Bình luận về giáo dục phổ thông ở VN

Thế này nhé, muốn chất lượng dạy tốt hay không thì ít nhất là phải có đội ngũ giáo viên giỏi đúng không? Giáo viên cũng là từ dân mà ra chứ lấy ở đâu? Nếu dân trí thấp, thì đào tạo ra đội ngũ giáo viên với chất lượng hạn chế (thật ra thì ngành nào cũng vậy )

Giáo viên cũng từ việc đào tạo mà ra, đào tạo mà ko tốt thì sao có giáo viên chất lượng được. Mà kể cà giáo viên chất lượng mà làm việc trong môi trường "dạy thêm, học thêm, sửa điểm, cấy điểm" thế này thì cũng hỏng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ừ, đúng vậy, anh không phủ nhận chuyện đào tạo . Như anh nói rồi, có nhiều nguyên nhân, và các chú phải biết tổng hợp chứ ?
Nếu anh chỉ nói 1 nguyên nhân, đâu có nghĩa là anh phủ định những cái khác .
 
Hôm nay công nhận là anh em mình thảo luận kinh thật, 5 phút viết 1 bài, nhờ thế mà em sắp được 200 bài rồi đấy. Bao nhiêu bài thì được lên 2* nhỉ?
 
Chắc là em cũng chê bai quá đáng, thế là ko tốt, nhưng đúng là theo ý kiến của riêng em thì em thấy học bên này thích hơn thật, ko bị gò bó, quá căng thẳng như ở VN (mặc dù lúc thi cũng lo chết )
hé hé, cái này thì anh cũng thấy sướng, điểm hay nhất là: muốn tham gia cái gì cũng sẵn có để mình tham gia, vì các hoạt động, clb... trong kí túc xá nhiều và cực kì đa dạng. Còn thì luôn có thời gian chơi bời, party đủ kiểu. Nhưng nếu đem so với ĐH ở nhà thì về mặt thời gian cũng khá tương tự vì bọn bạn anh kể ở nhà chẳng học hành mấy, nhưng anh thấy mức độ an toàn sẽ giảm đi vì hoạt động trong trường ở nhà ít, thời gian rỗi nhiều khiến sv sẽ đi ra ngoài chơi nhiều và đôi khi gặp nhiều tệ nạn
Ngay như sách giáo khoa bên mình sao ko làm giống như những nước khác, hoặc mua bản quyền giáo trình của nó để dạy. Cứ thỉnh thoảng lại thay 1 lần, mất công in lại sách, các thầy cô giáo lại phải soạn lại giáo án, mà chương trình lại còn nặng hơn nữa. VD sách giáo khoa Hóa lớp 8 đã có phần "Phản ứng ôxi hóa - khử" của lớp 10 hay 11 gì đó (em ko nhớ rõ). Lôi kiến thức của lớp 10, 11 cũ xuống dạy cho lớp 8 thế là nặng hơn chứ có giảm tải gì đâu, lại còn mấy cái thay đổi như kiểu "dạy chữ E trước, chữ A sau" thì ko hiểu có gì hay nhỉ Giáo dục là cái cần phải thống nhất và ổn định thì mình lại cứ thay đổi xoành xoạch, thế là ko tốt
Có 2 điểm anh thấy:
1. Ở các bậc khác anh không biết (vì chưa từng học) nên không dám nói, còn ở ĐH chúng nó thay sgk như cơm bữa, thậm chí cùng một lớp có vài sections, giáo sư khác nhau đôi khi cũng đòi sách khác nhau. Bọn tư bản mà em, sách cập nhật liên tục có cái hay là các nghiên cứu, số liệu mới liên tục được cho vào--> rất tiến bộ, nhưng đi đôi với nó là sách đắt cắt cổ, trường bán lại càng đắt--> chúng nó làm tiền mà :D
2. Mình mà mua bản quyền rồi update liên tục như chúng nó thì không có chuyện sgk của mình mười mấy k/ quyển đâu :D. Sách bên này, đặc biệt sách tự nhiên, khoảng 500 trang hardcover là trên $100 rồi. Ở nhà bỏ ra từng đấy tiền mua 1 quyển sách chắc chết vì tiếc tiền mất (tất nhiên kể cả mua bản quyền rồi sẽ không đắt như thế nhưng sẽ vẫn khá đắt :-ss)
 
Không hiểu sao không cho học sinh được chọn môn học từ cấp 3 nhỉ, bên Mỹ nó làm thế đấy. Mỹ giàu nhất thế giới là phải, ko phải chỉ có do do bán vũ khí trong đại chiến thế giới, lợi thế về địa lý (nằm cách biệt với các châu lục khác, ko bị 2 cuộc đại chiến thế giới tàn phá, v..v (lịch sử dạy ra rả)) mà còn do cái chính là nó biết cách dạy, biết cách làm việc, biết cách quản lý. Mà cái này chẳng thấy lịch sử nhắc đến gì cả, cứ đổ hết cho bán vũ khí với lợi thế địa lý với bla bla, buồn cười thật =)) =)) =)) Cấp 3 là định hướng nghề nghiệp rồi, cho học sinh tự chọn môn có lợi thế có phải hơn ko, học mấy cái môn như kĩ nông, kĩ công ba lăng nhăng ba lít nhít làm gì. Học sinh tốt nghiệp cấp 3 chẳng biết lợi thế của mình là gì, chẳng biết mình thích gì (mà có thích cũng có khi ko đc làm vì đó là nghề "hạ đẳng", ko ngóc đầu lên đc, bôi dzo trát trấu vào mặt bố mẹ, bla bla), chẳng biết mình sẽ làm gì, chẳng biết đi đâu về đâu. Thật lãng phí nhân tài, lãng phí tiền của, thời gian, sức lực. Thế nên sao cứ kêu là VN "chảy máu chất xám", chảy thế chứ chảy nữa cũng chẳng có gì lạ :)) :)) :))

bọn Mĩ đến lúc vào đại học rồi cũng còn chả biết mình muốn làm gì mà, tùy người thôi ;)
 
giáo sư khác nhau đôi khi cũng đòi sách khác nhau

Em thấy cái đấy cũng hay, mỗi giáo sư có 1 cách dạy khác nhau nên thích dùng các giáo trình khác nhau. Nếu đã thế thì sao nước mình ko cho tự do đi, thầy nào thích sách nào, thấy sách nào hợp với cách dạy của mình thì dùng theo sách ấy.

Mình mà mua bản quyền rồi update liên tục như chúng nó thì không có chuyện sgk của mình mười mấy k/ quyển đâu

Đúng là em cũng chưa nghĩ đến chuyện này thật. Công nhận là sách bên này cắt cổ :( :( :(

nhưng đi đôi với nó là sách đắt cắt cổ, trường bán lại càng đắt--> chúng nó làm tiền mà

Cái này thì ko hay rồi, em mua ở hiệu sách trong trường (ko nhớ là bao nhiêu nhưng khá đắt) rồi bán lại đc có $6/2 quyển, bó tay 8-} 8-} 8-} Lần sau thề là ko mua ở hiệu sách trong trường nữa, mua trên mạng rẻ hơn.

bọn Mĩ đến lúc vào đại học rồi cũng còn chả biết mình muốn làm gì mà, tùy người thôi

Ùh, cũng tùy người. Nhưng thấy thằng roommate học trước mình 2 lớp Accounting (hồi cấp 3) rồi nên cũng thấy mình hơi bị thiệt, chưa được chuẩn bị trước về ngành đấy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
thì thế , tôi cứ thắc mắc là sao ko bỏ môn Kỹ Thuật Nông Nghiệp ở cấp 3 đi , và thay vào đó là tự chọn , như kiểu học Kinh tế chẳng hạn .
Ở nước ngoài họ học mấy môn chuyên ngành này từ cấp 3 , mình lên đại học mới được học , thật là quá thiệt thòi cho học sinh , sinh viên VN .
 
Hay cũng tại giáo trình và cách dạy bộ môn triết mà khiến cho nhiều người ko thích học triết như thế :-/
Có nhiều lý do : lý do chủ yếu là các môn này học mất thì giờ, đã thế lại khó , kiểm tra cứ gọi là lo nơm nớp . Một vài lý do nữa là do ảnh hưởng xấu từ chủ nghĩa giáo điều, cái này thì thời bao cấp rất nhiều . Và một lý do nữa là bị ảnh hưởng thông tin trái ngược từ bên ngoài .Ngoài ra mọi người vẫn tưởng là học môn này là để tung hô Đảng với Nhà nước .
Những môn này thật ra giúp mình đánh giá thông tin khách quan hơn, giúp mình có cái nhìn về cuộc sống nó tốt đẹp hơn, tức là cách nhìn nhân đạo . Tư tưởng Mác Lê nin là để giúp người dân lao động mà .
 
Hix, cái "chính trị" của mọi người có vẻ khác cái "chính trị" của em quá. Ban đầu lúc viết bài em chẳng nghĩ gì đến cụ Mác với cụ Lê đâu, mà em chỉ nghĩ đến cái cách viết sách thiếu khách quan thôi. Ý em tức là đừng để bọn trẻ con nó đứng về một phe chính trị nào đó từ quá sớm. Biết thế từ đầu em cứ ghi là "thiếu khách quan" cho xong, đỡ phải cãi nhau nhiều:D

Thôi kể ra cãi nhau cũng vỡ ra nhiều điều.
 
Em nói cụ thể hơn được không? nói rõ xem là các em bị "nhồi nhét" những gì ?
Anh nghĩ là em đã nhầm lẫn rất nhiều rồi đấy .
 
Có một điều, tất cả những bài viết gần đây em đều viết về bọn trẻ con, tức là cái bọn 7,8 tuổi, chưa biết tự chọn sách mà đọc, đọc sách cũng chưa biết chọn cái mà đọc.

Anh bảo em nói cụ thể hơn thì em chẳng biết cụ thể hơn thế nào nữa. Em đã trình bày đủ loại ví dụ rồi. Mà ví dụ thì chắc chắn là chính xác, vì nhà em có thằng ku 7 tuổi.

Những môn này thật ra giúp mình đánh giá thông tin khách quan hơn, giúp mình có cái nhìn về cuộc sống nó tốt đẹp hơn, tức là cách nhìn nhân đạo . Tư tưởng Mác Lê nin là để giúp người dân lao động mà .

Em không có ý kiến gì về câu viết này của anh. Nhưng nó chứng tỏ em và anh có quan điểm trái ngược nhau. Thế thì càng tranh luận sẽ càng hướng về 2 hướng khác nhau và đi xa nhau:) Thế nhưng tranh cãi cũng tốt.:)

Bây giờ đến lượt em: anh có thể nói cụ thể ra là em đã "nhầm lẫn rất nhiều điều" ở những ý kiến gì không?:)
 
Cụ thể hơn là cái gì em nhỏ nhà em được học gọi là chính trị ? ANh học cả 12 năm còn chưa hiểu nổi 2 từ chính trị là gì? thế mà em của em và em còn biết thì anh mới lấy làm lạ . Thế anh mới nghĩ là em có sự nhẫm lẫn gì , thế thôi .
Còn quan điểm trái ngược nhau mà không thảo luận được thì anh nghĩ nực cười thật . Hồi anh đi sang Malaysia thi Toán, đội tuyển Việt Nam là đội nghịch ngợm nhất và chơi rất thân thiện với các đội khác , không như Thái Lan, Thái Lan thì máu ăn thua quá .
 
Em có nói câu nào là không tranh luận được đâu. Em chỉ bảo càng tranh luận thì càng thấy nhau sai. Vì càng tranh luận thì càng thấy mình đúng.

Cái mà em nói đến nó là politic-free, dịch xuôi ra là không có chính trị. Nếu ai cũng nghĩ "chính trị" là một cái gì đó quá phức tạp như anh thì mãi mãi chỉ có cái tư tưởng tránh dây dưa vào chính trị, mãi mãi chỉ núp sau lũy tre làng mà thôi. Thì em đã nói ở trên đấy. Không phải là Mác Lê cụ Hồ gì cả, không phải là mấy cái chính quyền với nhân dân. Em muốn nói "khách quan" mà thôi. Không hiểu sao anh cứ khăng khăng em phải giải thích cho anh "chính trị" là những gì.

Em nói thẳng ra luôn anh đừng giận. Anh bảo là anh học 12 năm không hiểu chính trị là gì, thế có nghĩa là em không được hiểu, nghĩa là anh cho rằng anh hơn tất cả những đứa ít tuổi hơn anh... Vậy à?:-/
 
Chán em nhỉ ? anh có bảo là em không được hiểu đâu , anh thấy em giỏi hơn anh và bạn bè anh cùng lứa, thì ngạc nhiên là điều không tránh khỏi , đó có gọi là khách quan không ?
Chính trị phức tạp chứ, nếu cái gì mà cũng đơn giản thì chả cần phải đi học làm gì?
Ví dụ : mọi người cứ bàn nào là triết nọ triết kia, luồng triết này , triết kia . Ừ thì biết luồng này luồng kia, trong khi kiến thức khoa học tự nhiên có khi chả có gì, vẫn thích thảo luận cơ , he he . Người Việt Nam giờ là vậy đấy .
 
Bây h em thik gì thì học nấy, chả cần phải nghĩ xem thế là nên hay ko.
Em thấy GDVN gò bó cái sự mở rộng kiến thức ghê lắm. Muốn học gì cũng phải xét xem có được lợi gì cho việc học ở trg` ko, có mất thời gian ko, có......8-}
 
mọi người cãi nhau ghê quá :D
tóm lại là thế này: anh Đức Anh cho rằng học triết học - hay cụ thể là triết học Mác Lênin rất có ích "giúp mình đánh giá thông tin khách quan hơn, giúp mình có cái nhìn về cuộc sống nó tốt đẹp hơn, tức là cách nhìn nhân đạo . Tư tưởng Mác Lê nin là để giúp người dân lao động mà". Còn ý kiến của chị PHương Anh lại là không nên dạy những môn liên quan đến chính trị "đừng để bọn trẻ con nó đứng về một phe chính trị nào đó từ quá sớm".
Bây giờ trong chương trình SGK mới thì bọn em không học về Mác Lênin, mà chỉ là sơ qua về bộ môn triết học (lớp 10 chứ em không biết các anh chị 11 12 thế nào). Môn khoa học này có nhiều luồng tư tưởng, nhưng SGK lại không đánh giá khách quan, mà chỉ tập trung vào một trường phái chính. Cái này theo em là không hay, khiến cho học sinh chỉ có tư duy một chiều. Mặt khác thì cách truyền đạt của thầy cô vẫn còn khó hiều, nên gây sự chán nản đối với bộ môn học trong học sinh.
Đấy là bộ môn Triết học nói riêng. Thực trạng của các môn xã hội khác cũng vậy. Học sinh thường rất oải khi phải học môn này, và cả khi thi. Năng khiếu, sở thích là một lý do. Nhưng quan trọng hơn là khi có năng khiếu sở thích thì người làm công tác giáo dục phải phát huy nó cho học sinh. Tuy nhiên thì giáo dục Việt Nam lại chưa làm được việc này, đối với các bộ môn xã hội. Đó là lý do, trong khi bộ môn Khoa học Xã Hội & Nhân Văn rất phổ biến ở các nước khác thì tại Việt Nam nó lại là "biểu tượng" của sự nhàm chán trong tuổi học trò.
 
Thật ra, nhiều thầy cô dạy môn GDCD là nghề phụ thôi mà .Nội dung sách giáo khoa cuốn GDCD sơ sài, khó hiểu . Bản thân anh cũng chẳng hiểu gì hồi học môn đó. He he, bây giờ mới nhớ ra, các cậu học sinh vẫn nghĩ là mình biết triết vì học cái môn GDCD kia :)) . He he, triết mà trên đại học học dày những 500 tr cơ, cái cuốn GDCD không hiểu viết được mấy trang nhỉ .
Mà 500 tr bọn anh học thì chỉ là dành cho đại trà thôi , chứ nếu mà đọc cuốn sâu thì sợ vỡ mật .

Anh nghĩ phổ thông nên học nhiều về pháp luật thì tốt hơn , chứ lên mạng đọc các thông tin mà không biết cái nào đúng luật, cái nào sai luật thì dở ẹc.Nên nhớ rằng, dù tư tưởng có khác nhau thì ai cũng phải chấp hành pháp luật .
 
Môn GDCD dạy về pháp luật, và thể chế nhà nước thì mới đúng nghĩa của cái tên gọi của nó. Còn triết thì phải tách ra thành một bộ môn riêng (nhưng em không hy vọng phải học thêm một môn nữa đâu :)))
 
Em thik học Triết hơn là mấy cái pháp luật kia...:)|
Nói chung là GDVN kìm hãm tư duy sáng tạo nên mấy các môn KHXH bị biến thành môn học thuộc lòng hơn là các môn khoa học.
 
Back
Bên trên