Bình luận về giáo dục phổ thông ở VN

Dân anh nó có dân trí cao hơn ta nhiều anh ạ. Dạy cũng tuỳ người chứ cứ phải bằng nó là hay đâu.
Với cả gọi là chính trị nghe nó to quá ,ko phù hợp với lứa tuổi bọn mình, nên cứ gọi là môn GDCD đi cho nó trẻ trung.
Gọi là GDCD thì nghe thấy học sinh kêu: "Trời ơi cái môn khỉ đó!"
Lên ĐH, có môn Triết học + KTCTH: "Cái môn Triết chết tiệt!"
=> Gọi gì thì cũng có khác nhau đâu.:(
 
Không hiểu sao không cho học sinh được chọn môn học từ cấp 3 nhỉ, bên Mỹ nó làm thế đấy. Mỹ giàu nhất thế giới là phải, ko phải chỉ có do do bán vũ khí trong đại chiến thế giới, lợi thế về địa lý (nằm cách biệt với các châu lục khác, ko bị 2 cuộc đại chiến thế giới tàn phá, v..v (lịch sử dạy ra rả)) mà còn do cái chính là nó biết cách dạy, biết cách làm việc, biết cách quản lý. Mà cái này chẳng thấy lịch sử nhắc đến gì cả, cứ đổ hết cho bán vũ khí với lợi thế địa lý với bla bla, buồn cười thật Cấp 3 là định hướng nghề nghiệp rồi, cho học sinh tự chọn môn có lợi thế có phải hơn ko, học mấy cái môn như kĩ nông, kĩ công ba lăng nhăng ba lít nhít làm gì. Học sinh tốt nghiệp cấp 3 chẳng biết lợi thế của mình là gì, chẳng biết mình thích gì (mà có thích cũng có khi ko đc làm vì đó là nghề "hạ đẳng", ko ngóc đầu lên đc, bôi dzo trát trấu vào mặt bố mẹ, bla bla), chẳng biết mình sẽ làm gì, chẳng biết đi đâu về đâu. Thật lãng phí nhân tài, lãng phí tiền của, thời gian, sức lực. Thế nên sao cứ kêu là VN "chảy máu chất xám", chảy thế chứ chảy nữa cũng chẳng có gì lạ
Chẳng hiểu chú sang Mỹ thấy cái gì ghê gớm chứ anh thấy nó cũng bình thường. Mấy cái hay thì như kiểu chú kể đấy, được chọn môn từ cấp 3, Uni với LAC thì có nhiều chuyên ngành, nhiều môn học để được học, cơ sở vật chất tốt. Nhưng rồi những cái bất cập thì kể cả ngày cũng không hết: học nhẹ, mấy môn tự nhiên thì giáo sư giảng bài học sinh ngồi ngáp, đến lúc làm bài tập thì cứ TA session mà táng... Tất nhiên không phải tất cả nhưng những chuyện như thế không thiếu. Nói chung thì không so sánh được giữa nước mình với nước họ, vì cái lịch sử nó quá khác nhau. Vấn đề là ở chỗ mình là người VN, nên có cái tự hào dân tộc, không có nghĩa là không phê phán nhưng những bình luận constructive thì nên cho vào, chứ những từ khóa như kiểu "nát bét" hay này kia mà đem ra để nói thì chẳng giúp ích gì được mà chỉ thể hiện là mình chẳng mấy tôn trọng nước nhà thôi. Đi ra nước ngoài có một cái bệnh phổ biến là so sánh--- chê bai, so sánh mà tế nhị, để nhằm cái tiến bộ hơn thì hẵng làm, không thì không nên :). Anh nói góp ý thôi chú đừng giận :">
 
vấn đề chính là đâu phải ở cách giáo dục :-/
quan trọng vẫn là bản thân
người mỹ chủ nghĩa cá nhân rất cao
ở đây đơn giản là họ học cho chính họ
họ làm việc cho chính họ,bộ giáo dục làm việc 100% vì học sinh
còn ở VN ,do áp lực quá nặng nề,---> điểm cao là chính
--->khiến nhiều người có chủ nghĩa đoàn kết,dựa hơi =))
--> giỏi thì càng giỏi kém thì càng kém
--->điểm ảo,thành tích ảo dù chỉ khoảng 60% nhưng cũng là con số ko nhỏ
thật đáng cười xót xa thay :p
 
Ai bảo là mọi người không biết tư tưởng của triết gia khác ? Tất nhiên là có so sánh để chứng minh sự ưu việt của tư tưởng Mác Lê nin , chứ làm gì có cái lý thuyết nào "tự sướng" đâu. Thêm nữa: trường học không có nghĩa vụ phải dạy hết sạch các tư tưởng .

Hì, thế ko biết sinh viên VN ngoài triết học M-L, tư tưởng HCM ra còn được dạy gì anh chỉ cho em với :D. Trường học đương nhiên ko cần phải dạy hết sạch các tư tưởng rồi, chẳng ai biết hết được cả trừ khi đi theo chuyên môn triết học, nhưng ít nhất trường học đã có bộ môn "Triết" thì cũng phải có nhiều luồng triết học khác nhau để học sinh được chọn đi sâu tìm hiểu luồng triết học mình cảm thấy thực sự thích thú, quan tâm chứ ko phải ép buộc học sinh phải một duy nhất một thứ triết học nào đó mà tự nhiên cho nó là chân lý.

Còn việc đúng hay sai thì lịch sử đã chứng minh rồi : trong các đảng được lập ra với biết bao là tư tưởng tiến bộ , với biết bao là khẩu hiệu bình đẳng bác ái, ờ thì đảng nào ra đời mà chả phải vậy , duy nhất chỉ có ĐCS VN lãnh đạo được nhân dân VN giải phóng được dân tộc và thống nhất đất nước . Thế nên không có lý gì để nói là tư tưởng Mác Lê nin là sai cả .

Hì, đoạn này có hơi mâu thuẫn nhỉ. Lịch sử cuối thế kỷ 20 thế nào khỏi nói anh tự biết. Chứng minh được điều gì thì nó cũng đã chứng minh rồi. Phê phán tư tưởng M-L thì cũng có quá nhiều, đương nhiên ko có khái niệm triết học nào là đúng tuyệt đối cả, em chỉ post đây 2 link bài để anh tham khảo:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chủ_nghĩa_Marx
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chủ_nghĩa_Cộng_Sản

Còn nói không học chính trị mà hiểu được chính trị (tất nhiên là chủ nghĩa Mác Lê nin ) thì e là quá giỏi , tôi nói thật đấy . Cái lý thuyết đồ sộ thế kia , cũng chỉ có 3 người nghĩ ra nổi, nếu ai cũng tự đọc được thì dân mình giỏi quá !

Tất nhiên cái gì muốn biết về nó cũng phải ít nhiều tìm hiểu, học hỏi, nhưng học cũng có nhiều cách, ko phải cứ ngồi ở trên lớp nghe giảng mới là học. Em ko nghĩ rằng lên đến đại học mà một sinh viên chuyên lý bách khoa vẫn phải có 2 năm đại cương để học triết học M-L, tư tưởng HCM rồi lịch sử đảng, quả thật em ko hiểu những kiến thức đó sẽ giúp được gì cho chuyên môn của anh ấy sau này. Tất nhiên sự ko hiểu biết tuyệt đối về chính trị là ko thể chấp nhận được nhưng nếu quan tâm thì người đó có thể tự tìm sách báo, hoặc trong thời đại ngày nay thì lên google chỉ mất 1s có thể tìm được những thứ anh ta cần. Bây giờ chẳng lẽ người dân nào ko đỗ vào được đại học, ko được 2 năm ngồi nghe triết học thì suy ra người đó mù chính trị, ko có quyền bầu cử, bỏ phiếu hay sao?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hì, thế ko biết sinh viên VN ngoài triết học M-L, tư tưởng HCM ra còn được dạy gì anh chỉ cho em với :D. Trường học đương nhiên ko cần phải dạy hết sạch các tư tưởng rồi, chẳng ai biết hết được cả trừ khi đi theo chuyên môn triết học, nhưng ít nhất trường học đã có bộ môn "Triết" thì cũng phải có nhiều luồng triết học khác nhau để học sinh được chọn đi sâu tìm hiểu luồng triết học mình cảm thấy thực sự thích thú, quan tâm chứ ko phải ép buộc học sinh phải một duy nhất một thứ triết học nào đó mà tự nhiên cho nó là chân lý.
Nếu cậu không biết thì nên khiêm tốn thôi, tôi nói thật đấy . Cậu hỏi tôi nghĩa là cậu chẳng biết sinh viên học những gì , thế sao còn dám khẳng định ?
Thế nào là ép buộc ? Chân lý là gì? Cậu có định nghĩa nổi không?

Nguyễn Đăng Trung đã viết:
Hì, anh tự nói xong lại vả vào mồm mình bôm bốp thế. Lịch sử cuối thế kỷ 20 thế nào khỏi nói anh tự biết. Chứng minh được điều gì thì nó cũng đã chứng minh rồi. Phê phán tư tưởng M-L thì cũng có quá nhiều, đương nhiên ko có khái niệm triết học nào là đúng tuyệt đối cả, em chỉ post đây 2 link bài để anh tham khảo:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chủ_nghĩa_Marx
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chủ_nghĩa_Cộng_Sản
Thứ nhất lấy nguồn wiki để làm dẫn chứng khoa học thì hơi lố lăng .
Thứ 2 : tôi không nói tư tưởng Mác Lê nin là đúng tuyệt đối .
Thứ 3: nên tôn trọng người tranh luận . Cậu không biết mà vẫn khẳng định sinh viên không biết các luồng triết học khác, tôi có nói gì đâu?
Thứ 4: cậu nói thử tôi xem là lịch sử thế kỷ 20 chứng minh được gì? hay lại không biết và ngang nhiên khẳng định .

Nguyễn Đăng Trung đã viết:
Tất nhiên cái gì muốn biết về nó cũng phải ít nhiều tìm hiểu, học hỏi, nhưng học cũng có nhiều cách, ko phải cứ ngồi ở trên lớp nghe giảng mới là học. Em ko nghĩ rằng lên đến đại học mà một sinh viên chuyên lý bách khoá vẫn phải có 2 năm đại cương để học triết học M-L, tư tưởng HCM rồi lịch sử đảng, quả thật em ko hiểu những kiến thức đó sẽ giúp được gì cho chuyên môn của anh ấy sau này. Tất nhiên sự ko hiểu biết tuyệt đối về chính trị là ko thể chấp nhận được nhưng nếu quan tâm thì người đó có thể tự tìm sách báo, hoặc trong thời đại ngày nay thì lên google chỉ mất 1s có thể tìm được những thứ anh ta cần. Bây giờ chẳng lẽ người dân nào ko đỗ vào được đại học, ko được 2 năm ngồi nghe triết học thì suy ra người đó mù chính trị, ko có quyền bầu cử, bỏ phiếu hay sao?
Cậu nói dài dòng quá , mà chẳng liên quan gì cả . Tôi chỉ nói rằng là dân mình ai cũng tự học được CN Mác Lê nin thì giỏi quá , thế không đúng chắc?
Mà thôi, đó là quan điểm học của cậu, quan điểm của tôi là dành sức học các môn quan trọng, còn việc học triết ... tôi chỉ đi nghe là đủ rồi, hơi đâu mà ngồi học .Tất nhiên, những bạn trẻ có suy nghĩ như cậu rất đáng khen, chịu khó học cái môn mà đa số chả ai thích .
 
Trung có thể hiểu quan điểm của anh Đức Anh thế này , theo tôi phán đoán :
thực ra , việc học sinh học các ngành tự nhiên theo như bạn nói phải học các môn như CN Marx-Le :
Em ko nghĩ rằng lên đến đại học mà một sinh viên chuyên lý bách khoa vẫn phải có 2 năm đại cương để học triết học M-L, tư tưởng HCM rồi lịch sử đảng, quả thật em ko hiểu những kiến thức đó sẽ giúp được gì cho chuyên môn của anh ấy sau này

thì vẫn có những tác dụng nhất định , ví dụ như ở phần duy vật biện chứng chẳng hạn , trước đây , cứ nghe đến những cái gì như kiểu : cộng sản , Marx-Le... là tôi ớn lắm , nhưng bây giờ bắt tay vào học một cách nghiêm túc thì phải công nhận là nó có những cái đúng của nó (bản thân tôi nhận thức như thế sau khi đã suy ngẫm một cách nghiêm chỉnh chứ ko phải là bị "nhồi sọ " đâu ) , ví dụ các phạm trù , các quy luật cơ bản ...Nó nhất định là phải có , không nhiều thì ít , tác dụng trong việc nhận thức , hành động trong cuộc sống bình thường , và cả tư duy khoa học , tư duy kinh tế nữa .Đó là phần duy vật biện chứng , sở dĩ nó có lợi cho tư duy khoa học là vì nó chống các quan điểm mê tín , lệ thuộc vào thần thánh... mà tất nhiên , đối với một nhà khoa học , đã lệ thuộc vào các quan điểm duy tâm , mê tín thì còn phải nghiên cứu khoa học làm gì nữa đúng ko !

Tất nhiên , theo ý tôi , thiếu sót của giáo trình là nói quá ít và nhiều khi phiến diện về các trào lưu khác , nhất là các trào lưu triết học hiện đại phương Tây .Và thật sự là sẽ phải sửa đổi .

Tất nhiên Triết học Marx-Le còn bao gồm một bộ phận nữa là duy vật lịch sử và cái này mới là nói nhiều về tư tưởng , chính trị ... nhưng thôi , ta ko bàn đến nữa vì như thế sẽ loãng chủ đề hữu ích này .

Cho nên , kết luận lại , câu mà Trung nói lúc nãy chỉ đúng một nửa thôi .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chẳng hiểu chú sang Mỹ thấy cái gì ghê gớm chứ anh thấy nó cũng bình thường. Mấy cái hay thì như kiểu chú kể đấy, được chọn môn từ cấp 3, Uni với LAC thì có nhiều chuyên ngành, nhiều môn học để được học, cơ sở vật chất tốt. Nhưng rồi những cái bất cập thì kể cả ngày cũng không hết: học nhẹ, mấy môn tự nhiên thì giáo sư giảng bài học sinh ngồi ngáp, đến lúc làm bài tập thì cứ TA session mà táng... Tất nhiên không phải tất cả nhưng những chuyện như thế không thiếu. Nói chung thì không so sánh được giữa nước mình với nước họ, vì cái lịch sử nó quá khác nhau. Vấn đề là ở chỗ mình là người VN, nên có cái tự hào dân tộc, không có nghĩa là không phê phán nhưng những bình luận constructive thì nên cho vào, chứ những từ khóa như kiểu "nát bét" hay này kia mà đem ra để nói thì chẳng giúp ích gì được mà chỉ thể hiện là mình chẳng mấy tôn trọng nước nhà thôi. Đi ra nước ngoài có một cái bệnh phổ biến là so sánh--- chê bai, so sánh mà tế nhị, để nhằm cái tiến bộ hơn thì hẵng làm, không thì không nên :). Anh nói góp ý thôi chú đừng giận :">

Chắc là em cũng chê bai quá đáng, thế là ko tốt, nhưng đúng là theo ý kiến của riêng em thì em thấy học bên này thích hơn thật, ko bị gò bó, quá căng thẳng như ở VN (mặc dù lúc thi cũng lo chết :( ) Chắc cũng là do cách nghĩ của mỗi người thôi. Góp ý thì em cũng góp ý rồi, sao ko cho học sinh chọn môn từ hồi cấp 3, như anh nói là bọn nó học nhiều khi cũng chán nhưng như thế còn tốt hơn học bắt buộc những môn ko cần thiết (kĩ công, kĩ nông) như ở VN.

Em cũng ko được học ở nhiều nước nên ko biết ở những nước phát triển khác phương pháp giáo dục như thế nào, nhưng em thấy Mỹ nó giàu nhất thế giới thì chắc cũng phải có lý do. Nó có cách làm việc, cách quản lý hiệu quả, mà cái đó 1 phần rất quan trọng cũng là từ cách giáo dục mà có.

Ngay như sách giáo khoa bên mình sao ko làm giống như những nước khác, hoặc mua bản quyền giáo trình của nó để dạy. Cứ thỉnh thoảng lại thay 1 lần, mất công in lại sách, các thầy cô giáo lại phải soạn lại giáo án, mà chương trình lại còn nặng hơn nữa. VD sách giáo khoa Hóa lớp 8 đã có phần "Phản ứng ôxi hóa - khử" của lớp 10 hay 11 gì đó (em ko nhớ rõ). Lôi kiến thức của lớp 10, 11 cũ xuống dạy cho lớp 8 thế là nặng hơn chứ có giảm tải gì đâu, lại còn mấy cái thay đổi như kiểu "dạy chữ E trước, chữ A sau" thì ko hiểu có gì hay nhỉ :-?? Giáo dục là cái cần phải thống nhất và ổn định thì mình lại cứ thay đổi xoành xoạch, thế là ko tốt.
 
To Công và Thành : anh góp một ý : dân trí thấp thì đương nhiên nền giáo dục chưa thể tốt được, và giáo dục chưa tốt thì hiển nhiên khả năng nâng cao dân trí sẽ bị hạn chế . Hai vấn đề đó nó có tác động qua lại như vậy, chứ không thể đánh giá cơ học như thế kia được .
 
học sgk mới em phát hiện ra cái chất PO2 có SOH là 3- @___@
học ..... em bít được sự truyền nhiệt trong kim loại là do ~~> trong mạng tinh thể kl, các e chuyển động hỗn loạn, e mang nhiết chuyển động lên trên truyền nhiệt cho các e khác @___@
thực sự em thấy mình sao mà gà quá ...=_________= mấy cái đấy của CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO mà cũng không bít +__________+???T_______T
 
dân trí thấp thì đương nhiên nền giáo dục chưa thể tốt được

Đâu phải do dân trí đâu anh, lấy VD như em thấy mọi người nhiệt tình đóng góp ý kiến cho topic như vậy là dân trí đâu phải tồi. Nhưng Bộ phải là người đi tiên phong, nếu Bộ có 1 chương trình tốt thì mọi người sẽ hưởng ứng thôi. Đằng này càng cải cách lại càng thấy nặng hơn và buồn cười hơn thì khó học lắm :(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nếu cậu không biết thì nên khiêm tốn thôi, tôi nói thật đấy . Cậu hỏi tôi nghĩa là cậu chẳng biết sinh viên học những gì , thế sao còn dám khẳng định ?
Thế nào là ép buộc ? Chân lý là gì? Cậu có định nghĩa nổi không?

Giáo trình triết học của đại học em đã được đọc và hiện tại vẫn còn vài quyển vứt đâu đó ở nhà, câu hỏi trên, theo cách hành văn thì chỉ là câu hỏi tu từ chứ ko phải vì em ko biết :). Anh nói thế nào là ép buộc, vậy việc bắt sinh viên phải học triết dù môn đó ko hề liên quan đến chuyên môn của họ, hơn nữa là chỉ được học một hệ tư tưởng triết học duy nhất thì ko phải ép buộc thì được gọi là gì? Anh có lẽ ko hiểu ý em, em muốn nói tới ở đây là ko thể bắt học sinh học một thứ triết học mà ngay từ đầu họ đã cho là đúng, rồi học xong một thời gian để chứng minh lại thứ triết học đó hiển nhiên đúng, hiển nhiên là chân lý mà ko cho học sinh bất cứ quyền độc lập suy nghĩ, độc lập tự tạo ra một tư tưởng, quan điểm cho bản thân mình.

Thứ nhất lấy nguồn wiki để làm dẫn chứng khoa học thì hơi lố lăng .
Thứ 2 : tôi không nói tư tưởng Mác Lê nin là đúng tuyệt đối .
Thứ 3: nên tôn trọng người tranh luận . Cậu không biết mà vẫn khẳng định sinh viên không biết các luồng triết học khác, tôi có nói gì đâu?
Thứ 4: cậu nói thử tôi xem là lịch sử thế kỷ 20 chứng minh được gì? hay lại không biết và ngang nhiên khẳng định .

Thứ nhất, em xin lỗi vì dùng từ hơi quá (em quen dùng với bạn), em đã sửa lại mong anh thông cảm :).
Thứ 2, anh nói “không có lý gì để nói là tư tưởng Mác Lê nin là sai cả” ???!!! Rồi anh tiếp tục “tôi không nói tư tưởng Mác Lê nin là đúng tuyệt đối? 8-} Đến đây thì em chịu rồi, anh đọc lại và tự ngẫm nhé.
Thứ 3, “Cậu không biết mà vẫn khẳng định sinh viên không biết các luồng triết học khác, tôi có nói gì đâu?” Hic, đoạn này thì em chịu ko hiểu được anh đang muốn nói gì (hình như câu sai ngữ pháp vì ko có ý nghĩa), thôi bỏ qua nhé.
Thứ 4: Lịch sử chứng mình rằng cái gì đúng đắn, thích nghi được với thực tế thì nó sẽ tồn tại, cái gì sai lầm, dù trên lý thuyết có đúng nhưng ko thể áp dụng vào thực tế thì sẽ bị sụp đổ. Sự sụp đổ của hệ thống XHCN trên toàn thế giới đã chứng minh mô hình xã hội như vậy ko thể, hoặc ít nhất chưa thể tồn tại trong thế giới thực tế hiện tại, dù trên lý thuyết thì ai cũng đều muốn công bằng, ai cũng đều muốn ko còn áp bức bóc lột. Mô hình XHCN(cũ) đã có những lúc phát huy tính ưu việt của nó, đã có những đóp góp rất lớn cho sự phát triển của thế giới, nhưng quy luật phát triển của xã hội biến đổi ko ngừng, ko phải lúc nào cũng 1+1=2, H2O đương nhiên là cthh của nước v.v… mà cho nó thành một quy luật bất di bất dịch được, CNXH quá cứng nhắc với tư tưởng của mình và cho rằng sự biến đổi của xã hội sẽ đương nhiên đi theo quy luật mà Marx-Lenin đã vạch ra nên ko thể thay đổi cho phù hợp với thực tế thế giới đã rất khác với những gì Marx-Lênin đã nói. Tất nhiên nếu tất cả các nước XHCN cũ kịp thay đổi như chúng ta hoặc TQ thì có lẽ hệ thống XHCN đã ko sụp đổ nhanh đến vậy, hoặc sẽ ko có một nước bị cả thế giới cô lập như BTT ngày nay. Đó là 1 minh chứng của lịch sử, còn cả quá trình lịch sử thế kỷ 20 như thế nào thì có lẽ em ko nên nói nữa, lạc đề topic.
À quên còn cái nữa, em ko nghĩ trích dẫn từ wiki là lố lăng. Ở đó có cái hay cái dở và những gì em trích dẫn thì em đã đọc kỹ và chọn lọc. Ở đó phần lớn bài viết cũng đều lấy từ các nguồn sách, báo do những chuyên gia viết chứ ko phải một thằng h/s lớp 12 như em tự bịa ra. Tất nhiên nếu đang viết một bài luận để nộp lấy điểm thì em sẽ phải tìm những dẫn chứng đáng tin cậy hơn, nhưng thiết nghĩ trong phạm vi tranh luận trên này thì điều đó là ko cần thiết.

Cậu nói dài dòng quá , mà chẳng liên quan gì cả . Tôi chỉ nói rằng là dân mình ai cũng tự học được CN Mác Lê nin thì giỏi quá , thế không đúng chắc?
Mà thôi, đó là quan điểm học của cậu, quan điểm của tôi là dành sức học các môn quan trọng, còn việc học triết ... tôi chỉ đi nghe là đủ rồi, hơi đâu mà ngồi học .Tất nhiên, những bạn trẻ có suy nghĩ như cậu rất đáng khen, chịu khó học cái môn mà đa số chả ai thích .

Em nói rằng việc dạy triết học hiện nay trong đại học là một môn bắt buộc, tốn mất 2 năm đèn sách của sinh viên là ko cần thiết, vậy thì có gì là ko liên quan đến topic? (À ừ em quên mất đang nói về giáo dục phổ thông, nhưng thôi đã nói về giáo dục thì nói hết luôn đi :D). Khoa học xã hội đòi hỏi tự luận, độc lập suy nghĩ rất nhiều nên em ko nghĩ việc tự học được chủ nghĩa M-L hay bất kỳ thứ triết học nào là một việc quá khó khăn, nếu người đó biết đọc, đủ lớn để biết suy nghĩ về xã hội, đủ hiểu biết để tự đi tìm tài liệu. Tất nhiên nếu được học ở trường lớp, được chuyên gia giảng dậy thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Thêm nữa, em ko chịu khó học những kiến thức xã hội được dậy ở trường lớp vì thực sự em ko hiểu với 1,2 tiết/tuần thì em học được những gì, thà ngồi mạng hay đọc sách nửa tiếng còn thu được nhiều kiến thức hơn. Mỗi người có một đam mê riêng, anh và em có thể có những thứ quan trọng khác nhau, tất cả những thứ đó đều ít nhiều đóng góp được cho cuộc sống, cái chính là mình phải đi chuyên sâu vào nó, hiểu biết thực sự về nó.

P.S: Hì, có gì anh đừng “tôi, cậu” nữa nghe căng thẳng quá, anh em với nhau tranh luận tí cho vui thôi mà :D.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
P.S: Hì, có gì anh đừng “tôi, cậu” nữa nghe căng thẳng quá, anh với nhau tranh luận tí cho vui thôi mà

Hì, anh Đức Anh cứ bình tĩnh, chúng ta đóng góp mỗi người 1 ý kiến cơ mà. Anh nói thế nặng lời rồi, nghe căng thẳng quá :(
 
dân trí thấp thì đương nhiên nền giáo dục chưa thể tốt được, và giáo dục chưa tốt thì hiển nhiên khả năng nâng cao dân trí sẽ bị hạn chế . Hai vấn đề đó nó có tác động qua lại như vậy, chứ không thể đánh giá cơ học như thế kia được .

Định nghĩa dân trí ở đấy không phải là trình độ học vấn, mà bao gồm nhiều vấn đế khác, vì thế nó không thể ảnh hưởng tới giáo dục (dù một phần nào đó nhưng không phải là yếu tố cốt lõi). Cái chính, theo em, là yếu tố con người, ở đây là nhiều người: từ nhà giáo đến học sinh, rồi các bậc phụ huynh, chính phủ (bộ giáo dục). Bộ giáo dục đương nhiều là người đóng vai trò quyết định, vì giáo trình học là do bộ đưa ra. Sau đó là đến bậc thầy cô và phụ huynh, ảnh hưởng đến tư tưởng học tập của học sinh. Rồi người cuối cùng mới là học sinh.

Từ đó ta thấy giáo dục Việt Nam không tốt là từ chính bộ Giáo Dục. Đưa ra một giáo trình với trung bình hơn 10 môn học cho các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông, gấp 2 lần so với các nước như Mỹ hay Anh, đủ thấy "nặng" đến mức nào. Đã vậy, cách dạy học truyền đạt kiến thức lại không hiệu quả. Điển hình là các môn xã hội - phần lớn kiến thức là học thuộc lòng, thay vì phân tích và suy luận như đúng mục đích học của nó. Về phần phụ huynh, như em đã nói ở trên, phụ huynh, vì một số lý do, gây áp lực không đáng có cho con em mình, tạo tâm lý không tốt trong việc học tập và thi cử, dẫn đến việc học sinh phải "tiêu cực" để đáp ứng bố mẹ. Còn giáo viên, có những giáo viên rất tốt, nhưng không ít giáo viên Việt nam, không hiểu sao có tâm lý "thù hằn" với học sinh: xúc phạm nhân cách, "trù", cấm đoán, làm cho học sinh chán nản việc học, và đương nhiên gây ra hậu quả khó lường. Học sinh, có thể nói học sinh Việt Nam thông minh không kém các học sinh nước phát triển, nhưng lại có một tư tưởng đối với việc học tập quá tồi - theo đúng thực tế. Dĩ nhiên tư tưởng này không phải tự nhiền mà có, mà là do các yếu tố em vừa kể: Bộ Giáo Dục - Cha Mẹ - Giáo Viên. Tư tưởng này là học để lấy điểm, học để được gọi là có học, v...v...

Em có thể kết luận: Giáo dục Việt Nam còn phải chạy dài mới đuổi kịp các nước khác!!!
 
dân trí thấp thì đương nhiên nền giáo dục chưa thể tốt được, và giáo dục chưa tốt thì hiển nhiên khả năng nâng cao dân trí sẽ bị hạn chế . Hai vấn đề đó nó có tác động qua lại như vậy, chứ không thể đánh giá cơ học như thế kia được .
em ko hiểu lắm :( sao dân trí thấp lại dẫn đến GD kém nhỉ :( tưởng cái này của xã hội,của nhà nc cơ mà, nói như anh thì 2 cái kìm hãm nhau, sao phát triển đc
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo em ko phải do dân trí, mà là do chương trình học ko tốt, ko hợp lý và nặng + cách dạy ko có hiệu quả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tớ thấy bạn Trung nói có vẻ có lí đấy :D nhưng mà ko phải ai cũng đủ thông minh để tự đi học triết đâu, cứ như bọn Tây là thích nhất: ai thích học gì thì đăng kí học ^^ ai thấy dốt thì tự chịu, khỏi phải đổ tại cho giáo dục áp đặt thế này thế kia
 
Giáo trình triết học của đại học em đã được đọc và hiện tại vẫn còn vài quyển vứt đâu đó ở nhà, câu hỏi trên, theo cách hành văn thì chỉ là câu hỏi tu từ chứ ko phải vì em ko biết :). Anh nói thế nào là ép buộc, vậy việc bắt sinh viên phải học triết dù môn đó ko hề liên quan đến chuyên môn của họ, hơn nữa là chỉ được học một hệ tư tưởng triết học duy nhất thì ko phải ép buộc thì được gọi là gì? Anh có lẽ ko hiểu ý em, em muốn nói tới ở đây là ko thể bắt học sinh học một thứ triết học mà ngay từ đầu họ đã cho là đúng, rồi học xong một thời gian để chứng minh lại thứ triết học đó hiển nhiên đúng, hiển nhiên là chân lý mà ko cho học sinh bất cứ quyền độc lập suy nghĩ, độc lập tự tạo ra một tư tưởng, quan điểm cho bản thân mình.
Nếu hỏi em là pháp luật cũng là thứ ép buộc, em sẽ trả lời thế nào? Về việc này, tốt nhất là đợi khi em học triết xong thì tranh luận nhé . Mục đích của việc học Triết , Chủ nghĩa Mác Lê nin không phải là để tung hô Đảng nhà nước, mục đich của nó rất gần gũi ngay với chính cuộc sống của em . Hiện nay , em chưa học, nên nghĩ không tích cực đối với việc học là phải .

Nguyễn Đăng Trung đã viết:
Lịch sử chứng mình rằng cái gì đúng đắn, thích nghi được với thực tế thì nó sẽ tồn tại, cái gì sai lầm, dù trên lý thuyết có đúng nhưng ko thể áp dụng vào thực tế thì sẽ bị sụp đổ.
Hoàn toàn đúng .
Nguyễn Đăng Trung đã viết:
Sự sụp đổ của hệ thống XHCN trên toàn thế giới đã chứng minh mô hình xã hội như vậy ko thể, hoặc ít nhất chưa thể tồn tại trong thế giới thực tế hiện tại, dù trên lý thuyết thì ai cũng đều muốn công bằng, ai cũng đều muốn ko còn áp bức bóc lột. Mô hình XHCN đã có những lúc phát huy tính ưu việt của nó, đã có những đóp góp rất lớn cho sự phát triển của thế giới, nhưng quy luật phát triển của xã hội biến đổi ko ngừng, ko phải lúc nào cũng 1+1=2, H2O đương nhiên là cthh của nước v.v… mà cho nó thành một quy luật bất di bất dịch được, CNXH quá cứng nhắc với tư tưởng của mình và cho rằng sự biến đổi của xã hội sẽ đương nhiên đi theo quy luật mà Marx-Lenin đã vạch ra nên ko thể thay đổi cho phù hợp với thực tế thế giới đã rất khác với những gì Marx-Lênin đã nói. Đó là 1 minh chứng của lịch sử, còn cả quá trình lịch sử thế kỷ 20 như thế nào thì có lẽ em ko nên nói nữa, lạc đề topic.
Sự sụp đổ của Liên Xô là do chính người Nga đã không biết coi trọng lý luận của Lê nin . Chính xác là chính quyền Xô viết thời đó đã không làm theo lý luận của Lê nin , nên sụp là phải .
Hồi trước bản thân anh cũng băn khoăn là tại sao một lý thuyết vĩ đại vậy mà Xô Viết lại sụp . Lên năm thứ 2 mới hiểu tại sao . Có thể nói đơn giản thế này : nếu em không hiểu lý thuyết toán thì hiển nhiên không giải được bài tập toán , nếu cố giải thì có thể ra kết quả sai . Chính quyền Xô Viết thời đó không nắm rõ lý luận của Lê nin ( không biết tại sao lại vậy ) nên không giải được bài toán cho chính họ thôi .
Thế nên CNXHKH còn có tên gọi là CN Mác Lê nin , chứ không phải chỉ là CN Mác .
Nói thêm một chi tiết khá thú vị : bản thân CN Mác có rất nhiều lỗ hổng, Lê nin đã khắc phục rất nhiều .
Khi nào em học phần này, sẽ thấy rằng Lê nin rất rất giỏi ,Lênin có lẽ đi trước thời đại quá nhiều .

Nguyễn Đăng Trung đã viết:
À quên còn cái nữa, em ko nghĩ trích dẫn từ wiki là lố lăng. Ở đó có cái hay cái dở và những gì em trích dẫn thì em đã đọc kỹ và chọn lọc. Ở đó phần lớn bài viết cũng đều lấy từ các nguồn sách, báo do những chuyên gia viết chứ ko phải một thằng h/s lớp 12 như em tự bịa ra. Tất nhiên nếu đang viết một bài luận để nộp lấy điểm thì em sẽ phải tìm những dẫn chứng đáng tin cậy hơn, nhưng thiết nghĩ trong phạm vi tranh luận trên này thì điều đó là ko cần thiết.
Anh nói là lấy nguồn trên wiki làm dẫn chứng khoa học (nghĩa là dẫn chứng đó là chân lý)thì là lố . Còn để tham khảo và chọn lọc thì nó lại khác .

Nguyễn Đăng Trung đã viết:
Em nói rằng việc dạy triết học hiện nay trong đại học là một môn bắt buộc, tốn mất 2 năm đèn sách của sinh viên là ko cần thiết, vậy thì có gì là ko liên quan đến topic? ... Khoa học xã hội đòi hỏi tự luận, độc lập suy nghĩ rất nhiều nên em ko nghĩ việc tự học được chủ nghĩa M-L hay bất kỳ thứ triết học nào là một việc quá khó khăn, nếu người đó biết đọc, đủ lớn để biết suy nghĩ về xã hội, đủ hiểu biết để tự đi tìm tài liệu.
Sự thực là đa số mọi người không thích học môn đó, lý do chủ yếu là tốn thì giờ . Anh cũng nằm trong số đó . Có những cái giờ nói em chẳng hiểu nổi đâu .

Xin hỏi em 3 câu hỏi :
1. với mỗi luồng tư tưởng , có 3 loại người :
-Ủng hộ nhiệt liệt, dù đúng dù sai .
-Phản đối bằng mọi cách .
-Cái gì đúng thì theo, cái gì sai thì phê phán .
Em sẽ là người loại nào ?

2. Tiếp nhận thông tin một cách khách quan là gì? Có phải là đọc nhiều luồng thông tin ? Đọc thêm luồng thông tin trái ngược ?
3. Sau khi tiếp nhận thông tin thì tin vào cái gì? hay không tin?
Nếu cảm thấy chưa chắc chắn đúng (tức là vẫn còn nghi vấn)? thì tạm để đấy? hay là chọn ra một đáp án và tin vào?

Em nghĩ thử xem, vui đấy .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hay cũng tại giáo trình và cách dạy bộ môn triết mà khiến cho nhiều người ko thích học triết như thế :-/
 
To Thành và Công : Thế này nhé, muốn chất lượng dạy tốt hay không thì ít nhất là phải có đội ngũ giáo viên giỏi đúng không? Giáo viên cũng là từ dân mà ra chứ lấy ở đâu? Nếu dân trí thấp, thì đào tạo ra đội ngũ giáo viên với chất lượng hạn chế (thật ra thì ngành nào cũng vậy ) . Em hiểu chưa ?
Dân trí thấp thì còn ảnh hưởng rất nhiều mặt nữa, vì sự phát triển của xã hội là do con người điều hành chứ làm gì có cái gì làm hộ .

Hì hì, khi nào mấy chú học về tư duy biện chứng thì thấy mấy cái này dễ thôi mà.
 
Hôm nay thảo luận kinh quá .Anh đang bận nên chỉ nói vài ý nhỏ thôi .

Thế này , nguyên nhân giáo dục ta chưa phát triển có rất rât nhiều . Anh nói là góp 1 ý thôi mà . Các chú bắt bẻ anh ghê quá T___T .
Nguyên nhân bao giờ cũng gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan . Ví dụ như bạn Đạt nói có thể gọi là nguyên nhân chủ quan . Còn cái anh nói là 1 nguyên nhân khách quan .
 
Back
Bên trên