Bình luận về giáo dục phổ thông ở VN

Chắc tại học tự nhiên khó quá:(( mấy môn Sử, Địa,... bị coi nhẹ---> học sinh không máu học mà giáo viên cũng không máu đi tìm mấy cái ngoài lề cho học sinh---> thành những môn gỡ điểm---> muốn điểm cao thì cứ học thuộc---> học trong vở được 7 điểm, học sách được 9 điểm, chuẩn như đáp án được 10. Cái lớp em học Sử là thế đó, phải chuẩn như đáp án.

Tại học tự nhiên khó quá:(( Sách Lý em dày bằng sách Văn, chả hiểu gì cả:((

Nước ngoài em thấy có môn paraphrase hay thế mà mình không có nhỉ? Lúc nào cũng bắt chuẩn như đáp án, chuẩn như đáp án.

Với lại thi vào thì khó, học thì dễ. Kém chất là phải.

@anh Đức Anh: thôi anh nhá, hai anh em mình xí xóa, lại tranh luận tiếp:D
 
To Phương Anh : không có gì em ah . Nếu em muốn tranh luận gì thì cứ vô tư :D

To Lộc : triết cần nhiều kiến thức về khoa học (tự nhiên và xã hội). Ban đầu học nên lấy nhiều ví dụ vào, để đến lúc đọc thông tin, sẽ biết cách lọc thông tin khách quan .
 
Thì chính thế nên các nhà văn, nhà thơ lẫn các nhà vật lý đều có thể trở thành nhà triết học mà.:D
 
hôm nọ anh Đức Anh có hỏi em về việc ở nước ngoài học các môn chuyên ngành ngay từ cấp 3 , ví dụ như Kinh Tế , Marketing ... là chính xác hay ko .
Em thấy là mấy đứa bạn em đi Ấn Độ , Mỹ , Anh đều phản ánh lại giống nhau là đây là việc rất phổ biến chứ ko phải là chỉ trong một nhóm nhỏ nào.
Tuy nhiên , anh có suy nghĩ thế nào về việc này , VN ta có nên đưa các môn chuyên ngành vào dạy một cách tự chọn ngay từ cấp 3 ko , đồng thời giảm bớt mấy môn như KTNN hay là KTCN ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
To Lộc :Nói như chú thì ai chả được .
To Bách : giảm những môn không cần thiết thì anh nghĩ là nên, ví dụ kỹ thuật nông nghiệp thì đúng là không cần thiết thực sự . Nhưng mà đưa chuyên ngành vào vội là không nên . Các em còn trẻ , nên học kiến thức đại cương cho dày và rộng vào, sau này chọn ngành mới khách quan . Hiện tại các chú vẫn còn tính cách là rất nôn nóng trong việc chọn ngành nghề , thế là không tốt đâu .
Tất nhiên, có thể bạn bè của em được học môn kinh tế theo kiểu nội dung rất đại cương chẳng hạn , chứ anh không tin là cho học môn "chuyên ngành" . ANh học đến năm thứ 2 rồi, vẫn đang học đại cương còn chưa xong đây nè .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thì em bảo là có thể mà. Kể ra mấy cái tên cũng ko khó nữa.:D
Mà cái vụ đưa chuyên ngành vào cấp 3 thì em xin bảo là ko nên.[-x
Ngay cả cái phân ban là mầm mống của cái đó đã bị teo rồi đấy thôi.:(
Chính cái chương trình học nặng làm GDVN ko phát triển đc ấy chứ. Bây h bỏ mấy môn thừa mà lại làm nặng thêm mấy môn kia thì cũng ko khác gì.
Cái khó của giáo dục là làm ra đc 1 chương trình phổ thông thực sự đại cương, ko đc thừa thiếu gì cả.:-<
 
Ngay cả cái phân ban là mầm mống của cái đó đã bị teo rồi đấy thôi

dạo này anh ko nắm được thông tin về vụ phân ban , Lộc bảo nó "teo" nghĩa là sao ? Học sinh gặp khó khăn trong việc học , giáo viên gặp khó khăn trong việc dạy , hay chương trình phân ban đã thất bại ở một góc độ nào khác ?

Hình như lớp 10 năm nay là đang học phân ban rồi đúng ko , chẳng biết mấy đứa lớp 10 trường mình ý kiến ra sao về cái đó ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói chung là chương trình phân ban đc bác Nhân nhận định là ko tiến xa đc, 70% học ban.....cơ sở.:)) Và thế là phân thì cứ phân nhưng toàn là ban cơ sở, thế thì phân ban làm gì chứ.:)|
Ý đồ của bác Nhân là cho nó teo dần qua từng năm cho đến khi chỉ còn 1 ban...cơ sở.:|
Cá nhân em thấy phân ban là tốt, nhưng làm ở VN như thế là ko tốt. Chương trình học nặng thế rồi, phân ra nữa thì.....:(
 
Hình như lớp 10 năm nay là đang học phân ban rồi đúng ko , chẳng biết mấy đứa lớp 10 trường mình ý kiến ra sao về cái đó ?
Đây ạ, lớp 10 đây ạ (nhưng mà ko phải Amser ạ):D
Nếu em ko nhầm Ams cũng học ban Cơ bản hết chứ? Mấy lớp Ngoại ngữ A1, A2 vs cả CE thì đều học ban CB chứ ạ :-?
SGK năm nay phân ban, mỗi thầy cô dạy 1 kiểu, 2 lớp cạnh nhau (lớp E - lớp em + lớp G): 1 lớp sách nâng cao (ban TN), 1 lớp sách cơ bản (ban CB), thế mà sau này còn bảo sẽ bỏ thi ĐH, chỉ thi = 1 kì thi thôi, ko hiểu thi kiểu j` được 8-}
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chương trình học thực sự phải nói là: khủng hoảng.8-}
 
Môn GDCD dạy về pháp luật, và thể chế nhà nước thì mới đúng nghĩa của cái tên gọi của nó. Còn triết thì phải tách ra thành một bộ môn riêng (nhưng em không hy vọng phải học thêm một môn nữa đâu )
Mình nhớ sgk GDCD lớp 11 có 1 bài về "tình yêu" mà

Tại học tự nhiên khó quá Sách Lý em dày bằng sách Văn, chả hiểu gì cả
Trong 3 môn tự nhiên tớ thấy lý khó xơi nhất :( chắc môn này học được phải tùy người =.=
 
Sau Toán thì Lý nó rộng và phân tán hơn.
1 tư duy tốt có thể chiến đấu mọi dạng toán.
Nhưng 1 tư duy tốt chưa chắc hiểu hết các bài dạng vật lý.
Toán nó mang tính khái quát và trừu tượng 1 phần.
Lý lại là môn học dùng Toán để biểu diễn thế giới. Thế giới vô tận thế này thì Vật lý cũng bao la vậy thôi.
Chốt hạ 1 câu là ai ham thik thì học môn nào cũng xong.:D
 
Lý lên lớp 12 mới gọi là mệt một cách thực sự , anh thi khối A còn thấy khá là vất vả nữa là , hèn chi những người thi khối D trong năm cứ kêu oai oái mỗi lầm kiểm tra Lý .

Thế nhưng , nếu nhìn sang chương trình Lý lớp 12 của Singapore thì thấy phần Lý của mình ko phải là nặng lắm đâu , ví dụ nói riêng trong phần quang học , họ còn có cả phần hấp thụ ánh sáng và hiện tượng nhiễu xạ )

Hóa vẫn là môn tuyệt vời nhất đối với anh hồi trước , nhưng nắm vững kiến thức về Lý (đặc biệt là phần sóng điện từ ở lớp 12) cũng rất quan trọng đấy , nhất là đối với những người thích tìm hiểu về thiên văn như anh em mình Lộc nhểy .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hic! Đi tham gia thiên văn mà họ cứ nói sóng này sóng nọ, nhức hết cả đầu.@-)
Lại còn lôi Einstein vào nữa thì.....thôi rồi.:-<
 
Thế nhưng , nếu nhìn sang chương trình Lý lớp 12 của Singapore thì thấy phần Lý của mình ko phải là nặng lắm đâu , ví dụ nói riêng trong phần quang học , họ còn có cả phần hấp thụ ánh sáng và hiện tượng nhiễu xạ )

VN ko dạy nh` về Quang lý mà :-j
 
Các e lớp 12 năm nay phải lấy đó là may vì chưa đụng đến những quyển sách sau khi cải cách...Nhìn mà thấy thương cho thế hệ sau..
Chẳng biết Lý hóa thế nào ..Chứ riêng 2 môm Văn - Toán thôi cũng đã có rất nhiều cái để nói rồi ..

Môn Văn thì thôi rồi...Hầu như bây h toàn lấy những bài ở đâu rùi cho vào...Toán thì nhảy loạn xạ hết cả lên...Thương nhất vẫn là học trò..Luôn luôn là những người chịu trận...

bao h ở VN mới có cách học giống nước ngoài nhảy ? Cải cách ít mà lại gây được hứng thú cho học sinh...kết quả lúc này sẽ ko còn chuyện mập mờ như bây h :|
 
Chương trình học tập ko hề hợp lí, có những môn biết thừa là mình sẽ ko cần đến vẫn phải học, có môn quá phụ lại bị giáo viên đem cái tự ái vào bặt chẹt học trò, phải có phân chia phù hợp với khả năng và nguyện vọng của học sinh mới đúng, em thấy ở nhiều nước cho phép học sinh đăng kí môn học mà (qui định số môn). Làm gì có ai kham nổi cái chương trình học hiện nay của nước mình chứ? thien tài hay học gạo? :|
 
kiểu như môn GDCD:Thuyết trình, tìm tài liệu mỏi mắt, nói chung là:những đứa nào thuyết trình thì hiểu bài cực cực rõ...những đứa còn lại thì lơ tơ mơ(vì nếu chép bài thì ko nghe đc bạn nói j, nếu nghe bạn thuyết trình thì ko chép đc bài-->cô chấm vở sẽ cho điểm kém...:( )
nhớ môn Địa kinh tế lớp 11, học cô Điệp: cũng tương tự, nhưng quái hơn là mỗi đứa thuyết trình 1 bài,ko phải là cả tổ.
 
Môn Địa của cô Điệp hả chị.:))
Em phải tìm tài liệu cho hầu hết những đứa lên trình bày, vậy mà em cũng có chép đc bài đâu.:-<
 
Back
Bên trên