Bình luận về giáo dục phổ thông ở VN

Bình luận về GD VN mà sao thấy mọi người nêu nhược điểm mà ko thấy mấy ai nêu ưu điểm nhỉ ? :D

Thứ nhất,về trang thiết bị dạy học thiếu thốn: Kinh tế nc ta chưa phát triển = các nc khác => thiếu thốn trang thiết bị là đương nhiên (so sánh với các ngành khác).Hơn nữa mặc dù vẫn biết học phải đi đôi với hành,phê bình GD nc ta sách vở toàn lý thuyết nảy sinh ra các chàng đầu to mắt cận đi chăng nữa thì cũng ko thể phủ nhận GD phổ thông chủ yếu quan trọng là lý thuyết hơn thực hành.

Thứ hai, về áp lực thi cử và học hành: so sánh với các nc trong khu vực thì khoản này VN ta vẫn thua Tàu,Hàn.. chán.Nhưng suy cho cùng thì áp lực học hành thi cử quá nặng là khía cạnh bất lợi trong việc giáo dục con người. Tuy nhiên,trong tình trạng nc ta còn thiếu thốn điều kiện vật chất,phân bố lao động đúng ngành nghề ko hợp lý,chảy máu chất xám còn nhiều thì việc chương trình GD nặng là giải pháp tốt nhất để nc ta phát triển.Học càng nhiều thì càng knowledgable, là cách nhanh nhất để nâng cao dân trí.

Thứ ba, về bệnh thành tích & tiêu cực :Giáo dục bị ảnh hưởng từ các ngành khác mà thôi, nếu đem so sánh bệnh thành tính & tiêu cực trong ngành GD với các ngành khác (như xây dựng) thì GD vẫn còn tiến bộ chán ^^ .Muốn giải quyết tiêu cực trong GD thì phải giải quyết đồng bộ tất cả các ngành, ko chỉ cục bộ mang GD ra mà phê bình đc.

Thứ tư, GD phổ thông VN chú trọng vào các môn tự nhiên mà quên đi vai trò của các môn XH: Điều kiện xã hội của VN làm yếu đi vai trò của các môn xã hội quan trọng như kinh tế chẳng hạn.(VD như trường Thương mại thì lấy điểm đầu vào thấp hơn Tự nhiên,Sư phạm :D ).Hơn nữa,việc giáo dục chú trọng vào các ngành tự nhiên là do VN trong thời điểm hiện nay cần cải cách trong sản xuất,tiến bộ KHKT,phát triển công nghiệp nhiều hơn là các ngành khác như media. Tuy nhiên,nc ta đang trong thời kì đổi mới hội nhập, khi kinh tế đóng vai trò quyết định trong sự phát triển 1 quốc gia, giáo dục phổ thông dù chậm nhưng chắc chắn sẽ phải thay đổi.

Ngoài những bất cập mọi người đề cập,trên thực tế GD nc ta từ trước đến nay có nhiều thành tựu rất đáng kể, so với đk vật chất sẵn có . Ví dụ như học sinh VN trong các kì thi quốc tế luôn mang lại kết quả khả quan, nhất là toán và tin.Suy cho cùng, GD VN đang đi đúng hướng,muốn thành công thì phải đầu tư,chấp nhận mất những thứ khác thì lâu dài sẽ có thành tựu.
 
Cái gì cũng có hai mặt của nó. Giáo dục kiểu Việt Nam thì làm cho học sinh có thói quen thụ động, lười sáng tạo và phát triển thiếu toàn diện, nhưng có cái hay là phần lớn học sinh đều rất chăm chỉ, chịu thương chịu khó ^_^, đấy là ưu điểm mà đi đâu người ta cũng khen SV của mình.

Nhưng thời điểm hiện tại thì bất cập nhiều hơn. :)
 
Về giáo dục ở VN thì cũng được bàn kỹ lắm rồi mà... :)

Có lẽ cái đầu tiên cần thay đổi là:
- tăng lương cho giáo viên (nhằm chống học thêm)
- thay đổi giáo trình (thực tế hơn, cân bằng hơn)

Ngoài ra em Đức Anh có thể tham khảo thêm ở trong bài viết liệt kê mục lục này của anh Hoài:
 
:) Tik bài hay cho anh Lê :)
Thế nhưng nó dạy có phương pháp, ko cần phải học thêm, em nói thế bác nghe được chứ ạ?
:) Thực ra, chả phải cái nền giáo dục của mình đẻ ra học thêm đâu :) Mà quan trọng là tư tưởng của dân mình thôi :). Nếu giáo viên dạy tâm huyết :). Nếu phụ huynh học sinh ko bắt con cái họ đi học thêm thì cũng chả cần cái này học sinh mình vẫn học được :D
Cái này báo chí cũng nói nhan nhản rồi bác ạ Dạy kiểu này thì thử ko học thêm xem, có mà đỗ đại học = cái niềm tin nhá
Bạn tớ nó chả học thêm đâu thi ĐH Vẫn đc 26.5 :D. Quan trọng là nó ở quê :). Lại gặp đc một ông giáo tâm huyết :). Thầy dạy chu đáo chương trình ở lớp, học sinh về chăm chỉ :). Tớ ko nghĩ là đề Đh nó quá khó đến mức như bạn nói đâu :)

Còn cơ sở vật chất :)) Thật nực cười khi đem cơ sở vật chất của VN ra so sánh với những nước có GDP/người hơn mình đến cả trăm lần như Nhật hay Mỹ :). Tuy nhiên. Nếu ko có tham ô tham nhũng thì chắc là cũng khá hơn nhiều :).

:) Nghiên cứu khoa học nữa chứ nhỉ :). Nhưng nghiên cứu đâu cứ phải giỏi là làm đc đâu. CÒn điều kiện cơ sở vật chất nữa chứ nhỉ :).

Tuy vậy, cũng phải nói rằng... Nhiều năm bao cấp trì trệ đã kéo sự phát triển của VN lại quá nhiều :).
Tham nhũng, hối lộ, vô trách nhiệm trong công việc, bệnh thành tích gần như đã đc mọi người công nhận một cách công khai :). Nó làm thoái hóa một bộ phận lớn người dân Việt. :)
:-< Ko biết bao giờ mới khá hơn đây.
 
Thực ra, chả phải cái nền giáo dục của mình đẻ ra học thêm đâu Mà quan trọng là tư tưởng của dân mình thôi

Tớ ko nghĩ là dân mình có tư tưởng "thích học thêm", chẳng ai thích học thêm cả. Chẳng qua là do chương trình học ở mình chưa tương xứng với thời gian, chương trình quá nhiều so với thời gian quá eo hẹp, ko học thêm ko đc (đấy là mới nói phần lý thuyết trên lớp chứ chưa nói gì đến thực hành để hiểu sâu lý thuyết, nhất là môn lý), chứ có phụ huynh nào muốn con đã vất vả học ở trường lại phải lụi hụi đi học thêm đâu. Kiểu học ở VN là "học thêm là học chính, học chính là học thêm". Đáng ra đến lớp là để học những cái mới, những cái chưa biết thì đằng này những cái đó đã biết khi đi học thêm rồi, đến lớp cuối cùng chỉ là để xem ai học thêm trước chương trình hơn ai 8-} =))

Mà sách hồi bọn mình học còn đỡ, sách cải cách còn hay hơn. Tớ xem sách lý lớp 7 của con em thấy đùng một phát hỏi cái này là gì, cái kia là gì (muốn trả lời được phải có thực hành, thực hành thì thiếu nên cuối cùng nó lại về hỏi mọi người ở nhà. Khổ, có ai còn nhớ mấy cái đó đâu, mình lại dốt lý + ko có đồ thí nghiệm nên phải tưởng tượng ra thí nghiệm rồi tạm rút ra kết luận tương đối là ko chuẩn xác, rồi bảo nó đến hỏi thêm cô 8-} )

Nếu phụ huynh học sinh ko bắt con cái họ đi học thêm thì cũng chả cần cái này học sinh mình vẫn học được

Ko phụ huynh nào muốn bắt con đi học thêm. Chỉ có điều lo cho con ko theo kịp chương trình nên mới bắt buộc phải làm vậy thôi.

Lại gặp đc một ông giáo tâm huyết . Thầy dạy chu đáo chương trình ở lớp

Thế là bạn ấy may rồi, chứ còn dạy ở đây tớ thấy nhiều thầy dạy trên lớp thì ít, cuối cùng lại bắt học sinh ra lớp mình ở ngoài để học thêm (vẫn chuyện tiền lương, lương giáo viên ko đủ sống nên mới phải đi dạy thêm chứ cũng chẳng có ai muốn dạy chính đã hò hét cả buổi lại chạy sô đi dạy thêm cả). Cuối cùng vẫn là do chương trình học + tiền lương + luật pháp chưa minh bạch, chưa nghiêm (nếu ko muốn nói là chưa có luật) nên mạnh ai nấy dạy thêm, mạnh ai nấy học thêm. Mà nói đến thầy mới nhớ đến thầy dạy lý tớ hồi lớp 10, 11 mới thật là tuyệt. Thầy dạy chỉ để cho một số ít đứa khá hiểu đc, còn lại thì hiều lơ mơ hoặc ko hiểu. Đã thế thầy lại còn bảo thủ. Thành ra tớ hồi lớp 9 học lý ko đến nỗi nào mà càng về sau cứ thấy lý là muốn chạy mất dép =)) =)) =))

Ko biết bao giờ mới khá hơn đây.

Thì đã bảo 1-2 (hoặc 1-2 chục) năm tới mà =)) =)) =))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thực ra, chả phải cái nền giáo dục của mình đẻ ra học thêm đâu
Chính nền giáo dục đẻ ra học thêm đó: Chương trình học => Giáo viên => Phụ huynh => Học sinh.
"học thêm là học chính, học chính là học thêm"
Cái này chí lý.:)>-
-----------------------
Cơ sở vật chất: Thôi chả cần tua lại mấy câu trên. Nghèo => Thiếu.
Mở ngoặc thêm vầ đồ dùng dạy học mới: Tham nhũng + Đồ dùng ko tốt (vật liệu đểu + thiết kế kém) => Hiệu quả về 0.
Áp lực thi cử: Nó là ý thức hệ của dân ta rồi. "Dùi mài kinh sử" thì "vinh quy bái tổ" thôi. Ko thì cứ "con trâi đi trước, cái cày theo sau". Nhưng vẫn ko thể ko nói là tại cái chương trình học 1 phân lớn.
̀
GD phổ thông VN chú trọng vào các môn tự nhiên mà quên đi vai trò của các môn XH: Điều kiện xã hội của VN làm yếu đi vai trò của các môn xã hội quan trọng như kinh tế chẳng hạn.(VD như trường Thương mại thì lấy điểm đầu vào thấp hơn Tự nhiên,Sư phạm ).Hơn nữa,việc giáo dục chú trọng vào các ngành tự nhiên là do VN trong thời điểm hiện nay cần cải cách trong sản xuất,tiến bộ KHKT,phát triển công nghiệp nhiều hơn là các ngành khác như media. Tuy nhiên,nc ta đang trong thời kì đổi mới hội nhập, khi kinh tế đóng vai trò quyết định trong sự phát triển 1 quốc gia, giáo dục phổ thông dù chậm nhưng chắc chắn sẽ phải thay đổi.
Cái này đúng là ý tinh của anh Thành. Rõ ràng là nhìn điểm chuẩn khối C với khối khác sẽ thấy khác biệt. Đừng bảo Văn, Sử, Địa khó, một phần là ít người thi, một phần là trình độ thí sinh ko xứng. Các chuyện nực cười đẻ ra ở khối C đó thôi, nó chỉ như cái cửa sau thoát hiểm của thí sinh khối D. Hơn nữa, các ngành xã hội chả có mấy việc mà làm, học rồi ra ngồi phố bán chữ thì sống sao đc.
Nói đến đây lại nói về các ngành tự nhiên, lý thuyết thì chả thua gì Tây, nhưng thực hành thì.....8-> L-)
Quan trọng là nó ở quê . Lại gặp đc một ông giáo tâm huyết . Thầy dạy chu đáo chương trình ở lớp, học sinh về chăm chỉ
Có đc mấy trường hợp như vậy? Nếu ai cũng ở quê, ai cũng tâm huyết thì còn gì là VN nữa.=))
Bàn nguyên nhân mệt rồi, tí nữa bàn giải pháp.:)|
 
Về giáo duc, cái vấn đề giáo trình mà mãi không xong.
Thử ví dụ một phương pháp giải quyết:
Với các giáo trình khoa học tụ nhiên thì cơ bản có thể mua của nước ngoài, dịch sang TV, vậy là ok. Chắc VN mua chúng nó cũng bán rẻ thôi.
Các môn xã hội thì nên viết thực tế hơn, đưa nhưng thông tin mang lại nhiều hứng thú cho hs.
 
Cám ơn mọi người nhiều nhé .
Hóa ra đề bài chuẩn là thế này :"> : "Hãy bình luận về nội dung giáo dục hiện nay ở các trường trung học phổ thông " . Tại thằng bạn nó chép không chuẩn :D .
Có lẽ vấn đề nổi cộm là nội dung giảng dạy vẫn chưa tốt .
 
Với các giáo trình khoa học tụ nhiên thì cơ bản có thể mua của nước ngoài, dịch sang TV, vậy là ok. Chắc VN mua chúng nó cũng bán rẻ thôi.
Thì ngày trước vẫn cọp của sách Nga đấy ạ,bây h tự viết thì mới thế
Các môn xã hội thì nên viết thực tế hơn, đưa nhưng thông tin mang lại nhiều hứng thú cho hs.
Em đề nghị cho môn kinh tế vào chương trình cấp 3, môn này hay mà, thằng nào chẳng tham giàu ,đảm bảo hút hàng
Với lại đọc báo nghe đài bây giờ thấy toàn APEC,WTO,GDP,cung cầu,lạm phát,quan liêu.. mà có thấy nhắc đến Euler Cauchy gì đâu :D vậy thì ko GD toàn dân hiểu biết mấy thứ đó thì đọc báo hiểu thế nào đc? => học hành càng làm xa rời thực tế
-------------

Có lẽ vấn đề nổi cộm là nội dung giảng dạy vẫn chưa tốt .
Em thấy giảng dạy ở VN chất lượng giáo viên vẫn còn tốt chán (ko thì ở Ams thôi vậy ^^) nhưng mà chương trình dạy có lẽ chưa ổn
 
Thì chậm hơn sách nc ngoài 50 chục năm mà<cô Sinh bẩu thế:D> Với cả sao mà toán, lý, hóa kiến thức nhiều kinh hoàng thế:(( Chả biết sau này dùng làm gì nếu ko chuyên mấy cái đấy:|
 
Đó! Vấn đề chương trình học mà.:p
SGK là xương sống của nền giáo dục mà còn be bét thế kia thì làm ăn gì nữa.:)|
Nói về cái sách cải cách thì em công nhận nó cũng ko hơn gì sách cũ, mặc dù nó có phương pháp mới hơn.

Trước hết là về hình thức. Sách mới quá to, quá loè loẹt => giá cắt cổ 8-} (Hồi đấy bấm bụng mua quyển Sinh lớp 8 giá 12k ^:)^>
Cỡ sách thì cũng to => cỡ cặp to => ảnh hưởng sức khoẻ học sinh.
(Chắc các ông thik cải cách thì cải cách cho tuốt, đố tìm thấy giấu vết gì của sách cũ khi cầm trong tay 1 quyển sách mới đấy /:) )
Tiếp đến dụng cụ thực hành, cái này thì thiếu về số lượng, kém về chất lượng.....khỏi nói thêm nữa rằng thực hành là quá sang đối với học sinh VN.:(

Bây h là vấn đề nội dung.
Sách mới ôm trọn ko thương tiếc các chương trình của lớp trên, ôm càng nhiều càng tốt. Bằng chứng là chương trình cũ đã tồn tại hơn 10 năm đc rút ngắn, co lại một cách tối đa. Các kiến thức lớp trên chuyển xuống lớp dưới, thiếu thì lại lấy ở cấp học trên.^:)^
Sách mới tuân theo tiêu chí "ko đọc chép" nên giở ra thì toàn là câu hỏi (các đoạn lý thuyết quan trọng thì vẫn có nhưng ko đáng kể). Và các câu hỏi này đc trả lời qua quá trình thực hành, quá trình mà hiệu quả của nó hiện giờ chưa thể đúng như kế hoạch./:) Và tất yếu vẫn quay về.....đọc chép.
Và khung chương trình sách mới vẫn ko khác gì sách cũ, chỉ khác là chương trình nó dồn lại thôi.....vẫn còn thiếu tính khoa học.
 
To Thành : ừ, chất lượng giáo viên ở thành phố tốt là điều hiển nhiên mà em , nhất là em lại được sống ở thủ đô thì lại càng có nhiều điều kiện . Còn việc đài báo họ nói mà mình chưa hiểu là vì mình chưa đến lúc học những kiến thức đó thôi, không thể vì nóng vội , muốn biết nên cho học sinh học quá nhiều được .

To Lộc : em nói sách be bét là quá rồi . Anh cũng có xem qua sách mới, công nhận là đắt thật T___T .

To Hoài Anh : toán quan trọng đấy và sẽ được dùng nhiều :D , em cứ yên tâm :D
 
Anh Đức ơi nếu bọn em học kinh tế thì tích phân dùng để làm rì :D. Tính thể tích của mặt ngọc trên cái nhẫn à :D.
 
Anh Đức ơi nếu bọn em học kinh tế thì tích phân dùng để làm rì :D. Tính thể tích của mặt ngọc trên cái nhẫn à :D.

Thế em hiểu học Kinh Tế là học cái j mà ko cần Toán ? :D
Nếu sau này em học chuyên ngành Kinh Tế thì sẽ phải học rất nhiều cái liên quan đến Toán. Nếu ko thì có lẽ nước ngoài họ ko dạy Toán cho sinh viên Kinh Tế.
Học Toán nếu đơn thuần là lấy kiến thức thì chắc nhiều người ko cần học Toán. Học Toán để rèn luyện tư duy em ạ. Em có thể ko cần phải biết sâu về tích phân, nhưng anh nói thật là anh đã từng đọc 1 quyển sách Kinh Tế của bạn anh, trong đấy các công thức toàn dùng tích phân. Bản thân anh rút ra 1 cái, ko có tư duy Toán tốt thì càng lên cao học càng vất vả. Học gì thì cũng cần tư duy.
Nhiều người người ta ko học Toán mà vẫn làm kinh tế giỏi, thậm chí rất giỏi, anh cho là người ta là 1 trong số những người may mắn có tuy duy tốt bẩm sinh. Còn mình nếu chỉ bình thường, thì nên tự rèn luyện tư duy Toán học từ phổ thông cho tốt, có lợi cho sau này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
To Lê Hoàng Giang : ông Fidel Castrol là ai vậy? tổng giám đốc công ty dầu lửa ah :-/
To Thùy Dung : anh có học kinh tế đâu mà anh biết T___T , nhưng theo anh được biết : nếu làm kinh tế thì phải biết xử lý số liệu , thế thì cần toán đấy .
 
Trước hết là về hình thức. Sách mới quá to, quá loè loẹt => giá cắt cổ 8-} (Hồi đấy bấm bụng mua quyển Sinh lớp 8 giá 12k ^:)^>
Cỡ sách thì cũng to => cỡ cặp to => ảnh hưởng sức khoẻ học sinh.
(Chắc các ông thik cải cách thì cải cách cho tuốt, đố tìm thấy giấu vết gì của sách cũ khi cầm trong tay 1 quyển sách mới đấy /:) )

=D> =D> =D> =D> =D> =D>

Tiếp đến dụng cụ thực hành, cái này thì thiếu về số lượng, kém về chất lượng.....khỏi nói thêm nữa rằng thực hành là quá sang đối với học sinh VN.:(

tại vì bọn em học ct cải cak nên Bộ chưa làm đủ dụng cụ thí nghiệm, thế nên chả có môn nào đc thực hành cả.
Hồi năm lớp 9 (học ở Amz ) , rõ ràng trong sak GK hóa có tất cả khỏang 6 tiết thực hành, thế mà từ đầu năm đến cuối năm bọn em đc vào trong fòng thí nghiệm có 1 lần :|:|:|.
Đến cái thì nghiệm đơn giản kiểu như cho Na vào nước thui mà bọn em cũng ko đc làm, các cô sợ tốn Na :|:|:|, làm cho những đứa kiểu như em lần nào vào fòng thí nghiệm cũng tranh thủ vào cái fòng bé bé bên trong ( lúc cô ko để í ) lấy các chất hóa học roài lúc sau ra thí nghiệm riêng vs nhau (trong fòng WC) :D:D:D

Bây h là vấn đề nội dung.
Sách mới ôm trọn ko thương tiếc các chương trình của lớp trên, ôm càng nhiều càng tốt. Bằng chứng là chương trình cũ đã tồn tại hơn 10 năm đc rút ngắn, co lại một cách tối đa. Các kiến thức lớp trên chuyển xuống lớp dưới, thiếu thì lại lấy ở cấp học trên.^:)^

Bọn em được học bài "Hịch tướng sĩ" trong vòng 1 tiết thì fải ( nội dung còn chưa hiểu hết thì làm sao mà cảm nhận đc nó hay hay dở chứ? )8-} 8-} 8-}
Xong rùi còn bài " chiến tranh TG thừ nhất" vs cả " chiến tranh thế giời thứ 2 nữa ", mối bài học 1 tiết, trong khi 1 cái bài ko quan trọng lém kiểu như " những thành tựu Văn học - nghệ thuất, điêu khắc, kiến trúc, trong khoảng thời gian từ .... đến ... " thì lại đc học 2 đến 3 tiết liền, nói chung là fân tiết trong sách cải cách rất dở hơi 8-} 8-} 8-}

Sách cải cách càng ngày càng khó, các kiến thức hồi xưa anh chị học ở lớp 11 có khi bọn em bị bắt học từ lớp 9, 10 :|, hay đơn giản như là sak SInh của bọn em năm lớp 9 giống hệt sak anh em năm lớp 11 :|:|:|

Càng ngày càng cải cak đâu có đồng nghĩa vs việc học sinh càng ngày càng thông minh đâu mà sao lại nhồi nhét cho bọn em nhiều kiến thức cao siêu như thế ngay từ bây h chứ :|:|:|

Em thấy ở nước ngoài ng` ta ngoài thời gian học còn có thời gian chơi, chứ còn bọn em bây h thì học suốt ngày, hết học chính roài lại học thêm :|:|:|, lúc về đến nhà thì còn làm BTVN, mệt fờ ng` ra, lấy đâu ra thời gian để chơi :|:|:|, có khi thời gian để nghỉ ngơi còn thiếu :|:|:|, chả trách vì sao ng` VN thấp bé nhẹ cân :):):)

Sách mới tuân theo tiêu chí "ko đọc chép" nên giở ra thì toàn là câu hỏi (các đoạn lý thuyết quan trọng thì vẫn có nhưng ko đáng kể). Và các câu hỏi này đc trả lời qua quá trình thực hành, quá trình mà hiệu quả của nó hiện giờ chưa thể đúng như kế hoạch./:) Và tất yếu vẫn quay về.....đọc chép.
Và khung chương trình sách mới vẫn ko khác gì sách cũ, chỉ khác là chương trình nó dồn lại thôi.....vẫn còn thiếu tính khoa học.

các đoạn lí thuyết quan trọng thì còn, nhưng những bài tập vận dụng quan trọng thì ko còn tí nào hết :|:|:|, may mắn cho bọn em được học thầy Trần Văn Đạt dạy toán, thầy già rùi nên dạy cẩn thận lém, những bài toán quan trọng từ thời xưa đều đc thầy nói lại cho bọn em :D

tuy nhiên , nhiều khi em vẫn thik học kiểu đọc chép, ví dụ như môn văn chẳng hạn, cô em giảng rất hay, nhưng em lại ko quen kiểu vừa nghe vừa chép :D:D:D, thế nên vẫn thik cài kiểu cô giảng 1 lượt roài lúc sau đọc cho mình chép lại :D:D:D

Nhưng đối với bọn em bây h vấn đề quan trọng nhất có lẽ là việc bỏ thi đại học :|:|:|


Em học ban tự nhiên nên học toán, lí, hóa, sinh nâng cao, còn ban xã hội sẽ học văn, Sử, địa nâng cao, trong khi đey ban cơ bản ko fải học môn nào nâng cao cả . Vì bỏ thi đại học thế nên sẽ chỉ thi tốt nghiệp ~ 8 môn ( chắc là xét thêm cả học bạ nữa :|:|:| ), mà nếu thi tốt nghiệp thì sẽ thi theo đề cơ bản vs tất cả các môn, thế thì thử hỏi fân ban để làm gì, bọn em học toán lí hóa sinh nâng cao 3 năm để làm gì khi mà thi tốt nghiệp chỉ thi theo đề cơ bản ? :-/

Vấn đề xét học bạ nữa, như thế là ko công bằng, xét học bạ là xét HSG, điểm fẩy mà vs từng thấy cô giáo cho điểm đã khác nhau roài, nói gì đến khác trường, rùi lại còn tiếu cực trong điểm số nữa chứ :|

Thế nên, theo thiển í của em thì ko nên bỏ thi đại học :|:|:|


:|:|
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em có bảo học K Tế ko cần toán đâu :-ss.
Cái lợi lớn nhất khi học Toán đó là phát triển tư duy mà:D . Đương nhiên là em cũng biết chứ :"> b-) ;;).
Nhưng không phải học Toán kiểu gì cũng phát triển tư duy hơn, đôi khi lại còn bào mòn tư duy, đấy là theo em nghĩ :D. Nhất là học Toán để ôn thi Đại học, chán + trâu bò là chính :D.
Em chưa bao giờ có nói Toán là 1 môn học vô dụng cả, theo em thì Toán là 1 trong những môn học quan trọng nhất b-) (ơ hay có phải tự nhiên em học chuyên Toán đâu :">). Mà em cũng chưa thấy 1 môn học nào là vô dụng cả, nếu như xét về mục đích thực sự của nó, nhưng hình như cách học hiện nay của bọn em đang đi xa dần với cái đích thực sự đó, chỉ thấy mỗi cái đích trước mắt là thi cử :D.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhưng không phải học Toán kiểu gì cũng phát triển tư duy hơn, đôi khi lại còn bào mòn tư duy, đấy là theo em nghĩ :D.
Anh chưa hình dung ra cách học toán bào mòn tư duy là cách như thế nào? Với anh, khi học mà buộc mình phải suy nghĩ nghĩa là đã luyện tư duy rồi , còn lối học lướt thì tất nhiên chả ích gì .
 
Back
Bên trên