Bình luận về giáo dục phổ thông ở VN

Đã đi học thì đừng nghĩ đến chuyện chơi làm gi:) Bọn nc ngoài cũng học hộc cả máu ra chứ có phải bọn nó chơi lắm như mình xem phim đâu. Nhất là bọn lớp 12, thi SAT bọn nó ôn còn kinh gấp mấy mình, lên mấy cái collegeconfidential thì biết. Chỉ có điều bọn Mỹ ko phải đi học thêm vì toán lý hóa ko khủng như ở VN, còn châu Á thì, chẹp, cũng đi học thêm liên miên.
Về học toán, em thấy học toán rất có lợi trong việc sắp xếp ý tưởng và tư duy của mình, rèn luyện tính cẩn thận. Nhưng Lý hóa thì thật kinh khủng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
:D Sao không có hả anh, có mấy đứa bạn em so với hồi lớp 10 tư duy kém hẳn. Tiêu biểu là con bạn em :D. Vì hầu như bài nào cũng có dạng cả rồi nên nó rất nhác nghĩ cách mới, cứ thế mà lắp dạng vào mà làm. Tiêu biểu có hôm học Hình giải tích, nếu như trước đây thì đã làm được cách giải theo Hình vừa dễ vừa ngắn, nhưng mà nó thà ngồi dùng giải tích đại số trâu bò cả mấy trang giấy ra còn hơn :D. Uhm, chẳng biết nói thế nào :D. Làm cái gì mà chẳng phải nghĩ nhưng mà không phải bao giờ nghĩ nhiều cũng là tốt, cứ nghĩ mãi theo 1 hướng thì nó mòn chứ :D.Mà đi thi Đại học :D thì nên làm theo cách truyền thống, làm cách sáng tạo đôi khi hơi mạo hiểm :D. Em cũng không tranh cãi nhiều với anh về cái này làm gì :D, hình như anh thi QG Toán :D. ./.
 
Em có bảo học K Tế ko cần toán đâu :-ss.
Cái lợi lớn nhất khi học Toán đó là phát triển tư duy mà:D . Đương nhiên là em cũng biết chứ :"> b-) ;;).
Nhưng không phải học Toán kiểu gì cũng phát triển tư duy hơn, đôi khi lại còn bào mòn tư duy, đấy là theo em nghĩ :D. Nhất là học Toán để ôn thi Đại học, chán + trâu bò là chính :D.
Em chưa bao giờ có nói Toán là 1 môn học vô dụng cả, theo em thì Toán là 1 trong những môn học quan trọng nhất b-) (ơ hay có phải tự nhiên em học chuyên Toán đâu :">). Mà em cũng chưa thấy 1 môn học nào là vô dụng cả, nếu như xét về mục đích thực sự của nó, nhưng hình như cách học hiện nay của bọn em đang đi xa dần với cái đích thực sự đó, chỉ thấy mỗi cái đích trước mắt là thi cử :D.

Ừ mình cũng thấy học môn nào bây giờ cũng bị lệch hướng sang cái đích thi cử rồi. Môn nào ko thi thì ko học, môn nào thi thì học sâu đến mức ko cần thiết. Đáng lẽ những bài tập chỉ nên để minh họa cho lí thuyết thôi thì lại bắt học sinh giải những bài trời ơi đất hỡi, đánh đố nhau. Những bt ấy chỉ nên để dành cho những HSG, những người say mê môn đấy chứ bắt ai cũng phải giải chỉ tổ làm học sinh chán học. Dạo này thi đại học còn đỡ đánh đố đấy, chứ hồi trước thi đại học thì kinh hồn.
Chỉ có giảm được áp lực thi cử thì mới đổi cách dạy và học được.0:)
 
- Những người đã là GS thì làm thế nào để sớm có ngày có một PGS làm việc cạnh mình, đó là “phúc” cho ngành, cho xã hội.
- Khi người ta mua một cái tivi, nếu dùng một thời gian thấy nó không tốt thì người ta có thể bỏ đi và mua cái khác nhưng không ai học một trường ĐH sau 5 năm chỉ để biết nó tốt hay không tốt.
- Hiện, tỷ lệ học sinh tiểu học đang giảm mạnh, trong khi đội ngũ giáo viên không thay đổi. Vì vậy, nếu dưới 20% học sinh ở lại lớp cũng không có vấn đề lớn lắm về giáo viên!
- 50% học sinh Hồng Công học thêm, ở Braxin là 40%, Nhật Bản 70% và Malaysia là hơn 80%. Chúng tôi đưa ra con số như vậy không phải để tự khen mình! Bản thân học thêm dạy thêm không xấu, vấn đề là động cơ người dạy.
Những tư tưởng đáng khâm phục của một nhà cải cách giáo dục.^:)^
 
To Dung : em so sánh khập khiễng rồi . Bây giờ cho anh mấy bài toán phổ thông ,anh chịu, chẳng làm nổi . Lâu không học thì quên thôi . Nếu không giải được vài bài tập toán nào đó đâu có nghĩa là kém . Thật ra câu anh nói về tư duy là không rõ nghĩa, anh cũng chẳng biết diễn đạt thế nào .
Ah, việc bạn em giải trâu bò cũng chẳng sao đâu, anh thấy thế bình thường . Hồi trước thi toán làm bài bất đẳng thức, anh cũng chơi trò cùn là khai triển :D , mấy tờ giấy liền :D . Miễn là mình đi được đến đích, còn hơn là nghĩ cách sáng tạo mà không đến đích .
 
Tư duy tốt ko phải là nhớ dai mà là tư duy có thể giải quyết đc mọi vấn đề trong mọi trường hợp. Có thể quên bài đã học, nhưng nếu đc học lại thì một tư duy tốt vẫn sẽ tỏ ra vượt trội.
 
Cái ko ổn lớn nhất chính là sự cào bằng. Khi có nhiều chênh lệch giữa các nhóm thì đưa ra 1 giải pháp chung ko bao giờ ổn thỏa đc. Chênh lệch ở đây là giữa thành thị và nông thôn, giữa HSG và đại trà…. Tất nhiên sự chênh lệch này không rạch ròi như thế mà sẽ có những nhóm chiếm những vị trí trung gian vì chúng đều trên miền liên tục. Ví dụ vấn đề dạy thêm: nhiều ng nói dạy thêm nổi cộm nhưng anh ko tin ở nông thôn, miền núi cũng nổi cộm, rõ ràng chủ yếu ở TP thôi. Ví dụ về chương trình: tất cả hs đều chung 1 chương trình thì chắc chắn đứa trung bình theo đc thì đứa giỏi kêu dễ và ngược lại. Giải pháp: đa dạng hóa chương trình và tùy biến cho phù hợp. Cái này sẽ khó vì khó quản lí nhưng là xu hướng tất yếu. Xu hướng chuyên ban cũng theo xu hướng này và nó sẽ ngày càng phát triển. Có lớp chuyên cho bọn nổi bật, có lớp thường, thì cái bọn trung gian cũng phải có phần chứ :D

Về chương trình: anh thấy nói chung mọi ng chê nhiều nhưng thấy hơi ngạc nhiên. Có những chuyên gia nghiên cứu về nó, tại sao mọi ng lại có thể dễ dàng chê bai đến vậy? Có những cái thấy sai đến ngớ ngẩn, phải chăng chính những ng chê chưa biết khúc mắc bên trong? Nhưng như đã nói ở trên, ko phân hóa thì chấp cả giời cũng ko làm nổi.

Về áp lực thi cử: 10 thằng thi 1 thằng đỗ và đứa nào cũng khao khát đỗ thì miễn bàn cái này.

Về học thêm: Có thằng nào học cả ngày thì hình như buổi chiều ko tính là học thêm :D. Chả cấm đc. Cái tuổi hs là cái tuổi đi học, việc của hs là đi học, còn sức thì còn bị bắt đi học. Có chăng là dàn nó thêm những mục đích khác như học đàn, vẽ… chứ em cứ chúi mũi vào game thì ai chịu dc.

Thực ra hiện nay kêu nhiều nhất về chương trình có lẽ là dân thành phố, sao ko thả thêm các trường dân lập tự do hơn may ra thỏa mãn đc những nhu cầu này. Chứ TP mà vừa lòng thì chắc nông thôn khóc thét, tất nhiên là cả ngược lại. Có thể Bộ đề ra một cái chuẩn (kiểu 1 kì thi) còn lại ko can thiệp các trường dạy thế nào :D

Việc khuyến khích sang học nghề không thực tế, vì nếu nó có ích cho ng ta thật thì đâu cần nói mãi mà ko có ai theo như vậy. Nguyên nhân chính có lẽ ở chỗ chênh lệch thu nhập lớn. 9 ông còn lại kia ko vào đc ĐH thì các nhóm khác càng dư thừa => thu nhập càng thấp=> chênh lệch càng lớn => bảo sao ng ta ko chịu nếu ko phải đường cùng.

Muốn giảm áp lực thi cử để giảm học thêm thì có thể làm thế này: Giảm trợ cấp của nhà nước cho đại học, để ng ta phải cân nhắc hơn khi quyết định vào ĐH như một quyết định đầu tư (SV nghèo thì tăng các loại cho vay và học bổng). Làm giảm các rào cản để chỉ tiêu ĐH theo sát với thị trường, do thị trường điều tiết. Sẽ có những SV ra trường thất nghiệp, lương của nhóm này có thể giảm xuống nhưng cũng làm rõ con đường ĐH cũng chông gai như tất cả các con đg khác và nếu ko đáp ứng đc thì vẫn bị đào thải. Đồng thời giảm bớt sự dư thừa ở các nhóm lao động khác, giúp thu nhập của các nhóm đó tăng lên. Tóm gọn là 10 thằng chỉ 5 thằng muốn vào ĐH và lấy 2 thằng thì rõ là giảm áp lực. Các cái này thực ra chả có gì mới lắm, chỉ là trả nó về với quy luật phát triển tự nhiên và để tự nhiên điều tiết thôi. Ko theo quy luật tự nhiên thì phải đắp kè xây đập, duy tu bảo dưỡng hàng năm cũng phải chấp nhận thôi chứ than ai đc ;)

Giáo dục mà cứ tách khỏi kinh tế thì ko sao nói thuyết phục đc, mà nói cùng nhau thì lại thật phức tạp :(

Bốc phét tí, nhưng chắc vẫn có cái dùng đc :D
 
Hey chắc gì đã bỏ thi đại học ?
Muh cái bài Chiến tranh thế giới 1 & 2 học trong mấy tiết chứ có phải 1 tiết đâu?
Sách mới có cái khó hơn cũng có cái dễ hơn sách cũ chớ.
Tiền Việt mất giá, SGK in màu ----> Giá sách đắt là đúng rồi.
Mọi người nói Bộ GD ghê quá.
Có ai nghe buổi Mr.Thiện Nhân trả lời đại biểu ko?
Nếu có thì kể 1 chút đi.
 
Ngài bộ trưởng đưa ra chính sách mới : Chống bệnh thành tích, vì thế ngày đã hạn chế thi PG bằng cách : BỎ vào thẳng ĐH khi đc giải, lấy ít ng` đi thi hơn (10-6). Em thật sự bất bình với chính sách này /:) Thứ nhất là nguyên nhân : chống bệnh thành tích thì thật kô thể hiểu nổi. Bảo thi tốt nghiệp thành tích còn đúng, nhưng bảo thi QG mà bệnh thành tích thì kô đỡ đc. . Học sinh tốn bao công sức, thời gian để đc mang lại vinh quang cho trường lớp thành phố.....Không hiểu ông ấy định nghĩa từ đấy thế nào nữa
Với chính sách này, chắc chả ai muốn thi QG nũa---> kô có đội tuyển thi QT ---> Việt Nam....
 
Ở nhà đi! Cho các ổng ấy biết thế nào là giáo dục ko có thành tích.;))
 
Ngài bộ trưởng đưa ra chính sách mới : Chống bệnh thành tích, vì thế ngày đã hạn chế thi PG bằng cách : BỎ vào thẳng ĐH khi đc giải, lấy ít ng` đi thi hơn (10-6). Em thật sự bất bình với chính sách này /:) Thứ nhất là nguyên nhân : chống bệnh thành tích thì thật kô thể hiểu nổi. Bảo thi tốt nghiệp thành tích còn đúng, nhưng bảo thi QG mà bệnh thành tích thì kô đỡ đc. . Học sinh tốn bao công sức, thời gian để đc mang lại vinh quang cho trường lớp thành phố.....Không hiểu ông ấy định nghĩa từ đấy thế nào nữa
Với chính sách này, chắc chả ai muốn thi QG nũa---> kô có đội tuyển thi QT ---> Việt Nam....

Chính sách này được ban hành trước khi Bộ trưởng Nhân lên kia.
Mà tớ nghĩ chính sách đấy cũng hay đấy chứ, như thế chắc ko còn kiểu luyện gà, ai hứng thú thì tự học lấy mà thi
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ngài bộ trưởng đưa ra chính sách mới : Chống bệnh thành tích, vì thế ngày đã hạn chế thi PG bằng cách : BỎ vào thẳng ĐH khi đc giải, lấy ít ng` đi thi hơn (10-6). Em thật sự bất bình với chính sách này /:) Thứ nhất là nguyên nhân : chống bệnh thành tích thì thật kô thể hiểu nổi. Bảo thi tốt nghiệp thành tích còn đúng, nhưng bảo thi QG mà bệnh thành tích thì kô đỡ đc. . Học sinh tốn bao công sức, thời gian để đc mang lại vinh quang cho trường lớp thành phố.....Không hiểu ông ấy định nghĩa từ đấy thế nào nữa
Với chính sách này, chắc chả ai muốn thi QG nũa---> kô có đội tuyển thi QT ---> Việt Nam....

Ko có đội tuyển thi Quốc Tế thì sao hả em ?
Thi học sinh giỏi nói chung là tốt vì nó khuyến khích sự ham học của học sinh. Có điều nó lại sinh ra mặt trái. Các trường đua nhau chạy theo các thành tích thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế mà đôi khi quên mất ý nghĩa thực của nó. Có nhiều giải đồng nghĩ với việc tiếng tăm của trường sẽ được nâng lên. Thế là bao nhiêu chuyện tiêu cực từ mua đề thi đến mua giám thị... Các trường chỉ cốt làm sao càng nhiều giải càng tốt, giáo viên dẫn đoàn đi thi mà ít giải, về sẽ bị phê bình khiển trách, học sinh đi thi được động viên là ko có giải thì nhục lắm. Mua đề, lộ đề,... thi học sinh giỏi bây h ko còn là cuộc thi của tri thức đúng nghĩa nữa.
 
mọi người cho em hỏi một chi tiết nhỏ này :
có ai hiểu nổi ý nghĩa của việc đưa chữ E lên dạy đầu tiên trong phần dạy chữ cho trẻ lớp 1 ko ? Em nghĩ mãi mà ko hiểu được cái ý tưởng đó xuất phát từ hạn chế nào trong cách dạy chữ A , B , C thông thường !
Hay đây là một sáng tạo nào đó của bộ giáo dục sẽ làm cho các em dễ tiếp thu hơn ?
 
đây là một sáng tạo nào đó của bộ giáo dục

Chính xác !!! Đây là 1 sáng tạo mới của Bộ giáo dục :)) :)) :))

sẽ làm cho các em dễ tiếp thu hơn ?

Sáng tạo mới này sẽ khiến ko những các em khó tiếp thu hơn mà các thầy cô giáo, các vị phụ huynh cũng ko thể hiểu nổi cuối cùng thì chữ nào đứng trước chữ nào. Hóa ra trong gia đình Em lại to hơn cả Anh =)) =)) =))

Em nghĩ mãi mà ko hiểu được cái ý tưởng đó xuất phát từ hạn chế nào trong cách dạy chữ A , B , C thông thường !

Ko có hạn chế nào cả vì cả thế giới (ko kể những nước dùng chữ tượng hình) đều dùng hệ thống Alphabet. Nó thành chuẩn quốc tế rồi

có ai hiểu nổi ý nghĩa của việc đưa chữ E lên dạy đầu tiên trong phần dạy chữ cho trẻ lớp 1 ko ?

Có thể lại giống kiểu học thêm ấy, muốn học trước chương trình mà. Trong khi cả thế giới đang toát mồ hôi vì học chữ A thì chúng ta đã học xong chữ E rồi =)) =)) =))
 
anh Lê đã viết:
Các trường chỉ cốt làm sao càng nhiều giải càng tốt, giáo viên dẫn đoàn đi thi mà ít giải, về sẽ bị phê bình khiển trách, học sinh đi thi được động viên là ko có giải thì nhục lắm. Mua đề, lộ đề,... thi học sinh giỏi bây h ko còn là cuộc thi của tri thức đúng nghĩa nữa
bây giờ ở Việt Nam chỗ nào đụng đến thi là chỗ đấy có tệ nạn
kể cả thi QG
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ngài bộ trưởng đưa ra chính sách mới : Chống bệnh thành tích, vì thế ngày đã hạn chế thi PG bằng cách : BỎ vào thẳng ĐH khi đc giải, lấy ít ng` đi thi hơn (10-6). Em thật sự bất bình với chính sách này /:) Thứ nhất là nguyên nhân : chống bệnh thành tích thì thật kô thể hiểu nổi. Bảo thi tốt nghiệp thành tích còn đúng, nhưng bảo thi QG mà bệnh thành tích thì kô đỡ đc. . Học sinh tốn bao công sức, thời gian để đc mang lại vinh quang cho trường lớp thành phố.....Không hiểu ông ấy định nghĩa từ đấy thế nào nữa
Với chính sách này, chắc chả ai muốn thi QG nũa---> kô có đội tuyển thi QT ---> Việt Nam....


Đi thi học sinh giỏi, được miễn hầu như các môn phụ. Ăn luôn 10 phẩy, hoặc bằng điểm đứa cao nhất:eek: 17 tuổi đầu phải tự biết cái gì cần cho mình hơn, đã thi học sinh giỏi thì chịu mất ít kiến thức các môn khác, còn muốn ăn kiến thức thì thôi thi học sinh giỏi. Đằng này, họ (cả những học sinh và những giáo viên) đâm đầu thi học sinh giỏi, yên tâm rằng họ chẳng mất cái gì cả. Các thầy cô đã tiếp tay cho cái sự bị động của học sinh.

Em thấy chương trình quả là có vấn đề. Riêng các môn tự nhiên (nhất là môn Lý) em không dám kêu là nặng vì sức học các môn này của em cũng thường. Nhưng các môn xã hội thì... theo em bây giờ bỏ quách sách giao khoa đi cho rồi. [Những người làm ra sách giáo khoa là những người giỏi, nhưng không có nghĩa là họ có thể làm cho người khác giỏi, nhất là những người ở hoàn cảnh khác và có cách tư duy khác họ.]

Tạt qua bọn trẻ con 1 tí. Thằng em em học lớp 2, gấp mũ ca lô. Các bác biết nó viết chữ gì lên cái mũ đấy không? "Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh"! Người lớn cũng có loại như thế. Con bạn cùng lớp em điểm cao nhất nhì lớp rất thích hỏi những câu kiểu như là: "Mỹ ở châu Âu ah" (Em thề là nó không biết thật):| Những đứa như thằng em em, con bạn em, em tin là những học sinh ngoan và có khả năng, nhưng học ở nước mình, tự nhiên lại trở thành những cái máy đựng kiến thức và chỉ phun ra lúc người ta hỏi đến nó.

Sách giáo khoa các môn xã hội không gợi trí tò mò cho học sinh, bởi vì nó quá dài dòng, và quá nhàm chán, cái gì cũng sổ toẹt ra rồi, học sinh chỉ cần thuộc; thấy dài nghĩ thế là quá nhiều, quá đủ, không thích tìm hiểu sâu. Trong khi sách thực chất rất phiến diện. Thế chẳng phải chúng ta đang bị ngăn cản đến với sự thật hay sao?

Em nghĩ nếu không rút ngắn được sách giáo khoa, thì chẳng bao giờ tiến bộ được.

Môn tự nhiên thì... nhiều quá, học không xuể.

Nhiều người tin vào sách giáo khoa. Hoặc nếu cũng mở miệng nói được 1 câu "Học nhiều Toán thế này để làm gì nhỉ?" thì than thở xong cũng đành ngồi vào bàn học với mấy quyển sách tham khảo!

Chẳng phải là nên giáo dục của ta đang LỪA chúng ta hay sao?

Với lại, giáo dục kém chẳng qua cũng từ xã hội ấu trĩ mà ra. Nếu dân ta không quá nghèo, thì giữa trí thức với công nhân không chênh lệch giàu nghèo đến vậy, và thi Đại học cũng không còn lại sự lựa chọn duy nhất để có cuộc sống tốt. Nếu làm kinh doanh không phải là làm chính trị như bây giờ, thì sẽ giá trị của những bằng cấp sẽ không còn là vô giá như bây giờ. Vân vân, và vân vân.
 
mọi người cho em hỏi một chi tiết nhỏ này :
có ai hiểu nổi ý nghĩa của việc đưa chữ E lên dạy đầu tiên trong phần dạy chữ cho trẻ lớp 1 ko ? Em nghĩ mãi mà ko hiểu được cái ý tưởng đó xuất phát từ hạn chế nào trong cách dạy chữ A , B , C thông thường !
Hay đây là một sáng tạo nào đó của bộ giáo dục sẽ làm cho các em dễ tiếp thu hơn ?

Mấy bà í bảo: chữ e trong từ bé, các cháu quen hơn chữ a8-}

Từ hồi thằng ku em em lọt lòng đến giờ, tuyệt nhiên chưa thấy nó kêu từ "bé" với ai8-}
 
Sách lớp 1 có 1 loạt e và ê ở đầu thì phải.:-?
mẹ, bé, bê, dê, vẽ.....8-| ~> bé vẽ bê.@-)
Mấy cái này dạy thì thảo nào "em" toàn đọc thành "iem".
Em nhớ lớp 1 của em học chữ "o" ở đầu./:)
Vì: ò ó o...(con ~:> gáy).
Từ bé đến h em mới chỉ nghe con ~:> nó gáy khi nó sắp bị cắt tiết thôi.8-}
 
Back
Bên trên