Bình luận về giáo dục phổ thông ở VN

Các e lớp 12 năm nay phải lấy đó là may vì chưa đụng đến những quyển sách sau khi cải cách...Nhìn mà thấy thương cho thế hệ sau..
Chẳng biết Lý hóa thế nào ..Chứ riêng 2 môm Văn - Toán thôi cũng đã có rất nhiều cái để nói rồi ..

Môn Văn thì thôi rồi...Hầu như bây h toàn lấy những bài ở đâu rùi cho vào...Toán thì nhảy loạn xạ hết cả lên...Thương nhất vẫn là học trò..Luôn luôn là những người chịu trận...

bao h ở VN mới có cách học giống nước ngoài nhảy ? Cải cách ít mà lại gây được hứng thú cho học sinh...kết quả lúc này sẽ ko còn chuyện mập mờ như bây h

Ấn tượng nhất quyển Công nghệ :)). Tảo phế lù từ trồng trọt đất đai đến chăn nuôi gia súc, rồi tầm cao hơn là kinh doanh nhỏ lẻ hộ gia đình và quản lý doanh nghiệp =)). Từ cổ chí kim ko biết đã có nơi nào trên thế giới cho ra một môn học thập cẩm với đủ loại thượng vàng hạ cám như vậy chưa, và cũng ko hiểu mấy bác viết ra quyển sách đó trong đầu có toàn những thứ hổ lốn pha tạp vào nhau hay ko. Cái tên môn học đã hoành tráng đọc ra phải ngửa người 60 độ, đến nhìn độ dày của cuốn sách và đọ màu mè của nó thì thôi chắc học sinh gục luôn :)).
 
Môn Địa của cô Điệp hả chị.:))
Em phải tìm tài liệu cho hầu hết những đứa lên trình bày, vậy mà em cũng có chép đc bài đâu.:-<

đã thế,chấm điểm càng về sau càng thông đồng,cuối cùng, đứa nào cũng 9.5 và lên 10...nên học càng oải,chẳng phải cố gắng mà....8->
 
Bọn lớp em đú lắm, bắt em tìm bản đồ, mang ra in màu => ăn chắc 10đ.
<Em chơi thâm, dùng số liệu xịn, vẫn 10 mà chả mất đồng nào.>:)>
 
mấy hôm nay loạn lên cái vụ thi Đh, cả vụ tuyển thẳng hay ko nữa, lớp mình có mấy đứa hơi phí
chỉ mong là sau 1 thời gian chúng ta:D làm vật thí nghiệm, hậu sinh ko bị mang ra thử nghiệm nữa
 
cách GD của VN hiện h vận là làm cho HS fải sợ mới làm
chứ ko jạy đc HS trách nhiệm & tự jác trong hđ
cách giảng dạy vẫn còn lí thuyết , mình rất thích cách học hoạt động theo nhóm như ở nc' ngoài, tập cho HS khả năng tư duy, tổ chức...
 
Phải chăng (đa số)

Thầy tây, cố gắng biến cái khó hiểu thành cái dễ hiểu (thầy cô AMS cũng thế)

Thầy ta, biến cái dễ hiểu thành cái khó hiểu, một phần vì thầy cũng không hiểu:D một phần để tạo uy lực (có lẽ vậy)
 
cũng ko hẳn là tất cả thầy cô Ams đâu.thế nên anh thêm từ:đa số là rất rất đúng
 
giáo dục việt nam vừa thừa vừa thiếu
thừa ở chỗ là môn ko đáng học thì ép học ( GDCD , Tin học ( ngồi nhai pascal, trong khi giờ pascal ko chạy nổi trên XP , xin lỗi các bạn chuyên Tin) )
đào tạo ko chuyên sâu về một vấn đề cụ thể nào đó ngay từ cấp 3 :)
thiếu về khả năng thực hành , tư duy sáng tạo, khả năng vận dụng thực tế
bài học thiếu muối, sách giáo khoa sai , giáo viên hầu hết ko đảm bảo ( yêu các thầy trường mình nhất :x còn các cô giáo đi thuê thì hầu như :-& )
 
tớ ko đồng ý với bạn Hùng =D Pascal là ngôn ngữ lập trình thuộc hàng cơ bản, nó rất logic, đơn giản, và dễ học. Nhờ có pascal <gần như là 1 trong những ngôn ngữ lập trình đầu tiên trên thế giới> mà mới có các ngôn ngữ lập trình sau này. Thế nên việc học Pascal là ĐÚNG. Sau đó thì mới học các ngôn ngữ khác. Nó cũng kiểu như khi bạn chưa biết chữ mà bạn đã đòi học tiếng Anh thì học thế nào được?
Các môn bạn bảo ko đáng học là môn nào? GDCD tớ thấy chỉ có cái ko khách quan thôi, chứ phần philosophy nó viết cũng đáng để học đấy chứ. Thêm nữa cũng còn tuỳ xem bạn định nghĩa học là thế nào :D thuộc lòng hay là hiểu.
Đào tạo ko chuyện sâu về 1 vấn đề ngay từ cấp 3
tớ ko hiểu ý câu này? Xét về mặt chuyên sâu thì chương trình khoa học tự nhiên toán lý hoá là khá chuyên sâu đấy chứ?
 
Dạy pascal là đúng. Nhưng dạy pascal ko phải là để dạy tin học, mà phải mang tính chất bộ môn logic học, tức là dạy học sinh cách suy luận logic.
Làm đc bài ko phải là đạt yêu cầu, chép bài như bây h thì nói làm gì. Yêu cầu môn học là phải nghĩ ra đc thuật toán cơ.
Ko biết các bạn thấy ko, chứ sau khi học, ngồi chơi game tớ cũng thấy nó có cái tư duy lập trình kiểu pascal, rất cơ bản.

Về môn GDCD, chương trình cấp 3 có rõ các phần: Lớp 10: Triết học (CNDVBC), lớp 11: Triết học (CNDVLS), đạo đức học; Lớp 12: Luật.
Rõ ràng là môn đang học nếu ko muốn nói là phải học. Cái dở duy nhất của nó là mang khá nặng tính giáo điều, tính "đọc chép", mất cả ý nghĩa môn học.
Đây cũng là tình trạng chung của mấy môn học thuộc, học ko cần tư duy vẫn đc.:(

Về SGK, tạm thời ko bàn đến chương trình cũ, vì bây h nó đã là giấy vụn, sai đúng cũng thế thôi. SGK mới thì hình như tớ nói ở trên rồi, có 2 nhược điểm: trọng hình thức => giá cắt cổ, thiếu kiến thức => sách toàn câu hỏi.:| Ko biết lớp sau học thế nào chứ là tớ chắc tớ thà mua 10 quyển sách ngoài, bằng tiền, mà học còn hơn.:|

Còn đào tạo chuyên sâu thì xin nhớ rằng cấp 3 là bậc phổ thông, học những thứ mà ai cũng phải biết, chuyên sâu thì còn gì nữa. Các trg` chuyên chỉ là loại đặc biệt, cả tỉnh thành mới có 1, để đào tạo riêng thôi. Ko thể bắt tất cả học sinh chọn hướng môn học cho mình ngay từ cấp 3, đó là việc của ĐH.
Toán Lý Hóa công nhận sâu thật, nhiều chỗ sâu quá, hóa........8-}. Ngẫm đi ngẫm lại, VN làm cái gì cũng quá đà. SGK cũ thì nhồi nhét, SGK mới đòi giảm tải thì rỗng không.^:)^
 
giáo dục việt nam vừa thừa vừa thiếu
thừa ở chỗ là môn ko đáng học thì ép học ( GDCD , Tin học ( ngồi nhai pascal, trong khi giờ pascal ko chạy nổi trên XP , xin lỗi các bạn chuyên Tin) )
đào tạo ko chuyên sâu về một vấn đề cụ thể nào đó ngay từ cấp 3 :)
thiếu về khả năng thực hành , tư duy sáng tạo, khả năng vận dụng thực tế
bài học thiếu muối, sách giáo khoa sai , giáo viên hầu hết ko đảm bảo ( yêu các thầy trường mình nhất :x còn các cô giáo đi thuê thì hầu như :-& )

Nói hay như sách =;
 
Dạy pascal là đúng. Nhưng dạy pascal ko phải là để dạy tin học, mà phải mang tính chất bộ môn logic học, tức là dạy học sinh cách suy luận logic.
ko, nói đến logic học thì lại là 1 phạm trù khác :-j logic học là từ A bạn suy ra B suy tiếp ra C. pascal đâu có những cái đấy? pascal chỉ là thuần tuý áp dụng thuật toán mà thôi. Cái logic của pascal là cái structure nó có trình tự, có kết cấu mạch lạc, cái khung của pascal là common sense, nó đúng tính chất của 1 ngôn ngữ giống như là học grammar ý.
Làm đc bài ko phải là đạt yêu cầu, chép bài như bây h thì nói làm gì. Yêu cầu môn học là phải nghĩ ra đc thuật toán cơ.
1 vài học sinh ko muốn học mà chép bài thì đâu thể đổ lỗi cho cả nền giáo dục được? ở đâu chẳng có chuệyn đấy.
Thêm nữa, yêu cầu của pascal tớ ko nghĩ là để nghĩ ra được thuật toán. Nghĩ ra được thuật toán thì lại thành ra...giỏi quá rồi :p pascal cũng như toán mà thôi, học để giúp tư duy là chính và sau đó thì là ứng dụng thuật toán đã học trong các ngôn ngữ khác.
Ko biết các bạn thấy ko, chứ sau khi học, ngồi chơi game tớ cũng thấy nó có cái tư duy lập trình kiểu pascal, rất cơ bản.
bạn chơi game j` mà giúp tư duy thế? mấy game phổ biến hiện h theo như tớ biết ý thì chả có game nào dạy thuật toán cả ^^
tớ thấy câu này là nói quá.
Về môn GDCD, chương trình cấp 3 có rõ các phần: Lớp 10: Triết học (CNDVBC), lớp 11: Triết học (CNDVLS), đạo đức học; Lớp 12: Luật.
Rõ ràng là môn đang học nếu ko muốn nói là phải học. Cái dở duy nhất của nó là mang khá nặng tính giáo điều, tính "đọc chép", mất cả ý nghĩa môn học.
Đây cũng là tình trạng chung của mấy môn học thuộc, học ko cần tư duy vẫn đc.:(
đấy, cái này tớ nói rồi, đây là tuỳ theo bạn định nghĩa thế nào là "học", thuộc lòng kiểu ko hiểu j` hay là đọc xong hiểu. Ý nghĩa môn học là ở bạn. Tất cả là do bạn (có lẽ cũng 1 phần là giáo viên nữa) nghĩ đó là môn phụ, ảnh hưởng j` đâu nên mới dẫn đến tình trạng đấy. Bạn nhìn vấn đề phiến diện thì nó sẽ là phiến diện màh thôi. Còn về mặt kiến thức thì tớ ko nghi là có thể phủ nhận được giá trị của gdcd, công dân VN thì phải học luật VN là đúng rồi còn j` =D

Về SGK, tạm thời ko bàn đến chương trình cũ, vì bây h nó đã là giấy vụn, sai đúng cũng thế thôi. SGK mới thì hình như tớ nói ở trên rồi, có 2 nhược điểm: trọng hình thức => giá cắt cổ, thiếu kiến thức => sách toàn câu hỏi.:| Ko biết lớp sau học thế nào chứ là tớ chắc tớ thà mua 10 quyển sách ngoài, bằng tiền, mà học còn hơn.:|

lúc trước thì nghĩ sgk VN khiến học sinh thụ động chỉ biết ngồi đọc sách tiếp thu lý thuyết suông. Lúc sau thì nghĩ nó toàn câu hỏi chẳng có tí kiến thức j`. Âu cũng là cái cách nhìn thôi bạn ạh. Nếu bạn ko thích ý, thì kiểu j` bạn cũng tìm ra cách để phê phán. Cái nhìn khách quan, theo tớ nghĩ là những người viết sách đã cố gắng để giúp cho học sinh tự mày mò nghiên cứu qua các câu hỏi đấy, và để tự tiếp thu kiến thức cho mình, chứ ko còn phải chờ giáo viên đọc chép nữa.
Còn đào tạo chuyên sâu thì xin nhớ rằng cấp 3 là bậc phổ thông, học những thứ mà ai cũng phải biết, chuyên sâu thì còn gì nữa. Các trg` chuyên chỉ là loại đặc biệt, cả tỉnh thành mới có 1, để đào tạo riêng thôi. Ko thể bắt tất cả học sinh chọn hướng môn học cho mình ngay từ cấp 3, đó là việc của ĐH.
Toán Lý Hóa công nhận sâu thật, nhiều chỗ sâu quá, hóa........8-}. Ngẫm đi ngẫm lại, VN làm cái gì cũng quá đà. SGK cũ thì nhồi nhét, SGK mới đòi giảm tải thì rỗng không.^:)^
Tớ ko phủ nhận giáo dục vn còn nhiều vấn đề nhưng mà cái chuyên sâu đấy cũng có cái lợi của nó. Lúc bạn ra nước ngoài tớ nghĩ bạn sẽ có cái nhìn rộng hơn và khách quan hơn. Bạn có quen ai du học ko thì hỏi màh xem :D nhờ có nền giáo dục VN mà khi đi du học, học sinh VN toàn đứng vào top của trường họ du học về các môn toán và sciences mặc dù có thể ở VN mất học sinh giỏi vì ko nổi 6.5 :D
Việc ko thể bắt học sinh chọn hướng mon học cho mình ngay từ cấp 3 và đó là việc của đại học theo tớ là nhận định sai, hoặc ít nhất, VN ko phải nước đầu tiên hay duy nhất làm vậy. So sánh với nền giáo dục Anh thì bạn sẽ thấy, học sinh được định hướng nghề nghiệp ngay từ A level tức là cấp 3 của mình đấy bằng cách chọn môn học họ thích =D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
>:) cái tớ nói đến là thế đấy :-s
hướng nghiệp từ cấp 3 qua những môn học tự chọn , không có sự ép buộc học những môn có thể thấy là ko cần thiết hoặc là ko có hứng thú
ví dụ như tớ là dân chuyên hóa, liệu có cần thiết phải biết ngồi coding ko hay chỉ cần biết dùng chemdraw với photoshop :-s chuyên ở VN tuy mang tiếng học sâu nhưng về độ rộng thì cũng có khi còn kém ở Anh hay Mỹ ( nhìn SAT2 Phys và Chem thì biết) , trong khi có môn thì đi vào học quá sâu :-s, chả để làm gì như môn triết học với dân TN chẳng hạn.
Ở VN thì với cái tư tưởng là ai cũng phải học cho hết cấp 3 thành ra có những thằng ngu vẫn phải lết cho hết -> ko đủ chỗ học -> ko có cơ sở vật chất đầy đủ cho việc học tập. Lý thuyết suônng hay không thì cũng còn tùy môn :-s. như tớ sắp phải đi thực hành hóa liên miên đây :-s ko sướng lắm đâu:(( đặc biệt là khi có đứa làm về H2S bên cạnh mũi mình.
về SGK VN : giá là rẻ gần nhất TG , chất lượng cũng là bèo ko biết có tỉ lệ thuận với giá ko
về Giáo viên : chất lượng ko đồng đều , và hầu hết giáo viên phổ thông bình thường ko có đủ kiến thức để giải thích hết các vấn đề học sinh nêu ra trong cũng như ngoài chương trình, số đông thì ko có chí tiến thủ khi ko hề cập nhậ thêm thông tin bên ngoài mà chỉ dựa vào cái mình đã được học và có trong SGK
rất buồn
Giáo dục việt nam
nói thẳng ra
*** *** ( tự hiểu )
 
>:) cái tớ nói đến là thế đấy :-s
hướng nghiệp từ cấp 3 qua những môn học tự chọn , không có sự ép buộc học những môn có thể thấy là ko cần thiết hoặc là ko có hứng thú
ví dụ như tớ là dân chuyên hóa, liệu có cần thiết phải biết ngồi coding ko hay chỉ cần biết dùng chemdraw với photoshop :-s

:)) thế bạn ko có tí hứng thú nào với cái chuyên hoá bạn học àh:))
mà bi h đã có ban tự nhiên ban xã hội ở các trường cấp 3 bình thường rồi còn j`. Học sinh ban tự nhiên thì điểm môn xã hội <trừ văn> đâu có được coi trọng lắm đâu :-j Kiểu kiểu thế. Photoshop hay coreldraw <chemdraw là j` tớ ko biết tớ assume là coreldraw nhé> suy cho cùng cũng chỉ là cái kĩ năng. Cái kĩ năng này sẽ sớm bị lạc hậu. Chỉ cần photoshop nó nâng cấp từ bản 6 lên CS2 bạn đã thấy khác 1 trời 1 vực ra rồi. Những cái kĩ năng tạm thời thế thì chẳng có nền giáo dục nào bắt buộc học sinh học cả :-j nó chỉ đưa vào những môn tự chọn hay năng khiếu thôi. Tớ thừa nhận VN chưa có nhiều môn tự chọn hay năng khiếu, nhưng đấy là do vấn đề tài chính, nước mình còn nghèo lấy đâu ra tiền trang bị phòng lap 100 cái máy cấu hình cao để chạy pts cho tất cả các trường được? coding thì khác, nó là cơ bản và giúp tư duy.

chuyên ở VN tuy mang tiếng học sâu nhưng về độ rộng thì cũng có khi còn kém ở Anh hay Mỹ ( nhìn SAT2 Phys và Chem thì biết) , trong khi có môn thì đi vào học quá sâu :-s, chả để làm gì như môn triết học với dân TN chẳng hạn.
cái này theo tớ là ko đúng. SAT2 người VN thi toàn 2400 hay ít nhất là >2300 <kể cả chuyên anh> Tớ nhìn vào kết quả thôi cũng đã thấy rồi.

Thì tớ hỏi bạn ở cái trường tổng hợp nhà bạn môn triết học bạn có được mở vở ra đặt lên bàn quay ko? :)) bàn cái nỗi j` nữa. Học sâu thế đấy, sướng thế còn phàn nàn cái nỗi j`? :))

Ở VN thì với cái tư tưởng là ai cũng phải học cho hết cấp 3
ở đâu chả thế :)) ko học hết cấp 3 thì có mà đi ăn cám àh :))

thành ra có những thằng ngu vẫn phải lết cho hết
:)) đấy là giáo dục phổ thông :)) bạn hiểu nghĩa phổ thông là j` ko? :))

-> ko đủ chỗ học -> ko có cơ sở vật chất đầy đủ cho việc học tập.
cái này ko thể đổ lỗi cho nền giáo dục được. Tại nước mình còn nghèo. Make the best out of what you have.

Lý thuyết suônng hay không thì cũng còn tùy môn :-s. như tớ sắp phải đi thực hành hóa liên miên đây :-s ko sướng lắm đâu:(( đặc biệt là khi có đứa làm về H2S bên cạnh mũi mình.
đoạn này là j` tớ chưa hiểu? Nhưng mà ấy muốn 1 mình 1 phòng thực hành àh?:)) thế thì đến Mẽo cũng chả đáp ứng được.

về SGK VN : giá là rẻ gần nhất TG , chất lượng cũng là bèo ko biết có tỉ lệ thuận với giá ko
Định nghĩa thế nào là chất lượng bèo? Bạn nói đúng là hay như phim ý :))

về Giáo viên : chất lượng ko đồng đều ,
thì cũng phải có người là tiến sĩ người là tốt nghiệp đại học bình thường người là tốt nghiệp cao đẳng chứ chả nhẽ tiến sĩ hết àh :)) mà kể cả tiến sĩ hết thì cũng đâu thể nói là họ giỏi như nhau? Ở đâu chả thế :-j

và hầu hết giáo viên phổ thông bình thường ko có đủ kiến thức để giải thích hết các vấn đề học sinh nêu ra trong cũng như ngoài chương trình,
biển kiến thức là vô hạn bạn ạh, cũng phải có những cái người ta ko biết chứ. Bạn có học những giáo sư giỏi ở harvard đến mấy đi chăng nữa thì kiểu j` bạn cũng tìm được câu hỏi để người ta ko trả lời được. Vd nhé, vui thôi: thưa thấy em phải hỏi câu j` để thầy ko trả lời được ạh? :p

số đông thì ko có chí tiến thủ khi ko hề cập nhậ thêm thông tin bên ngoài mà chỉ dựa vào cái mình đã được học và có trong SGK
đáy là lỗi của học sinh.

rất buồn
Giáo dục việt nam
nói thẳng ra
*** *** ( tự hiểu )

bạn cứ chửi đi :)) ko có nó thì bạn chẳng nổi 2000 SAT2 đâu mà đòi đi Mẽo =)) Hỏi mấy thằng Mẽo xem SAT 2 nó bao nhiêu :)) nực cười
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hic! Bạn Nam xé lẻ bài viết kinh quá.:-<
Tớ ko phủ nhận giáo dục vn còn nhiều vấn đề nhưng mà cái chuyên sâu đấy cũng có cái lợi của nó. Lúc bạn ra nước ngoài tớ nghĩ bạn sẽ có cái nhìn rộng hơn và khách quan hơn. Bạn có quen ai du học ko thì hỏi màh xem nhờ có nền giáo dục VN mà khi đi du học, học sinh VN toàn đứng vào top của trường họ du học về các môn toán và sciences mặc dù có thể ở VN mất học sinh giỏi vì ko nổi 6.5
Việc ko thể bắt học sinh chọn hướng mon học cho mình ngay từ cấp 3 và đó là việc của đại học theo tớ là nhận định sai, hoặc ít nhất, VN ko phải nước đầu tiên hay duy nhất làm vậy. So sánh với nền giáo dục Anh thì bạn sẽ thấy, học sinh được định hướng nghề nghiệp ngay từ A level tức là cấp 3 của mình đấy bằng cách chọn môn học họ thích =D
Cấp 3, việc hướng nghiệp là việc nên làm. Với cách tuyển sinh ĐH như một đấu trường thì tỉ lệ học sinh cấp 3 học tiếp là ko cao. Tuy nhiên sự chuyên biệt hóa học sinh vào các hướng học nhiều khi ko đc thỏa đáng. Nhìn số liệu thì biết lớp 10 năm nay, nghe là phân ban, nhưng toàn học ban...cơ bản. Tất nhiên là với một học sinh bình thường, qua quá trình học, cũng tự nhận thấy mình có thiên hướng về môn học nào, nhưng chuyên biệt quá về môn học đó sẽ dẫn đến mất các kiến thức phổ thông khác.
Tớ ko hề phủ nhận sự chuyên biệt hóa đó, trg` Ams là một ví dụ đó thôi. Nhưng tớ ko tán thành việc mở rộng mô hình đó, ko phải học sinh cấp 3 nào cũng có đủ năng lực học chuyên ban mà thik an toàn bằng cách học các môn đều nhau, lấy môn học thuộc gỡ điểm môn khác, để cứu lấy cái 6,5 ác nghiệt kia. Rõ ràng đó là quy luật, ko thể bắt buộc học sinh học khác đc.
Còn theo tớ, việc đào tạo chuyên môn là việc của bậc ĐH. Nếu ko thì phân ra cấp 3 làm gì nữa. Cái mô hình học chuyên của trg` mình ko thể gọi là đào tạo chuyên sâu đc, nó chỉ là mô hình đặc biệt dành cho 1 số nhỏ HSG của 1 môn nào đó thôi. Còn về việc nước ngoài nó hướng nghiệp là vì chất lượng học sinh của họ cao. Nếu giả sử là học sinh Hà Nội thôi, ai cũng giỏi như học sinh lớp Toán 1 thì cả Hà Nội ko dại gì ko làm theo nước Anh. Ko nên thấy Tây làm gì là ta phải làm thế.

@Hùng: Hình như ấy vẫn có ác cảm với môn triết học nhở.:)) Môn đó, xét theo chương trình cấp 3, thì là môn học thuộc, gần như 100%.=)) Nó ko gọi là Triết học nữa, mọi môn nếu chỉ là học thuộc thì ko có gì khác nhau cả.:-j
Nhưng triết học là khoa học ko thể thiếu đc. Ngay cả hóa học, vật lý học, các khoa học tự nhiên tưởng như ko liên quan lại rất có quan hệ với triết học, nó sinh ra ngành triết học khoa học cơ mà.
Ở cấp 3, mấy kiến thức trong quyển GDCD mỏng dính vẫn còn chưa thấm vào đâu đâu, nhưng ngần nấy thì là quá thừa cho 1 môn học thuộc.:))
 
sẽ có một vấn đề là , như Lộc nói :
ko nên thấy Tây làm gì thì ta làm nấy , đương nhiên lí do dễ được đưa ra là mặt bằng chung chất lượng hs VN không bằng họ !

tuy nhiên , nếu anh đặt ngược lại :
mặt bằng chung chưa thích ứng được theo cách của Tây thì cứ học như cũ , còn đối với bộ phận thiểu số ưu tú ( elite ) ở một số thành phố lớn : Ams , CVA , Lê Hồng Phong ( Saigon) , Lê Quý Đôn ( Đà Nẵng) ... , nếu cứ tiếp tục bế tắc trong cái mớ hết cải tiến rồi lại cải lùi hiện nay , e là sẽ hạn chế sự phát triển của các em , khiến họ không đạt được mức tiềm năng của mình . Phải chăng , nhìn theo một khía cạnh hơi cường điệu , đây là di sản độc hại của tư tưởng "bình quân chủ nghĩa " trước đây.
Ở đây , anh đặc biệt nhấn mạnh vào chuyện hướng nghiệp ngay từ cấp 3 .Không cần học những cái quá nặng nề , chuyên sâu , mà chỉ cần đi vào đại cương cái đã , ví dụ : Kinh tế vi mô -vĩ mô , pháp luật đại cương ... , và TỰ CHỌN .

Ít ra thì các em sẽ có một cái định hướng rõ hơn cho việc chọn ngành lúc học đại học , vì thực tế là nhiều bạn còn khá mơ hồ khi vào đại học , mà hệ quả của nó ra sao chắc khỏi phải nhắc lại .

Điều này nghe có vẻ không khả thi lắm ngay trong hiện tại , nhưng đó là hướng đi bắt buộc của tương lai , nói chung , những gì thế giới đã làm trước rồi , ta cũng nên suy nghĩ mà học tập là vừa , không nên có thêm những "sáng tạo" quái gở nữa .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đúng thế! Ngay bản thân em bây h vẫn chưa biết mình sẽ học nghề gì.8-}
Với số ít các học sinh có đủ tiềm năng trên thì nên có một chương trình học tiến bộ hơn 1 chút. Việc này rõ ràng là đã và đang đc tiến hành ở các trg` chuyên tỉnh thành phố. Tuy nhiên hình như vẫn chưa có phương pháp tối ưu.

Khiếm khuyết thứ 1 là học sinh giỏi quá, thành ra học như trâu như bò, quên ăn quên ngủ, tóm lại là quá mức bình thường.8-} Trong khi chương trình chỉ có thế, chương trình viết cho đâu chỉ 1 vài người lẻ tẻ. Chương trình ko theo kịp tiềm năng học sinh.
Thứ 2 là việc cào bằng quá nhiều thứ, khi mà yêu cầu cho loại học sinh này đc rập khuôn cho loại học sinh khác. Những việc nhắm mắt mà làm đó nhiều khi phản tác dụng. Chương trình bỏ rơi tiềm năng học sinh.
Cuối cùng, nếu có các môn tự chọn, hỏi bộ cho dạy đc mấy môn, có giáo viên đủ cho mấy môn? Học thì ham mà chả ai dạy, chương trình ko đáp ứng đc nhu cầu học.

Nói là hướng nghiệp nhưng hướng sao mà đủ hết, sao mà đúng hết đc. MÀ hơn nữa, với trình độ quản lý giáo dục của VN, chưa chắc đã cải thiện đc.
Tóm lại là tùy vào chính học sinh mà thôi.
GDVN đang lâm vào khủng hoảng, và sẽ còn khủng hoảng nữa nếu ko trải qua thêm 1 lần cải cách thực sự. Vấn đề là do ai và khi nào, cải cách đó diễn ra. Tất cả phụ thuộc vào thế hệ trẻ mà thôi, bộ GD làm việc linh tinh lắm rồi.
 
rất buồn
Giáo dục việt nam
nói thẳng ra
*** *** ( tự hiểu )
Chú này quá lời rồi :|
bài học thiếu muối, sách giáo khoa sai , giáo viên hầu hết ko đảm bảo
Sách sai chỗ nào nhỉ?
Xét về mặt chuyên sâu thì chương trình khoa học tự nhiên toán lý hoá là khá chuyên sâu đấy chứ?
Toán Lý Hóa công nhận sâu thật, nhiều chỗ sâu quá, hóa......... Ngẫm đi ngẫm lại, VN làm cái gì cũng quá đà.
Sách toán VN hình như chỉ có đại số,giải tích,lượng giác với hình học thôi thì phải, từ khi sang bên này ngoài mấy cái kia ra thêm nào là mechanics,statistics,decision maths đủ các loại thứ,sang năm sau còn thêm 5,6 cuốn sách,có khi còn phải đọc thêm game theory nữa.. <= nhớ VN quá :-<

Mọi người cứ chê là học thuộc lòng ko khoa học chứ thực ra theo kinh nghiệm của một số tiền bối thì cách học tốt nhất là "thuộc trước,hiểu sau",môn j` cũng thế,đi thi nhiều khả năng điểm cao :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên