Áp dụng cung cách giáo dục của Mĩ vào VN?

À, anh hiểu nhầm ý em rồi, nói ko CM có nghĩa là nếu CT đó đã được học và đã được CM, thì khi làm bài, hoàn toàn có quyền dùng mà chẳng phải CM lại nữa, còn về việc CM CT nói riêng, bọn em vẫn phải làm thường xuyên :((.
 
Ái dà, anh tưởng ở VN mới có cái trò đó :p . Hừm, học toán mà cứ phải chứng minh lại mấy cái mà ai cũng biết thì chán ốm
 
đúng rồi, bọn em ko phải làm cái đó, chỉ khi nào có bài là : chứng minh công thức, thì khi đó mới phải làm ;)
 
1 chút tìm hiểu chợp giật về sơ bộ GD ở 1 vài nước bạn: Mỹ, Ấn Độ, Singapore. Cả nhà cùng đọc cho vui.

*****


Học nữa, học mãi... trong thế giới không phẳng


http://www.lanhdao.net/leadership/home.lds/19/656/

Sinh viên Singapore làm các bài kiểm tra toán học và khoa học rất xuất sắc. Trẻ em Mỹ kiểm tra kém hơn nhiều nhưng lại làm việc tốt hơn trong thực tế. Tại sao vậy?


Tuần trước một vụ tấn công khủng bố đã gây náo loạn cả Ấn Độ. Một tay súng xông vào phòng hội thảo chính của Viện Khoa học Ấn Độ ở bang Bangalore, ném 4 quả lựu đạn về phía khán giả. Lựu đạn xịt, hắn đã xả súng AK-47 vào đám đông những người trong hội trường. Một giáo sư toán đã nghỉ hưu của một trong những viện công nghệ Ấn Độ bị thiệt mạng.

Điều khiến cho người ta lo lắng về vụ tấn công này không phải là quy mô, kế hoạch hay ảnh hưởng của nó – tất cả đều không gây ấn tượng – mà là mục tiêu tấn công. Những kẻ khủng bố đã nhằm vào những gì ngày càng được coi là tài sản chiến lược nòng cốt của Ấn Độ trong thế kỷ 21: các sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nếu tài sản đó còn không được bảo đảm thì điều gì sẽ làm nên tương lai của Ấn Độ?

Chiến lược của các quốc gia châu Á: Đào tạo con người...*

Sự việc nhỏ này nói lên nhiều điều về vấn đề cạnh tranh toàn cầu. Khi đi tham quan châu Á trong gần một tháng qua, tôi đã ấn tượng mạnh trước sự quan tâm không ngừng nghỉ dành cho giáo dục. Điều này rất có ý nghĩa. Nhiều quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên nào khác ngoài con người; do đó, đào tạo con người, mở mang trí tuệ và tầm hiểu biết cho người dân là cách duy nhất để phát triển.

Trung Quốc, như mọi khi, có vẻ như nhanh chân nhất. Khi các quan chức nước này nói về những kế hoạch cho sự tăng trưởng trong tương lai, họ cho biết rằng chi tiêu cho các trường cao đẳng và đại học đã tăng gần 10 lần trong vòng 10 năm qua.

Hiệu trưởng Đại học Yale (Mỹ) Richard Levin nhận định rằng hai dây chuyền tối tân để chế tạo chất bán dẫn của Đại học Bắc Kinh - mỗi dây chuyền áp dụng một công nghệ khác nhau - vượt trội hơn nhiều so với bất cứ một dây chuyền nào khác ở Mỹ. Các nước Đông Á gần như đứng đầu mọi bảng xếp hạng sinh viên toàn cầu về khoa học và toán học.

Nhưng có một điều làm tôi băn khoăn về những so sánh thường gặp này. Tôi đã nói chuyện với ông Tharman Shanmugaratnam - Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore, quốc gia đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng học sinh toàn cầu về khoa học và toán học - để tìm hiểu kĩ hơn.

...nhưng là con người như thế nào?

Tôi đã hỏi: Bộ trưởng giải thích thế nào cho thực tế là mặc dù sinh viên Singapore rất giỏi làm bài kiểm tra, nhưng mười hay hai mươi năm sau rất ít trong số những sinh viên đó còn thành đạt như trước. Singapore hầu như không có những nhà khoa học, doanh nhân, nhà phát minh, nhà quản trị kinh doanh hay học giả thật sự hàng đầu thế giới. Ngược lại, trẻ em lớp 8 và lớp 4 ở Mỹ làm bài kiểm tra kém hơn nhiều nhưng dường như lại làm việc tốt hơn trong cuộc sống thực tiễn sau này. Tại sao như vậy?

Shanmugaratnam nói: “Chúng ta đều có chế độ sử dụng nhân tài. Nhưng chế độ của các bạn là chế độ tuyển chọn nhân tài dựa vào tài năng, còn của chúng tôi là chế độ lựa chọn nhân tài dựa vào việc kiểm tra. Có những đặc tính của trí tuệ mà khó có thể cân đong đo đếm chính xác được, ví dụ như sức sáng tạo, sự tò mò, tính thích phiêu lưu và tham vọng. Đặc biệt là nước Mỹ có một nền văn hoá mà luôn học hỏi, tìm tòi những gì thách thức những tri thức thông thường, ngay cả khi điều đó thách thức nhà chức trách. Đây là những lĩnh vực mà Singapore cần phải học hỏi nước Mỹ.”

Shanmugaratman cũng chỉ ra rằng các đại học ở Mỹ không có đối thủ trên toàn cầu và chất lượng học tập ở đây ngày càng tốt hơn. “Các bạn đã tạo ra sự phối hợp giữa nhà nước và người dân trong giáo dục đại học và đạt được thành công đáng kinh ngạc. Chính phủ cung cấp nguồn tài chính to lớn, và các trường công và trường tư cạnh tranh với nhau, do đó tiêu chuẩn của tất cả các trường cũng tăng lên.” Shanmugratnam nhấn mạnh đặc biệt vai trò của các quỹ tài trợ của Mỹ.

“Trong xã hội cần có những người tập trung nguồn lực cho những mục tiêu lâu dài, cho việc duy trì những điểm vượt trội và tăng cường chất lượng. Các bạn có những quỹ hoạt động với mục tiêu như vậy. Đó là cả một truyền thống tự nguyện hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Ví dụ, các bạn không thể tưởng tượng những tiến bộ của Mỹ trong công nghệ sinh học mà không có Quỹ Howard Hughes.”

Singapore giờ đây đang nhấn mạnh các yếu tố khác ngoài kỹ năng kiểm tra đơn thuần khi chọn lựa các sinh viên hàng đầu của họ. Nhưng các nền văn hoá rất khó thay đổi.

Học trong thế giới không bao giờ phẳng

Một người bạn Singapore gần đây sau khi đưa các con từ Mỹ về đã cho chúng theo học ở những trường rất nổi tiếng trong nước. Anh miêu tả sự khác biệt: “Ở các trường học Mỹ, khi con trai tôi phát biểu, cậu bé được hoan nghênh và động viên. Ở Singapore, như vậy bị coi là huênh hoang và kỳ quặc. Hoàn toàn thiếu vắng một phương thức có thể làm cho mọi người thấy yêu thích học tập và hăng hái tham gia. Ở đây điều đó được coi là việc vặt. Chăm học, thuộc bài và thi tốt. Thế thôi”. Anh đã cho các con mình thôi học ở trường công và chuyển sang một trường tư theo phong cách phương Tây.

Mặc dù vừa hết lời khen ngợi nước Mỹ, Shanmugaratnam vẫn cho rằng hệ thống giáo dục của Mỹ “xét toàn diện là một sự thất bại”. Ông giải thích rằng “trừ phi bạn thuộc giới trung lưu hoặc giàu hơn, nếu không bạn sẽ chỉ được hưởng một chế độ giáo dục hạng hai thật sự dù xét theo bất cứ tiêu chuẩn nào. Ngoài vấn đề về sự bình đẳng, điều này còn có nghĩa là bạn không bao giờ thật sự tiếp cận được tài năng của những đứa trẻ nghèo nhưng thông minh. Chúng không đến những trường tốt và không bao giờ được thúc đẩy bởi vì phương pháp giảng dạy áp dụng đại trà cho tất cả các học sinh bình thường. Ở Singapore chúng tôi có những đứa trẻ nghèo nhưng rất thông minh và khao khát học hỏi, điều đó là cốt yếu đối với thành công của chúng tôi.”

Shanmugratnam kết luận: “Nơi tôi đang ngồi không phải là một thế giới phẳng**. Đó là 1 thế giới với những đỉnh núi cao và thung lũng. Tin tốt cho nước Mỹ là những đỉnh đó đang ngày càng cao hơn. Nhưng các thung lũng cũng đang trở nên sâu hơn, và rất nhiều trong số đó nằm ngay trong nước Mỹ.”


Hồng Nga
Biên dịch từ: We All Have a Lot to Learn
Nguồn: Newsweek, ngày 9/1/2006.
Tác giả: Fareed Zakaria - TS. Khoa học Chính trị, Tổng biên tập tạp chí Newsweek International (Mỹ).

--------------------------------------
* Tít chính và những tít phụ do ban biên tập đặt.
** Ý nói đến quan điểm của Thomas Friedman, tác giả cuốn sách “Thế giới phẳng” (The world is flat). Tác giả này cho rằng trong thế giới toàn cầu hoá ngày nay, cơ hội phát triển của mỗi quốc gia, mỗi công ty, mỗi cá nhân… là như nhau
.​
 
Áp dụng gì cho hiệu quả là được. Chứ nói thật em chán cái giáo dục bây giờ lắm. Học chẳng hiệu quả mấy.
 
Nếu bảo cách học của học sinh việt nam là tồi thì cũng ko phải.Nhưng với cái cách học này thì còn lâu lắm ta mới tiến lên đc .Áp dụng điều tốt thì ok thôi nhưng phải dùng thế nào ? Người nước ngoài đã ko học thì ko nói làm gì chứ đã học thì trâu kinh khủng luôn
 
Đó chính là sự khác nhau cơ bản của người Việt Nam với người nước ngoài :D
Nếu họ thật sự muốn học thì sẽ làm cho bằng đc
Người Việt Nam cũng thông minh đấy chứ nếu ko muốn nói là giỏi nhưng tại vì 1 phần là do hoàn cảnh nữa nên họ ko thể phấn đấu mãi đc:D
Đau phải họ chỉ sống bằng không khí và nước lã đâu:D
 
Lê Thanh Hằng đã viết:
Đó chính là sự khác nhau cơ bản của người Việt Nam với người nước ngoài :D
Nếu họ thật sự muốn học thì sẽ làm cho bằng đc
Người Việt Nam cũng thông minh đấy chứ nếu ko muốn nói là giỏi nhưng tại vì 1 phần là do hoàn cảnh nữa nên họ ko thể phấn đấu mãi đc:D
Đau phải họ chỉ sống bằng không khí và nước lã đâu:D

Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi trả lời.
Chẳng có ai chỉ sống bằng oxi+ nc lã cả.vậy thì cậu đang nói về ai đấy
Việt Nam ko phải là ko có nhân tài ,chẳng qua nó chưa đủ và chưa đc đầu tư đúng hướng mà thôi
Thực chất mà nói thì GD của nc ta cũng đang có nhiều biến đổi mới.Và nc ta cũng đã có học hỏi ở các nc tiên tién chứ ko phải ko.
Còn có nhiều người đi du học ,đó cũng chính là đang áp dụng CCGD của nc khác vào nc ta
Ta nhận cái tốt ,phát triễn cái vốn có.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
mà tại sao ta cứ phải chọn Mĩ ạ,nước mĩ có nền GD tốt nhất hay sao ạ
 
mà tại sao ta cứ phải chọn Mĩ ạ,nước mĩ có nền GD tốt nhất hay sao ạ

Bởi vì người tạo ra cái thread và đa phần những người cho ý kiến sống ở Mỹ, cho nên mọi người chỉ muốn đưa ra một số ý kiến về nền giáo dục của Mỹ để mọi người tham khảo, không phải nhất thiết là một mẫu giáo dục tốt nhất.
 
Đương nhiên nền giáo dục của Mỹ tốt hơn mình:D
Cùng là tiến sĩ nhưng lương ở 2 nước khác hẳn nhau:D
 
So sanh như thế là quá khập khiễng.Nếu VN ko có chiến tranh,ko bị đẩy lùi đi hằng mấy trăm năm thì có khi cục diẹn đã thay đổi.Hỏi GD của mĩ thế nào là muốn nhờ anh show cho mọi người xem những mặt tốt và mặt chưa tốt của họ để xem có áp dụng đc bao nhiêu thứ vào Vn.Chứ còn nói là nc này hơn nc kia thì quá vớ vẩn và sáo rỗng .
 
So sanh như thế là quá khập khiễng.Nếu VN ko có chiến tranh,ko bị đẩy lùi đi hằng mấy trăm năm thì có khi cục diẹn đã thay đổi.Hỏi GD của mĩ thế nào là muốn nhờ anh show cho mọi người xem những mặt tốt và mặt chưa tốt của họ để xem có áp dụng đc bao nhiêu thứ vào Vn.Chứ còn nói là nc này hơn nc kia thì quá vớ vẩn và sáo rỗng .

Cái này cũng đã có người nói. Tuy nhiên, một số yếu tố được mình và nhiều người đế cập tới là về cấu trúc và phương pháp ở những post đầu, nếu bạn có hứng thú, có thể đọc, không cần thiết phải nền kinh tế vững mạnh hay hòa bình lâu dài mới có thể áp dụng được.
 
--Đang thi cuối học kì nên qua đây chớp nhoáng tí rồi rút :D

--Hôm nọ chat với thằng bạn quấn khố hồi cấp 2. Mẹ nó đi buôn nên năm ngoái nó học ở Nga, năm nay ở Ukraina. Thằng cu ấy kể là bên Nga với Ukraina y hệt như mình về chuyện phân chia trường lớp (hay là Việt Nam đang dùng mô hình của ông Nga ngố nhỉ:D). Cũng có học thuộc lòng các môn Sử,Địa, nhưng là tự tìm tài liệu mà đọc, đọc xong lên lớp tóm tắt ý chính. Nắm được ý chính thì là "thuộc lòng" rồi. Nhưng học vẹt nhưng trong sách hay trong tài liệu là ăn 0 điểm. Làm bài tập nhóm thì chủ đề tóm tắt còn dài và khó hơn.

--Quay lại với chuyện học ở Việt Nam. Theo những gì mình biết thì việc học ở Việt Nam vẫn mang phong cách học kiểu "mì ăn liền" thời chiến. Thầy truyền đạt, trò tiếp thu, ít thắc mắc nghiên cứu sâu. Học các môn Toán, Lý, Hóa thì thầy cô cho sẵn dạng bài, cứ thế mà làm, học sinh ít tự nghĩ ra cách giải và "dạng bài" của riêng mình. Học Sử, Địa, GDCD thì ít liên hệ thực tế và tài liệu tranh ảnh, phần lớn là học vẹt. /:)

--Thời chiến tranh, kiểu học như thế có tác dụng tiết kiệm thời gian để còn tồn tại. Như lời ba má mình kể thì học sinh hồi đó thường học xong là về dọn nhà, đi lao động công ích và làm bài về nhà, thời gian đi chơi hầu như hiếm chứ đừng nói là tự tìm tòi tài liệu. Muốn tự nghiên cứu cũng rất khó do thiếu tài liệu. Đó là ở Hà Nội mà còn thế, ở các vùng khác bị ném bom kinh hơn thì càng không có thời gian và tài liệu để nghiên cứu.

--Còn bây giờ thời bình rồi, đời sống khá lên, tài liệu phong phú hơn, quỹ thời gian dồi dào hơn thì cách học cũng không thể là kiểu học "mì ăn liền" như thời chiến được. Tài liệu phong phú hơn mà thầy cô cứ bắt học sinh theo ý mình như thời chiến là vô lý. Thời gian nhiều hơn mà cứ học vẹt y chang SGK, còn lại đi chơi thì rất lãng phí. Đó là điểm yếu của cơ chế.

--Nhưng cũng nên nhìn lại mình 1 tí /:) . Thỉnh thoảng mọi người cũng nên tự hỏi bản thân là cảm thấy đi vũ trường thích hơn hay ngồi nghiên cứu mấy bài toán sướng hơn, ra quán net đánh Võ Lâm Truyền Kì, bắn Half-life Counter Strike thích hơn hay tìm tài liệu sử (hồi kí ông Giáp chẳng hạn) đọc sướng hơn? :p Hãy tự trả lời thành thật nhé :p Chừng nào các bạn còn thích chơi nhiều hơn học, thích oánh Võ Lâm hơn nghiên cứu tài liệu sau đó lại mở miệng chê bai cơ chế giáo dục Việt Nam thì các bạn cũng chả khác gì các thầy cô đòi học trò học 1 chiều theo ý mình như thời chiến cả. Cái đo hoàn toàn vô lí.
Giáo dục kém k0 những do thầy cô, do cơ chế mà là còn do chính bản thân học sinh, chúng ta cũng phải chịu 1 phần trách nhiệm.

--Thực ra topic này là do anh Hiền thấy giáo dục Mĩ cũng có cái hay nên lập ra để trao đổi. Nhưng mình nghĩ là sẽ tốt hơn nếu tìm hiểu giáo dục của nhiều nước như Nga, các nước châu Âu và Mĩ, sau đó so sánh với tình hình Việt Nam để tìm ra cách giải quyết cho riêng Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh là nếu cứ áp dụng nguyên xi 1 phương pháp ngoại lai cho nước bản địa mà k0 suy nghĩ thì có khi còn gây hại chứ k0 phải là giải quyết vấn đề mong muốn. :D
 
Mình cũng đồng ý với bạn là cách học này thời chiến thì hợp chứ thời bình thì ko. Rõ ràng là có điều kiện, tại sao mà các project lại ko bắt học sinh đi tìm tòi trên mạng, đọc sách báo ??? Cứ nói là ở nông thôn thì khó thực hiện, nhưng chẳng lẽ thành phố cũng phải chịu khổ để được mang tiếng công bằng với nông thôn? Ý của mình là : có điều kiện là phải tận dụng, tội gì chỉ vì mang tiếng ko công bằng, h/s thành phố cho dù cơ hội nhiều nhưng cũng phải chịu khổ? Cái này là điểm rất không hợp lý. Nhớ hồi lớp 11, học với cô Địa, cô bảo mỗi bài thì do 1-2 h/s chuẩn bị, ngoài một số ý bắt buộc, còn lại thì muốn nói gì thì nói, mình thấy ai trong lớp cũng cảm thấy hết sức hào hứng rồi ... Mà rõ ràng cô có phải mất công gì đâu, vậy mà cũng đủ khiến ai cũng hứng thú. Quan trọng ko còn là sáng tạo cách giảng dạy nữa, vì thế giới có bao nhiêu nước có cách giảng dạy phong phú rồi, chỉ còn là "cách" suy nghĩ nữa thôi. Cứ ko muốn thay đổi thì làm sao mà bước tiếp được. Social change là một thứ mà ko phải ai cũng cảm thấy đủ dũng cảm để đối mặt và thách thức. Khó ko phải ở chỗ ko đủ điều kiện, khó là khó ở chỗ cách suy nghĩ ngại bước tiếp, take a step ( dù sai cũng đc, Civil rights của Mĩ đc như ngày hôm nay chẳng phải là vì có nh~ người dám take a step sao ? )
Mình cũng muốn nghe ý kiến từ những người ở các nước tây Âu và đông Âu, mong mọi người vào đóng góp ý kiến chút xíu.
@ An: ai mà chẳng thích CS hơn LSu hả bạn An, nhưng mà thế này, cũng thử tự hỏi mình, bạn muốn là người chơi giỏi điện từ và ko biết tí LS nào, hay là "bớt" giỏi điện tử đi để biết thêm chút LS ? Vấn đề là sự tự tôn, sự ham hiểu biết, và tấm lòng của mỗi người đối với đất nước .... Mình cho dù nghiện điện từ nhưng nhất quyết sẽ có lúc ko chơi Guild War để đọc lịch sử nước nhà :D. *cheer*
( Mà sao cái topic cũ ngòm mà vẫn có người lôi lên được thế này nhể ;) )
 
--Nhưng cũng nên nhìn lại mình 1 tí . Thỉnh thoảng mọi người cũng nên tự hỏi bản thân là cảm thấy đi vũ trường thích hơn hay ngồi nghiên cứu mấy bài toán sướng hơn, ra quán net đánh Võ Lâm Truyền Kì, bắn Half-life Counter Strike thích hơn hay tìm tài liệu sử (hồi kí ông Giáp chẳng hạn) đọc sướng hơn? Hãy tự trả lời thành thật nhé Chừng nào các bạn còn thích chơi nhiều hơn học, thích oánh Võ Lâm hơn nghiên cứu tài liệu sau đó lại mở miệng chê bai cơ chế giáo dục Việt Nam thì các bạn cũng chả khác gì các thầy cô đòi học trò học 1 chiều theo ý mình như thời chiến cả. Cái đo hoàn toàn vô lí.
Giáo dục kém k0 những do thầy cô, do cơ chế mà là còn do chính bản thân học sinh, chúng ta cũng phải chịu 1 phần trách nhiệm.

Cái này cũng giống như giáo dục Mỹ hiện giờ đang gặp phải, không phải là không đúng. Tuy nhiên mình nghĩ là một cách nói hơi vô trách nhiệm. Thứ nhất phải biết đó là (có thể không phải học sinh cấp 3) học sinh thường khó phân biệt được giữa long-term benefits và short-term gratification, cho nên chúng ta nhà trường và gia đình phải chỉ cho họ, chứ nếu họ đã biết, thì họ cần gì phải tới trường.

Vẫn nói chuyện xưa như trái đất, nếu chương trình học không tạo cho học sinh những incentives và thú vị để mà học thay vì pursuing short-term gratification. Nếu học sinh nghĩ rằng tốt nghiệp với bằng đại học ra thì thất nghiệp đầy rẫy, chỉ có quan hệ mới kiếm được việc làm tốt, hay lương bổng thấp, hay chương trình học được soạn thảo từ những năm 60's, 70's, phương pháp học cũ kỹ thì rất khó mà cạnh tranh sự tập trung của học sinh đối với việc học. Những cái này cần phải thay đổi không chỉ nền giáo dục mà còn cả workforce và những chính sách đối đãi tài năng nữa, bởi vì một important attraction của giáo dục đó là có thể kiếm được một công việc tốt.

Tất nhiên sẽ có học sinh không thèm học, nhưng mình nghĩ rằng với những cải cách hợp lý chúng ta sẽ có thể thu húp số lượng học sinh nhiều nhất có thể để mà dành thời gian của họ nhiều nhất có thể để mà học (I hope these reforms would attract the most possible number of students to spend the most possible of their time in studying).

Một điều hết sức quan trọng nữa đó là gia đình. Mình nghĩ gia đình VN thì vẫn rất vững chắc cho nên không lo ngại, tuy nhiên không thể loại trừ tăng ý thức của gia đình đối với việc quan tâm sự học tập của con cái trong phát triển giáo dục được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sau một năm học, em đã có suy nghĩ cuối cùng về cấp III ở Mĩ: H/s Mĩ đc huấn luyện để biết làm việc. H/s có thể ko thông minh lắm nhưng mà luôn luôn biết cách để hoàn thành công việc. CHẳng hạn có thằng rất thông minh nhưng mà lười ko làm bài tập ở nhà ( bài kiểm tra lúc nào cũng cao ) nhưng chắc chắn điểm cuối năm sẽ rất thấp do bài tập ko làm. Rồi em thích cả cái cách trừ điểm cho bài nộp muộn ( nộp muốn thì bị trừ nửa tổng điểm, ko làm - kể cả 1 lần cũng có thể kéo điểm xuống rất thấp ). Đó là điểm em cảm thấy khác ở VN. H/s làm rất đối phó và thường là ko làm, vì thế sinh ra tính biếng nhác. H/s Mĩ thì được giáo dục từ nhỏ ( nhìn hậu quả bị điểm kém là biết cách để khắc phục ) để có thể chăm làm và biết cách hoàn thành công việc kịp tiến độ ( do đó phát huy tối đa khả năng của mỗi người ).
Mọi người thấy sao ạ?
 
~.~ Em có ý kiến là.... mấy bài gần đây cứ... máu lửa và hoành tráng quá ý ạ dài đến nửa cây số đọc xong post ko nổi :D

Hai nữa là em Diệu Linh nói thế cũng đúng, là VN cũng rất nhiều nhân tài cái đấy ko ai phủ nhận nhưng em nói là "nếu kinh tế và hòa bình.... blah blah blah... thì cục diện đã khác". Cách nói này quá phiến diện và có phần giống các cụ ngồi trên Quốc Hội hay nói :D nếu phát biểu thêm, em sẽ phạm luật chính trị mất nên dừng ở đây.

Nhưng em Linh phải hiểu, nền giáo dục của Mỹ ( đặc biệt là cấp đại học ) là một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới.

Bạn Hiền: đồng ý là cách giáo dục của Mỹ đúng thúc đẩy khả năng làm việc và sống sót trong xã hội. Khác với giáo dục VN, có phần miễn cưỡng và thúc đẩy quá nặng. Tuy nhiên, điểm không tốt lắm của nó là đúng như kinh tế tư bản, giáo dục Mỹ coi trọng kẻ mạnh, đứa giỏi thì được, đứa kém thì tha hồ hết cấp ra McDonalds đứng nhận minimum wage. VN mình tuy có phần quá cứng nhắc nhưng về mặt kỉ luật thì có vẻ hơn.

Và cũng chưa chắc giáo dục kiểu liberal bao giờ cũng là tốt nhất. Tỉ như hệ thống giáo dục của Đức, phải nói là khá hoàn chỉnh. Đại Học hoàn toàn miễn phí, chương trình học lại nặng hơn Mỹ rất nhiều.

----------

Pstt... nói bừa nói láo mọi người đừng chấp :-$

please don't take it personally ^^
 
Thử nghe 1 số ý kiến của các nhà giáo dục:

Đại học VN bị 'tư duy cổ hủ kìm hãm'
Theo BBC

Trong số báo mới nhất với nhiều bài nhận định về giáo dục Việt Nam, báo Chronicle of Higher Education của Mỹ nhận xét hệ thống đại học của Việt Nam tiến bộ chậm chạp và không khác gì so với 20-30 năm trước.

Tờ báo chuyên về giáo dục này viết: “Các nhà kinh tế chỉ ra rằng Việt Nam không có nổi một trường đại học được xem là có chất lượng quốc tế.”

“Đất nước này thiếu môi trường nghiên cứu khả tín, đào tạo ít tiến sĩ và sa lầy trong kiểu giáo dục Sôviết. Sinh viên vẫn phải nghe các bài giảng về cái xấu xa của chủ nghĩa tư bản.”

Ký giả Martha Ann Overland đến Việt Nam để thực hiện loạt phóng sự về hệ thống giáo dục.

Là một nước đang phát triển, Việt Nam đối diện các vấn đề giống như nhiều nước ở Đông Nam Á: lương giảng viên thấp, học vẹt, phòng học quá tải và thiếu trang thiết bị.

Nhưng Đặng Văn Thanh, giảng viên Đại học Kinh tế TP. HCM, nói với người phóng viên rằng vấn nạn thật sự là đất nước bị kìm hãm bởi tư duy cổ hủ.
Bộ Giáo dục – Đào tạo là một trong những di sản còn lại của hệ thống quản lý tập trung trong chế độ Cộng sản. Đảng Cộng sản, chứ không phải giáo sư chuyên ngành, quyết định nội dung và cách dạy.

Ông Thanh, một người có thâm niên 23 năm trong hệ thống đại học, nói: “Khi chính phủ tổ chức cuộc họp của 230 hiệu trưởng đại học, không ai dám lên tiếng. Nếu làm thế, họ sẽ trả giá, và họ ngại.”

Ông Phạm Phụ, thành viên trong Ủy ban Giáo dục Quốc gia, là người có thể lên tiếng, và ông dám làm thế. Từng là thành viên Quốc hội và là giáo sư, sự ngiệp của ông Phụ đã đạt đến một mức khiến ông có thể ăn nói tự do.

“Không dễ mà thay đổi tư duy nhiều người,” ông Phạm Phụ ám chỉ các viên chức trong Bộ Giáo dục.

Ông nói chính phủ hiểu rằng cần thay đổi triệt để hệ thống giáo dục. Việc Việt Nam sắp làm thành viên của WTO cũng tạo thêm sức ép.

Nhưng hầu như mọi đề xuất cải tổ trình lên – từ nâng quyền tự chủ đến việc tăng học phí – đều bị nói là cần nghiên cứu thêm hoặc lặng lẽ xếp xó.

Ông Phụ nói Việt Nam đang cần những người mới. Những tài năng giỏi nhất thì đã đi làm cho công ty tư nhân, nhưng theo ông, còn hàng ngàn người có học thức ở nước ngoài muốn trở về cống hiến.

Nhưng với đồng lương giảng viên chỉ khoảng 150 đôla một tháng, và một chương trình học do nhà nước áp đặt, ông nói viễn cảnh nghề nghiệp không sáng sủa gì.

“Chúng ta sẽ chưa thấy thay đổi trong quãng đời còn lại của tôi,” ông thừa nhận.

Bức xúc

Học sinh và bố mẹ của họ ngày càng mất kiên nhẫn. Học phí ở đại học công rẻ, bằng cấp vẫn được xem là cần thiết, nhưng học xong cũng chưa chắc đã có việc làm tốt.

Thi cử cũng lộn xộn, và việc quay cóp, gian lận đang diễn ra tràn lan. Có thể vì nhiều môn học không còn thích hợp và sinh viên thấy việc học chúng là vô nghĩa, nên việc gian lận không còn bị xem là điều xấu xa như trước.

Ngày càng nhiều người giàu có sẵn lòng bỏ tiền với hy vọng con mình được hưởng sự giáo dục tốt nhất.

Những rào cản về đầu tư nước ngoài khiến hiện chỉ mới có một đại học nước ngoài vào Việt Nam, đó là trường RMIT của Úc.

Đến nay nhiều đòi hỏi – như việc bắt đại học nước ngoài cũng phải dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh và “Chủ nghĩa Xã hội Khoa học” – đã khiến nhiều trường nước ngoài tuy có quan tâm, nhưng vẫn chờ thời. Nhiều trường tin rằng có thể kiếm tiền ở Việt Nam, chỉ có điều, chưa phải lúc này.

Một đại học mới

Một số nhà cải cách đề nghị Việt Nam nên xây dựng một trường đại học đẳng cấp quốc tế.

Họ tin đầu tư cho các trường hiện có sẽ không thay đổi tư duy căn bản của con người. Theo ho, cạnh tranh từ một trường hoàn toàn mới sẽ làm môi trường thức tỉnh.

Ông Phan Văn Khải, thủ tướng sắp giã từ chính trường, là một trong những người ủng hộ ý tưởng. Trong chuyến thăm Mỹ năm ngoái, ông gặp các viên chức Đại học Harvard và thảo luận dự án.

Các tờ báo ở Việt Nam hoan nghênh đề xuất, và người đọc báo thường xuyên có thể nghĩ rằng chuyện đã xong rồi.

Nhưng không đơn giản thế. Ông Bùi Văn, cựu giảng viên chương trình Đào tạo Kinh tế Fulbright ở TP. HCM và nay làm ở trang web VietnamNet, nói đừng nên lạc quan.

Bộ Giáo dục là cơ quan có thẩm quyền duy nhất trong việc thành lập đại học mới. Đề xuất nộp hồi năm ngoái không đi tới đâu.

Những người ủng hộ dự án nói tiền không phải là vấn đề. Chính trị mới là vấn đề.

Ông Văn bảo: “Bộ không thích ý tưởng này. Một đại học quốc tế thì chẳng khác gì bảo mọi thứ họ đang làm chẳng ra sao.”

Ông Văn nói đang ngày càng có sự bức xúc rằng sinh viên học nhiều năm ở trường, nhưng tốt nghiệp không mang theo mấy kiến thức.
Ngày càng có sự không hài lòng khi có quá nhiều lời hứa, mà thay đổi chẳng bao nhiêu.

“Các lãnh đạo nói chúng ta là một nước nghèo, nên cần chờ đợi,” ông Văn cảm thán. “Việt Nam mệt mỏi vì chờ đợi rồi.”

Tóm tắt bài này bằng câu nói của Giáo sư Phạm Phụ: "Chúng ta sẽ chưa thấy thay đổi trong quãng đời còn lại của tôi."

Chào Thân ái & Quyết thắng
 
Back
Bên trên