hội - vì có thể lắm chứ dười đáy sâu kia có một con mắt - một điểm nhin đang đêm ngày chòng chọc nhìn xuyên thẳng cải bề nổi cũa xã hội. Vô hình chăng - điểm nhìn - có thể lắm chứ chính là điểm khởi đầu cho một tầm vóc đang cựa mình lớn dậy từng ngày ?

Vô hình chăng - hay có bị coi là quá nhỏ bé - có sự tồn tại của một xã hội - dù là to hay bé - là mạnh hay yếu - thì nó vẫn sinh ra mảnh đât văn chương - sâu hay nông hãy để cho số phận của những tác phẩm ấy quyết định cho chính minh trước khi nó đến với công luân.
 
Ừ, nói như em VT cũng chí lí đấy.

Dưng mà so sánh 2 tác phẩm cùng 1 chiều sâu như nhau thì tác phẩm nào có chiều rộng còn lại lớn hơn thì tầm vóc sẽ lớn hơn.

Phải vậy không?
 
Nguyễn Phương Hoa đã viết:
Ai chà, chị Nguyến Ngọc Tư đó mới học lớp 11 a' :eek:
Sao bảo thuộc hội nhà văn của Cà Mau gì gì đó cơ mà ạ :-/

:-( Chị Tư đang đi học thêm mà, và cả học tại chức ĐH tiếng Anh nữa. Chị ấy gia đình neo đơn nên phải ngưng học khi mới lớp 11 thôi, có gì mà đáng chê bai dè bỉu đâu. Chính mấy ông tuyên giáo ngu thì có. Nhìn lại văn học sử thì các cụ ngày xưa, lắm cụ mới học hết tiểu học (theo thước đo bây giờ) mà đã làm thơ như thánh (thần) :) Chả lẽ gom các cụ ấy, cho đi "bồi dưỡng" (chính trị và kiến thức) rồi mới cho làm thơ?

Thạc sĩ như ông Vưu, ăn nói viết lách bất thành cú, đầu óc thì vớ vẩn, thạc sĩ làm quái gì? :-(

L.
 
Đoàn Trang đã viết:
Ừ, nói như em VT cũng chí lí đấy.

Dưng mà so sánh 2 tác phẩm cùng 1 chiều sâu như nhau thì tác phẩm nào có chiều rộng còn lại lớn hơn thì tầm vóc sẽ lớn hơn.

Phải vậy không?

Em so sánh như toán ấy!

Thế nào nhỉ? Hai hình trụ chẳng hạn, cùng chiều cao, mà hình nào có đáy to hơn thì thể tích cũng to hơn? :)

L.
 
:) Em cũng đang nghĩ đến tầm vóc của một tác phẩm khi nói nó chưa ''vượt qua được lũy tre lảng''.

Khi Đỗ Hoàng Diệu xuất hiện , tác phẩm của cô đã được các nhà văn và nhiều độc giả đánh giá là tính nhục dục quá cao, mà trong cái sự ham muốn - cái ''con'' trong con người sống dậy quá mạnh mẽ, điên cuống - bản năng của phần ''con'' khiến người đọc cảm thấy nó ghê tởm, đồi bại và có người còn từng nói nó hoang đường - nó vượt ra ngoài cái chuẩn mực của xã hôi - và nếu thế nó đã vượt qua lũy tre làng hiền hòa của làng quê Việt Nam. Nhưng mặt khác cũng rất nhiều người đã đánh giá cao tác phẩm của cô : nó phóng khoáng, dung tục, nhưng nó mang đến cho con người ta cái nhìn về phần con vẫn luôn sống và tồn tại song song cùng phần người. Một khía cạnh nào đấy - có thể là đẹp lăm chứ nếu nó cho ta biết là một thế giới chìm ? - chỉ có điều sự xuất hiện của nó không nằm trong cái khuôn mẫu của Á Đông mình. Về sự chấp nhận tác phẩm trong lòng văn chương cũng gây tranh cãi. Tại có đôi lúc sự chấp nhận tán thành cái nhịp điệu hơi thở dồn dập,nồng nàn, mạnh mẽ trong tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu là do sự kích thích của một cộng đồng giới trẻ. Thành ra có những tác phẩm được nhiều người biết đến nhưng cũng có nhiều thang bậc chuẩn mực để đánh giá sự phổ biến lan truyền của nó.

Đỉnh cao của tầm vóc khi không chỉ là cần vượt qua nhưng thang mẫu chuẩn mực đã định sẵn của xã hội của văn chương. Mà cũng không có nghĩa nằm trong lòng khuôn mẫu nghệ thuật không thể sản sinh ra những áng văn bất hủ. Nó mang trong mình những gì, ẩn chứa điều gì : là tâm tư, cảm xúc và có chăng nó có gửi đến cho chúng ta thông điệp gì.

Thảng em nghĩ, ý nghĩa của nó, ngay cả khi nằm trong lũy tre làng Việt Nam, hay vượt ra cao hơn, mạnh mẽ hơn, dữ dội hơn, ở những khía cạnh chính trị, xã hội, nghị luận hơn - có những giai điệu cứ mãi gõ nhịp phách đấy thôi, có những phách gõ sai nhịp, có lúc nó nằm yên lắng nghe, nhưng có lớn dậy hay không, hính như chính người đọc chúng ta đang đánh giá.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình đang sống ở đâu, mảnh đất nào nuôi dưỡng, mang sinh khí đến cho mình?

Em nghĩ không hẳn là mảnh đất rộng lớn của Pháp, là huyền bí như Ai Cập cổ đại hay trong trẻo tiêng chuông chùa đầu năm như đất nước mặt trời mọc....văn chương có manh nha, mạch nguồn cảm xúc của nó. Nơi nó đang sống, nơi đã nuôi nó lớn từng ngày. Con người ta biết thở biểt nhìn trước khi chập chững biết đi. Việt Nam có hồn có hơi thở của riêng nó: có xấu có đẹp nhưng hơn cả nó khơi dậy cái mạch nguồn cảm xúc vốn từ lâu đã sống như ngọn lửa âm ỉ trong lòng chúng ta mà chưa có cơ hội vụt sáng. Biêt yêu cái nơi mình sinh ra, có yêu để cảm nhận cái đẹp cái xâu đang diễn ra từng ngày - yêu để viết - viết bằng máu bằng xương bằng thịt bằng hơi thở này - để sau đấy cùng nhau xây dựng. Chằng có gì là dễ dàng nhưng cũng chẳng thể là không tưởng nếu chưa thử.

Mỗi mảnh đất miền quê đều mang trong mình những sức mạnh tiềm tàng, ẩn chứa, nó sẽ phát ra như thế nào - chưa ai có thể chắc được - và cũng không chắc ai cũng thấy được cái nét đẹp, sức mạnh đang ẩn mình trong nó.
Được đi, được tiếp nhận những nền văn hóa khác dù ít dù nhiều cũng nuôi dưỡng tâm hồn con người ta thêm màu mỡ, có vốn sống - họ lấy nó làm nguồn sống cho mình tiến lên, đi xa hơn nữa. Đấy là một điều tốt đấy chăng.

Có ai đấy đã nói con người ta sinh ra từ nước, nước nuôi ta trưởng thành và khi chết con người ta lại quay về với nước - với lòng me.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vân Trang ơi! hay lắm viết nữa đi nha. Trang có dịp vào Ca Mau lần nào chưa?, buổi tối buồn da diết, nghe nhiều tiếng "động vật hoang dã"...

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Ah ra là za^y. em là em tưởng chị đang học lớp 11 ( choáng luôn )
 
Em chưa từng đặt chân đến mảnh đất Cà Mau, có lẽ đấu tiên biết đến hai chữ ''Cà Mau'' từ lâu lắm rồi là khi cái tên mang đến cho em cảm giác của sắc đỏ phù sa nhưng cũng như có ánh đỏ đang sống dậy, một cái gì của sức sống đang căng theo gió nồng vị mặn của biển. Nhưng đấy cũng là cảm giác của ngôn từ và hình ảnh hiện lên trong đầu em. Những bộ phim, những sáng tác văn học sau này.... khó có thể nói trước nhưng em nghĩ mình sẽ có cơ hội đến sau này, chỉ không biết là có quá xa không. Cuộc sống ấy và nỗi buồn da diết như anh nói, mong là đến một lúc nào đấy em sẽ cò dịp cảm nhận bằng các giác quan và cảm xúc của mình, bằng hình ảnh và hương vị nồng mặn ngay trước mắt mình trộn lẫn cùng cái cảm nhận của thuở ban đầu ngày xưa.
 
Vân Trang, Anh mong sớm có ngày Em vào thăm miền Nam, Ca Mau để Em tận hưởng để cảnh vật, nhất là con người Cà Mau Em sẽ cảm được cái chân chất... sao mà đáng yêu đến thế. Biết đâu đó sẽ có 1 tác phẩm mới ra đời với tác giả Vân Trang. Viết nữa đi Trang nhé, Anh sẽ lưu tất cả những Bài này lại 1 cách cẩn thận.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Vân Trang ơi có ý kiến gì về nhận xét của Bạn Vũ Đình Hoàng: "Truyện này đọc rồi, thấy cũng bình thường, không có gì đặc biệt lắm:Cảm giác giọng văn chưa được chín"

Hãy viết và bình thử từ "chưa được chín" Trang nhé.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
:) Chị vẫn còn nhớ khoảng 8, 9 năm trước đây, mỗi lần ngồi phân tích bình luận một TPVH hay một bài thơ nào thì phải sếp quanh mình đến cả chục quyển sách lí luận phê bình, rồi sau đó trích dẫn đủ những thứ kiến thức bác học rất "hoành tráng" của những người nổi tiếng... đôi khi chả ăn nhập gì với tác phẩm cả... chỉ làm cho bài viết của mình có vẻ hoa mĩ và "có học" mà thôi.

Nhưng sau đó... nếu như bọn em thực sự có niềm đam mê và đi theo nghiệp bút nghiên thì sẽ thấy cần phải giữ một cái nhìn rất đơn giản, rất khách quan và có tính chất tìm tòi khám phá của riêng mình hơn là copy and paste những lời đàm luận của Khổng Tử, Mạnh Tử, Macxim Gorki, Banzac...hay những nhà lí luận phê bình nổi tiếng. Đọc thoáng qua có vẻ hoa mĩ nhưng thực chất nó chẳng ăn nhập gì, thậm chí hoàn toàn sai lệch với nội dung nghệ thuật của tác phẩm.

ví dụ như một tác phẩm mang tính "thị trường" gợi trí tò mò và hiếu kì của người đọc như "Cánh đồng bất tận" mà lại được ca ngợi là "giàu chất nhân đạo và thấm đượm tình người" như đang phân tích "Lão Hạc" hay "Gió lạnh đầu mùa" thì đúng là "chưa được chín" đâu!



---
 
Có thể Hiền chưa "cảm" được cái chất nhân văn trong "cánh đồng bất tận". Tôi đã đọc một số tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu và tôi chê luôn là nó chán trong khi cô bạn thân khen nức nở. Nhưng tôi đồng ý với các bạn ở trên đây cái chất nhân văn thấm nhuần trong "Cánh đồng bất tận" và một số tác phẩm khác của NNT."Cải ơi" hay "Hiu hiu gió bấc" hay rất nhiều truyện ngắn khác là một ví dụ. Nghe Hiền nói chê "Cánh đồng bất tận" tôi thấy rât ngạc nhiên và hơi bất bình mặc dù tôi cũng thuộc chủ nghĩa ghét những gì cao siêu và dung tục.
Tôi không quen viêt lời bình hay ho như các bạn trẻ bây giờ, có điều tôi đồng ý với các cảm nhận của các bạn
PS: Xếp chứ không phải "sếp" Hiền a.Tiếng Việt nên chú ý sự trong sáng. Mong bạn cẩn trọng.
 
Một số nhà phê bình đã nói rằng chính qua '' Cánh đồng bất tận'' - cái tên hay tựa đề câu chuyện - đã khơi lên làn sóng phản ứng mạnh mẽ chỉ khi Nguyễn Ngọc Tư bị kỉ luật. Mọi người nói rằng chính vì cái sự kỉ luật đã lôi cuốn thu hút nhiều hơn sự quan tâm của độc giả trong cũng như ngoài nước. Hẵng cứ đừng nói tới họ quan tâm vì lí do gì, vì dư luận hay vì từ chính lí do cái tôi cá nhân. Trước khi biết đến một án kỉ luật ấy, mọi người đã biết đến một Nguyễn Ngọc Tư như thế nào, và khi tác phẩm đưa ra công luận, nó đã được đánh giá và nhìn nhận như thế nào? Hãy nhìn nó dưới một con mắt chân thật trước đã trước khi kịp biết đến những ảnh hưởng của xã hội hay dư luận trong lòng tác phẩm. Người ta đã khen một Nguyễn Ngọc Tư mộc mạc, một Nguyễn Ngọc Tư chân chất, một Nguyễn Ngọc Tư với những chuyện ngắn chỉ xoay quanh cái cuộc sống đời thường của người dân đất Mũi nhưng sao họ vẫn yêu cái nồng nàn cái da diết đấy thế. Ngôn ngữ có sức sống của riêng nó, nó đã thổi cái hồn, một làn hơi nóng vào tác phẩm - chúng ta có thể hiểu ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp hay tiếng lòng của người viết cũng được. Bằng cách này cách nọ, tác phẩm đến được với những người đọc chúng ta - cho chúng ta hiểu hơn về một mảng đời, một cuộc sống, một tâm hồn. Vậy tại sao lại không thể để '' Cánh đồng bất tận'' có lối đi của riêng nó - nó không sao chép, nó không copy - mà làm sao có thể gọi là sao chép , copy nếu nó được sinh ra từ cuộc sống này - nếu có trách thì hãy cứ trách nó đã ghi lại một sự thật quá trần trụi, trần trụi như cái lớp da đang sần sùi đang cố bao bọc lấy thân hình nó. Và nếu lại có trách nó là bản sao chép sáo rỗng từ cuộc đời này mà ai cũng có thể làm được thì hãy hỏi vậy tại sao không ai đứng lên đưa cái mảng đời vẫn còn lăm tăm tối mà có thực đấy ra ánh sáng - tại sao không cho nó thứ ánh sáng của tình thương để nó được tồn tại - để cái mầm sống bé nhỏ nó đang gieo trong mình có cơ hội lớn dậy? Vậy trước hết giới trẻ chúng ta nói riêng hay những con người của công luận nói chung hãy tự trách bản thân mình đã - chúng ta đã đủ ánh sáng để nhìn cuộc đời này chưa? chúng ta đã mang đến cho đời bằng tình yêu thương hay chỉ là những cái hững hờ - một lối sông nhợt nhạt và đôi lúc còn quá ư hời hợt trước cuộc đời. Chúng ta có công tâm không khi chung ta nhìn thấy mà không dám lên tiếng? Nguyễn Thế Hoàng Linh một nhà văn trẻ đã nói gì nhỉ - hành vi gieo mầm thói quen - thói quen làm nên tính cách - và tính cách gieo mầm bản chất. Cái vòng tưởng đơn giản hóa ra sẽ thành cái vòng luẩn quẩn nếu mỗi con người chúng ta không tìm thấy lối đi cho chính mình. Nếu không có một Nguyễn Thế Hoàng Linh nói lên điều ấy, có chắc ai trong chúng ta cũng nhận ra. Mà có chăng nếu Nguyễn Thế Hoàng Linh không nói lên điều ấy thì chẳng nhẽ bản thân chúng ta không tự nhận ra sao? Đừng vội ca tụng một người nếu họ mang đến một cái nhin mởi mẻ, nhưng cũng đừng quá khắt khe cho một cái tôi dị bạo độc thường đang bắt mầm sống dậy. Vấn đề là mỗi chúng ta nhìn nhận và tiếp thu trao đổi nó như thế nào? Không một luận điểm, không một dẫn chứng nhưng có những thứ cứ tồn tại trong lòng cuộc sống của chúng ta như một thực thể sống đấy thôi. Chúng ta không dám nhìn nhận - hãy đặt câu hỏi tại sao ? Và nếu chúng ta đã đang và sẽ nhìn nhận - hãy đặt câu hỏi - chúng ta đã đang và sẽ nhìn nhận như thế nào? Câu hỏi còn đó - dư luận xã hội hay chính chúng ta trả lời - khi nào nó sẽ được trả lời - ngày hôm qua đã lướt quá, ngày mai uh sẽ nhìn nhận nghiêm túc hay ngay từ chính ngày hôm nay? Chúng ta có đang là người quyết định không vậy? Bản thân mỗi chúng ta đều tự có câu trả lời cho riêng mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyen Hoai Nghia đã viết:
Vân Trang ơi có ý kiến gì về nhận xét của Bạn Vũ Đình Hoàng: "Truyện này đọc rồi, thấy cũng bình thường, không có gì đặc biệt lắm:Cảm giác giọng văn chưa được chín"
Hãy viết và bình thử từ "chưa được chín" Trang nhé.

Hihi, bình luận là "cũng bình thường, ko có gì đặc biệt, cảm giác giọng văn chưa được chín" thì đúng là... một lời bình thiên về cảm giác. Hoàn toàn có thể nói ngược lại: "một truyện vừa đặc sắc, đặc biệt, giọng văn chín muồi..." mà muốn bác bỏ cũng khó :)

Câu bình luận trên có 2 ý:

1. "Cũng bình thường, ko có gì đặc biệt": cái này là sở thích cá nhân, chả ai bắt (bẻ) được :)

2. "Giọng văn chưa được chín": cái này là cảm nhận cá nhân, nhưng vẫn có thước đo chung -> ai đó giỏi văn có thể bình luận và phân tích rốt ráo được ở khoản này :)

Nhường cả nhà vụ này!

L.
 
Vân Trang bao giờ cũng viết dài, như một bài văn ấy nhỉ? :)

Nguyễn Vân Trang đã viết:
Một số nhà phê bình đã nói rằng chính qua ''Cánh đồng bất tận'' - cái tên hay tựa đề câu chuyện - đã khơi lên làn sóng phản ứng mạnh mẽ chỉ khi Nguyễn Ngọc Tư bị kỉ luật. Mọi người nói rằng chính vì cái sự kỉ luật đã lôi cuốn thu hút nhiều hơn sự quan tâm của độc giả trong cũng như ngoài nước.

Chỉ đúng một phần thôi.

Năm ngoái, sau khi "Văn Nghệ" đăng liền CĐBT 3 kỳ, rồi "Tuổi Trẻ" đăng lại, cùng eVăn và web của ĐBSCL, và CĐBT được in vào tập truyện ngắn cùng tên, bán như tôm tươi, thì bất cứ ai (trong hay ngoài nước) có quan tâm chút ít đến văn học Việt Nam cũng đều đã biết đến CĐBT rồi. Truyện vừa này còn được bầu là tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất 2005 mà.

Mình đọc CĐBT hồi tháng 11-2005; các forum, web hồi ấy bàn tán xôn xao về truyện này rồi, ko chờ nó bị kỷ luật :)

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em là em hơi bị nể chị Hiền đấy nhé =D> :)>- :x . Chị 1 mình chống lại băng đảng Mafia thì công nhận là gấu biển thật đấy. :mrgreen: Em mà là chị em chả có gan xâm nhập vào xào huyệt nơi chúng địch đầy rẫy hiểm nguy đạn bay vèo vèo thế đâu :D :p

Mà thảo luận là cứ phải đa chiều mới xôm nhà xôm cửa chứ, phỏng ạ. :D


chị Hiền đã viết:
Chị vẫn còn nhớ khoảng 8, 9 năm trước đây, mỗi lần ngồi phân tích bình luận một TPVH hay một bài thơ nào thì phải sếp quanh mình đến cả chục quyển sách lí luận phê bình, rồi sau đó trích dẫn đủ những thứ kiến thức bác học rất "hoành tráng" của những người nổi tiếng... đôi khi chả ăn nhập gì với tác phẩm cả... chỉ làm cho bài viết của mình có vẻ hoa mĩ và "có học" mà thôi.

Nhưng sau đó... nếu như bọn em thực sự có niềm đam mê và đi theo nghiệp bút nghiên thì sẽ thấy cần phải giữ một cái nhìn rất đơn giản, rất khách quan và có tính chất tìm tòi khám phá của riêng mình hơn là copy and paste những lời đàm luận của Khổng Tử, Mạnh Tử, Macxim Gorki, Banzac...hay những nhà lí luận phê bình nổi tiếng. Đọc thoáng qua có vẻ hoa mĩ nhưng thực chất nó chẳng ăn nhập gì, thậm chí hoàn toàn sai lệch với nội dung nghệ thuật của tác phẩm.

Đúng, bọn em hay copy and paste chị Hiền ạ. Nhưng mà là copy and paste những lý luận của người khác mà nói lên được cái nhìn, xúc cảm của bọn em.

Nếu chị không cảm được truyện. Chị sẽ không hiểu được truyện. Theo lẽ tự nhiên.


ví dụ như một tác phẩm mang tính "thị trường" gợi trí tò mò và hiếu kì của người đọc như "Cánh đồng bất tận" mà lại được ca ngợi là "giàu chất nhân đạo và thấm đượm tình người" như đang phân tích "Lão Hạc" hay "Gió lạnh đầu mùa" thì đúng là "chưa được chín" đâu!

1. Truyện CDBT của NNT cũng như truyện Bóng đè của DHD là những truyện dành cho độc giả nhiều trí tuệ mà ít năng lượng. Cho nên thú thực chúng em đọc đến những chi tiết dục tính mà chẳng cảm thấy kích thích, hay phấn kích gì cả.
(Em nói 'chúng em' vì em nghĩ em có thể liên hệ về cách nghĩ, cách cảm với nhiều anh chị em ở đây mà thích CDBT.)

Cho nên có chăng là tác phẩm như tấm gương soi hồn người. Người thanh trong nhìn vào sẽ thấy thanh trong. Người dung tục nhìn vào sẽ thấy dung tục. (Em biết, luận điểm này rất sáo mòn. Nhưng đơn giản vì nó đúng.)

2. Chất nhân đạo và thấm đượm tình người của CDBT được thể hiện đậm nét nhất ở đâu? Ở chỗ 2 chị em Điền sống và lớn lên thiếu hụt tình thương, tình yêu, sự quan tâm và thừa mứa sự thù hằn, căm ghét, tàn nhẫn đến thế mà vẫn không hề mất đi cái tính nhân bản trong con người mình. Thậm chí chúng lại càng khao khát, ước vọng mãnh liệt hơn tình thương yêu thương đó và càng gồng căng hồn mình lên để ấp ôm, gìn giữ, nuôi sống những 'trái tim người' mà đã bị thương tổn, bỏ rơi, thoi thóp ấy với mọi người, mọi vật bằng mọi cách, mọi giá, ở mọi nơi, trong mọi lúc.
 
Đoàn Trang đã viết:
1. Truyện CDBT của NNT cũng như truyện Bóng đè của DHD là những truyện dành cho độc giả nhiều trí tuệ mà ít năng lượng. Cho nên thú thực chúng em đọc đến những chi tiết dục tính mà chẳng cảm thấy kích thích, hay phấn kích gì cả.
(Em nói 'chúng em' vì em nghĩ em có thể liên hệ về cách nghĩ, cách cảm với nhiều anh chị em ở đây mà thích CDBT.)

Cám ơn Trang, đến giờ anh mới thở phào nhẹ nhõm. Bức xúc mà chả dám hỏi ai, sợ bị đánh giá.

Anh đọc những đoạn mà mọi người bảo là "hot" ấy, nhưng ko cảm thấy phấn khích gì cả. Cứ nghĩ mình già rồi, hoặc là có vấn đề gì... :)

L.
 
Back
Bên trên