Bình luận về giáo dục phổ thông ở VN

Có 2 vấn đề chính mà em cho là đáng quan tâm về nền giáo dục Việt Nam:
1. Chương trình học quá quá nặng: tiểu học có 9 môn, trung học cơ sở 12 môn, trung học phổ thông 11 môn. Không những nặng mà còn lệch: các môn tự nhiên được chú trọng quá nhiều, trong khi xã hội lại bị coi là môn phụ -> điều này gần như trái ngược so với quy luật bình thường là Xã hội là cốt lõi của một đất nước.

2. Thái độ của các bậc phụ huynh. Chắc hẳn mọi học sinh ai cũng biết chuyện này. Từ hồi mới đến trường đã bị cha mẹ thúc ép, rằng phải đứng nhất lớp, không chí ít cũng nhì. Càng lên cao thì áp lực lại càng tăng. Các bác cứ nhất định đòi con phải học bằng được tất cả các môn, nhưng lại không biết học thế để làm gì. Từ đó mới dẫn đến chuyện học thêm tràn lan, rồi tiêu cực thi cử, chạy vào trường điểm. Bao nhiêu đều đổ dồn lên học sinh, chỉ vì sự sĩ diện của bố mẹ hoặc tư duy không đúng hướng.

2 vấn đề trên đã gây ra những mặt xấu của nền giáo dục VN: chạy đua theo thành tích, tiêu cực thi cử, học nhiều nhưng kém hiệu quả, xa rời thực tế,v..v...
 
=D>
điều này gần như trái ngược so với quy luật bình thường là Xã hội là cốt lõi của một đất nước.
Chỉ có cái này thì chưa đc xác đáng. Nói thế khác gì bảo học lệch sang môn xã hội.:-?
 
Hì, mình thấy giáo dục ở VN có một điểm thế này : dạy cho các em bao nhiêu từ hay đẹp nhưng mà chẳng giải thích rõ nghĩa gì cả, cuối cùng biến các em thành những cái loa, nói nhiều cái rất hoành tráng và không hiểu gì hết :| .

To Đạt : theo anh nghĩ, thái độ của phụ huynh còn tùy thuộc vào nhận thức nữa,tức là có thể nói là tùy thuộc vào trình độ văn minh của xã hội . Khi nào trình độ văn minh tăng, thì những cái này sẽ được cải thiện .

Căn bệnh thành tích thì mình biết 1 nguyên nhân : đó là việc đặt ra các con số thành tích ảo và phải lấp đầy nó bằng được , đánh giá giáo viên qua học sinh (ví dụ: nếu lớp toàn học sinh giỏi thì giáo viên là giáo viên giỏi) , điều này trái hẳn với một nguyên tắc trong triết học Mác (nếu bạn nào đọc rồi) ...
 
Nguyên tắc gì nhỉ...:-??
Hay là biện chứng của cặp phạm trù nội dung + hình thức???:-?
 
Nếu Lộc muốn biết thêm thì đọc phần các cặp phạm trù . Hồi năm ngoái anh học thì lấy mấy cái ví dụ này để chứng minh hay phết . Chứ học triết mà lấy ví dụ đơn giản quá thì chán, ví dụ bài phủ định của phủ định : lấy ví dụ về hạt thóc, thấy hơi chán , vì nó cũ quá .
Mà thôi, vấn đề này bàn sau vậy, 2 ngày nữa anh thi hết kỳ 3 rồi T___T
 
Không hiểu sao không cho học sinh được chọn môn học từ cấp 3 nhỉ, bên Mỹ nó làm thế đấy. Mỹ giàu nhất thế giới là phải, ko phải chỉ có do do bán vũ khí trong đại chiến thế giới, lợi thế về địa lý (nằm cách biệt với các châu lục khác, ko bị 2 cuộc đại chiến thế giới tàn phá, v..v (lịch sử dạy ra rả)) mà còn do cái chính là nó biết cách dạy, biết cách làm việc, biết cách quản lý. Mà cái này chẳng thấy lịch sử nhắc đến gì cả, cứ đổ hết cho bán vũ khí với lợi thế địa lý với bla bla, buồn cười thật =)) =)) =)) Cấp 3 là định hướng nghề nghiệp rồi, cho học sinh tự chọn môn có lợi thế có phải hơn ko, học mấy cái môn như kĩ nông, kĩ công ba lăng nhăng ba lít nhít làm gì. Học sinh tốt nghiệp cấp 3 chẳng biết lợi thế của mình là gì, chẳng biết mình thích gì (mà có thích cũng có khi ko đc làm vì đó là nghề "hạ đẳng", ko ngóc đầu lên đc, bôi dzo trát trấu vào mặt bố mẹ, bla bla), chẳng biết mình sẽ làm gì, chẳng biết đi đâu về đâu. Thật lãng phí nhân tài, lãng phí tiền của, thời gian, sức lực. Thế nên sao cứ kêu là VN "chảy máu chất xám", chảy thế chứ chảy nữa cũng chẳng có gì lạ :)) :)) :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói về chuyện châu với nước, lại nhớ ra vài vd mình đã được đọc tận mắt, nghe tận tai (nguồn thì toàn là báo chí có uy tín hoặc người được dạy người khác :( ):
- "Genève là thủ đô của Thụy Điển"
- "Các nước dùng tiền Euro gồm có Đức, Pháp, Úc, Bỉ, Hà Lan,..."
- "1 máy bay vừa cất cánh từ Milan đã phải hạ cánh gấp ở Innsbruck, Úc, 1 nước láng giềng của Ý"
- "Istanbul là thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ"
- "Sydney là thủ đổ của Úc"
- "Toronto là thủ đô của Canada"

Tây họ ở xa, tiếng họ lại phức tạp, Việt Nam mình biết sai là phải. Nhất là mấy thành phố như Istanbul, Sydney, Toronto... nghe cũng có vẻ là thủ đô lắm. Ví dụ: bọn Tây cũng có thể nhầm Sài Gòn hay Huế là thủ đô Việt Nam :))

Bây giờ thông tin nhanh nhẹn, Net niếc phát triển, còn ít sai. Chứ trước đây vài chục năm, đố ai phân biệt được mấy nước Đông Âu như Hungary, Bulgaria, Romania, Albany... vì đọc lên phào phào cái đuôi nó như nhau cả. Budapest với Bucharest càng chả phân biệt được. Nói gì Iran hay Iraq (mà nhiều người gọi là 1-răng, 1-rắc)...

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
may mà lớp mình mới chỉ học kỹ công , nhưng đến bây giờ vẫn chưa bít mặt mũi cái tụ điện nó ra làm sao nữa, mà cũng chả hiểu mắc sao với tam giác nó là cái j` nữa:|
Môn kỹ còn đỡ chứ môn gdcd thì ko thể chấp nhận đựơc , tòan nói cái đâu đâu với nhồi vào đầu mấy cái ba lăng nhăng , ko học môn nè thì chắc mình thành công dân tốt được chứ học rùi thì chắc chả muốn làm công dân tốt nữa :|
TD cũng chả khá hơn là bao nhiêu , 1 tuần 1 tiết , thỉng thoảng lại bùng thì lúc kt còn chả bít kt cái quái j` nữa :|
 
Cậu Hưng ơi lớp tớ cũng học mắc sao, mắc tam giác, lớp tớ nghe chỉ hiểu mỗi sao với tam giác là gì thôi:D

Thực ra, em nghĩ nếu nói giáo dục kém vì có nhiều tiêu cực thì cũng không đúng, vì kém nghĩa là nhiều tiêu cực, nói thế hóa ra kém là vì kém à?

Bọn trẻ con nước mình mới bé đã bị nhồi chính trị vào đầu. Nghe mấy đứa bé tầm lớp 4, lớp 5 đi ngoài đường nói với nhau: "Tớ ghét nhất là Pháp với Mỹ" (lý do tại sao chúng nó nói thế thì hiển nhiên rồi) Thực ra không phải thầy cô bố mẹ chúng nó bắt chúng nó nói thế, nhưng mờ dạy những cái trong sách ra thì tự nhiên nó sẽ thế. Lúc nào cũng "nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc" với cả "những người cộng sản chân chính của ta" Bác mình trước kia cũng nói thế thì không phải là điều xấu, nhưng lặp lại nó trong thời đại bây giờ thì là điều xấu.

Nếu bé mà đã học dính dáng đến chính trị nhiều thì lớn lên nó sẽ không thể chọn được con đường riêng của nó, phụ thuộc là phải

Ngay cả các bác viết sách, hay các thầy cô giỏi, bao giờ, trên đầu họ cũng có 1 cái ách nào đó không cho nói ra sự thật. Nói thật thì động chạm. Sợ học sinh nói theo thì... chết. Thế nên em nghĩ cái yếu nhất ở VN là cái tư tưởng.

Thêm một ý nữa. Cái gì hấp dẫn thì sẽ thu hút. Môn Toán chỉ thấy người ta kêu nặng chứ không kêu chán, lúc học không ức chế được. (Ở nước mình thì các môn tự nhiên hút hàng hơn vì nó khách quan) Thế còn môn Văn, Sử, Địa, GDCD... Ai yêu thì đi theo, còn Văn, Sử, Địa, CD phổ thông thì không thể ngửi được.
-------------

Braxin ở châu nào hả anh.=))

Anh Công anh í bảo "châu Âu với Mỹ" chứ có bảo "châu Âu với châu Mỹ" đâu chú:D
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
:)) ghét đã ăn thua gì đâu chứ, hồi lớp 7 bọn mình đã ăn mừng vì vụ 11/9 đấy, ăn mừng vì đế quốc mỹ đã bị trả thù ( :( nghĩ lại sao hồi đó dở hơi thế )
Mà hình như đứa trẻ con nào cũng coi vietnam là cái rốn của thế giới thì phải , mình còn nhớ hồi bé vẫn con vietnam là số 1 thế giới , mà cũng đúng thế thật đánh nhau hết thằng fr lại đuổi jp rùi đánh us tơi bời , chưa kể lịch sử hết đánh tàu lại đánh nguyên , ko số 1 thế giới mới lạ :D , mà với trẻ con cứ thằng nào đánh nhau thắng là thằng đấy giỏi thui :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hờ hờ, giờ mới hiểu tại sao hồi trước Mỹ thua VN te tua

Tóm lại, đã là phổ thông thì phải khách quan, và cơ bản, thì cả 2 cái mình đều đi theo hướng ngược lại:D
 
Định thôi nhưng mà lại thấy mấy bạn này nói đến là vui . Việc các em nhỏ hô khẩu hiệu nhiều đó là có nhiều phần nội dung giáo dục mang tính giáo điều , cái này bây giờ đang được chống rất nhiều .
Thêm nữa : đúng là học sinh giờ không phân biệt rạch ròi lắm các khái niệm . Ví dụ :chính quyền và nhân dân là 2 khái niệm khác nhau . Học lịch sử xong mà cảm thấy ghét nước Mỹ (tức nhân dân Mỹ) thì đến là buồn cười, rồi lại đổ cho là do Cộng sản dậy . Nghe buồn cười lắm, học trò dốt thì đừng đổ tại thầy .Có câu này của ai không rõ (hình như là của Khổng Tử) : đọc sách mà tin hết vào sách thì thà đừng đọc còn hơn . Phải công nhận là giáo dục VN có lẽ chưa dạy được cho học sinh làm sao để biết xử lý thông tin , có lẽ do học thuộc nhiều quá , lối tư duy thụ động .

Nguyễn Phương Anh đã viết:
Bọn trẻ con nước mình mới bé đã bị nhồi chính trị vào đầu. Nghe mấy đứa bé tầm lớp 4, lớp 5 đi ngoài đường nói với nhau: "Tớ ghét nhất là Pháp với Mỹ" (lý do tại sao chúng nó nói thế thì hiển nhiên rồi) Thực ra không phải thầy cô bố mẹ chúng nó bắt chúng nó nói thế, nhưng mờ dạy những cái trong sách ra thì tự nhiên nó sẽ thế. Lúc nào cũng "nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc" với cả "những người cộng sản chân chính của ta" Bác mình trước kia cũng nói thế thì không phải là điều xấu, nhưng lặp lại nó trong thời đại bây giờ thì là điều xấu.
Do cách dạy làm các em hiểu nhầm thì đúng hơn . Không có gì xấu khi tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt cả . Nếu không biết lịch sử VN thì sẽ không phân biệt nổi ta với người nước ngoài đâu .
 
ví dụ bài phủ định của phủ định : lấy ví dụ về hạt thóc, thấy hơi chán , vì nó cũ quá .
Đọc xong ko hiểu nổi hạt thóc năm nay có gì hơn năm ngoái.8-} 8-} 8-}
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Định thôi nhưng mà lại thấy mấy bạn này nói đến là vui . Việc các em nhỏ hô khẩu hiệu nhiều đó là có nhiều phần nội dung giáo dục mang tính giáo điều , cái này bây giờ đang được chống rất nhiều .
Thêm nữa : đúng là học sinh giờ không phân biệt rạch ròi lắm các khái niệm . Ví dụ :chính quyền và nhân dân là 2 khái niệm khác nhau . Học lịch sử xong mà cảm thấy ghét nước Mỹ (tức nhân dân Mỹ) thì đến là buồn cười, rồi lại đổ cho là do Cộng sản dậy . Nghe buồn cười lắm, học trò dốt thì đừng đổ tại thầy .Có câu này của ai không rõ (hình như là của Khổng Tử) : đọc sách mà tin hết vào sách thì thà đừng đọc còn hơn . Phải công nhận là giáo dục VN có lẽ chưa dạy được cho học sinh làm sao để biết xử lý thông tin , có lẽ do học thuộc nhiều quá , lối tư duy thụ động .


Em có bảo là cộng sản đâu. Em bảo là cộng sản nửa vời.

Với lại em đang nói bọn trẻ con cơ mà. 7,8 tuổi cái gì trong đầu chúng nó thì là do người lớn tất.

Em chưa nói đến mấy cái cao siêu như "chính quyền" với "nhân dân". Em chỉ nói ngay đến cái bài chép chính tả của thằng ku lớp 2 nhà em
"Dưới trăng quyên đã gọi hè/Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông". Bố nó còn chẳng hiểu nói gì nó.

Do cách dạy làm các em hiểu nhầm thì đúng hơn . Không có gì xấu khi tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt cả . Nếu không biết lịch sử VN thì sẽ không phân biệt nổi ta với người nước ngoài đâu

Anh lại hiểu nhầm ý em rồi. Em đâu có bảo không phải tự hào. Chẳng qua đừng có suốt ngày tự hào thôi. Chẳng nhẽ bây giờ mọi người không công nhận là nước mình suốt ngày kỷ niệm chiến thắng, lịch sử thì toàn chiến tranh không hà?

Quan điểm của em là nền giáo dục ta đã đưa chính trị vào chương trình quá sớm, làm mất tính khách quan, và như thế thì sẽ học bị động.

Chắc tại diễn đạt không tốt anh Đức Anh hiểu lầm chăng?

Dù sao cũng cảm ơn đã góp ý
 
Xin lỗi vì đã làm em hiểu nhầm . Anh chỉ có ý định nói rõ thêm một vài chi tiết thôi .
Việc em nói giáo dục đưa chính trị vào sớm là không đúng.
Lịch sử VN nói nhiều về chiến tranh bởi vì bản thân nước VN gặp nhiều cuộc chiến tranh.
Giáo dục VN đúng là còn lạc hậu nhiều, học sinh vẫn còn lối học thụ động, cái này thì cũng được bàn nhiều rồi .

Còn việc anh nói về việc những người sung sướng vì Mỹ bị sập tòa tháp đôi thì đừng đổ tại ai dạy mình thế cả . Đơn giản là cách suy nghĩ của người đó quá cơ học .Người dân VN đâu có căm thù nước Mỹ , chỉ căm thù cái chính quyền đã mang quân sang đây, cái chính quyền đã dội bom vào VN ... Cần phải phân biệt cho rõ . Bản thân ngày chiến tranh, rất nhiều người dân Mỹ đã biểu tình phản đối chiến tranh VN . Thế có lý do gì để sách sử dạy là phải căm ghét người Mỹ nào?
Hiện nay VN có chủ trương là gác lại quá khứ hướng tới tương lai , lẽ ra những bạn trẻ hơn phải có lối suy nghĩ thoáng chứ nhỉ ?
 
Anh Công anh í bảo "châu Âu với Mỹ" chứ có bảo "châu Âu với châu Mỹ" đâu chú
Anh ấy edit đấy chứ.;))
Quan điểm của em là nền giáo dục ta đã đưa chính trị vào chương trình quá sớm, làm mất tính khách quan, và như thế thì sẽ học bị động.

Cái này nói xuôi ra thì là đúng. Đi đâu cũng thấy học sinh mở mồm chửi tư bản, chửi đế quốc. Sách nào cũng nói Mỹ láo thế này, mất dạy thế nọ. Nào là ghê tởm cái tệ nạn này tệ nạn kia, đổ nó là do tư bản... Nào là ngày xưa tư bản nó thế kia, bây h tư bản nó ranh ma hơn...blah blah.8-}
Cái đó vì sao thì ai cũng học rồi, cũng biết rồi.:)|
Một phần là cái nếp nghĩ của dân ta, rất thờ ơ chuyện chính trị, coi chuyện đó thật khủng khiếp, đụng vào là chết như chơi, cho nên cứ thik co ro trong cái luỹ tre làng, mặc đời nó ra làm sao. Thế nên dạy mấy cái kia là nuốt trôi đc ngay.

Nhưng mà cũng phải nói ngược rằng việc dạy và học chính trị là ko thể bỏ qua, nhất là ở VN. Đừng bảo học chính trị chỉ để làm chính trị, ai mà chả phải có cho mình 1 chính kiến, 1 quan điểm rõ ràng về đất nước. Và chính trị cũng chỉ nên bắt đầu dạy từ ĐH, khi mỗi người đã có ý thức của công dân. Cái này thì em đồng ý với chị.:D
 
Thêm một ý nữa. Cái gì hấp dẫn thì sẽ thu hút. Môn Toán chỉ thấy người ta kêu nặng chứ không kêu chán, lúc học không ức chế được. (Ở nước mình thì các môn tự nhiên hút hàng hơn vì nó khách quan) Thế còn môn Văn, Sử, Địa, GDCD... Ai yêu thì đi theo, còn Văn, Sử, Địa, CD phổ thông thì không thể ngửi được.

Hì, cả một giai đoạn quan hệ quốc tế phức tạp hơn 40 năm được dạy trong 2 tiết, một bài thơ bất hủ, được coi là kiệt tác của cả một đời nhà văn cho dạy trong 1 tiết, v.v… thì chịu có muốn ngửi cũng ko được :D.
Nhưng mà cũng phải nói ngược rằng việc dạy và học chính trị là ko thể bỏ qua, nhất là ở VN. Đừng bảo học chính trị chỉ để làm chính trị, ai mà chả phải có cho mình 1 chính kiến, 1 quan điểm rõ ràng về đất nước. Và chính trị cũng chỉ nên bắt đầu dạy từ ĐH, khi mỗi người đã có ý thức của công dân. Cái này thì em đồng ý với chị.

Chính trị ko nhất thiết phải dậy mới hiểu được, để có một quan điểm nào đó thì cũng ko nhất thiết phải học chính trị mới có được. Chính trị cũng ko phải chỉ có Marxist, Lênin hay tư tưởng HCM. Chúng ta luôn cho rằng những người đó đúng nhưng học sinh đâu có được học tư tưởng của các triết gia khác đâu mà so sánh được xem ai đúng ai sai.
 
Nguyễn Đăng Trung đã viết:
Chính trị ko nhất thiết phải dậy mới hiểu được, để có một quan điểm nào đó thì cũng ko nhất thiết phải học chính trị mới có được. Chính trị cũng ko phải chỉ có Marxist, Lênin hay tư tưởng HCM. Chúng ta luôn cho rằng những người đó đúng nhưng học sinh đâu có được học tư tưởng của các triết gia khác đâu mà so sánh được xem ai đúng ai sai.
Ai bảo là mọi người không biết tư tưởng của triết gia khác ? Tất nhiên là có so sánh để chứng minh sự ưu việt của tư tưởng Mác Lê nin , chứ làm gì có cái lý thuyết nào "tự sướng" đâu. Thêm nữa: trường học không có nghĩa vụ phải dạy hết sạch các tư tưởng .
Còn việc đúng hay sai thì lịch sử đã chứng minh rồi : trong các đảng được lập ra với biết bao là tư tưởng tiến bộ , với biết bao là khẩu hiệu bình đẳng bác ái, ờ thì đảng nào ra đời mà chả phải vậy , duy nhất chỉ có ĐCS VN lãnh đạo được nhân dân VN giải phóng được dân tộc và thống nhất đất nước . Thế nên không có lý gì để nói là tư tưởng Mác Lê nin là sai cả .
Còn nói không học chính trị mà hiểu được chính trị (tất nhiên là chủ nghĩa Mác Lê nin ) thì e là quá giỏi , tôi nói thật đấy . Cái lý thuyết đồ sộ thế kia , cũng chỉ có 3 người nghĩ ra nổi, nếu ai cũng tự đọc được thì dân mình giỏi quá !
 
Thực ra cái "chính trị" mà em nói ở đây không phải là Mác-Lê:) Em chỉ nói đơn thuần là cái cách diễn đạt của sách (mặc dù các bác viết sách không cố ý như thế) làm cho học sinh dễ xuôi về phe cộng sản của ta hơn là phe tư bản của người ta. Ví dụ như gọi ta là "các chiến sĩ của ta", gọi địch là "bọn địch" này nọ... Giáo viên có dạy kiểu gì, học sinh cũng sẽ nghĩ là ta xấu địch tốt.

Em nghĩ đối ngược với "chính trị" là "khách quan". Trẻ con 7,8 tuổi có lẽ chỉ nên học đến hoa lá cây cành, đạo đức, và một số thứ khác chứ chưa nên sờ mó đến "Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh". Ngay từ bước đầu là dạy tiểu học, chương trình đã có sự thiếu khách quan như vậy thì cái óc tư duy của các em lớn lên hiển nhiên chỉ còn 1 nửa. Đến bậc ĐH, hoặc có thể là cấp 3 (như em bây giờ) (đồng ý với em Lộc) thì mới nên tiêm một chút chính trị vào học sinh.

Một phần là cái nếp nghĩ của dân ta, rất thờ ơ chuyện chính trị, coi chuyện đó thật khủng khiếp, đụng vào là chết như chơi, cho nên cứ thik co ro trong cái luỹ tre làng, mặc đời nó ra làm sao. Thế nên dạy mấy cái kia là nuốt trôi đc ngay.

Ừ cái này thì công nhận.
Nhưng mờ đang nói về việc dạy học sinh cơ mà:-/
 
Chính trị ko nhất thiết phải dậy mới hiểu được, để có một quan điểm nào đó thì cũng ko nhất thiết phải học chính trị mới có được.
Thì cũng giống như mấy bà bán thịt bán cá ở chợ,tính tiền nhẩm khéo nhanh hơn mấy anh học sinh chuyên toán :)) nhưng hỏi mấy cái kiến thức cơ bản của đại số,hình học thì người ta chịu. Chính trị cũng vậy,xem ti vi báo chí hàng ngày cũng mơ hồ có đc cái chính kiến riêng của mình,cũng tranh luận,nhận xét, nhưng nếu ko đc đào tạo cơ bản thì cũng chỉ là những ý kiến chủ quan,một chiều,ko thuyết phục.
Chính trị cũng ko phải chỉ có Marxist, Lênin hay tư tưởng HCM. Chúng ta luôn cho rằng những người đó đúng nhưng học sinh đâu có được học tư tưởng của các triết gia khác đâu mà so sánh được xem ai đúng ai sai.
Đúng quá (chẳng biết tán phét thêm gì nữa :( )
Quan điểm của em là nền giáo dục ta đã đưa chính trị vào chương trình quá sớm, làm mất tính khách quan, và như thế thì sẽ học bị động.
Cái này đâu có đúng nhỉ? so sánh với các nc khác như Anh chẳng hạn,học sinh nếu thích có thể học chính trị ngay từ năm đầu tiên GCSE :)) còn nc ta thì làm gì có môn chính trị ở phổ thông, nếu có thì cũng chỉ có vài ba bài trong sách GDCD (mặc dù thấy viết cũng hơi quá tay :D ), xen lẫn trong đấy là 1 chút luật,1chuts kinh tế.. chẳng thiết thực quá còn gì.. :))
Phải đổi thành nền giáo dục phổ thông nc ta ko có môn chính trị,nên nhiều đồng chí mới thấy tò mò => tự tìm tư liệu để lên HAO cãi nhau :))
Với cả gọi là chính trị nghe nó to quá ,ko phù hợp với lứa tuổi bọn mình, nên cứ gọi là môn GDCD đi cho nó trẻ trung.
 
Back
Bên trên